Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Thịnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Thịnh

TUẦN 21

Thứ hai

Tập đọc

Tiết 61, 62 BÀI: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

II/ Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch được toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3).

- GDHS biết bảo vệ các loài chim, các loài hoa để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa (SGK), một bông cúc trắng.

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc bài: Mùa xuân về và trả lời câu hỏi.

2/ Dạy bài mới:

a/ Giới thiệu bài: - Dùng tranh vẽ SGK.

 

doc 136 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai 
Tập đọc 
Tiết 61, 62 BÀI: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
II/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch được toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4, 5. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3).
- GDHS biết bảo vệ các loài chim, các loài hoa để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa (SGK), một bông cúc trắng.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 2 em đọc bài: Mùa xuân về và trả lời câu hỏi.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Dùng tranh vẽ SGK.
 TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ Luyện đọc: 
- Đọc mẫu toàn bài:
+ Đoạn 1: giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn ca và bông cúc.
+ Đoạn 2, 3: ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc trắng.
+ Đoạn 4: thương tiếc, trách móc khi nói về đám tang long trọng mà các chú bé dành cho chim sơn ca.
- H/dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- Theo dõi HS đọc bài.
- H/dẫn luyện đọc tiếng, từ khó
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Theo dõi, sửa sai cho HS.
- Y/c HS đọc lại từng đoạn.
- H/dẫn đọc câu văn dài, nhấn giọng ở các từ in đậm - nhận xét, sửa.
- H/dẫn giải nghĩa từ: Sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, lonh trọng (SGK).
+ Trắng tinh: trắng đều một màu, sạch sẽ.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
-Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở.
* Thi đọc giữa các nhóm:
- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
- Theo dõi cách đọc của GV.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc CN + ĐT các từ khó:
nở, lồng, lìa đời, héo lả, long trọng, xòe cánh
- Đọc từng đoạn nối tiếp.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc CN + ĐT câu văn dài.
+ Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.//
+ Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
- Đọc các từ được giải nghĩa cuối bài.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm theo dõi, nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét.
TIẾT 2
c/ H/dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lại từng đoạn trong bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
H/ (K) Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào? (Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn, là cả bầu trời xanh thẳm. Cúc sống tự do trên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xòe bộ cánh trắng đón nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi vẻ đẹp của mình).
- Y/c HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
H/ (TB) Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng).
H/ Tìm từ trái nghĩa với buồn thảm? (hớn hở, sung sướng, vui tươi). 
H/ (G) Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa? (Với chim hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng, nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát. Với hoa hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca).
H/ (TB) Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng? (Sơn ca chết, cúc héo tàn). 
H/ Em muốn nói gì với các cậu bé? (Đừng bắt chim, đừng hái hoa / Hãy để cho chim được tự do bay lượn, ca hát! Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời). 
d/ Luyện đọc lại: 
- Tổ chức cho HS thi đọc bài trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương.
- Đọc từng đoan trong bài.
- Suy nghĩ câu hỏi cuối bài.
- Từng em trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
3/ Củng cố - dặn dò: 
H/ Câu chuyện muốn nói điều gì? (Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đói xử với chúng vô tình như các cậu bé trong câu chuyện này).
- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS tiếp tục luyện đọc bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Toán 
 Tiết 101 BÀI: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 5. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán đúng, nhanh thành thạo.
- HS có tính cẩn thận, chính xác khi làm tính và giải toán.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: - 2 em đọc thuộc bảng nhân 5.
2/ Luyện tập: - H/dẫn HS làm một số bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Tính nhẩm
Y/c HS nhẩm, nêu kết quả; nhận xét và ghi bảng.
5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 2 =10 
5 x 4 = 20 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
5 x 5 = 25 5 x 6 = 30 5 x 10 = 50
Bài 2: Tính (theo mẫu):
- Viết bài mẫu lên bảng, y/c HS đọc.
Mẫu: 5 x 4 – 9 = 20 – 9
 = 11
- H/dẫn làm bài tập, nhận xét , củng cố lại cách thực hiện.
a) 5 x 7 – 15 = 35 - 15 b) 5 x 8 – 20 = 40 - 20
 = 20 = 20
c) 5 x 10 – 28 = 50 – 28
 = 22
Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán
- H/dẫn phân tích đề, tóm tắt.
- H/dẫn giải, nhận xét bài làm của HS, sửa chữa.
 Tóm tắt: Bài giải:
Mỗi ngày học: 5 giờ Mỗi tuần lễ Liên học số ngày là:
Mỗi tuần học: 5 ngày 5 x 5 = 25 (giờ)
Mỗi tuần học:giờ? Đáp số: 25 giờ.
* 1 em đọc y/c bài tập (TB).
- Cả lớp nhẩm.
- Từng em nêu kết quả (TB)
* 1 em đọc y/c bài tập (TB).
- Đọc bài mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 em lên bảng làm(K)
- Lớp nhận xét (G).
* 2 em đọc đề toán (K).
- Phân tích đề.
-Cả lớp giải toán vào vở.
- 1 em lên bảng làm (G).
- Lớp nhận xét, tìm lời giải khác (G).
3/ Củng cố - dặn dò:
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS tiếp tục đọc thuộc các bảng nhân đã học.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Đạo đức 
Tiết 21 BÀI: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I/ Mục tiêu:
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống đơn giản , thường gặp hằng ngày.
- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Phiếu bài tập cho hoạt động 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Mỗi khi nhặt được của rơi em phải làm gì? Vì sao?	
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b/ Hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, nêu nội dung.
- Nhận xét giới thiệu nội dung tranh và hỏi:
H/ Trong giờ học vẽ Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm?
- Nhân xét, kết luận: Muốn mượn bút chì của Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
*Hoạt động 2: Đánh hành vi
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ SGK và yêu cầu HS cho biết:
H/ Các bạn trong tranh đang làm gì?
H/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
- Nhận xét, kết luận: Việc làm ở tranh 2, 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ. Tranh 1 là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đò chơi của em để xem cũng phải nói cho tử tế chứ không được giằng đồ chơi của em như thế.
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
- Chia nhóm, giao việc.
- Theo dõi, nhắc nhở các nhóm làm việc.
- Nhận xét, kết luận ý đúng, giải thích thêm.
+ Đúng: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Quan sát tranh, nêu nội dung tranh (K,G).
- Nối tiếp nhau nêu phán đoán của mình trước lớp.
- Thảo luận theo nhóm đôi, làm bài tập 2 VBT.
- Từng em nêu nội dung từng tranh và giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
- Nhận phiếu bài tập, thảo luận theo nhón, dán kết quả lên bảng.
- Lớp nhận xét.
-Đọc ghi nhớ trong VBT.
3/ Củng cố - hướng dẫn HS thực hành ở nhà:
- GV hệ thống nội dung bài học.
- Yêu cầu HS cần thực hiện tốt nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi được giúp đỡ phù phù hợp với mọi tình huống.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Thể dục 
 Tiết 41 BÀI: ĐỨNG HAI CHÂN RỘNG BẰNG VAI HAI TAY ĐƯA RA TRƯỚC (SANG NGANG, LÊN CAO THẲNG HƯỚNG)
TRÒ CHƠI NHẢY Ô
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước (sang ngang lên cao thẳng hướng). Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Rèn kĩ năng tập luyện nhanh nhẹn
- HS tự giác trong giờ tập luyện.
II/ Địa điểm – phương tiện:
- Trên sân trường, còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung – yêu cầu
Định lượng
Hình thức tổ chức
1/ Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc – đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Vừa đi vừa xoay cổ tay, vai.
- Đứng xoay đầu gối, hông cổ chân.
- Ôn động tác của bài TDPTC.
- Trò chơi: Sút bóng.
2/ Phần cơ bản:
* Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước:
- Lần 1- 2: GV làm mẫu.
- Lần 3 – 6 cán sự lớp hô nhịp.
- Một số em thực hiện động tác đúng, đẹp trình diễn.
* Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa sang ngang:
- Lần 1 – 2 GV làm mẫu.
- Lần 3 – 6 cán sự lớp hô nhịp.
* Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao thẳng hướng:
- Lần 1 – 2 GV làm mẫu
- Lần 3 – 6 cán sự lớp hô nhịp.
* Trò chơi: Nhảy ô.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- HS chơi thử - Tiến hành chơi theo tổ.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
3/ Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét chung giờ học.
1 – 2 phút
70 – 80m
5 – 6 lần
1 – 2 phút
1 phút
1 lần
5 – 6 lần
5 – 6 lần
5 – 6 lần
6 - 8 phút
5 – 6 lần
4 – 5 lần
1 phút
1 – 2 phút
1 phút
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
 *
 * * * * *
 * * *
 * * GV *
 * * *
 * * *
 * * * * *
 *
 * * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
 GV
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Toán 
Tiết 102 BÀI: ... theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang, chống hông, đi nhanh chuyển sang chạy.
2/ Phần cơ bản:
- Đi nhanh chuyển sang chạy.
+ GV theo dõi, uốn nắn tư thế bàn chân của HS.
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Trò chơi:Nhảy đúng, nhảy nhanh
3/ Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
1 phút
1 – 2 phút
80 – 90m
1 phút
1 lần
(2 x 8 nhịp)
1 phút
2 lần (20m)
1 – 2 lần
1 – 2 lần
2 – 3 lần
1 – 2 phút
1 – 2 phút
1 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
*
* * * *
* * *
* * GV *
* * *
* * *
* * * *
*
* 
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
Toán
 Tiết 125 BÀI: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phú.
- HS có tính cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
II/ Đồ dùng dạy học: - Mô hình đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
H/ 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
2/ Thực hành xem đồng hồ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Cho học sinh xem tranh.
H/ Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút ?
H/ Vì sao em biết đồng hồ thứ hai chỉ 1 giờ 30 phút?
H/ Vì sao em biết đồng hồ thứ ba chỉ 9 giờ 15 phút?
H/ Vì sao em biết đồng hồ thứ tư chỉ 8 giờ 30 phút?
- Kết luận : Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút. Nếu kim phút chỉ vào số 6 em đọc là 30 phút.
Bài 2 : Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
-Hướng dẫn HS đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
H/ 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là mấy giờ ?
H/ Vì sao em chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối?
Bài 3 : Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 2 giờ, 1 giờ 30 phút, 6 giờ 15 phút, 5 giờ rưỡi.
- Tổ chức trò chơi : - GV chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ GV hô một giờ nào đó, HS các đội quay kim đồng hồ đến vị trí đó.
-Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Nhận xét.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB), lớp đọc thầm.
-Thực hành xem đồng hồ.
-Quan sát tranh vẽ rồi đọc giờ trên đồng hồ(TB).
- Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút chỉ vào số 3 (K, G).
-Học sinh nhắc lại.
- Vì kim giờ chỉ ở giữa số 1 và số 2, kim phút chỉ vào số 6.
- Vì kim giờ chỉ qua số 9, kim phút chỉ vào số 3.
- Vì kim giờ chỉ ở giữa số 8 và số 9, kim phút chỉ vào số 6.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB), lớp đọc thầm.
- HS thực hành theo cặp. (1 em đọc từng câu, 1 em tìm đồng hồ)
-Một số cặp trình bày trước lớp:
+ câu a – đồng hồ A (TB)
+ câu b – đồng hồ D
+ câu c – đồng hồ B
+ câu d – đồng hồ E
+ câu e – đồng hồ C
- 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là 17 giờ 30 phút (K).
+ câu g – đồng hồ G
- Là 17 giờ 30 phút.
- Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB).
Trò chơi “Thi quay kim đồng hồ”
- Các em trong đội quay kim đến vị trí đó. Sau một lần quay em khác lên thay.
3. Củng cố - dặn dò: - Gọi vài em nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Củng cố lại biểu tượng thời gian và việc sử dụng thời gian trong thực tế hằng ngày.
- Nhận xét tiết học.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Tập làm văn 
 Tiết 25 BÀI: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý
QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/Mục tiêu:
- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường. Qua sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh.
- Rèn kĩ năng quan sát tinh tế và trả lời đúng câu hỏi.
- Phát triển HS năng lực tư duy ngôn ngữ. HS luôn ứng xử đúng mực với mọi người.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa cảnh biển SGK
- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV tạo ra 2 tình huống:
+ Thầy ơi! Hôm nay lớp chúng em được xem phim phải không a?
+ Hôm nay chưa được đâu các em.
+ Thế hả/ Lúc nào thầy xếp lại lịch, thầy cho lớp chúng em xem nhe!
- Gọi 2 em thực hành đáp lời phủ định.
- Nhận xét, bổ sung.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.
- Gọi 2 em đọc đoạn đối thoại.
H/ Hà cần nói với thái độ như thế nào? (Lễ phép).
H/ Bố Dũng nói với thái độ như thế nào? (Niềm nở).
- GV nhắc nhở: không nhất thiết phải nói chính xác từng chữ, từng lời, khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn.
- Yêu cầu HS trả lời theo cặp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Yêu cầu HS nhắc lại lới Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng.
H/ Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ như thế nào?(Khi đáp lại lời đồng ý cần đáp lại với thái độ vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự).
Bài 2: Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau:
- Treo bảng phụ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đáp lại lời đồng ý theo nhiều cách, đúng mực, hợp với tình huống giao tiếp.
- Yêu cầu HS đóng vai theo cặp trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thực hành trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung
- Tuyên dương các nhóm đáp lời đồng ý đúng mực, hợp lí với tình huống.
a/ Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả nó ngay sau khi dùng xong./ Cám ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./ Tớ cám ơn cậu nhiều./
b/Cám ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./ .
Bài 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa cảnh biển trong SGK.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
H/ Bức tranh vẽ cảnh gì? (Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng khi mặt trời mới lên).
H/ Sóng biển như thế nào ? (Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh).
H/ Trên mặt biển có những gì ? (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn).
H/ Trên bầu trời có những gì ? (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây đang dần trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời).
- Nhận xét, bổ sung – ghi bảng thành 1 đoạn văn ngắn.
- Gọi HS đọc lại.
* 2 em đọc yêu cầu bài tập (TB), lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh, từng cặp HS thực hành đóng vai (bố Dũng, Hà)
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- 2 em nhắc lại lời Hà:Cháu cảm ơn Bác, cháu xin phép Bác.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB), lớp đọc thầm.
- 2 em đọc các tình huống trong bài, lớp đọc thầm.
- Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp trong nhóm và trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung đưa ra phương án khác.
* 1 emđọc yêu cầu (TB), cả lớp đọc thầm.
- 2 em đọc câu hỏi SGK, lớp đọc thầm.
- Cả lớp suy nghĩ – trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 em đọc đoạn văn, lớp đọc ĐT.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Củng cố cách đáp lời đồng ý, cách quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS đáp lời đồng ý nhã nhặn, lịch sự.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Thủ công 
 Tiết 25 BÀI: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (T1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất ba vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.(Với HS khéo tay kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau, màu sắc đẹp).
- HS thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II/ Chuẩn bị:
- Dây xúc xích mẫu bằng giấy thủ công.
-Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình vẽ minh hoạ.
-Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. kéo, hồ dán.
1/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: - Giớ thiệu qua mẫu vật.
b/ Hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- Treo mẫu dây xúc xích. 
H/ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì?
H/ Có hình dáng màu sắc, kích thước như thế nào ?
H/ Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Hướng dẫn học sinh các bước.
- Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công các màu cắt thành các nan rộng 1 ô, dài 12 ô (H.1a), mỗi tờ giấy cắt 4 đến 6 nan.
- Nếu là tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô,rộng 6 ô thì nên làm như sau : Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng để lấy dấu gấp. Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường dấu gấp sẽ được hai tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 6 ô, rộng 12 ô. Cắt các nan giấy theo chiều rộng tờ giấy, mỗi nan dài 12 ô, rộng 1 ô (H.1b) .
- Bước 2 : Dán nan giấy thành dây xúc xích.
 - Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn. 
- Dán chồng khít hai đầu nan vào khoảng 1ô. mặt màu quay ra ngoài (H.2). 
 - Luồn nan thứ hai khác màu vào ống nan thứ nhất (H.3 ). Sau đó bôi hồ vào một đầu nan và dán thành vòng tròn thứ hai. Luồn tiếp nan thứ ba khác màu vào trong nan thứ hai, bôi hồ vào một đầu dán thành vòng tròn thứ ba ( H.4 ).
 - Làm giống như vậy đối với các vòng nan thứ tư, thứ năm ... cho đến khi được dây xúc xích dài theo ý muốn (H.5). 
* Hoạt động 2 : Thực hành.
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách làm dây xúc xích và thực hiện thao tác cắt dán hai vòng xúc xích. Chú ý uốn nắn thao tác cắt giấy để các em cắt được nan giấy thẳng theo đường kẻ.
- Tổ chức cho HS thực hành, cắt dán
 - Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Quan sát.
- Các nan giấy màu.
- Màu sắc nhiều đan xen nhau.
-Ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau, sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau.
- Học sinh theo dõi.
- HS nhắc lại các bước cắt, dán dây xúc xích.
- Thực hành cắt dán.
- Trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét sản phẩm của bạn.
3/ Tổng kết – dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập, chuẩn bị đồ dùng, kĩ năng thực hành.
- Tiếp tục tập làm dây xúc xích, giờ sau thực hành.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_21_nguyen_thi_thinh.doc