Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2010-2011

TẬP ĐỌC

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA ( 2 tiết )(S/96)

I/Mục tiêu:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

-Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

-Trả lời được CH 1, 2, 3, 4 ; HS khá, giỏi trả lời được câu 5

II/Chuẩn bị :

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần hướng dẫn hs ngắt giọng,tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III/Các hoạt động :

 

doc 43 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần thứ 12 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA ( 2 tiết )(S/96)
I/Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
-Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.
-Trả lời được CH 1, 2, 3, 4 ; HS khá, giỏi trả lời được câu 5
II/Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần hướng dẫn hs ngắt giọng,tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III/Các hoạt động :
Hoạt động của GV .
Hoạt động của trò
 Tiết 1
A/Kiểm tra bài cũ :
-2 HS đọc bài “ Cây xoài của ông em”.trả lời câu hỏi :
H1:Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát ?
H2:Quả xoài cát chín có mùi ,vị, màu sắc như thế nào?
-GV nhận xét ghi điểm.
B/Bài mới:
1)Giới thiệu bài : “ Sự tích cây vú sữa” 2)Luyện đọc:
a/GV đọc mẫu toàn bài: HD sơ lược cách đọc(giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, giàu cảm ,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,gợi cảm
b/ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
*Đọc từng câu:
*Đọc từng đoạn:
-YCHS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ khó :
*Đọc từng đoạn trước lớp
-HD HS đọc ngắt giọng, một số câu khó đọc chuẩn bị ở bảng phụ.
- Giải thích từ mới ở SGK 
-GV giải nghĩa thêm :Mỏi mắt chờ mong
( chờ đợi,mong chờ quá lâu);trổ ra ( nhô ra, mọc ra ),đỏ hoe ( màu đỏ của mắt đang khóc );xoà cành (xoè rộng cánh để bao bọc)..
*Đọc từng đoạn trong nhóm
*Thi đọc giữa các nhóm.
 Tiết 2
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài .
-HS đọc thầm từng đoạn cả bài và trả lời câu hỏi
H1:Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
-Vì sao cậu bé quay trở về nhà?
H2:Khi trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
H3: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
-Thứ quả ở cây này có gì lạ ?
H4:Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
H5: Theo em nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?(HS khá,giỏi )
3.Luyện đọc lại :Tổ chức cho các nhóm thi đọc .
-Nhận xét
C/Củng cố - dặn dò :
-Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- - Liên hệ thực tế.
-GD HS phải biết yêu thương cha mẹ và những người thân trong gia đình.
--Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau: Mẹ
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Cuối đông hoa nở trắng cành,đầu hè quả sai lúc lủi.trông từng chùm quả to đu đưa theo gió.
- Mùi thơm dịu dàng,vị ngọt đậm đà,màu sắc đẹp,quả to.
-Nhận xét
-Lắng nghe
- HS mở SGK/96 theo dõi và đọc thầm .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu rút từ khó đọc: ham chơi, chẳng nghĩ,gieo trồng, xuất hiện, đỏ hoe, xoà cành..
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ khó.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc cá nhân, cả lớp đọc ĐT các câu cần ngắt giọng.
.Một hôm,/vừa đói vừa rét,/ cậu mới nhớ đến mẹ ,liền tìm đường về nhà.// 
.Hoa tàn,/quả xuất hiện,/lớn nhanh ,/da căng mịn,/ xanh óng ánh rồi chín.//
-2hs đọc phần chú giải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nhóm 2
-Đại diện nhóm thi đọc,nhận xét lẫn nhau
-HS đọc thầm và trả lời:
-Vì cậu ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi
 -Đi la cà khắp nơi,cậu bị đói, rét, lại bị trẻ
 lớn hơn đánh cậu mới nhớ đến mẹ và trở về nhà.
-Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
-Từ các cành lá,những đài hoa bé tí trổ ra,nở trắng như mây,rồi hoa rụng,quả xuất hiện.
-Lớn nhanh ,da căng mịn,màu xanh óng ánhtự rơi cào lòng cậu bé;khi môi cậu vừa chạm vào,bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra,ngọt thơm như sữa mẹ.
-Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
-HS tự suy nghĩ trả lời.VD:Con đã biết lỗi,mẹ hãy tha thứ cho con..
-HS các nhóm đại diện thi đọc từng đoạn,cả bài.
-Nhận xét bình chọn nhóm ,cá nhân đọc hay nhất
-Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
-HS tự liên hệ
-Nghe dặn
TOÁN:
TÌM SỐ BỊ TRỪ ( S/56 )
I /Mục tiêu :-Biết tìm x trong các bài tập dạng: x- a = b( với a,b là các số có không quá 2 chữ số ) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính .
-Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số bị trừ.
-Vẽ được đoạn thẳng ,,xác định điểm là giao của 2 đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của 2 đoạn thẳng đó
*Bài tập cần làm bài 1 (a,b,d,e ),bài 2 (cột 1,2,3) ,bài 4.
*HS khá,giỏi làm thêm bài 1c và 1g,bài 2 cột 4,5 và bài 3.
.II /Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2 và BT4. 10 ô vuông bằng bìa
-Bảng con, 3 bảng phụ. 
III /Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ: KT 2 HS làm bảng lớp
+Đặt tính và tính: 72 -15 , 36 + 36 
+Tìm x: x + 18 = 52
-Nhận xét
B/ Dạy bài mới:
1)Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết
G Gắn 10 ô vuông lên bảng hỏi:Có mấy ô vuông
-GV tách 4 ô vuông ra và hỏi:
Có 10 ô vuông,lấy đi 4 ô vuông.Hỏi còn bao nhiêu ô vuông ?
-HS nêu phép tính
-Viết lên bảng : 10 – 4 = 6
-YC HS nêu tên gọi ,thành phần trong phép trừ.
*Chẳng hạn: Nếu xoá số bị trừ trong phép trừ trên thì làm thế nào để tìm được số bị trừ?
-Gợi ý : Ta gọi số bị trừ chưa biết là x,khi đó ta viết phép trừ như thế nào?
-Cho HS nêu cách tìm số bị trừ x
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
3/ Luyện tập :
* Bài 1( a,b,d,e ) Tính 
-Muốn tìm số bị trừ ta làm gì?
-YC 4 HS lên bảng, cả lớp tự làm bài vào bảng con.
-HS khá,giỏi làm thêm câu c
-Nhận xét 
* Bài 2 : ( cột 1,2, 3 )
YC HS làm bài tập nhóm ở bảng phụ, dán bảng lên bảng, 1 em nêu cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ.
-Nhận xét bài của mỗi đội.
*Bài 3: (HS khá,giỏi)
-Nêu cách hiểu lệnh đề 
-Số cần tìm là số gì?
-Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
-Nêu cách làm 
-Lần lượt HS nêu kết quả tính
-Nhận xét
*Bài 4: 
a)Gọi 1 HS đọc đề . 
- Nêu cách vẽ đoạn thẳng.
-Thực hành vẽ.
b) Lưu ý HS ghi tên điểm bằng chữ in hoa
3 / Củng cố dặn dò : Nêu quy tắc tìm số bị trừ.
-Dặn HS làm bài tập về nhà 1c và 3/56
-Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau:13 trừ đi một số (Chuẩn bị 13 que tính rời ).
-2HS lên bảng làm bài.
+
-
HS1: 72 36 
 15 36
 57 72
 HS2: x = 34
-Có 10 ô vuông
-Còn 6 ô vuông.
-HS nêu: 10 số bị trừ,4 số trừ,6 hiệu.
- HS nêu cách thực hiện.
- Ta viết: x – 4 = 6
-Vài HS đọc và nêu số bị trừ,số trừ,hiệu trong phép trừ 
 X - 4 = 6 
 X = 6 + 4
 X = 10 
-Ta lấy hiệu cộng với số trừ 
-Vài HS nhắc lại.
a) X – 4 = 8 b) X – 9 = 18
 X = 8 + 4 X = 18 + 9
 X = 12 X = 27
d/ X – 8 = 24 e/ X – 7 = 21
 X = 24 + 8 X = 21 + 7
 X = 32 X = 28
 c/ X – 10 = 25 g / X – 12 = 36
 X = 25 + 10 X = 36 + 12 
 X = 35 X = 48
Số bị trừ
11
 21
49
Số trừ
 4
 12
34
Hiệu
15
 9
15
-HS khá,giỏi làm thêm cột 4,5
-HS nêu
-Số cần tìm là số bị trừ
-Ta lấy hiệu cộng với số trừ
-Ta tính ngược ( Thực hiện cộng ngược ra kết quả ) 
-HS đọc đề: Nối 2 điểm để được đoạn thẳng .
-Thực hành vẽ 
-Một số HS nêu điểm cắt nhau .Ví dụ:
-Nghe dặn 
ĐẠO ĐỨC:
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 1 )
I/Mục tiêu :-Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
-Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm,giúp đỡ bạn bè trong học tập,lao động và sinh hoạt hằng ngày.
-Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/Chuẩn bị :Câu chuyện : “ Trong giờ ra chơi ’.
- Phiếu bài tập HĐ2 -Tiết 1,VBT Đạo đức
III/Các hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A/Kiểm tra bài cũ : KT 2 HS TLCH:
-Thế nào là chăm chỉ học tập?
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
-GV nhận xét xếp loại.
B/Bài mới:
Giới thiệu bài : Nêu MĐYC 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “ Trong giờ ra chơi” của Hương Xuân .
- GV kể chuyện : “ Trong giờ ra chơi”. 
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi :
+ Các bạn lớp 2A làm gì khi bạn Cường bị ngã ?
+ Em có đồng tình với các bạn hs lớp 2A không ? vì sao ?
* Kết luận : Khi bạn ngã,em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy.Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
* Hoạt động 2: Việc làm nào là đúng .
- GV giao cho các nhóm quan sát 6 tranh minh hoạ VBT/19 thảo luận nêu những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn ? Tại sao? 
*Kết luận : Luôn vi vẻ,chan hoà với bạn,sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập,trog cuộc sống là quan tâm ,giúp đỡ bạn.
* Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn - GV cho HS làm việc trên phiếu bài tập.
+ Hãy đánh dấu cộng vào ô trống trước những lý do em cho là quan tâm giúp đỡ bạn bè mà em tán thành (Bài tập 3 VBT/ 20 ghi sẵn vào phiếu hovj tập )
*Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn,em sẽ mang lại niềm vui cho bạn,cho mình và tình bạn càng thêm thắm thiết,gắn bó
C/Củng cố, dặn dò: Liên hệ thực tế
-GDHS phải biết quan tâm giúp đỡ bạn
-Nhắc nhở HS thực hiện bài học.Nhận xét tiết học.Chuẩn bị tt
-2 HS lần lượt trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét 
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận trong nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ Các bạn lớp 2A đỡ Cường dậy và đưa Cường xuống phòng y tế.
-TL theo suy nghĩ của mình.
-Nhắc lại
- HS thảo luận trong nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ Hành vi đúng : a, c, d, g, 
+ Hành vi không đúng :b, e, h.
- HS làm bài trên phiếu bài tập
- Một số HS bày tỏ ý kiến và nêu lý do 
-Nhận xét
-Vài HS nhắc lại.
-HS tự liên hệ
-HS nghe dặn 
-ý a,b,g là đúng.
ĐẠO ĐỨC:
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 2 )
I/Mục tiêu :-Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
-Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm,giúp đỡ bạn bè trong học tập,lao động và sinh hoạt hằng ngày.
-Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/Chuẩn bị : 
- Tranh minh họa tranh 2 VBT Đ Đ ,Phiếu học tập ghi sẵn nội dung BT5, VBT Đạo đức
III/Các hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A/Kiểm tra bài cũ : Tiết trước ta học bài gì?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài : Ta tiếp tục học tiết 2 
*Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra ? 
- Cho HS QS tranh minh họa tranh 2 VBT và nêu nội dung tranh 
-GV nhận xét 
-GV chốt lại cách ứng xử :
-Văn không cho Nam xem bài .
-Văn khuyên Nam tự làm bài .
-Văn cho Nam xem bài .
YCHS thảo luận các cách ứng xử trên 
+Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Văn?
+ Nếu là Văn,em nên làm gì để giúp bạn ?
* Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc ,đúng chỗ ,không vi phạm nội quy của nhà trường .
* Hoạt động 2 :Tự liên hệ
-Hãy nêu những việ em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè hoặc những trường hợp em được quan tâm giúp đỡ.
-Nhận xét tuyên dương
*Kết luận: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè ,đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- HS đọc 2 c ... i điểm .
B/Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Ghi đề bài.
2.Luyện tập :
* Bài 1 : Tính nhẩm.
- YC HS tự tính nhẩm , lần lượt từng em nối tiếp nhau nêu kết quả
-Nhận xét 
* Bài 2 : Đặt tính và tính.
-Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
-Nhận xét bài của bạn.3 HS nêu cách đặt tính và tính của phép tính: 63 –35, 83 –27, 43 –14.
*Bài 3: (HS giỏi)
-Nêu miệng kết quả 33 – 9 – 4
 33 – 13 
-Nhận xét 
*Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc đề . HD HS phân tích bài toán cho biết gì,tìm gì?
-Tóm tắt: Cô giáo có: 63 quyển vở
 cho: 48 quyển vở
 còn:..quyển vở
. -Nhận xét bài của bạn ở bảng.
Bài 5 : ( HS giỏi )Nêu yêu cầu bài tập
-YC HS tính nhẩm rồi chọn kết quả thích hợp để khoanh vào
3 / Củng cố dặn dò : Vài HS HTL bảng trừ.
-Nhận xét tiết học.Dặn bài về nhà VBT.
-Chuẩn bị 14 que tính để học tiết sau.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi em 2 cột.
-Nhận xét .
- HS làm bài ,lần lượt từng em nêu kết quả.
-Nhận xét
- 3 HS làm bài tập ở bảng , cả lớp làm bài vào bảng con.
Nêu cách đặt tính và tính.
-
-
-
a/ 63 73 33
 35 29 8
 28 44 25
b/ thực hiện tương tự
-HS giỏi nêu nhanh kết quả
 33 – 9 – 4 = 20
 33 – 13 = 20
- HS nêu nhận xét: 33 – 9 – 4 = 33 – 13 
- 2 cột còn lại về nàh thực hiện tương tự
-1 HS đọc đề bài , HS phân tích đề theo nhóm đôi .
-Từng cặp HS thực hành hỏi -đáp
- Thảo luận nhóm trình bày kết quả lên bảng.
-Các nhóm nhận xét.
 Bài giải:
 Số quyển vở cô giáo còn lại là:
 63 – 48 = 15 ( quyển vở )
 Đáp số: 15 quyển vở
-HS tính nhẩm rồi chọn kết quả thích hợp khoanh vào trước chữ C
-HS đọc thuộc lòng
-Nghe dặn.
TẬP LÀM VĂN
GỌI ĐIỆN
I/Mục tiêu:
-Đọc hiểu bài Gọi điện , biết một số thao tác gọi điện thoại.
-Trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1)
-Viết được 3, 4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở (BT2).HS khá,giỏi làm cả hai nội dung ở BT2
II/Chuẩn bị:
- 2 máy điện thoại bằng nhựa.Nội dung BT 2 b viết sẵn ở bảng phụ
III/Các hoạt động :
Hoạt động của cô .
Hoạt động của trò
A/Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1 HS nói lời an ủi của em trong những trường hợp sau:-Khi ông em bị mệt.
-1 HS đọc bức thứ ngắn ( BT3)
-GV nhận xét và ghi điểm.
B/Bài mới: 
1/Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
2/Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 ( Miệng )
-Gọi HS đọc bài Gọi điện.
-Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu bài tập a
-YC HS làm miệng ý a, cả lớp nhận xét.
-GV HDHS thực hành trên máy điện thoại
b)Em hiểu các tín hiệu sau đây nói điều gì?
- “Tút ngắn liên tục”
-“ Tút dài ngắt quãng”
c)Nếu bố( mẹ ) của bạn cầm máy ,em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào ?
-Nhắc nhở HS ghi nhớ cách gọi điện 
*Bài 2b : ( Viết )
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận chung cả lớp
*Tình huống a/
-Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì?
-Bạn có thể nói với em thế nào?
-Nếu em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi ,em sẽ nói như thế nào?
-Nhận xét 
*Tình huống b/ 
-Thực hiện tương tự : Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì?
-Bạn rủ em đi đâu?
-Muốn rủ em đi chơi, bạn có thể nói như thế nào?
-Nếu muốn từ chối ,em sẽ trả lời bạn ra sao? 
-Nhận xét
*Thực hành gọi điện theo từng tình huống
*HS làm bài vào VBT:Viết 4,5 câu trao đổi qua điện thoại
-HS đại trà làm 1 trong 2 tình huống
-HS khá,giỏi làm cả 2 tình huống
-Gọi một số HS đọc bài làm 
-Nhận xét
-Thu chấm một số bài viết .nhận xét
 C/Củng cố -dặn dò : Lưu ý HS các việc cần làm khi gọi điện và cách giao tiếp qua điện thoại.
-Nhận xét giờ học.Dặn HS về nhà thực hành gọi điện theo từng tình huống phù hợp.Chuẩn bị bài 13.
 -2 HS đọc bài . 
-Nhận xét .
- 3 HS đọc bài Gọi điện theo 3 vai: người dẫn chuyện,bố bạn Oanh, Hoa
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS nêu miệng kết quả
-Thứ tự các việc phải làm khi gọi điện: 
+Tìm số máy trong sổ của bạn.
+Nhấc ống nghe lên.
+ Nhấn số
-Ý nghĩa của các tín hiệu:
+Tút ngắn liên tục là máy bận.
+Tút dài, ngắt quãng là máy chưa có người nhấc máy.
-Em cần nói lời chào,giới thiệu tên,quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện, rồi xin phép bố (mẹ ) của bạn cho gặp bạn của mình.
-HS lưu ý cách dùng và gọi điện
-Đọc đề bài .
-HS suy nghĩ về từng tình huống để xác định lời trao đổi và trả lời theo yêu cầu :
-Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm 
- HS trả lời theo ý nghĩ riêng: VD: 
 Luyến đấy à,mình là Giang đây!Này,bạn Thống mơi sbij ốm,bạn có đi với mình đến thăm Thống được không?
-Mình đi được.Chiều nay ,đúng 4 giờ ,mình sẽ đến nhà abnj rồi cùng đi nhé !
-Đang học bài
-Rủ em đi chơi
-Trả lời theo suy nghĩ của mình .VD:
-A lô! Viên đấy phải không? Tớ là Thủ đây! Cậu đi bắn bi với tớ đi!
Phi đáp:
-Không được đâu , Thủ ơi ! Tớ đang học bài.Cậu thông cảm vậy nhé.
-Từng cặp HS giỏi thực hành gọi điện trên điện thoại bằng nhựa đã chuẩn bị
-Nhận xét
-HS tự làm bài VBT
-HS làm bài theo yêu cầu
-Vài HS nhắc lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện thoại.
-Nghe dặn
THỦ CÔNG:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH ( Tiết 2)
I)Mục tiêu:Củng cố kiến thức kỹ năng gấp hình cho HS.
-Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi.
-HS khéo tay có thể gấp được ít nhất 2 hình để làm đồ chơi.
II)Chuẩn bị: HS chuẩn bị các sản phẩm gấp hình: Thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.
III)Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
A)KTBC: Tiết 1 ta ôn tập những bài gấp hình nào?
B)Bài mới: Ta tiếp tục ôn tập gấp hình (tt)
1)Ôn tập cách gấp thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui:
-So sánh sự giống nhau và khác nhau của thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui:
-HS so sánh.
-GV nhận xét.
2)Tổ chức cho HS gấp hình:
-Gấp thuyền phẳng đáy không mui( HS diện đại trà)
-HS giỏi gấp thêm thuyền phẳng đấy có mui.
3)Trưng bày sản phẩm:
-HS trưng bày sản phẩm gấp hình cảu mình
-Cả lớp nhận xét .
-GV nhận xét.
3)Củng cố ,dặn dò: Vài HS nêu lại tất cả các bài gấp hình đã học.
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau:Gấp cát,dán hình tròn.
-HS nêu
-HS lấy mẫu gấp và nhận xét.
-Giống nhau:Có mũi thuyền,thân thuyền và đáy thuyền.
-Khác nhau :Có mui và không mui.
-HS nhận xét.
-HS thực hành gấp.
-HS giỏi gấp theo yêu cầu
-HS trình bày sản phẩm
-Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn gấp đẹp ,các nếp gấp thẳng ,phẳng
-HS nêu
-Nghe dặn
 AN TOÀN GIAO THÔNG:
 NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP,XE MÁY (Tiết 1)
I)Mục tiêu:
1.Kiến thức:HS biết những quy định khi ngồi trên xe đạp,xe máy.
-HS mô tả đựợc các động tác khi lên,xuống và ngồi trên xe đạp,xe máy.
2. Kĩ năng: -HS thể hiện thành thạo các động tác lên,xuống xe đạp,xe máy.
-Thực hhiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
3.Thái độ: -HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên .
-Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II)Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK,mũ bảo hiểm.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A)KTBC: KT 2 HS 
HS1: Kể tên các lại xe thô sơ?
HS2: Kể tên các loại xe cơ giới
B)Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
2/Nhận biết các hành vi đúng sai khi nhgồi trên xe đạp,xe máy
-GV cho các nhóm quan sát các hình vẽ SGK nhận xét những động tác đúng,sai của người trong hình vẽ.
-GV hỏi thêm:
+Khi lên ,xuống xe đạp ,xe máy em thường trèo lên bên trái hay bên phải?
+ Khi ngồi trên xe máy,em nên ngồi ở phía trước hay phía sau người điều khiển xe? Vì sao?
+Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe đạp ,xe máy cần chú ý điều gì?
+Khi đi trên xe máy tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm?
+Đội mũ bảo hiểm ntn là đúng/
+Khi đi xe máy quần áo,dày dép phải như thế nào?
*KL:Khi ngồi trên xe máy,xe đạp cần chú ý:
+Lên xuống xe ở bên phải,quan sát phía sau trước khi lên xe .
+Ngồi phía sau người điều khiển xe 
+Bám chặt vào eo người ngồi phía trước
+Không đung đưa chân,tay.Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
3/Củng cố dặn dò:Nhắc nhở HS thực hiện tốt bài học: Chuẩn bị tiết 2.
-2 HS lần lượt trả lời câu hỏi
-Các HS còn lại nhận xét.
-HS thảo luận N4 và nhận ra những hành vi Đ/S 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+em thường trèo lên phía bên trái vì thuận chiều với người đi xe.
+ em ngồi phía sau vì ngồi phía trước che lấp tầm nhìn của người điều khiển xe.
+ Bám chặt vào người ngồi phía trứơc hoặc bám vào yên xe.Không bỏ 2 tay ,không đung đưa chân,khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
+Nêu bị TNGT , mũ bảo vệ đầu,bộ phận quan trọng nhất của con người.
+GV HDHS đội mũ.
+Mặc quần áo gọn gàng,đi dày hoặc dép có quai hậu,có khoá cài để không rơi.
-Vài HS nhắc lại.
-Nghe dặn
AN TOÀN GIAO THÔNG:
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP,XE MÁY (Tiết 2)
I)Mục tiêu:
1.Kiến thức:HS biết những quy định khi ngồi trên xe đạp,xe máy.
-HS mô tả đựợc các động tác khi lên,xuống và ngồi trên xe đạp,xe máy.
2. Kĩ năng: -HS thể hiện thành thạo các động tác lên,xuống xe đạp,xe máy.
-Thực hhiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
3.Thái độ: -HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên .
-Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II)Chuẩn bị: Phiếu hcj tập ghi các tình huống của hoạt động 3.
III)Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A) KTBC: YC HS nhắc lại bài học ở Tiết 1
B) Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Ta tiếp tục học tiết 2.
2/ Thực hành trò chơi:
-GV chia lớp làm 6 nhóm nhỏ .Nhóm 1,2 3
thảo luận câu 1. Nhóm 4,5 6 thảo luận câu 2.
-Tình huống 1: Em được bố đèo em đến trường bằng xe máy.Em hãy thể hiện các động tác lên xe ,ngồi trên xe và xuống xe(Lấy ghế giả làm xe)
-Tình huống 2:Mẹ em đèo em đến trường bằng xe đạp,trên đường đi gặp bạn cùng lớp được bố đèo bằng xe máy.Bạn vẫy gọi em bảo đi nhanh đến trường để chơi.Em thể hiện thái độ và động tác ntn?
3/KL:Các em cần thực hiện đúng những động tác và những quy định khi ngồi trên xe để bảo đảm an toàn cho bản thân
4/Củng cố dặn dò:
-Khi đi trên xe đạp ,xe máy chúng ta cần chú ý điều gì?
-Dặn HS thực hiện tốt bài học. Ôn tập lại các bài đã học
-Vài HS nhắc lại bài học
-Các nhóm thảo luận theo tình huống đã phân công.
-Đại diện nhóm trình bày cách thể hiện bằng những hình thuwcs khác nhau.
-Các nhóm nhận xét,bổ sung ý kiến.
-HS thực hiện theo tình huống(Leo lên xe hoặc xuống xe )
-Em khồng được bỏ tay vẫy lại hoặc vung chân bảo mẹ đi nhanh hơn.
-Vài HS nhắc lại.
-HS trả lời
-Nghe dặn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_thu_12_nam_hoc_2010_2011.doc