Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 đến 30

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 đến 30

Tập đọc

 Tôm Càng và Cá Con (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu Nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 (hoặc câu hỏi: Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con).

 2. Kỹ năng : Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.

 3. Thái độ : BVMT: Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống. (trực tiếp)

 KNS: Biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Duy trì tình bạn – Biết bảo vệ bản thân.

 Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân – Ra quyết định – Thể hiện sự tự tin.

II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 225 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
 Tôm Càng và Cá Con (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu Nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 (hoặc câu hỏi: Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con). 
 2. Kỹ năng : Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
 3. Thái độ : BVMT: Bảo vệ nguồn nước, môi trường tự nhiên cho muôn vật có nơi sinh sống. (trực tiếp) 
 KNS: Biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Duy trì tình bạn – Biết bảo vệ bản thân.
 Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân – Ra quyết định – Thể hiện sự tự tin.
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’)Bé nhìn biển.
- HS đọc bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Tôm Càng và Cá Con. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (28’) Luyện đọc 
Mục tiêu : HS đọc đúng, lưu loát các từ khó, ngắt nghỉ đúng các từ .
Phương pháp : Vấn đáp, giảng giải, thực hành.
- GV đọc mẫu lần 1. 
- HS đọc từng câu. 
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
- Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn sau đó hỏi: Bài tập đọc này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc bài, nếu HS ngắt giọng sai thì chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Hướng dẫn HS đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
- Hướng dẫn HS đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
- Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
- Bánh lái có tác dụng gì?
- Đoạn này, Cá Con kể với Tôm Càng về tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các em cần thể hiện sự tự hào của Cá Con.
- HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3.
- Đoạn văn này kể lại chuyện khi hai bạn Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm, các em cần đọc với giọng hơi nhanh và hồi hộp nhưng rõ ràng.
Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- 1 HS đọc lại đoạn 3.
- HS đọc đoạn 4.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: (5’) Thi đọc 
Mục tiêu : HS đọc trơn và miêu tả đúng giọng nhân vật .
Phương pháp : Thi đua.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2 , 3 .
- Nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.
- Đọc đồng thanh
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
- Quan sát, theo dõi.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết 
- HS tìm và phân tích các từ khó : óng ánh, nắc nỏm, ngắt, quẹo, biển cá, uốn đuôi, đỏ ngầu, ngách đá, áo giáp,
- 5 đến 7 HS đọc,cả lớp đọc đồng thanh.
- Dùng bút chì để phân chia đoạn 
+ Đoạn 1: Một hôm  có loài ở biển cả.
+ Đoạn 2: Thấy đuôi Cá Con  Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
+ Đoạn 3: Cá Con sắp vọt lên  tức tối bỏ đi.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để rút ra cách đọc đoạn 1.
- Luyện đọc câu: 
Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
Chúng tôi cũng sống ở dưới nước/ như nhà tôm các bạn.// Có loài cá ở sông ngòi,/ có loài cá ở hồ ao,/ có loài cá ở biển cả.// (giọng nhẹ nhàng, thân mật?)
- 1 HS khá đọc bài.
- Nghĩa là khen liên tục, không ngớt và tỏ ý thán phục.
- Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi. (HS quan sát mái chèo thật, hoặc tranh minh hoạ)
- Bánh lái là bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động (hướng đi, di chuyển) của tàu, thuyền.
- Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
- 1 HS đọc lại bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện ngắt giọng 
- Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
- HS đọc đoạn 3.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3.
Tập đọc
 Tôm Càng và Cá Con (tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ:(3’) Tôm Càng và Cá Con ( Tiết 1 )
- GV cho HS đọc toàn bài
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu:Tôm Càng và Cá Con (Tiết 2 )
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu bài 
Mục tiêu : HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện .
Phương pháp : Vấn đáp, giảng giải.
- Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1, 2.
- Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
- Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng ntn?
- Cá Con làm quen với Tôm Càng ntn?
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
- Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con.
- Tôm Càng có thái độ ntn với Cá Con?
- Gọi 1 HS khá đọc phần còn lại.
- Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
- Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
v Hoạt động 2: (10’) Kể chuyện.
Mục tiêu : HS biết kể chuyện .
Phương pháp : Vấn đáp, kể chuyện .
- HS thảo luận theo câu hỏi: 
- Con thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
- Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
- Gọi HS lên bảng chỉ vào tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Gọi HS đọc lại truyện theo vai.
- Con học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại truyện 
- Chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
- Hát
- HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc.
- Tôm Càng đang tập búng càng.
- Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình: “Chào bạn. Tôi là cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn”
- Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
- Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phải, quẹo trái, uốn đuôi.
- Tôm Càng nắc nỏm khen, phục lăn.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.
- Tôm Càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. (Nhiều HS được kể.)
- HS phát biểu.
- Tôm Càng rất dũng cảm./ Tôm Càng lo lắng cho bạn./ Tôm Càng rất thông minh./
- 3 đến 5 HS lên bảng.
- Mỗi nhóm 3 HS (vai người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con).
- Dũng cảm, dám liều mình cứu bạn.
Toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6
 Biết thời điểm, khoảng thời gian.
 Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
 2. Kỹ năng : Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
 3. Thái độ : Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Mô hình đồng hồ. 
 - Học sinh : SGK, vở, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Thực hành xem đồng hồ.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (27’) Giúp HS lần lượt làm các bài tập.
Mục tiêu : HS đọc được giờ, phút trên đồng hồ và nắm được thời điểm hoạt động trong ngày .
Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, thực hành .
+ Bài 1:
- Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
- Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
- Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
 + Bài 2: HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”.
- So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
- Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn:
- Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
- Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ?
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học.
- Chuẩn bị: Tìm số bị chia.
- Hát
- HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Bạn nhận xét.
- HS xem tranh vẽ.
- Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đế ...  3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẻ 2. 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Mục tiêu : HS nắm được khoảng cách, cách nối nét, ý nghĩa câu ứng dụng.
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, giảng giải.
* Giới thiệu câu: Mắt sáng như sao.
- Giải nghĩa từ Mắt sáng như sao : Tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng . 
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Mắt lưu ý nối nét M và ắt.
- HS viết bảng con: Mắt 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: (12’) Viết vở
Mục tiêu : HS viết đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày cẩn thận, sạch đẹp.
Phương pháp : Thực hành.
* GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Chữ hoa N ( kiểu 2).
- Hát
- HS viết bảng con.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- M, g, h : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s : 1,25 li
- a, n, ư, o : 1 li
- Dấu sắc (/) trên ă và a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Ôn tập
 Chính tả : Xem truyền hình
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe và viết lại đúng, biết trình bày đoạn văn từ “Chưa đến 7 giờđồi trọc” 
 2. Kỹ năng : HS viết đúng các từ khó, nhanh, ít sai lỗi chính tả.
 3. Thái độ: GD HS viết nắn nót, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2.Bài mới : (1’) Giới thiệu: Xem truyền hình. 
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu nội dung đoạn viết
ŸMục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn viết và cách trình bày viết đúng chính tả
ŸPhương pháp : Trực quan, vấn đáp, thực hành 
- GV đọc đoạn văn cần viết 
- Chưa đến 7 giờ, nhà chú La như thế nào? 
- Tối hôm ấy, mọi người xem được những gì trên ti vi?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Có mấy chữ viết hoa?
- Cho HS nêu từ khó 
v Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn viết chính tả 
ŸMục tiêu : HS nghe viết đúng đầu bài và đoạn “Chưa đến 7 giờ .đồi trọc”
ŸPhương pháp : thực hành 
- GV đọc cả câu- nhóm từ (3 lần) 
- GV đọc cho HS dò 
- GV cho HS sửa lỗi, thống kê
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- GV chấm một số vở – Nhận xét
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lắng nghe
- Nhà chú La đã chật ních người
- Xem xã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông.
- Đoạn văn có 5 câu.
- 8 chữ (đầu câu và sau dấu chấm) 
1 chữ viết hoa là tên riêng
- Chật ních, háo hức, trong trẻo, đồi trọc
- Viết các từ khó vào bảng con.
- Nghe và viết lại bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
Thủ công
 Làm vòng đeo tay (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách làm vòng đeo tay.
 2. Kỹ năng: Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
 Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
 3. Thái độ : Giáo dục HS thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
 Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước.
 - Học sinh : Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Làm vòng đeo tay (tiết 1)
-HS nêu lại các bước làm vòng đeo tay.
-Nêu kích thước của những nan giấy cần chuẩn bị.
-Nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: (7’) Ôn lại cách làm vòng đeo tay.
Mục tiêu: HS biết cách làm vòng đeo tay bằng
giấy
 Phương pháp: Quan sát
- HS nêu lại từng bước thực hiện
- Nhận xét và lưu ý HS những chỗ khó.
Hoạt động 2: (15’) Tổ chức cho HS thực hành làm vòng đeo tay.
Mục tiêu: Làm được vòng đeo tay.
 Phương pháp: Quan sát, thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV lưu ý HS : Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô.
- Khi HS thực hành, GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: (5’) Đánh giá sản phẩm của HS.
Mục tiêu: Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc 
vòng đeo tay do mình làm ra.
 Phương pháp: Nhận xét, đánh giá
- GV cho các nhóm trình bày sản phẩm của các nhóm, cả lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
5. Tổng kết- Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học, nhận xét về sự chuẩn bị của HS, tinh thần học tập của HS, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS.
- Dặn dò HS tuần sau mang theo giấy thủ công, chỉ, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ để học bài: Làm con bướm.
- Hát
- HS nêu lại các bước thực hiện làm vòng đeo tay.
-Nhắc lại tựa bài.
+Bước 1:Cắt thành các nan giấy
+Bước 2: Dán nối các nan giấy
+Bước 3: Gấp các nan giấy
+Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- HS thực hành làm vòng đeo tay theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Cả lớp cùng tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm.
TUẦN 30
Toán
Ôn tập 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố các phép tính cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) trong phạm vi 1000.
 Ôn đơn vị đo: mm, cm, dm, m, km, giải toán đơn, nhận dạng hình. 
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : HS ham thích học Toán, rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ
 - Học sinh : Vở
III. Bài ôn :
* Bài 1 : Điền số.
 7dm = .. cm 1000 mm = .. m
 8m1dm = .. dm 1km =  m
 9cm3mm =  mm 80m =  dm
 6cm =  mm 20dm =  cm
* Bài 2 : Đặt tính rồi tính:
 326 + 251 243 + 423
 220 + 405 624 + 243
 334 + 425 131 + 114
* Bài 3 : Một trường tiểu học ở khối lớp Một có 421 học sinh, khối lớp Hai có nhiều hơn khối lớp Một 132 học sinh. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
* Bài 4 : Hình bên có: 
 . hình tam giác
 . hình tứ giác
Chính tả
Quả măng cụt
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe - viết chính xác và biết trình bày bài: Quả măng cụt đoạn từ “ Quả măng cụt.. như hoa bưởi” . 
 2. Kỹ năng : HS viết đúng, ít sai lỗi chính tả.
 3. Thái độ : Giáo dục HS viết nắn nót, cẩn thận, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới: (1’) Giới thiệu: 
- Quả măng cụt
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu nội dung bài.
 Ÿ Mục tiêu : HS nắm được nội dung đoạn viết và cách trình bày bài.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
- GV đọc mẫu đoạn viết
- Hình dáng bên ngoài quả măng cụt như thế nào?
- Ruột quả măng cụt màu gì?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Có mấy chữ viết hoa?
- Nêu từ khó
v Hoạt động 2: (20’) Viết bài vào vở
 Ÿ Mục tiêu: HS viết đúng, trình bày bài sạch, đẹp.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- GV đọc cả dòng thơ – đọc 3 lần
- GV đọc cho HS dò bài
- Gv cho HS sửa lỗi.
- Thống kê
4. Củng cố – Dặn dò: (3’) 
- GV chấm 1 số vở - nhận xét
- Về nhà viết lại các từ sai.
- Hát
- HS lắng nghe.
- Tròn như quả cam, màu tím sẫm ngả sang đỏ, cuống to và ngắn.
- Ruột măng cụt trắng muốt như hoa bưởi.
- 3 câu.
- 3 chữ viết hoa
- tím sẫm, cuống, quanh, tách, ruột, trắng muốt
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết vào vở
- HS dò lại bài
- Đổi vở sửa lỗi
Luyện từ và câu
Ôn tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố từ ngữ về Bác Hồ, cách đặt câu và trả lời câu hỏi có cụm từ “để làm gì?” 
 2. Kỹ năng : HS đặt câu đúng ngữ pháp và chọn câu trả lời đúng.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : các câu hỏi
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
 Bài ôn : 
 Khoanh trước câu trả lời đúng:
 Bài 1 : Từ ngữ nào nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: 
Biết ơn
Yêu thương
Yêu kính
Bài 2: Từ ngữ nào nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ
yêu thương, quan tâm
lo lắng, chăm sóc
kính trọng, tôn kính
 Bài 3: Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi để làm gì?
Mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi
Người ông mang về nhà bốn quả đào để cho vợ và các cháu.
Bữa cơm chiều hôm ấy ông và các cháu cùng ngồi nói chuyện.
Bài 4 : GV cho HS quan sát tranh rồi đặt và trả lời câu hỏi :
Các bạn đang làm gì ?
+ Các bạn đang dâng hoa trước tượng đài Bác.
+ Các bạn thiếu nhi đang dâng hoa để nhớ ơn Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_26_den_30.doc