Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm 2007

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm 2007

Tập đọc.

 Cái gì quý nhất?

 I/ MỤC TIÊU:

 1. Đọc thành tiếng.

 - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúa gạo, có lí tranh luận, sôi nổi, lấy lại,.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

 2. Đọc- hiểu.

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tranh luận, phân giải.

 - Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.

 

doc 47 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 9 - Năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tuần 9
 Tiết 1: Chào cờ.
 Tập trung toàn trường.
Tập đọc.
 Cái gì quý nhất?
	I/ Mục tiêu:
	1. Đọc thành tiếng.
	- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúa gạo, có lí tranh luận, sôi nổi, lấy lại,...
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
	2. Đọc- hiểu.
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tranh luận, phân giải.
	- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
	II/ Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ trang 85SGK
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc một khổ thơ trong bài: Trước cổng trời.
- HS khác nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy học bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài: + Theo em trên đời có gì quý nhất?(...) Cái gì quý nhất là vấn đề mà nhiều bạn HS tranh cãi. Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Cái gì quý nhất xem ý kiến của mọi người ra sao?
	3.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- YC mở SGK trang 85.
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.( Sửa lỗi phát âm và ghi bảng nếu cần)
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 - và nhận xét.
- Gọi HS đọc chú giải.
- YC HS đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi phân biệt lời của nhân vật: Giọng Hùng, Quý, Nam :sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo : ôn tồn, chân tình giàu sức thuyết phục.
+ Nhấn giọng ở các từ: Quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng, thì giờ, quý hơn vàng bạc, sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai, ai làm ra lúa gạo, ai cũng biết thì giờ, người lao động.
b/ Tìm hiểu bài.
- YC HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Theo Hùng, Nam, Quý cái gì quý nhất trên đời?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Chốt ý và giảng: Thầy giáo đã giảng để ba bạn hiểu ra. Đầu tiên thầy khẳng định lí lẽ và dẫn chứng ba bạn đưa ra đều đúng: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Vì không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị nên người lao động là quý nhất.
+ Em có thể chọn tên khác cho bài văn? Vì sao em lại chọn tên đó?
+ GV ghi nội dung chính của bài: Người lao động là quý nhất.
c/ Luyện đọc diễn cảm:
+ Chúng ta nên đọc bài này như thế nào?
- Gọi Hs nêu các từ cần nhấn giọng.
Trao đổi cả lớp thống nhất về giọng đọc của từng nhân vật.
- Treo bảng phụ luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- YC HS đọc phân vai và hỏi lại nội dung bài.
- Tổ chức thi đọc cho HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- GV nhận xét tuyên dương- cho điểm.
+ Bài văn muốn khẳng định điều gì?
-Mở SGK trang 85.
- HS khá đọc toàn bài.
- HS đọc theo từng đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu - sống được không.
- Đoạn 2: Tiếp - thầy giáo phân giải.
- Đoạn 3: Tiếp - hết bài.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS đọc thành tiếng chú giải.
- Đọc theo cặp.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS nghe.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm.
+ Hùng: lúa gạo quý nhất.
+ Nam: thì giờ là quý nhất.
+ Quý : vàng bạc là quý nhất.
- Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người sống được là phải ăn.
- Quý cho rằng vàng là tiền, tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam cho rằng thì giờ quý nhất vì có thì giờ mới làm ra vàng bạc, lúa gạo.
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo thì không có thì giờ ,vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua một cách vô ích.
- Nghe.
- HS nối tiếp nhau đặt tên.
+Cuộc tranh luận thú vị: Vì đây là cuộc tranh luận giữa ba bạn vấn đề mà nhiều HS tranh cãi.
+ Ai có lí? Vì bài văn đưa ra các lí lẽ nhưng có một lí lẽ đúng nhất : người lao động là quý nhất.
+ Người lao động là quý nhất: đây là kết luận có sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận.
* Hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
- HS nhắc lại.
- HS nêu ý kiến HS khác bổ sung.
- HS theo dõi GV đọc và dùng bút gạch chân những từ cần nhấn giọng:...
 + Gạch chéo chỗ cần ngắt giọng ở những câu dài:....
- Luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc nhóm theo từng nhân vật.
- Đọc theo nhóm( 5 em): người dẫn chuyện, Hùng, Nam, Quý, thầy giáo.
- Thi đọc cả lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Khẳng định người lao động là quý nhất.
4. Củng cố- dặn dò.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài: Đất cà mau.
Ngày dạy:
Toán
 Tiết 41 : Luyện tập.
	I/ Mục tiêu 
	- HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
	- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập: 6m 24 cm=... m; 9m5dm=...m; 306m= ...km.
- YC HS dưới lớp nhận xét và GV cho điểm.
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta đi luyện tập.
	b/ Giảng bài:
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- YC HS tự làm bài tập rồi chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
GV nêu bài mẫu rồi phân tích.
315cm = ...m.
Phân tích 315cm > 300cm mà 300cm = 3 m.
 Có thể viết 315cm = 300cm +15cm = 3m 15cm = 3m = 3,15m.
 Vậy 315 cm= 3,15m
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 4.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 4.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS tự làm bài tập: 
a) 35m 23cm= 35m = 35,23m.
b) 51dm 3cm=51 dm = 51,3 dm.
c) 14m7cm = 14 m = 14,07m 
- Gọi HS nêu lại cách làm và kết quả.
- HS đọc yêu cầu của bài nghe GV phân tích rồi tự làm bài - Nhận xét chữa bài.
- HS chữa bài: 234cm= 2,34m ; 
 506cm= 5,06 m; 34dm= 3,4m.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS làm bài rồi thống nhất kết quả.
a) 3km 245m=3 km = 3,245km.
b)5km 34m=5 km = 5,034km.
c)307m= km = 0,307 km.
- HS nhận xét.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 4 và nêu yêu cầu của bài 4
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: 
a) 12,44m= 12m = 12m 44cm.
b)7,4dm= 7 dm = 7dm 4cm.
c)3,45km=3 km = 3km 450m= 3450m.
d) 34,3 km= 34km = 34km 300m=
 34 300m
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Ngày dạy :
Chính tả( nhớ - viết)
 Tiếng đàn Ba- la- lai -ca trên sông Đà.
	I/ Mục tiêu
 Giúp HS: - Nhớ - viết chính xác, đẹp bài thơ: Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà.
 - Ôn luyện cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu l/n hoặc âm cuối n;ng.
	II/ đồ dùng dạy- học.
- Dùng giấy khổ to kẻ sẵn bảng:
la-na
lẻ- nẻ
lo - no
lở- nở
	III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
	1. Kiểm tra bài cũ. Gọi 2 HS lên bảng ở dưới lớp HS viết vào vở nháp mỗi em hai từ có vần uyên, uyết.
+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh của các tiếng trên bảng?( Tiếng chứa nguyên âm đôi yê thì dấu thanh được đánh ở chữ cái thứ hai của âm chính).
- GV nhận xét- cho điểm.
	2. Bài mới.
	2.1 Giới thiệu bài:
	2.2 Hướng dẫn viết chính tả
 Hoạt động của GV
a/ Tìm hiểu nội dung bài .
- Gọi HS đọc thuộc lòng thành tiếng cả bài thơ.
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
b/ Hướng dẫn viết từ ngữ khó.
- YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- YC HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
+ Trước khi viết chính tả bài này chúng ta cần chú ý điều gì?
- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ.
+ Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ như thế nào?
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa?
c/ Viết chính tả.
d/ Soát lỗi và chấm bài.
- YC HS tự soát lỗi.
- Thu và chấm bài(5-6 bài)
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- YC HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS đọc bài hoàn chỉnh.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và bổ sung .GV nhận xét và kết luận về bài làm đúng.
- Gọi HS đọc lại bài vừa làm.
b) YC HS làm tương tự.
* Bài tập 3:
- YC HS đọc yêu cầu của bài.
_ Gọi HS lên bảng tham gia trò chơi thi tiếp sức.
+ GV chốt lại bài làm đúng và cho điểm.
Tuyên dương những nhóm tích cực.
 Hoạt động của HS
- Học sinh đọc thuộc lòng thành tiếng bài thơ trước lớp.
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình , sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- HS nêu trước lớp ví dụ: Ba- la- lai - ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ,..
- HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp.
- Đây là một bài thơ ta cần chú ý:...
+ Bài thơ có ba khổ thơ giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng. 
+ Lùi vào một ô viết chữ đầu dòng của mỗi dòng thơ. 
- Trong bài thơ những chữ đầu dòng và tên riêng Nga, Đà phải viết hoa.
- HS nhớ lại bài và viết.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- HS thảo luận làm bài tập vào nháp.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
a) La: la lét, con la, lê, la, la bàn.
Na: quả na, nết na, nu na nu nống,...
Lẻ: lẻ loi, tiền lẻ, đơn lẻ,..
Nẻ: nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác,...
Lo: lo lắng, lo nghĩ, lo sợ,...
No: ăn no, no nê, ngủ no mắt,...
Lở: đất lở, lở loét, lở mồm long móng,..
Nở: bột nở, nở hoa,..
- Nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn.
- Làm tương tự. Ví dụ: buôn làng, buôn bán, ...
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS chơi trò chơi thi tiếp sức giữa các nhóm, nhóm nào viết được nhiều trong thời gian 2 phút nhóm đó sẽ thắng.
 Một số từ láy âm đầu l: la liệt, lấm lét., lả lướt , lạ lẫm,...
Một số từ láy vần và âm cuối ng: lang ... ạo đánh giá HTT(A+).
4. Nhận xét - Dặn dò.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: em nào chưa làm xong tiết sau ta sẽ thực hành tiếp cho xong.
- HS nhắc lại.
+ chiều thêu , vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách nút chỉ.
- HS nghe.
- Nhắc lại yêu cầu của GV.
-HS tiếp tục thực hành 
- Trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Nhắc laị cách đánh giá sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá sản phẩm.
- Lắng nghe.
- Ghi bài vào vở.
Ngày dạy:
Tập làm văn
 Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
 I/ Mục tiêu
	Giúp HS: +Luyện tập về cách thuyết trình , tranh luận. Biết tìm và đưa ra những dẫn chứng, lý lẽ để tranh luận về một vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi.
 + Trình bày ý kiến của mình một cách tương đối rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
	II/ đồ dùng dạy- học.
ý kiến của nhân vật
Lí lẽ, dẫn chứng mở rộng.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
	1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu những điều kiện khi muốn tham gia thuyết trình tranh luận một vấn đề nào đó.( Phải hiểu biết về vấn đề đó ; phải có ý kiến riêng ;phải có dẫn chứng ; phải biết tôn trọng người tranh luận.)
	+ Khi tham gia tranh luận hoặc thuyết trình, người nói cần phải có thái độ như thế nào ?( tôn trọng người nghe, không nên nóng nảy, lời nói vừa đủ nghe, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác)
- Gọi HS khác nhận xét.- - GV nhận xét- cho điểm.
	2. Dạy - học bài mới.
	2.1 Giới thiệu bài: Hôm nay tiếp tục đi luyện tập về tranh luận , thuyết trình.
	2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC 5 HS đọc phân vai truyện.
- YC HS làm bài tập.
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
- GV ghi nhanh ý kiến.
Đất: có chất màu để nuôi cây lớn
Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây.
Không khí: Cây cần khí trời để sống.
ánh sáng : làm cho cây cối có màu xanh.
- GV kết luận lời giải đúng: Cả bốn điều kiện trên đều rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên cây xanh không thể phát triển được.
- YC HS trao đổi trong nhóm để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, mỗi HS đóng vai một nhân vất, khi trình bày cần xưng tôi.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai các nhân vật.
- GV Kết luận: Cây muốn phát triển tốt cần có đủ 4 yếu tố như trên, vì thế không có yếu tố nào cần thiết hơn yếu tố nào.
* Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu thuyết minh về vấn đề gì?
- YC HS làm bài tập( GV giúp đỡ HS yếu)
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
- YC HS trình bày ý kiến của mình.
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa coi như một bài mẫu.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện. Đất, nước, không khí và ánh sáng.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả
- Tranh luận về vấn đề: Cái cần nhất đối với cây xanh.
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh.
+ Đất nói: Tôi có chất màu để nuôi cây lớn
+ Nước nói : Nếu chất màu không có đất vận chuyển thì cây có lớn lên được không ?
+ Không khí nói : Nếu không có không khí thì cây cố đều chết rũ.
+ ánh sáng : Thiếu ánh sáng cây không thể có màu xanh
- Thảo luận nhóm 4. Viết ý kiến vào phiếu.
- 1 nhóm lên bảng đóng vai.
-- HS nghe.
1 HS đọc yêu cầu bài tập- cả lớp đọc thầm.
- Thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
-2 HS làm bài tập vào giấy khổ to. HS dưới lớp làm vào vở .
+ Hs dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả(trên bảng và đứng tại chỗ).
-HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau.
Ngáy dạy:
Toán
 Tiết 45 : Luyện tập chung.
	I/ Mục tiêu 
	- Giúp HS củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
	iII/ Hoạt động dạy- học 
	1. ổn định lớp: Khởi động.
	2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục đi luyện tập chung.
	b/ Giảng bài: 
* Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
- YC HS chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- YC HS chữa bài.
- GV nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
 - GV gọi Hs lên bảng làm bài tập.
GV nhận xét- cho điểm.
Bài 4:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài 4.
_ Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS sửa bài và GV cho điểm.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và tìm hiểu bài.
+ Cho biết túi cam cân nặng bao nhiêu cân? gì? 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.HS dưới lớp làm vào vở.
- YC HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài:a) 3m 6dm= 3,6m; b) 4dm= 0,4 m ; c) 34m 5cm= 34,05m ; d) 345cm= 3,45m.
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS chữa bài: 
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là ki- lô- gam
3,2 tấn
3200kg
0,502 tấn
502 kg
2,5 tấn
2500 kg
0,021 tấn
21kg
- 1-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài 3.
- HS lên bảng làm bài tập: 
a) 4dm 4cm= 4 dm = 4,4 dm.
b) 56cm 9 mm = 56 cm =56,9 cm.
c) 26m 2 cm= 26 m =26,02m.
- Gọi Hs nhận xét và thống nhất kết quả.
- đọc yêu cầu của bài.
- HS nghe và làm theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài tập:
 a) 3kg 5g = 3 kg =3,005kg.
b) 30g = kg =0,030kg.
c) 1103g= kg = 1,103kg.
- HS nhận xét bài của bạn.
Đọc đầu bài và tìm hiểu bài.
- Túi cam cân nặng 1kg 800g.
- Hs tự làm bài vào vở.
- HS chữa bài: Bài giải
a) 1kg 800 g= 1,800kg= 1,8kg.
 b) 1kg 800g = 1800g.
- Nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học , cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:
Địa lý
 Bài 9: Các dân tộc sự phân bố dân cư.
	I/ Mục tiêu 
Sau bài học HS biết:
	- Biết dựa vào bảng số liệu lược đồ đặc điểm của mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
	- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
	- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
	II/ Đồ dùng dạy học
	- Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng miền núi và đô thị của VN.
	- Bản đồ về mật độ dân số Vn.
	III/ Hoạt động dạy- học
	1. Khởi động: Trò chơi: Đứng lên ngồi xuống.
	2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ của bài 8: Dân số nước ta.
 - Gọi HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét- cho điểm.
	3. Dạy bài mới:
	a/ Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết dân số nước ta rất đông . Song chủ yếu tập trung ở những vùng kinh tế phát triển, ở những thành phố lớn, dẫn đến sự mất cân đối giữa các tỉnhvà thành phố , giữa vùng, miền với nhau. Để biết rõ điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
	b/ Giảng bài:
b.1 Các dân tộc.
 * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- YC HS quan sát tranh trong SGK và đọc thông tin.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Em hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- YC HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV giảng và kết luận: Nước ta có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh là đông nhất , dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi cao và cao nguyên. các dân tộc trên đất nước VN đều lad anh em trong đại gia đình VN.
b.2 Mật độ dân số.
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
-YC HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Mật độ dân số là gì?
- YC HS quan sát bảng mật độ dân số và yêu cầu trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK.
+ Mật độ dân số nước ta như thế nào?
- GV giảng và kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao , cao hơn cả mật độ dân số của TQ nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào và Căm- pu- chia và mật độ trung bình của thế giới.
b.3 Phân bố dân cư.
 Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh ở làng bản đồng bằng và miền núi:
+ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào ? và thưa thớt ở vùng nào ?
- HS trả lời và chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân.
- GV giảng và kết luận: ở đồng bằng thì đất chật người đông thừa sức lao động còn miền núi thiếu sức lao động dân cư thưa thớt. Dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước bài 10 : Nông nghiệp.
- Quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi GV giao.
- Nước ta có 54 dân tộc anh em.
- Dân tộc kinh có dân số đông nhất. Họ sống chủ yếu ở đồng bằng, còn dân tộc ít người sinh sống chủ yếu trên núi cao và cao nguyên.
- Dân tộc Chăm, H Mông, Dao, Tày, Nùng,...
- HS nghe.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Tổng dân số tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay Quốc gia đó.
- Quan sát mật độ dân số và trả lời câu hỏi trong mục 2.
- Mật độ dân số nước ta cao, phân bố không đồng đều , dân sống chủ yếu tập trung ở đồng bằng và các thành phố, thị xã.
- HS nghe.
- Quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh ở làng bản đồng bằng miền núi.
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn, thị xã, thưa thớt ở vùng núi cao và cao nguyên.
- HS chỉ trên bản đồ những vùng đông dân và thưa dân.
- HS nghe.
- Nhắc lại ghi nhớ.
 - Ghi bài.
Ngày dạy:
 Tiết 5: Sinh hoạt lớp Tuần 9.
I / Mục tiêu:
 - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 9.
- Bình xét thi đua học sinh từng tổ.
- Rút kinh nghiệm khắc phục nhược điểm.
- Văn nghệ.
II/ Cách tiến hành:
1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần- Lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng báo cáo.
- ý kiến của các thành viên.
- Tự xếp loại HS của tổ.
- ý kiến của GV chủ nhiệm lớp.
2 . Kế hoạch tuần 10:
3. Văn nghệ lớp: 
 Tiết 6 : An toàn giao thông.
 Bài 5 : Em làm gì để giữ an toàn giao thông.
 ( G.A riêng)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_9_nam_2007.doc