Tập đọc
Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu:
- Đọc lu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.
Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III . Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, TLCH về nội dung bài.
Thứ hai, ngày 16 tháng 4 năm 2007 Tập đọc Công việc đầu tiên I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III . Hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, TLCH về nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Luyện đọc: - HS đọc theo trình tự. - Chú ý giọng đọc cho HS. - GV (hoặc HS) đọc diễn cảm toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Lớp trưởng điều khiển cả lớp tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối bài trong Sách giáo khoa. - GV theo dõi, bổ sung câu hỏi hoặc giải đáp cho HS. - HS nêu nội dung bài (GV ghi bảng). - HS nhắc lại nội dung bài. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn đã chuẩn bị. - Lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, cho điểm HS đọc tốt. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Phép trừ I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ ... (như trong SGK). 2. Tương tự biết ôn tập về phép cộng. Chẳng hạn: Bài 1. Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (Theo mẫu). Bài 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị chưa biết. Bài 3. Cho HS tự giải rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài giải Diện tích đất trồng hoa là: 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha). Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 691,1 (ha). Đáp số: 696,1 ha * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Khoa học ôn tập: thực vật và động vật I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. II. Chuẩn bị: Hình trang 124 , 125, 126 SGK. III. Hoạt động dạy - học: Căn cứ vào bài 5 bài tập trang 124, 125, 126, GV có thể tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi "Ai nhanh, ai đúng ?". Lưu ý: GV cũng có thể sử dụng những bài này để kiểm tra HS và cho điểm. Dưới đây là đáp án: Bài 1. 1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - d Bài 2. 1 - Nhụy; 2 - Nhị. Bài 3: Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió. Bài 4: 1 - e; 2 - d; 3 - a; 4 - b; 5 - c. Bài 5: Những động vật đẻ con: Sư tử (H.5), hươu cao cổ (H.7). Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (H.6), cá vàng (H.8). 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2007 Tập đọc Bầm ơi ! I. Mục tiêu: - Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng đọc cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giảu tình yêu thương con nơi quê nhà - Học thuộc lòng bài thơ. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III . Hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại bài Công việc đầu tiên, TLCH về nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Luyện đọc: - HS đọc theo trình tự. - Chú ý giọng đọc cho HS. - GV (hoặc HS) đọc diễn cảm toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Lớp trưởng điều khiển cả lớp tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối bài trong Sách giáo khoa. - GV theo dõi, bổ sung câu hỏi hoặc giải đáp cho HS. - HS nêu nội dung bài (GV ghi bảng). - HS nhắc lại nội dung bài. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn đã chuẩn bị. - Lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, cho điểm HS đọc tốt. 3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Lịch sử (DCĐP) Lịch sử địa phương I. Mục tiêu: - Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ xã Lai Vu qua 2 cuộc kháng chiến. - Biết được lịch sử vẻ vang của địa phương mình và truyền thống đánh giặc của địa phương mình. II. Chuẩn bị: Tư liệu lịch sử Đảng bộ Lai Vu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1. Trước và trong Cách mạng Tháng 8/1945 ở làng Lai Vu. - Ngày 09/3/1945 phát xít Nhật đã hất cẳng thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương, nắm lấy chính quyền từ TW đến cơ sở. Quân Nhật đã vềđóng quân tại ga Lai Khê, cầu Lai Vu. Bọn cường hào, lý dịch đã tổ chức tâpk hợp các đảng phái chính trị như Hội Mỹ Lâm, Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt trực tiếp làm tay sai cho giặc Nhật. Chúng kìm kẹp đánh đập, đàn áo mọi tầng lớp nhân dân, bỏ tù 14 người, giết chết 06 người trong xã. Nạn đói hoành hành, có 289 người chết đói, có 06 gia đình chết đói cả nhà, dịch tả là chết 29 người. - Được sự tuyên truyền sâu rộng về thắng lợi của Cách mạng Tháng của Chính phủ lâm thời; thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ: chống giặc đói, giặc dốt, khôi phục phát triển sản xuất, đã mở các lớp học bình dân rộng khắp để xóa mù chữ, làm cổng chào để hỏi chữ những qua lại, .. * GV đọc phần lịch sử địa phương cho HS nghe sau trện đáng cầu Lai Vu đêm ngày 08/12/1946. 2. Hoạt động 2. Chống địch khủng bố, đàn áp và sự ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản xã Lai Vu. * GV đọc tài liệu lịch sử địa phương. 3. Hoạt động 3. Khôi phục lại phong trào, đẩy mạnh hoạt động trong lòng địch: * GV đọc tài liệu lịch sử địa phương. 4. Hoạt động 4. Trở lại quê hương, đẩy mạnh hoạt động kháng chiến, giải phóng làng quê. 5. Hoạt động 5. Kháng chiến chống Mỹ. - Địa phương đã góp sức người và của cho chiến trường miền Nam góp phần nhỏ vào giải phóng đất nước. * Tổng kết: - Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ quân và dân xã Lai Vu anh hùng đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Sau năm 1975 đến nay Lai Vu cùng với cả nước bắt nhịp trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước để nước ta trở thành nước Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. 6. Củng cố: GV nhận xét tiết học, dặn HS về tìm hiểu thêm về lịch sử địa phương. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. b. . Bài 3. Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài. Chẳng hạn. Bài giải Phân số chỉ phần số tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là: (số tiền lương). a. Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là: (số tiền lương). b. Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là: 4 000 000 : 100 x 5 = 600 000 (đồng). Đáp số: a. 15% số tiền lương; b. 600.000đ. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần I. Mục tiêu: - HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện đọc diễn cảm. - HS luyện đọc diễn cảm theo tổ. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được. 2. Thi đọc diễn cảm. - Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc). - Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. - Tích cực hóa vốn từ bằng cách đặt câu với các tục ngữ đó. II. Chuẩn bị: - Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng nọi dung BT1a. - Giấy khổ to để HS làm BT3. II .Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS tìm ví dụ về ba tác dụng của dấu phẩy- dựa theo bảng tổng kết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1. - HS làm bài vào vở hoặc VBT, trả lời lần lượt các câu hỏi a, b. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 - 4 HS. - Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt kiến thức. - HS nhẩm HTL các câu tục ngữ. Một vài HS thi đọc thuộc lòng. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của BT3. - GV nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của BT: + Mỗi HS đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2. + GV nhắc HS cần hiểu là không chỉ đặt 1 câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ. - GV mời 1 - 2 HS khá, giỏi nêu ví dụ. - HS suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học. Tiếng việt (BS) (N-V): út vịnh I. Mục tiêu: - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: út Vịnh . - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - GV nhận xét - HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc 2. Bài mới: - GV đọc toàn bài. - Theo dõi SGK - Nêu nội dung đoạn viết chính tả. - 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc. - Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1. - GV đọc cho HS viết bài - Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết. - HS viết bài sạch, đẹp. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung. - Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên HS viết chưa đạt. - HS soát lại bài. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học HĐNG Thi Đọc th ... tập I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thực và giải bài toán. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75 kg x 3 = 20,25kg. b. 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 = 7,14m2 x (1 + 1 + 3) = 7,14m2 x 5 = 35,7 m2. hoặc: 7,14 m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 = 7,14m2 x (1 + 1) + 7,14m2 x 3 = 7,14m2 x 2 + 7,14 m2 x 3 = 7,14m2 x (2 + 3) = 7,14m2 x 5 = 35,7m2. c. 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3 x (9 + 1) = 9,26dm3 x 10 = 92,6dm3. Bài 2. Cho HS tự tính rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275; b. (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4. Bài 3. Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Bài 4. Cho HS tự nêu tóm tắt, tự phân tích bài toán rồi làm và chữa bài. * Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tiếng việt (BS) Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu. - Củng cố và mở rộng vốn từ: Nam và Nữ. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Điền tiếp vào chỗ trống 3 từ ngữ chỉ những phẩm chất tốt đẹp khác của phụ nữ Việt Nam. Trung hậu: ..................................................................... Bài 2. Nối mỗi câu tục ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa từ ngữ đó ở bên phải. a. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh (1) mẹ dù già vẫn chăm sóc, giúp đỡ con cái. b. Một mẹ già bằng ba mẫu ruộng. (2) thương con, nhường nhịn những thuận lợi và điều tốt đẹp cho con. c. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (3) dũng cảm, anh hùng chống giặc - HS tự làm bài, trình bày miệng. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Toán (BS) ôn phép nhân, phép chia I. Mục tiêu. - Củng cố về phép nhân, phép chia. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập. III. Các hoạt động dạy học. Bài 1. Đặt tính rồi tính: 2,35 ´ 7 12,7 ´ 4,5 32,8 ´ 16 0,49 ´ 2,6 3,72 : 3 7,3 : 6 142,5 : 75 12,35: 57 Bài 2. Tìm x: a. x: 10 + x ´ 3,9 = 4,8 b. 4,1 : x ´ 1,5 = 0,2 - HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình). - HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển). - GV nhận xét chung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Kỹ thuật Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2007 Tập làm văn ÔN tập về văn tả cảnh I. Mục tiêu: - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý của riêng mình. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II .Đồ dùng học tập: - Bảng lớp viết 4 đề văn. - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn. III .Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I - BT1, tiết TLV trước. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung BT1. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô) (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý); mời HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn ý: - Một HS đọc gợi ý 1, 2 trng SGK. - Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau. - Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. - Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm. GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất. 3. Củng cố: GV nhận xét tiết học, dặn dò. Địa lý Địa lý địa phương I. Mục tiêu: - HS nắm được tình hình dân số, kinh tế của địa phương mình. - Có ý thức tuyên truyền về dân số và sự phát triển kinh tế ở địa phương. II. Chuẩn bị: Tư liệu, bảng số liệu về dân số, kinh tế. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài. 2. Bài dạy: * Hoạt động 1. Dân số địa phương. - HS nêu dân số của địa phương mình dựa trên sự tìm hiểu của bản thân. - GV nhận xét, chốt lại: + Dân cư sống tập trung ở 3 thôn: Hợp Nhất (3 đội); Minh Thành (2 đội); Quyết Tâm (2 đội). + Toàn xã có khoảng 4.970 nhân khẩu và có 1207 hộ. * Hoạt động 2. Hoạt động kinh tế và xây dựng của địa phương. - HS tự nêu nhận xét về kinh tế của xã mình. - GV nhận xét, chốt lại : + lai vu là xã có kinh tế phát triển nhanh nên đời sống của người dân được nâng cao ( so với trong huyện thì đứng ở tốp đầu ) + người dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi trang trại, đóng gạch bán cho các xã, huyện lân cận..... + Là xã nằm trong sự quy hoạch của huyện, tỉnh để trở thành xã phát triển về công nghiệp. Có các dự án lớn như : Bén xe, Khu cây xanh, văn hóa TDTT, Chợ đầu mối, Khu công nghiệp đóng tàu .......... + Hiện đang xây dựng và nâng cấp: UBND xã, Trường học, Trạm y tế, Bưu điện, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sạch cho nhân dân và từng bước hoàn thành cơ sở hạ tầng chung cho toàn xã. 3. Củng cố : Giáo viên tổng kết , nhận xét tiết học Toán Phép chia I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. II. Chuẩn bị. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư. 2. GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1. HS thực hiện phép chia rồi thử lại (theo mẫu). Sau khi chữa bài GV nên hướng dẫn để tự HS nêu được nhận xét, chẳng hạn: - Trong phép chia hết a: b = c, ta có a = c x b (b khác 0). - Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = a = c x b + r (0 < r < b). Bài 2. Cho HS tính rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, GV nên cho một số HS nêu cách tính. Bài 3. HS viết kết quả tính nhẩm rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS có thể nêu (miệng) kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm. Ví dụ: 11: 0,25 = 11: Bài 4. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a. hoặc: b. (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10. hoặc: (6,24 + 1,26): 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 = 8,32 + 1,68 = 10. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2) I. Mục tiêu: (Như tiết 1) II. Chuẩn bị: (Như tiết 1) III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên (bài tập 2, SGK). * Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước. * Cách tiến hành: - HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh họa). - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Lưu ý: GV có thể sử dụng các tranh, ảnh đã sưu tầm, bổ sung thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, ... 2. Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK. * Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập. - Từng nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung. - GV kết luận: + (a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên. 3. Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK. * Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm nước, điện, chất đốt, giấy viết, ...). - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. - GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên thiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Tự học Hoàn thành vở bài tập trong tuần I. Mục tiêu: - Hoàn thành vở bài tập Toán và Tiếng Việt trong tuần 31. - Rèn thói quen tự giác học tập và làm bài tập đầy đủ. II. Các hoạt động dạy học: - GV lần lượt kiểm tra vở bài tập của HS - Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS trung bình. - Nhận xét chung, khuyến khích học sinh học tập. Tiếng việt (BS) ôn văn tả cảnh I. Mục tiêu. - Củng cố kĩ năng dàn ý của bài văn tả cảnh. II. Chuẩn bị: Dàn bài.. III. Các hoạt động dạy học. - GV ghi đề bài: "Em hãy tả một ngày mới bắt đầu ở quê em". - Học sinh đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - Học sinh lập dàn ý bài dựa vào kiến thức đã học về văn tả cảnh. - Học sinh trình bày dàn bài. - Lớp cùng giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. * Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò. Sinh hoạt. Nhận xét hoạt động trong tuần I. Nhận xét chung: - Lớp duy trì các nề nếp của trừơng, lớp đề ra. Một số em có tiến bộ trong tuần: ........................................................................................................................ - Hăng hái trong học tập: .............................................................................. - Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng, ....................................................... - Làm bài tập ở nhà còn thiếu:....................................................................... II. Phương hướng tuần 32. - Duy trì các nề nếp đã đạt được. - Hạn chế các khuyết điểm. - Phát huy tinh thần học tập: "Đôi bạn cùng tiến". - Cán sự lớp luôn kèm cặp, theo dõi, đôn đốc các bạn trong tổ, trong lớp học tập.
Tài liệu đính kèm: