Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Tiết 2+ 3: Tập đọc:

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.

 I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rõ lời nhân vật trong chuyện.

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi con người, chớ kiêu căng, xem thường người khác.

- Giáo dục HS phải biết bình tĩnh và không khinh bỉ người khác.

* HS yếu ủoùc ủuựng moọt soỏ caõu ngắn trong ủoaùn vaờn.

* GDKN sống :

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định.

- Ứng phó với căng thẳng.

II/ Đồ dùng dạy học:

 

doc 54 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22:
Từ ngày 24/01/2011 đến ngày 28/01 /2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
TL
Đồ dùng dạy học.
 Hai
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Một trí khôn hơn trăm trí khôn (T1)
Một trí khôn hơn trăm trí khôn (T2)
 Kiểm tra.
Tranh;bảng phụ
Tranh;bảng phụ
Bảng phụ
Chiều
5
6
7
TC Toán
Thể dục
Thể dục.
Luyện tập.
Bảng phụ
 Ba
Sáng
1
2
3
4
Toán
K. chuyện
Đạo đức
Chính tả
Phép chia. 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( Tiết 2)
( Nghe viết): Một trí khôn hơn 
Bảng phụ.
Bảng phụ.
Thẻ
Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
Luyện đọc : Cò và Cuốc.
Phép chia.
Luyện viết : Một trí khôn hơn.
SGK; bảng phụ.
VBT; Bảng phụ
Vở ; Bảng phụ 
 Tư
Sáng
1
2
3
4
Tập đọc Toán
Mĩ thuật
Âm nhạc
Cò và Cuốc.
Bảng chia 2 
Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm 
Bảng phụ ;...
Bảng phụ.
Tranh HD. 
Chiều
SHNK : Múa hát tập thể ; Trò chơi dân gian.
Năm
Sáng
1
2
3
4
LT& câu
Toán
TNXH
Tập viết
Từ ngữ về chim chóc. Dấu chấm,
Một phần hai 
Cuộc sống xung quanh (tiếp theo) 
Chữ hoa S
Bảng phụ;
Bảng phụ.
Tranh SGK,.
Chữ s mẫu.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
TN về loài chim. dấu chấm, dấu 
Một phần hai.
Luyện viết : Chữ hoa S.
Vở; Bảng phụ.
VBT;Bảng phụ.
Vở ; Bảng phụ.
Sáu
Sáng
1
2
3
4
TLV
Toán
Thủ công
Chính tả
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về chim. Luyện tập 
Gấp cắt, dán phong bì (T2)
( Nghe viết ) : Cò và Cuốc. 
 Bảng phụ,
Bảng phụ.
Giấy màu, kéo..
 Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TC Toán
TCTV
Sinh hoạt
Luyện tập 
Tả ngắn về loài chim. 
Sinh hoạt cuối tuần 22.
VBT.
Vở.
Kí duyệt : Bờ Y, ngày 23 tháng 01 năm 2011
 Người lập :
 Buứi Thũ Tuyeõn.
Ngày soạn: Chủ nhật, 23 tháng 01 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 24 tháng 01 năm 2011.
Tiết 1 : Chào cờ.
Tiết 2+ 3: Tập đọc:
một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rõ lời nhân vật trong chuyện.
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi con người, chớ kiêu căng, xem thường người khác.
- Giáo dục HS phải biết bình tĩnh và không khinh bỉ người khác. 
* HS yếu ủoùc ủuựng moọt soỏ caõu ngắn trong ủoaùn vaờn.
* GDKN sống : 
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- ứng phó với căng thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 31.
- Bảng phụ viết câu văn khó.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1: (45’)
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 3HS đọc thuộc lòng bài thơ " Vè chim "và trả lời câu hỏi về nội dung.
2/ Dạy bài mới: 40’)
a/ Giới thiệu bài:
- GV dùng tranh SGK / 31 giới thiệu và ghi đề lên bảng - HS nhắc lại
b/ Luyện đọc:
*GVđọc mẫu toàn bài.
*Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV theo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai lỗi phát âm cho HS.
 Đọc từng đoạn trrước lớp:
- HS đọc cá nhân từng đoạn:( 2-3 lượt; Tập trung vào HS khá- giỏi)
- Hướng dẫn HS đọc một số câu cần ngắt nghỉ và nhấn giọng một số từ .VD :
+ Chợt thấy một người thợ săn, / chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.// 
+ Chồn bảo Gà Rừng:"Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình"// 
 Đọc từng đoạn trong nhóm:
 HS lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm, các bạn khác nhận xét, góp ý.
 Thi đọc giữa các nhóm : 
- Các nhóm thi đọc đồng thanh: 4 nhóm đọc 4 đoạn. 
- Đại diện các nhóm thi đọc, mỗi em đọc 2 đoạn. 
Tiết 2: (35’)
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 15’)
- 1 HS giỏi đọc to đoạn 1. Cả lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi 1 SGK/ 32.
- GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ :"ngầm"
- HS đọc thầm đoạn 2- 2 em đọc to và trả lời câu hỏi 2 SGK/ 32.
+ Giải nghĩa từ : "cuống quýt ".
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3- 2 hs đọc to và trả lời câu hỏi 3 SGK/ 32
+ Giải nghĩa từ : " Đắn đo, thình lình "
- 1HS giỏi đọc đoạn 4; cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4 SGK/ 32
- HS đọc thầm cả bài và chọn một tên khác cho câu chuyện ( câu 5 SGK/ 32)
+ GV viết những gợi ý như SGK lên bảng.
+ HS thảo luận nhóm đôi để chọn tên cho câu chuyện.
*Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc thầm cả bài - 1em đọc to và trả lời câu hỏi sau:
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
 Nội dung ( đã nêu ở phần mục đích yêu cầu )
d/Luyện đọc lại: (17’)
 HS thi đọc chuyện phân vai : mỗi nhóm 3 em đóng 3 vai thi đọc ( người dẫn chuyện, Gà Rừng, Chồn ) đọc đúng lời của nhân vật. 
e/ Củng cố- dặn dò: ( 3’)
H: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? 
- GV giáo dục HS bình tĩnh, thông minh để chiến thắng kẻ thù.
- Cho HS đọc bài Chim rừng Tây Nguyên; HD cách đọc bài và dặn HS về nhà đọc bài và tìm hiểu nội dung bài.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 4: Toán:
Kiểm tra
I.Mục tiêu:
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 - Tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính.
- Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
I/ Đề bài:
Câu 1: Chuyển các tổng sau thành tích 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 4 + 4+ 4 +4 + 4 =
 5 + 5 +5 = 3 + 3 = 
Câu 2 : Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính:
 4 x 2 = 3 x 5 = 
 2 x 4 = 5 x 3 =
 Câu 3 : Tính 
 2 x 5 = 3 x 7 = 
 4 x 5 = 	 5 x 4 = 
 3 x 6 = 4 x 9 = 
 5 x 5 = 4 x 8 = 
 Câu 4 : Tính 
 3 x 9 + 18 = 4 x 8 - 19 = 
 Câu 5 : Mỗi bao gạo có 5 kg gạo . Hỏi 4 bao gạo như thế có tất cả bao nhiêu ki -lô- gam ?
 Câu 6 : Điền dấu + hay dấu x vào chỗ chấm .
 5 ... 5 = 25 5 ... 3 = 8
 5 ...5 = 10 5 ...3 = 15
II/ Biểu điểm chấm:
Câu 1 : 2 điểm, tính đúng mỗi phép tính được 0,5.
Câu 2: 2 điểm, tính đúng mỗi phép tính và có kết luận được 0, 5.
Câu 3: 2 điểm, mỗi phép tính đúng được 0,25.
Câu 4: 1 điểm, mỗi phép tính thực hiện đúng và tính đúng, được 0,5.
Câu 5: 2 điểm, trình bày đủ 4 bước của bài giải và sạch - đẹp được 2 điểm.
Câu 6: 1 điểm, điền đúng mỗi dấu được 0, 25
Tiết 5: Tăng cườngToán :
LUYệN TậP 
I. Muùc tieõu: Giuựp HS cuỷng coỏ veà:
- Ghi nhụự veà caực baỷng nhaõn ủaừ hoùc baống việc thửùc haứnh pheựp tớnh vaứ giaỷi caực baứi toaựn.
- Tớnh ủoọ daứi ủửụứng gaỏp khuực.
II. Caực hoaùt ủoọng daùy – hoùc: (40’)
1. HDHS luyện tập: ( 37’)
Bài 1: Tính nhẩm( kết quả các phép tính trong các bảng nhân đã học)
- Goùi HS yeỏu nêu keỏt quả.
- GV- Cả lớp nhận xét - sửa sai.
Bài 2: Tính( Tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS laứm bài sau đó cho HS làm bài vào vở. 
- GV theo dõi- giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng.
- Gọi HS lên làm bài trên bảng.
- GV nhận xét. 
Bài 3: Giải toán có một phép tính trong các bảng nhân đã học.
- Goùi HS ủoùc yeõu caàu.
- HDHS tỡm hieồu baứi toaựn vaứ giaỷi baứi toaựn.
- Cho HS laứm baứi vaứo vụỷ và trình bày miệng bài làm.
Bài 4: Tớnh ủoọ daứi ủửụứng gaỏp khuực với độ dài cho sẵn.
- GV vẽ lên bảng đường gấp khúc lên bảng.
- Cho HS trình bày miệng bài làm sau đó làm bài vào vở.
- GV theo dõi- HD HS trình bày bài làm vào vở.
2. Củng cố – dặn dò:( 3’)
- Hệ thống lại bài học.
- HD và dặn hs tìm hiểu trước nội dung bài Phép chia để tiết sau học.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: Chủ nhật, 23 tháng 01 năm 2011
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 25 tháng 01 năm 2011.
Tiết 1: Toán: 
phép chia
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
 ( BT cần làm: Bài 1, 2)
- Ham thích học toán, rèn tính cẩn thận.
* HS khá- giỏi chủ động được trong thực hành. 
 II /Đồ dùng: 6 ô vuông bằng nhau.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (45’)
1. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV nhận xét bài kiểm tra hôm trước.
2.Bài mới: (40’)
a. HD HS hình thành phép chia: 
* Nhắc lại phép nhân:
- GV gắn mỗi lần 3 hình vuông lên bảng, gắn 2 lần như vậy thành hai phần.
H: Mỗi lần lấy mấy ô vuông? Lấy tất cả mấy lần?
H: Mỗi phần có mấy ô vuông ? Hai phần có mấy ô vuông.
- HS viết phép tính lên bảng con- 1 em lên bảng viết : 2 x 3 = 6
* Giới thiệu phép chia cho 2:
- GV kẻ một vạch ngang ở dưới để chia 6ô vuông thành 2 phần.
H: Có tất cả mấy ô vuông? 
H: 6 ô vuông được chia thành mấy phần ? Hai phần đó như thế nào?
H: Mỗi phần có mấy ô vuông ?
- GV rút ra phép tính chia và ghi lên bảng : 6 : 2 = 3.
- GVgiới thiệu dấu chia ( : )
- HS đọc phép tính chia trên.
* Giới thiệu phép chia cho 3.
- GV sử dụng 6ô vuông ở trên để hướng dẫn hs lập phép chia cho 3 :
H: 6 ô được chia đều cho mỗi phần mấy ô ? Có mấy phần như vậy ?
- GV rút ra phép chia và ghi bảng : 6 : 3 = 2.
* Hướng dẫn hs nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
H : Mỗi phần có mấy ô ? 2 phần có mấy ô ?
H: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy ô ?
H: 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được mấy phần ?
H: Từ một phép nhân có thể lập được mấy phép chia?
* GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b/ Thực hành: (SGK/107) 
Bài 1: Cho phép nhân, viết hai phép chia( theo mẫu) 
- GV hướng dẫn mẫu. 
- HS quan sát tranh SGK và làm vào bảng con, mỗi tổ làm một câu.
- 3 em đại diện cho 3 tổ lên bảng làm 3 phép tính.(HS TB)
H: Dựa vào đâu mà viết được hai phép chia?
Bài 2 : Tính.
 HS làm bài cá nhân vào vở. 
3. Củng cố- Dặn dò: ( 3’)
H: Để viết được phép chia thì dựa vào đâu?
H: Một phép nhân có thể viết được mấy phép chia?
- Cho HS đọc trước bảng chia 2 và dặn HS về nhà học thuộc và tìm hiểu trước bài bảng chia 2.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 2: Kể chuyện: 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết đặt tên cho từng đoạn truyện.( BT1) 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện( BT2)
- Giáo dục HS biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.
* HS yếu dựa vào tranh kể đuợc 1 đoạn theo gợi ý của giáo viên; HS khá- giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT3)
* GDKN sống : 
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- ứng phó với căng thẳng.
 II. Các hoạt động dạy học: (40’)
 1.Bài cũ: ( 5’) 4 HS nối tiếp kể lại câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
 2.Bài mới: (33’)
a/ Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu trực tiếp- ghi đầu bài lên bảng.
b/ Hướng dẫn HS kể chuyện: 
Bài 1. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện: 
- GV giải thích cách đặt tên.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
- 2 HS đọc mẫu tên cho mỗi đoạn.
- HS thảo luận theo cặp để đặt tên cho đoạn 3 và 4.
- Nhiều em nối tiếp nhau đặt tên cho đoạn 3 và 4 - GV ghi lên bảng lớp.
- HS yếu nhìn bảng đọc lại tê ... ớng dẫn viết chính tả: ( 20- 22’)
-3 HS đọc bài viết SGK/ 37. 
H: Bài viết nói chuyện gì? 
*Viết bảng con:
H: Những chữ nào các em thấy khó viết?
- HS nghe viết vào bảng con các chữ khó . GV rèn HS yếu viết đúng từ.
* Viết chính tả vào vở:
H: Đối với thể loại văn xuôi khi xuống dòng phải viết như thế nào?
H: Các câu nói của Cò và Cuốc đặt sau những dấu câu nào?
H: Cuối các câu trả lời trên có dấu gì?
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết - tư thế ngồi viết - cách đặt vở ...
- GV đọc mỗi câu 3 lần - HS nghe viết vào vở. 
- GV giúp 2 HS yếu viết đúng và biết cách trình bày hai câu. 
* Chấm , chữa bài:
- GV đọc lại toàn bài chậm rãi cho HS dò bài. 
- GV đọc lần 2 đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho hs soát lỗi.
- HS đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra lỗi lẫn nhau. 
- GV kết hợp thu chấm 10 bài - Nhận xét.
c/ Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:( 8-10’)
Bài 2a: Tìm những tiếng có thể ghép được với những tiếng sau: riêng, giêng ; - dơi, rơi ; - dạ, rạ.
 HS làm bài vào bảng con, 3 em lên bảng làm.
(Lời giải: ăn riêng, ở riêng/ tháng giêng;loài dơi/ rơi vãi,rơi rụng;sáng dạ/ rơm rạ)
Bài 3b: Thi tìm nhanh các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. 
 HS thi đua nêu miệng theo từng tổ(xong thanh hỏi mới chuyển sang thanh ngã)
 3 Củng cố - Dặn dò: ( 2-3’)
 HS nhắc lại bài viết và dặn HS hoàn thành BT2b và bài 3a vào buổi chiều.
 * GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Toán:
luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 2. 
- Biết giải toán có một phép chia trong bảng chia 2.
- Biết thực hành chia một nhóm đố vật thành hai phần bằng nhau.
- Ham mê học toán, rèn tính cẩn thận
 ( BT cần làm: Bài 1, 2, 3, 5)
 *HS yếu làm bài 1,2, 3.
II/ Đồ dùng: 
 Tranh bài tập 5 SGk/ 111.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4-6’):
- 2HS yếu làm bài 2SGK/ 110. 
- Một số hs đọc thuộc bảng chia 2.
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài( 1’): GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 
b/ Hướng dẫn luyện tập: ( 30- 32’)( SGK / 111)
Bài 1:Tính nhẩm.( Kết quả một số phép tính trong bảng chia 2.) 
- HS nêu miệng kết quả theo cá nhân ( chú ý nhiều đến hs yếu )
H: Ai có nhận xét gì về bài tập này?
H: Vậy đây là bảng chia nào?
Bài 2: Tính nhẩm.
-Từng cặp hs nêu kết quả của phép nhân và phép chia ở mỗi cột,4 cặp làm 4cột .
H: Ai có nhận xét gì các phép tính ở mỗi cột trong bài này ?( dựa vào phép nhân để tính được kết quả của phép chia .
Bài 3: Giải toán.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải bài toán .
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp .
H: Đây là bài toán giải thuộc dạng nào ?
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân; GV giúp đỡ HS yếu.
- 1 em lên bảng giải .
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 5 : Hình nào có 1/ 2 số con chim đang bay . 
- HS quan sát tranh sgk rồi thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu bài tập .
- Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày trước lớp .
H: Ai có nhận xét về bài này ?
3.Củng cố- Dặn dò: ( 2-3’) 
- GV hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập. 
- Cho HS đọc lại bảng chia 2 và dặn HS về nhà tìm hiểu các thành phần trong phép chia. 
 * GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Thủ công: 
Gấp, cắt, dán phong bì ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết gấp, cắt, dán được phong bì (mép gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng). Phong bì có thể chưa cân đối .
- HS hứng thú học tập và khéo tay hay làm để sử dụng.
* HS khá- giỏi biết gấp, cắt, dán được phong bì (mép gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng)
II/Đồ dùng dạy học:
GV:hình mẫu, tranh quy trình gấp, cắt, dán .
HS: giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ .
 III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:( 2-3’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài ( 1’): GV dùng lời giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng.
b/ Hướng dẫn từng hoạt động:( 25- 27’)
Hoạt động 1: 
- HS nhắc lại quy trình làm phong bì . 
Bước 1: Gấp phong bì .
Bước 2: Cắt phong bì .
Bước 3: Dán phong bì .
Hoạt động 2: Thực hành.
- HS thực hành gấp, cắt và dán phong bì.
- GV quan sát và giúp đỡ một số em còn lúng túng .
- HS trưng bày sản phẩm , GV chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương .
- Đánh giá sản phẩm của HS.
3. Nhận xét - Dặn dò: ( 2- 4’).
- GV nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS.
- Chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau.
Tiết 4: Tập làm văn :
đáp lời xin lỗi; Tả ngắn về loài chim
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản.( BT1, 2)
- Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.( BT3)
* HS yếu bước đầu biếp đáp lời xin lỗi( BT1, 2)
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ BT1.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: ( 4-5’)
 GV kiểm tra2 cặp nói và đáp lại lời cảm ơn theo 3 tình huống ở bài tập 2( TLV-tuần 21)
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:(1-2’) GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài .
b/ Hướng dẫn làm bài tập:( 28-30’)
Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây.
- HS quan sát tranh SGK và đọc thầm lời nhân vật.
- GV hỏi : Nội dung tranh vẽ gì ?( 1 hs nêu nội dung tranh )
- HS đóng vai theo từng cặp nói và đáp lời xin lỗi phù hợp.
- Một số cặp thực hành trước lớp : 1 em nói lời xin lỗi, em kia đáp lại.
- GVhỏi:
+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào ?
* GV kết luận về cách nói và đáp lại lời xin lỗi phù hợp.
Bài 2: Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thé nào ? 
- 1 hs nêu yêu cầu và 4 tình huống trong SGK.
- 1 cặp thực hành mẫu nói lời xin lỗi và đáp lại lời xin lỗi theo tình huống1.
VD: HS1: Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút ....
 HS2: Bạn cứ đi / Mời bạn ./ Xin mời ...
- Lần lượt nhiều cặp nói và đáp lời xin lỗi theo các tình huống còn lại .
Bài 3: Sắp xếp thứ tự các câu tả con chim gáy để tạo thành một đoạn văn.
- 1hs đọc yêu cầu và các câu tả chim gáy.
- GV hướng dẫn hs sắp xếp các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh hợp lí.
- HS làm bài viết vào vở.
+ Lời giải thứ tự các câu sắp xếp đúng là: b - a - d - c .
- HS đọc bài viết của mình ( một số em khá ).
- GV phân tích lời giải:
+ Câu b là câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy .
+ Câu a- tả hình dáng.
+ Câu d- tả hoạt động.
+ Câu c- là câu kết. 
3/Củng cố - dặn dò: ( 2-4’)
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- 1 HS đọc mẫu tình huống a trong SGK dặn HS về nhà tập nói lời đáp của em trong tình huống b và c trong SGK trang 49. Học thuộc nội quy của lớp.
* GV nhận xét giờ học. 
 Tiết 5: Toán:
luyện tập 
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố và rèn kĩ năng:
- Vận dụng bảng chia 2. 
- Giải toán có một phép chia trong bảng chia 2.
- Thực hành chia một nhóm đố vật thành hai phần bằng nhau.
*HS yếu làm bài 1, 2, 3.
II/ Đồ dùng: Bảng phụ.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ ( 4-5’):
 Một số hs đọc thuộc bảng chia 2.
2. Bài mới :
a/ Giới thiệu bài( 1’): GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 
b/ Hướng dẫn luyện tập: ( 30- 32’)( VBT/ 24)
Bài 1:Tính nhẩm.( Kết quả một số phép tính trong bảng chia 2.) 
- HS nêu miệng kết quả theo cá nhân ( chú ý nhiều đến hs yếu )
H: Ai có nhận xét gì về bài tập này?
H: Vậy đây là bảng chia nào?
Bài 2: Tính nhẩm.
-Từng cặp hs nêu kết quả của phép nhân và phép chia ở mỗi cột,4 cặp làm 4cột .
H: Ai có nhận xét gì các phép tính ở mỗi cột trong bài này ?( dựa vào phép nhân để tính được kết quả của phép chia .
Bài 3: Giải toán.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải bài toán .
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp .
H: Đây là bài toán giải thuộc dạng nào ?
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân; GV giúp đỡ HS yếu.
- 1 em lên bảng giải .
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4 : Giải toán. ( Tiến hành tương tự như bài 3)
Bài 5 : Đánh dấu x vào hình có 1/2 số con vịt đang bơi. 
- HS quan sát tranh trong VBT rồi thảo luận nhóm để làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày KQ trước lớp .
H: Ai có nhận xét về bài này ?
3.Củng cố- Dặn dò: ( 2-3’) 
- GV hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập. 
- Cho HS đọc lại bảng chia 2 và dặn HS về nhà tìm hiểu các thành phần trong phép chia. 
 * GV nhận xét giờ học.
Tiết 6: 
Kiểm tra cuối tuần
I. Mục tiêu: 
* Toán: KT kĩ năng vận dụng các bảng nhân- chia đã học, kĩ năg giải bài toán có một phép tính chia và kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
* Tiếng Việt: 
- KT khả năng phân biệt r/ d/ gi, điền từ chỉ tên của loài chim vào câu thành ngữ.( BT 1, 2)
- Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4-5 câu về một loài chim mà em thích)( BT3 )
 HS yếu lài bài 1 bài 3 ( viết khoảng 1-2 câu về một loài chim)
 II. Đề bài:
 A.Toán:
Câu 1: Tính.
5 x 2 =	3 x 5 =
10 : 2 =	15 : 3 =
10 : 5 =	15 : 5 =
Câu 2: Có 10 quả cam xếp đều cho 2 đĩa. Hỏi mỗi đĩa có mấy quả cam?
Câu 3: Tô màu số 1/2 ô vuông ở mỗi hình sau: 
B. Tiếng Việt: 
Câu 1: Tìm những tiếng có thể ghép được với những tiếng sau: riêng, giêng ; dơi, rơi ; dạ, rạ 
Câu 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống sau:
 Đen như ...; Hôi như ... ; Nhanh như ... ; Nói như ....; Hót như ...
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4-5 câu về một loài chim mà em thích. 
Tiết 7: Sinh hoạt tuần 22
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá kế hoạch hoạt động trong tuần 22.
- Giúp HS nhận thấy được, khuyết điểm, có biện pháp khắc phục và đề ra đựơc kế hoạch tuần 23.
II/ Nội dung.
1/ Nhận xét đánh giá kế hoạch tuần qua:
*Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã có ý thức tự giác hơn trong học tập, về nhà có học bài và làm bài tập. Trong giờ học đã chú ý vào sự hướng dẫn của GV. 
- Một số em tiếp thu nhanh và năng nổ trong học tập.
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo sĩ số, trang phục đúng tác phong.
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân tương đối sạch.
* Tồn tại:
- Nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp chưa ổn định.
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
- Một số em đọc, làm toán còn quá yếu.
2/ Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt các mặt hoạt động đã đạt được trong tuần.
- Tiếp tục chỉnh đốn và rèn nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Kiểm tra đồ dùng dạy học, việc ghi chép bài theo tổ.
- Thi đua học tập giữa các tổ. 
- Rèn chữ viết qua việc ghi bài các môn học.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
3. Bình chọn bạn HS được cắm hoa điểm 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2010_2011_bui.doc