Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 2 - Trường TH Vừ A Dính

Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 2 - Trường TH Vừ A Dính

TẬP ĐỌC

 Tiết 4 + 5: Phần thưởng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ nói. Đọc đúng các từ khó: Trực nhật, lặng yên, trao

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ

- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt khuyến khích học sinh làm việc tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần học sinh đọc.

 

doc 90 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 2 - Trường TH Vừ A Dính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai, ngày 16 tháng 8 năm 2010
CHÀO CỜ
Tập trung toàn trường
TẬP ĐỌC
 Tiết 4 + 5: Phần thưởng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ nói. Đọc đúng các từ khó: Trực nhật, lặng yên, trao
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt khuyến khích học sinh làm việc tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần học sinh đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Tiết 1:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
B. BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy bài mới
2.1. Giáo viên đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc các từ khó: Thưởng, sáng kiến.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn 1, 2
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ở cuối bài và từ HS chưa hiểu.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc (Chia nhóm tập đọc từng đọc đoạn).
e. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2.
Câu 1:
Kể những việc làm tốt của Na ?
- Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, san sẻ những gì mình có cho bạn.
Câu 2: 
- 1 HS đọc to cả lớp đọc thầm.
Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì ?
- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
Tiết 2
1. Luyện đọc đoạn 3.
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi HS đọc, uốn nắn tư thế đọc, hướng dẫn đọc đúng các từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng.
- 1 HS đọc thêm bảng phụ.
- 1 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV giúp HS giải nghĩa các từ ngữ ở phần cuối bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Từng HS trong nhóm đọc.
- GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài 
( ĐT – CN).
- Cả lớp nhận xét.
Cả lớp đồng T đoạn 3 ( Đoạn 3, 4)
2. Tìm hiểu đoạn 3.
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng đọc thầm từng đoạn văn.
- HS đọc thầm từng đoạn văn.
Câu 3:
- 1 HS đọc câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại câu 3
Bà cụ giảng giải như thế nào ?
Em suy nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không ? vì sao ?
- Na xứng đáng được thưởng. Vì người tốt cần được thưởng.
Câu 4: Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ?
Na vui mừng đến mức tưởng như nghe nhầm.
- Cô giáo và các bạn vui mừng
- Mẹ vui mừng.
3. Luyện đọc lại.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
- Em học được điều gì ở bạn Na ?
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
- Việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì ?
- Biểu dương người tốt khuyến khích HS làm việc tốt.
Về nhà xem lại câu chuyện Phần Thưởng bằng cách quan sát trước các tranh minh hoạ.
TOÁN
 Tiết 6: Luyện tập
 I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm
- Tập ước lượng và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mỗi HS có thước thẳng chia xăngtimét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- 2 em lên bảng
Cả lớp làm bảng con
3dm + 4dm = 7dm
8dm – 2dm = 6dm
3. Bài mới:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm
a. 10cm = 1 dm; 1dm = 10cm
- Yêu cầu HS đổi vở KT đọc và chữa bài 
- HS đọc chữa bài.
b. HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1dm đọc to: 1 đêximét.
Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm vào bảng con.
c. HS vẽ đổi bảng kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: 
1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm trên đường thẳng vạch chỉ 2dm.
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau.
- 2đêximét bằng bao nhiêu cm ?
- 2dm = 20cm
- Yêu cầu HS viết kết quả vào (SGK)
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Điến số thích hợp vào chỗ chấm.
- Muốn điền đúng chúng ta phải làm gì ?
- Đổi các số đo từ dm thành cm hoặc từ cm thành dm.
- HS làm bài vào bảng con:
a. 1dm = 10cm 3dm = 30cm 
2dm = 20cm 5dm = 50cm 
b. 30cm = 3dm 60cm = 6dm
- Gọi HS đọc bài chữa bài
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- Muốn điền đúng các em phải ước lượng số đo của các vật, của người.
- HS quan sát, tập ước lượng.
- 2 HS ngồi cạnh thảo luận nhau.
- Độ dài 1 gang tay của mẹ là 2 dm.
- Độ dài 1 bước chân của Khoa là 30cm.
d. Bé Phương cao 12dm
 4. Củng cố – dặn dò. 
 - Nếu còn thời gian cho HS đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 17 tháng 8 năm 2010
TOÁN
 Tiết 7 : Số bị trừ – số trừ – hiệu
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng.
- Cả lớp làm bảng con.
1dm = .... cm
2dm = .... cm
70dm = .. cm
- Nhận xét chữa bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu số bị trừ số trừ, hiệu.
Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm
- Viết bảng: 59 – 35 = 24
- HS đọc: Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư.
- Trong phép trừ này 59 gọi là ?
- Số bị trừ
- 35 gọi là gì ?
- Số trừ
- 24 gọi là gì ?
- 24 là hiệu
- GV chỉ vào từng số trong phép trừ yêu cầu HS nêu tên gọi của số đó.
- HS nêu tên gọi của từng số.
- Trong phép trừ còn cách viết nào khác ?
Viết theo cột hàng dọc:
59
35
24
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của từng số trong phép trừ đó.
- Học sinh nêu.
- Cho HS lấy VD 1 phép trừ khác.
VD: 79 - 46=33
HS nêu tên gọi của từng số trong phép trừ đó.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS quan sát bài mẫu và đọc phép trừ của mẫu. 
- 19 trừ 6 bằng 13
- Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào ?
- SBT là 19, số từ là 6 
- Muốn tìm hiệu ta phải làm như thế nào ?
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
Bài toán cho biết gì ?
- Cho biết số bị trừ và số trừ của phép tính.
- Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
- Tìm hiệu của các phép trừ.
- Bài toán còn yêu cầu gì ?
- Đặt tính theo cột dọc.
- GV hướng dẫn mẫu: 79
25
54
- HS nêu cách đặt tính và tính của phép tính.
Cả lớp làm bài vào bảng con.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Sợi dây dài 8dm, cắt đi 3dm.
- Hỏi độ dài đoạn dây còn là.
- Muốn biết độ dài đoạn dây còn lại ta phải làm như thế nào ?
- Lấy 8dm trừ 3dm
- HS làm bài:
 Tóm tắt:
Bài giải:
Có : 8dm
Cắt đi : 3dm
Còn lại: dm ?
Độ dài đoạn dây còn lại:
8 – 3 = 5 (dm)
 ĐS: 5dm
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
 Tiết 2: Phần thưởng
I. MỤC TIÊU – YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Biết kể tự nhiên phối hợp với lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể.
2. Rèn kỹ năng nghe.
- Có khả năng tập chung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tranh minh hoạ câu chuyện
- Bảng phụ viết sẵn nội dung lời gợi ý từng tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Kể câu chuyện: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- GV nhận xét cho điểm 
- 3 HS nối tiếp nhau kể.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể:
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi đoạn.
+ Kể chuyện theo nhóm.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
+ Kể chuyện trước lớp 
- HS kể trước lớp theo nhóm.
Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý:
Đoạn 1:
- Na là một cô bé như thế nào ?
- Na là một cô bé tốt bung
- Các bạn trong lớp đối xử với Na như thế nào ?
- Các bạn rất quý Na.
- Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì ?
- Đưa cho Minh cục tẩy.
- Na còn làm những việc tốt gì ?
- Na trực nhật giúp các bạn.
- Na còn băn khoăn điều gì ?
- Học chưa giỏi.
Đoạn 2:
- Cuối năm học, các bạn bàn tán về điều gì ?
- Cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng.
- Lúc đó Na làm gì ?
- Na chỉ lặng yên nghe, vì mình chưa giỏi môn nào.
- Các bạn Na thì thầm bàn tán điều gì với nhau ?
- Các bạn đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì Na luôn giúp đỡ bạn.
- Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn ?
- Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
Đoạn 3: 
- Phần đầu buổi lễ phát thưởng diễn ra như thế nào ?
- Cô giáo phát phần thưởng cho HS. Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng.
- Khi Na nhận phần thưởng, Na, các bạn và mẹ Na vui mừng như thế nào ?
- Na vui mừng đến nỗi tưởng mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể nối tiếp.
- 3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Nội dung diễn đạt, cách thể hiện.
3. Củng cố dặn dò.
- Qua 2 tiết kể chuyện bạn nào cho biết kể chuyện khác đọc như thế nào ?
- Khi đọc phải chính xác không thêm bớt từ ngữ. Khi kể có thể kể bằng lời của mình, thêm điệu bộ nét mặt để tăng sự hấp dẫn.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
CHÍNH TẢ
 Tiết 4 : Phần thưởng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng chính tả.
- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài "Phần Thưởng".
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có cần ăn/ăng.
2. Học bảng chữ cái:
- Điền đúng 10 chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư, x, y vào chỗ trống theo tên chữ.
- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái, gồm 29 chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép.
- Bảng quay viết nội dung viết bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Viết những từ ngữ ... ày bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản).
- Rèn kỹ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng gài và hình 7 quả cam.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. ỔN ĐỊNH 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV vẽ 1 hình chữ nhật, 1 hình tứ giác 
- Nêu tên các hình đó.
3. BÀI MỚI
a. Giới thiệu bài toán về nhiều hơn.
- HS quan sát.
+ Hàng trên có 5 quả cam
+ Hàng dưới có nhiều hơn 2 quả. 
- Gài tiếp 2 quả nữa vào bên phải.
- Cho HS nhắc lại bài tập
- Hàng trên có 5 quả cam (GV chỉ 5 quả) hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả (GV chỉ 2 quả bên phải) Hỏi hàng dưới có mấy quả cảm viết dấu ? hàng dưới.
- Gợi ý để HS nêu phép tính và câu trả lời đúng. 
Bài giải:
Số quả cam ở hàng dưới là:
5 + 2 = 7 (quả cam)
Đáp số: 7 quả cam
b. Thực hành:
Bài 1: Đọc đề toán
- Nêu kế hoạch giải
- Tập tóm tắt
- Giải
Tóm tắt:
Hoà có : 4 bông hoa
Bình nhiều hơn Hoà: 2 bông hoa
Bình có : bông hoa ?
Bài giải:
Số hoa Bình có là:
4 + 2 = 6 (bông hoa)
Đáp số: 6 bông hoa
Bài 2: Đọc đề toán
- Nêu kế hoạch giải.
- Tóm tắt, giải
Bài giải:
Số bi của Bảo có:
10 + 5 = 15 (viên bi)
Đáp số: 15 (viên bi)
Bài 4: Đọc đề toán
- 1 HS đọc đề bài.
- Nêu kế hoạch giải.
- Tóm tắt, giải
Tóm tắt:
Mận cao : 95 em
Đào cao hơn Mận: 3cm
Đào cao : cm?
Bài giải:
Chiều cao của Đào là:
95 + 3 = 98 (cm)
Đáp số: 98 (cm)
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ: (NGHE - VIẾT)
TIẾT 10: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Nghe - viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài: Cái trống trường em. Biết cách trình bày 1 bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách 1 dòng khi viết hết 1 khổ thơ.
2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống âm đầu l/người hoặc vần en/eng, ân chính i/iê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- HS viết bảng con 2, 3 HS lên bảng viết 
- Chia quà, đêm khuya, tia nắng, cây mía.
2. BÀI MỚI:
a. Hướng dẫn nghe – viết.
- GV đọc toàn bài
- 2 HS đọc lại
- Hai khổ thơi này nói gì ?
- Nói về cái trống trường lúc các bạn HS nghỉ hè.
- Trong 2 khổ thơ đầu, có mấy dấu câu, là những dấu gì ?
- Có 3 dấu câu: 1 dấu chấm, 1 dấu chấm hỏi.
- Có bao nhiêu chữ phải viết hoa ? Vì sao viết hoa.
- Có 9 chữ phải viết chữ hoa, vì đó là những chữ đầu tiền của tên bài và của mỗi dòng thơ.
- HS viết bảng con tiếng khó.
- Trống nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn tiếng.
b. HS viết bài vào vở:
- Chấm chữa bài ( 5 đến 7 bài ).
- Nhận xét
3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP:
Bài 2: Hướng dẫn HS làm phần a
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên chữa.
- 2, 3 HS đọc lại đoạn thơ, văn.
- Lớp đọc thầm.
Lời giải: Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Bài 3: Hướng dẫn HS làm phần a
- GV nêu yêu cầu
- Tiếng bắt đầu bằng l: Lá, lành, lao, lội, lượng
- HS làm vào vở.
Lời giải: Tiếng bắt đầu bằng n: non nước, na, nén, nồi, nấu, no, nê, nong nóng.
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ.
- Nhận xét chung giờ học.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2010
TOÁN
TIẾT 25: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố cách giải bài toán về "nhiều hơn" bằng một phép tính cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. ỔN ĐỊNH 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
An có 6 hòn bi. Nam có nhiều hơn An 3 hòn bi. Hỏi Nam có bao nhiêu hòn bi ?
- 1 HS lên tóm tắt
- 1 HS lên giải
3. BÀI MỚI:
Bài 1: GV nêu đề toán.
- Có 1 cốc đựng 6 bút chì 
- HS đếm lại có 6 bút chì trong cốc.
- Có 1 hộp bút ( trong đó chưa biết có bao nhiêu bút chì).
- Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc 2 bút chì. Hỏi trong hộp có mất bút chì?
Tóm tắt:
Cốc : 6 bút chì
Hộp nhiều hơn cốc: 2 bút chì
Hộp :  bút chì ?
Bài giải:
Trong hộp có số bút chì là:
6 + 2 = 8 (bút chì)
Đáp số: 8 bút chì
Bài 2: 
- HS nêu đề toán dựa vào tóm tắt.
- Hướng dẫn HS giải:
Bài giải:
Bình có số bưu ảnh là:
11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
Đáp số: 14 bưu ảnh
Bài 3: 
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài
- HS nêu đề toán dựa vào tóm tắt
Bài giải:
Số người đội 2 có là:
15 + 2 = 17 (người)
ĐS: 17 người 
Bài 4: 1 HS đọc đề toán
- Nêu kế hoạch giải
- 1 em lên bảng tóm tắt
- 1 em lên bảng giải.
+ Tính độ dài đoạn thẳng CD như là giải bài tập nhiều hơn sau đó tiến hành vẽ đoạn thẳng CD.
a. Bài giải:
Đoạn thẳng CD dài là:
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số: 12 (cm)
b. Kẻ đoạn CD dài 12 cm
- Nhận xét chữa bài.
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Về nhà làm bài tập trong VBTT
- Nhận xét giờ.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 5: LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi kể lại được từng việc thành một câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
2. Rèn kĩ năng viết.
- Biết soạn một mục lục đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2 cặp HS lên bảng
- 2 em đóng Tuấn và Hà. Tuấn nói vài câu xin lỗi Hà.
- 2 em đóng vai Lan và Mai. Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.
2. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- 1 HS đọc yêu cầu
- Dựa vào tranh trả lời các câu hỏi
- Lớp đọc thầm lại, suy nghĩ (có thể làm nháp, nhỏ)
- Quan sát từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh đọc câu hỏi dưới mỗi tranh.
- Trả lời 4 câu hỏi 4 tranh (Có thể không nhất thiết phải trả lời đúng nguyên lời trong truyện).
- Treo tranh 1 – tranh 4 (theo thứ tự)
- HS trả lời (chốt lời giải đúng).
- Bạn trai đứng vẽ ở đâu ?
- Bạn trai đứng vẽ lên bức tường của trường học.
- Bạn trai nói với bạn ?
- Mình vẽ có đẹp không nào ?
- Bạn gái nhận xét như thế nào ?
- Vẽ lên tường làm xấu trường lớp/ bạn vẽ lên tường làm bẩn hết tường của trường rồi.
- Hai bạn đang làm gì ?
- Hai bạn quét vôi lại tường cho sạch hoặc hai bạn cùng nhau quét vôi lại bức tường cho trắng tinh như cũ.
- Gọi HS kể lại toàn câu chuyện
- 2 em khá kể.
Liên hệ: Qua câu chuyện này giúp em rút ra được bài học gì ?
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
Đặt tên cho câu chuyện
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
*Ví dụ:
+ Không vẽ lên tường
+ Bức vẽ
+ Bức vẽ làm hỏng tường
+ Bức vẽ trên tường
+ Đẹp mà không đẹp
+ Bảo vệ của công
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài có mấy yêu cầu ?
- 2 yêu cầu: Đọc mục lục Tuần 6 (155-156)
- Viết tên bài các bài tập đọc Tuần 6
- Đọc mục lục các bài ở tuần 6 (đọc hàng ngang)
- Gọi 4-5 HS đọc toàn bộ nội dung tuần 6 (trang 155 - 156)
- Nhận xét.
- Tuần 6 có mấy bài tập đọc, là những bài nào ? Trang nào ?
- 2 HS chỉ đọc các bài tập đọc của tuần 6.
+ Mẩu giấy vụn (trang 48)
+ Ngồi trường mới (trang 53)
+ Mua kính (trang 53)
 - HS viết vào vở các bài tập đọc tuần6.
- Lớp viết vở để chấm.
- Gọi 1 HS lên bảng phụ viết 3 bài tập đọc tuần 6.
- Chấm 1 số bài.
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò.
- Bảo vệ của công
- Thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện xem sách.
- Thực hành qua bài.
- Nhận xét, tiết học.
TẬP VIẾT
TIẾT 5: CHỮ HOA D
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết các chữ hoa D theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết ứng dụng: Dân giàu nước mạnh cỡ nhỏ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa D đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra vở HS viết ở nhà.
- 1 HS nhắc lại cụm từ ở bài trước, viết chữ C bảng con.
2. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
b.1 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ D:
- GV giới thiệu chữ mẫu
- HS quan sát
- Chữ D cao mấy li ?
- 5 li
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Một nét là nét kết hợp của 2 nét cơ bản (nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Nêu cách viết chữ D
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong dòng bằng ở đường kẻ 5.
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con
b.2. Viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng: Dân giàu nước mạnh.
- Em hiểu nghĩa câu ứng dụng như thế nào ?
- Nhân dân giàu có thì nước mới mạnh.
- GV mẫu câu ứng dụng
- Bảng phụ.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- D, h, g
- Những chữ nào có độ cao 1 li ?
- Những còn lại
- Khoảng cách giữa các chữ, tiếng như thế nào ?
- Bằng khoảng cách viết một chữ viết các ô
- HS viết bảng con chữ Dân
- Bảng con
b.3 HS viết vở tập viết: 
- Một dòng chữ D cỡ vừa, một dòng chữ D cỡ nhỏ.
- HS viết, GV theo dõi gíup đỡ HS yếu kém
- Một dòng chữ Dân cơ vừa, một dòng chữ Dân chữ nhỏ.
- 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ: Dân giàu nước mạnh.
b.4 Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5, 7 bài nhận xét.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
SINH HOẠT LỚP
Sơ kết tuần 5
I. Yêu cầu : -Nhận xét các hoạt động trong tuần 5
 -Kế hoạch tuần 6
II. Chuẩn bị. -Nội dung sơ kết
 III.Nhận xét các hoạt động - kế hoạch tuần 6
1/ Nhận xét chung:
 a. Đạo đức : - Nhìn chung ngoan lễ phép, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tợng vi phạm đạo đức.
 b. Học tập: - Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 -Phần lớn các em đều có ý thức học tập song vẫn còn một số em chưa cố gắng học ở lớp cũng nh ở nhà.
 - Có ý thức giữ gìn trờng lớp sạch đẹp.
c. Lao động. Thực hiện khá tốt.
d. Thể dục- vệ sinh. - Thể dục đều, vệ sinh chung sạch sẽ.
 -Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng gọn gàng còn 1 số em nhiều hôm quần áo , chân tay chưa sạch.
e. Các hoạt động khác . - Không vi phạm an toàn giao thông.
 -Tham gia đầy đủ các hoạt động chung của lớp , đội .
2/ Kế hoạch tuần 3	
- Tiếp tục duy trì sĩ số. - Đi học đều, đúng giờ.
-Thi đua học tập dành đợc nhiều điểm cao
- Trong lớp trật tự, hăng hái phát biểu 
- Vệ sinh sạch sẽ, múa hát giữa giờ theo đúng kế hoạch của đội
-Bảo vệ của công , cây xanh , đảm bảo an toàn giao thông trên đường đi học

Tài liệu đính kèm:

  • docNgoc VAD T2 den T5.doc