Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên

: Tập đọc:

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

 I/ Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài; Biết nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng Thần Gió chính- là chiến thắng thiên nhiên là nhờ quyết tâm và lao động, nhưng con người cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.( TL được câu hỏi 1, 2, 3, 4)

- Giáo dục HS phải biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên trong sạch.

* HS yếu ủoùc ủuựng moọt soỏ caõu trong ủoaùn vaờn; HS khá- giỏi trả lời được câu hỏi 5.

* GDKN sống : Giao tiếp : ứng xử văn hoá.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 13.

- Bảng phụ viết câu văn khó.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 57 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
Từ ngày 10/01/2011 đến ngày 14/01 /2011
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
TL
Đồ dùng dạy học.
 Hai
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Ông Mạnh thắng Thần Gió ( Tiết 1)
Ông Mạnh thắng Thần Gió( Tiết 2)
Bảng nhân 3
Tranh;bảng phụ
Tranh;bảng phụ
Thẻ..;Bảng phụ
Chiều
5
6
7
TC Toán
Thể dục
Thể dục.
Bảng nhân 3.
Bảng phụ
 Ba
Sáng
1
2
3
4
Toán
K. chuyện
Đạo đức
Chính tả
Luyện tập. 
Ông Mạnh thắng Thần Gió
 Trả lại của rơi ( Tiết 2)
( N. viết Gió. 
Bảng phụ.
Bảng phụ.
Thẻ
Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
L. đọc : Ông Mạnh thắng Thần Gió.
Luyện tập. 
L. viết : Ông Mạnh thắng Thần Gió
SGK; bảng phụ.
VBT; Bảng phụ
Vở ; Bảng phụ 
 Tư
Sáng
1
2
3
4
Tập đọc Toán
Mĩ thuật
Âm nhạc
Mùa xuân đến. 
Bảng nhân 4 .
Vẽ theo mẫu : Vẽ túi xách. 
Bảng phụ ;...
Bảng phụ.
Tranh Q.trình. 
Chiều
SHNK : Múa hát tập thể ; Trò chơi dân gian.
Năm
Sáng
1
2
3
4
LT& câu
Toán
TNXH
Tập viết
TN về thời tiết. Đặt và TLCH  
Luyện tập
An toàn khi đi các phương tiện GT 
Chữ hoa Q
Bảng phụ.
Bảng phụ.
Tranh SGK,.
Chữ q mẫu.
Chiều
5
6
7
TCTV
TC Toán
TCTV
Đặt và TLCH Khi nào ?
Luyện tập.
Luyện viết : Chữ hoa Q.
Vở; Bảng phụ.
VBT;Bảng phụ.
Vở ; Bảng phụ.
Sáu
Sáng
1
2
3
4
TLV
Toán
Thủ công
Chính tả
Tả ngắn về bốn mùa. 
Bảng nhân 5 
Gấp cắt, TT thiếp chúc mừng (T2) 
Mưa bóng mây ( Nghe viết ) 
 Bảng phụ,
Thẻ; Bảng phụ.
Giấy màu, kéo..
 Bảng phụ.
Chiều
5
6
7
TC Toán
TCTV
Sinh hoạt
Bảng nhân 5. 
Tả ngắn về bốn mùa. 
Đánh giá tuần.
VBT.
Vở.
Kí duyệt : Bờ Y, ngày 08 tháng 01 năm 2011
 Người lập :
 Buứi Thũ Tuyeõn.
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 09 tháng 01 năm 2011.
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011.
Tiết 1: Chào cờ (45’)
Tiết 2 + 3: Tập đọc:
Ông mạnh thắng thần gió
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài; Biết nghỉ hơi đúng chỗ; Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng Thần Gió chính- là chiến thắng thiên nhiên là nhờ quyết tâm và lao động, nhưng con người cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.( TL được câu hỏi 1, 2, 3, 4)
- Giáo dục HS phải biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên trong sạch. 
* HS yếu ủoùc ủuựng moọt soỏ caõu trong ủoaùn vaờn; HS khá- giỏi trả lời được câu hỏi 5.
* GDKN sống : Giao tiếp : ứng xử văn hoá.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK/ 13.
- Bảng phụ viết câu văn khó.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1: ( 45’)
1. Kiểm tra bài cũ:(5’)
 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Thư trung thu"và trả lời câu hỏi về nội dung.
2/ Dạy bài mới:( 40’)
a/ Giới thiệu bài: GV dùng tranh SGK / 13 giới thiệu và ghi đề lên bảng - HS nhắc lại.
b/ Luyện đọc: 
* GVđọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
 Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GVtheo dõi hs đọc, kết hợp sửa sai.
 Đọc từng đoạn trrước lớp : ( Tập trung vào HS khá- giỏi)
- HS đọc cá nhân từng đoạn( 2 lượt).
- Hướng dẫn HS đọc một số câu cần ngắt nghỉ và nhấn giọng một số từ :VD
+Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.//
+Cuối cùng ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// .....
 Đọc từng đoạn trong nhóm : Lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm, các bạn khác nhận xét, góp ý; GV theo dõi-rèn đọc cho HS yếu)
 Thi đọc giữa các nhóm: 
- Các nhóm thi đọc đồng thanh : 5 nhóm đọc 5 đoạn. 
- Đại diện các nhóm thi đọc, 1 em đọc đoạn 1, 2, 3; em kia đọc đoạn 4 và 5. 
Tiết 2: (35’)
 c/Hướng dẫn tìm hiểu bài:( 15’)
- 1 HS giỏi đọc to đoạn 1, 2- Cả lớp đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi 1 SGK/ 14.
- GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ: Ngạo nghễ.
- HD và cho HS quan sát tranh vẽ cảnh dông bão SGK/ 13.
 H: Nhận xét sức mạnh của thần gió? ( Dành cho HS khá-giỏi trả lời)
- Giải nghiã từ: đồng bằng, hoành hành.
- 1 em đọc to đoạn 3; HS cả lơps đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 SGK/ 14.
- Giải nghĩa từ: vững chãi, đẵn.
- 2 hs đọc to đoạn 4; Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 3 SGK/ 14.
- GV liên hệ đến hai ngôi nhà: ngôi nhà xây tạm bằng tranh tre nứa, lá với những ngôi nhà xây dựng kiên cố bằng bê tông sắt thép cho hs thấy được sự quyết tâm của con người xưa.
- 2 HS đọc to đoạn 5 cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4 SGK/ 14.
+ Giải nghĩa từ : ăn năn
H: Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào ? 
( Dành cho HS giỏi TL ) TL...nhân hậu, biết tha thứ /...l à người khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên)
+ GV chốt lại và giảng thêm. 
- HS quan sát tranh và nhận xét tư thế của thần Gió trước ông Mạnh?
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 5 SGK/ 14.
- 1 em giỏi đọc cả bài.
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
 Nội dung: Con người chiến thắng Thần Gió chính là chiến thắng thiên nhiên- Nhờ quyết tâm và lao động, nhưng con người cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
 d/ Luyện đọc lại:( 17’)
- GV tổ chức cho HS thi đọc chuyện theo vai : mỗi nhóm 3 em đóng 3 vai thi đọc ( người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió ) đọc đúng lời của nhân vật. 
- HD HS nhận xét, bình xét cá nhân, nhóm đọc tốt nhất.
3/Củng cố- dặn dò : ( 3’) 
- GV liên hệ: Để sống hoà thuận, thân ái với thiên em phải làm gì? 
- GV giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp.
- Cho 1 HS giỏi đọc bài Mùa xuân đến; GVHD cách đọc và dặn HS về nhà luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
* Nhận xét giờ học. 
Tiết 4: Toán:
Bảng nhân 3
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Lập và nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán trong đó có một phép nhân trong bảng nhân 3 và biết đếm thêm 3.
- GD HS thấy được ý nghĩa của việc học toán.
II /Đồ dùng: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: (45’)
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-1 HS TB làm bài 2 SGK/ 96. 
-1HS khá làm bài 4 SGK/ 96.
- GV kết hợp kiểm tra 1 số em đọc bảng nhân 2
2. Bài mới:( 37’)
a/ HD HS lập bảng nhân 3:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa vẽ 3 chấm tròn.
- GV hướng dẫn cách lập bảng nhân như sau:
+ GV lấy một tấm bìa gắn lên bảng và hỏi: Tấm bìa này gồm mấy chấm tròn?
H: Cô lấy mấy tấm bìa? (1 ) 
+ GV nêu ta lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn, tức là 3 chấm tròn được lấy một lần.
+ GV nêu cách viết và gắn số lên bảng tương ứng với chấm tròn : 3 x 1 = 3
+ HS đọc - GV viết sang bên 3 x 1 = 3
+ GV gắn 2 tấm bìa lên bảng.
H: Gắn mấy tấm bìa lên bảng? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
H: 3 chấm tròn được lấy mấy lần ? Ta viết như thế nào? 
H: Để tính được 3 x 2 bằng mấy ta tính bằng cách nào?( 3 + 3 )
+ GV kết hợp gắn số tương ứng như SGK/ 97
H: 3 cộng 3 bằng mấy? Vậy 3 x 2 bằng bao nhiêu?
+ HS đọc - GV ghi 3 x 2 = 6 lên bảng dưới 3 x 1 = 3
+ Tương tự như 3 x 2 = 6, GV hướng dẫn lập tiếp 3 x3 = 9 ;........;3 x 10 = 30 
H: Mỗi lần lấy thêm một tấm bìa thì tăng thêm mấy đơn vị?
H: Ai có nhận xét gì về bảng nhân này?
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
b/ Hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 3 :
- HS đọc theo cá nhân thứ tự và không thứ tự ( bất kì ): nhiều em- GV xoá dần bảng cho đến khi HS thuộc.
- HS đọc đồng thanh. 
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 3.
c/ Thực hành(SGK / 97):
Bài 1:Tính nhẩm( Kết quả các phép tính trong bảng nhân 3) 
 HS nêu miệng theo cá nhân ( chú ý đến hs TB)
Bài 2: Giải bài toán trong đó có một phép nhân trong bảng nhân 3. 
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán.
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp.
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt lên bảng.
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải.
- GV giúp đỡ HS cònlúng túng hiểu cách giải bài toán theo phép nhân.
Bài 3: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- GV cho hs nhận xét các số trong bảng: 3, 6, 9
- HS chơi trò chơi" tiếp sức ".
- Thi đua chơi theo tổ , mỗi tổ cử 5 bạn tham gia chơi.
- Các tổ đứng thành hàng và nối tiếp điền số vào ô trống, mỗi em điền 1 số. 
3. Củng cố-Dặn dò:(3’)
- KT HS đọc thuộc bảng nhân 3. (4-5 em )
- Dặn HS về nhà xem trước bài Luyện tập.
 * Nhận xét giờ học. 
Tiết 5: Tăng cường Toán:
Bảng nhân 3
I/ mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ và vận dụng được bảng nhân 3.
- Rèn kĩ năng giải bài toán trong đó có một phép nhân trong bảng nhân 3 và biết đếm thêm 3.
- GD HS thấy được ý nghĩa của việc học toán.
* HS chủ động làm các bài tập.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( 40’)
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 GV kiểm tra một số em đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
2. Bài mới: (33’)
a.GTB: GV nêu MT giờ học.
b. Luyện tập:( VBT/8)
Bài 1:Tính nhẩm( Kết quả các phép tính trong bảng nhân 3) 
 HS nêu miệng theo cá nhân ( chú ý đến hs yếu )
Bài 2: Giải bài toán trong đó có một phép nhân trong bảng nhân 3. 
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán.
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp.
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt lên bảng.
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng hiểu cách giải bài toán theo phép nhân.
Bài 3: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- GV cho hs nhận xét các số trong bảng: 3, 6, 9
- HS chơi trò chơi" tiếp sức ".
- Thi đua chơi theo tổ , mỗi tổ cử 5 bạn tham gia chơi.
- Các tổ đứng thành hàng và nối tiếp điền số vào ô trống, mỗi em điền 1 số. 
3 Củng cố-Dặn dò: (2’)
- Tiếp tục KT HS đọc thuộc bảng nhân 3. (5-6’)
- Dặn HS về nhà xem trước bài Luyện tập.
 * Nhận xét giờ học. 
Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 09 tháng 01 năm 2011.
Ngày dạy : Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2011.
Tiết 1: Toán: 
luyện tập
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân 3.
 ( Làm được bài 1, 3, 4 trong bài )
* HS giỏi có thể làm tất cả các bài tập.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT1- SGK/ 98.
III/Các hoạt động dạy học: (40’)
1/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 3 HS TB lên bảng làm bài 1 SGK/ 97.
- Kết hợp KT một số em dưới lớp đọc bảng nhân 3.
2. Bài mới: (33’)
a/ Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu trưc tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
b/ Hướng dẫn luyện tập:( SGK /98)
Bài 1: Số?
-HS thảo luận nhóm đôi, mỗi tổ thảo luận một cột để tìm số cần điền.
-Mỗi tổ cử 2 em thi tiếp sức điền số vào bài tập trên bảng.
H: Ai có nhận xét gì về các số vừa điền vào ô trống ?( Tích tron ...  bài. 
b/Hướng dẫn viết chính tả:
-3 HS đọc bài viết( SGK/20)
H: Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên ? 
H: Mưa bóng mây có điều gì làm cho bạn nhỏ thích thú?
*Viết bảng con:
H : Những chữ nào các em thấy khó viết?
- HS nghe viết vào bảng con các chữ khó. GV rèn HS yếu viết đúng từ.
*Viết chính tả vào vở.
H: Đối với thể loại thơ 5 chữ đầu dòng phải viết như thế nào?
H: Các dòng thơ được viết như thế nào?
- GV hướng dẫn cách trình bày bài viết- tư thế ngồi viết- cách đặt vở ...
- GV đọc mỗi dòng thơ 3 lần- HS nghe viết vào vở. 
- GV giúp 2 HS yếu viết đúng và biết cách trình bày một khổ thơ. 
* Chấm , chữa bài: 
- GV đọc lại toàn bài chậm rãi cho hS dò bài 
- GV đọc lần 2 đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho hs soát lỗi .
- HS đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra lỗi lẫn nhau. 
- GV kết hợp thu chấm 10 bài - Nhận xét.
c/Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả. 
Bài 2a: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
HS làm bài vào VBT, 3 tổ làm 3 câu- 3 em lên bảng làm .
 3. Củng cố - Dặn dò:
 HS nhắc lại bài viết và dặn HS hoàn thành BT2b vào buổi chiều.
 * GV nhận xét giờ học.
 Tiết 2: Toán:
bảng nhân 5.
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Lập và nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân 5 và biết đếm thêm 5.
* HS yếu, KT laứm ủửụùc baứi taọp 1.2.
II /Đồ dùng: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2HS TB làm bài 2SGK/ 100 . 
- GV kết hợp kiểm tra 1 số em còn chậm đọc bảng nhân 4
2. Bài mới :
a/ Hướng dẫn HS lập bảng nhân 5:
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa vẽ 5 chấm tròn.
- GV hướng dẫn cách lập bảng nhân như sau:
+ GV lấy một tấm bìa gắn lên bảng và hỏi: tấm bìa này gồm mấy chấm tròn?
H: Cô lấy mấy tấm bìa ? (1 ) 
+ GV nêu ta lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn, tức là 5 chấm tròn được lấy một lần .
+ GV nêu cách viết và gắn số lên bảng tương ứng với chấm tròn như SGK.
+ HS đọc - GV viết sang bên 5 x 1 = 5
+ GV gắn 2 tấm bìa lên bảng .
H: Gắn mấy tấm bìa lên bảng? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn ?
H: 5 chấm tròn được lấy mấy lần ? Ta viết như thế nào ? 
H: Để tính được 5 x 2 bằng mấy ta tính bằng cách nào ?( 5 + 5 )
+GV kết hợp gắn số tương ứng như SGK.
H: 5 cộng 5 bằng mấy ? Vậy 5 x 2 bằng bao nhiêu ?
+ HS đọc - GV ghi 5 x 2 = 10 lên bảng dưới 5 x 1 = 5
+ Tương tự như 5 x 2 = 10, GV hướng dẫn lập tiếp 5 x 3= 15 ;.....;5 x 10 = 50 
H:Mỗi lần lấy thêm một tấm bìa thì tăng thêm mấy đơn vị ?
H: Ai có nhận xét gì về bảng nhân này?
- GV giới thiệu bài và ghi bảng .
b/Hướng dẫn HS đọc thuộc bảng nhân 5. 
- HS đọc theo cá nhân thứ tự và không thứ tự ( bất kì ): nhiều em- GV xoá dần bảng.
- HS đọc đồng thanh. 
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 5.
c/Thực hành:( SGK / 101) 
Bài 1:Tính nhẩm.( Kết quả cá phép tính trong bảng nhân 5) 
 HS nêu miệng theo cá nhân ( chú ý đến hs yếu )
Bài 2: Giải toán( có một phép nhân trong bảng nhân 5)
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán .
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp .
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt lên bảng .
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải .
- GV giúp đỡ HS yếu và TB hiểu cách giải bài toán theo phép nhân .
H:Đối với dạng bài này, ngoài cách giải bằng phép nhân 5, ta còn làm được cách nào khác ?
Bài 3: Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
* GV cho hs nhận xét các số trong bảng đã có sẵn.
* HS chơi trò chơi" tiếp sức ".
- Thi đua chơi theo tổ , mỗi tổ cử 5 bạn tham gia chơi .
- Các tổ đứng thành hàng và nối tiếp điền số vào ô trống, mỗi em điền 1 số . 
3.Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc bảng nhân 5: 2- 3 em. 
- GVHD cách làm và dặn HS về nhà xem trước bài Luyện tập và HTL bảng nhân 5.
 * Nhận xét giờ học. 
Tiết 3: Thủ công: 
Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng( tiết 2 )
I / Mục tiêu:
- HS Gấp, cắt, trang trí được thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú học tập và khéo tay hay làm để sử dụng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV:Hình mẫu; Quy trình gấp, cắt, trang trí.
HS: giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
 III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: 
 GV dùng lời giới thiệu - ghi đầu bài lên bảng.
b /Hướng dẫn từng hoạt động:
Hoạt động 1: 
- HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng. 
 Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng:
- Gấp cắt hình chữ nhật có chiều dài 20 ô và rộng 15 ô.
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô. dài 15 ô.
 Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
Hoạt động 2: Thực hành. 
-HS thực hành gấp, cắt và trng trí thiếp chúc mừng .
- GV quan sát và giúp đỡ một số em còn lúng túng .
- HS trưng bày sản phẩm , GV chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương .
- Đánh giá sản phẩm của HS .
3. Nhận xét - Dặn dò:
GV nhận xét về tinh thần học tập và sự chuẩn bị của HS.
Tiết 4: Tập làm văn: 
Tả ngắn về bốn mùa
I /Mục đích yêu cầu: 
- Đọc và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài văn ngắn.
- Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
* HS yếu, KT laứm ủửụùc baứi taọp 1.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè.
III / Các hoạt động dạy học: 
 1.KT bài cũ:
 GV kiểm tra theo cặp đối đáp nói lời chào, tự giới thiệu - đáp lời chào, lời tự giới thiệu theo một số tình huống.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 GV giới thiệu trực tiếp - ghi đầu bài .
b/ Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi .
- HS đọc đoạn văn SGK: 2- 3 em .
- 2 hs đọc câu hỏi SGK/ 21.
- HS trao đổi hỏi - đáp theo cặp .
- Một số cặp hỏi đáp trước lớp .
 a) Những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân đến :
 + Đầu tiên từ trong vườn : thơm nức mùi hương của các loại hoa ( hồng, huệ)
+ Trong không khí :Không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời .
+ Cây cối thay áo mới: Cây hồng bì....rặng râm bụt sắp có nụ .
 b) Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách: ngửi mùi hương thơm nức của các loại hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng ; nhìn ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới .
- GV: Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đẫ quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. 
- GV nói với hs : Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học cách quan sát của Tô Hoài .
Bài tập 2: Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu nói về mùa hè .
Bước 1: GV hướng dẫn hs trả lời miệng theo 4 gợi ý và ghi ý chính lên bảng .
- HS yếu và TB đọc lại các ý chính trên bảng .
Buớc 2: GV xoá bảng các ý trả lời .
- HS viết đoạn văn dựa theo 4 gợi ý tả về mùa hè .
Bước 3 :1 số HS đọc bài viết trước lớp - GV chấm một số bài viết tốt.
3/ Củng cố - dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài học. 
 Cho HS đọc bài Chim chích bông HD HS trả lời các câu hỏi và dặn HS chuẩn bị bài để tiết sau học.
 GV nhận xét giờ học. 
 Tiết 5: Toán:
ôn: bảng nhân 5.
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân 5 và biết đếm thêm 5.
* HS yếu, KT laứm ủửụùc baứi taọp 1.2.
II Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra 1 số em đọc bảng nhân 5.
2. Bài mới :
a/GTB: GV giới thiệu bài và ghi bảng .
b.Luyện tập( VBT/12)
Bài 1:Tính nhẩm.( Kết quả cá phép tính trong bảng nhân 5) 
 HS nêu miệng theo cá nhân ( chú ý đến hs yếu )
Bài 2: Giải toán( có một phép nhân trong bảng nhân 5)
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài toán .
- Một số cặp hỏi - đáp bài toán trước lớp .
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt lên bảng .
- HS giải bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải .
- GV giúp đỡ HS yếu và TB hiểu cách giải bài toán theo phép nhân .
H:Đối với dạng bài này, ngoài cách giải bằng phép nhân 5, ta còn làm được cách nào khác ?
Bài 3:Số( Đếm thêm( bớt) 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống:)
* GV cho hs nhận xét các số trong bảng đã có sẵn.
* HS chơi trò chơi" tiếp sức ".
- Thi đua chơi theo tổ , mỗi tổ cử 5 bạn tham gia chơi .
- Các tổ đứng thành hàng và nối tiếp điền số vào ô trống, mỗi em điền 1 số.
Bài 4.Số.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu bài làm.
- HS làm bài toán vào vở theo từng cá nhân- 1 em lên bảng giải .
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
3.Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc bảng nhân 5: 2- 3 em. 
- GVHD cách làm và dặn HS về nhà xem trước bài Luyện tập và HTL bảng nhân 5.
 * Nhận xét giờ học. 
Tiết 6: Tiếng việt:
Kiểm tra cuối tuần.
A.Toán:
Bài 1: Tính nhẩm.
4 x 7 	4 x 9 	3 x 4 	2 x 6 	2 x 9	5 x 5
Bài 2: Tính.
4 x 6 + 6	4 x 7 + 12 	5 x 6 – 5	5 x 9 – 25
Bài 3: Số?
a. 5; 10; 15; ...; ...; 30.	b. 50; 45; 40; ...; ...; 25.
Bài 4: Mỗi bao có 5 kg gạo. Hỏi 4 bao như thế có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
B.Tiếng việt:
Bài 1: Em chọ từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? (sương, xương, sa, xa)
 Cây ... rồng, đất phù ..., ... mù, đường ...
Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đâybằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).
Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?
Khi nào trường bạn nghỉ hè?
Bạn làm bài tập này khi nào?
Bạn gặp cô giáo khi nào?
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
Tiết 7: Sinh hoạt tuần 20
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá kế hoạch hoạt động trong tuần qua.
- Giúp HS nhận thấy được, khuyết điểm, có biện pháp khắc phục và đề ra đựơc kế hoạch tuần tới.
II/ Nội dung:
1/ Nhận xét đánh giá kế hoạch tuần qua.
*Ưu điểm:
- Đa số các em trong lớp có ý thức học tập tốt.
- Một số em tiếp thu nhanh và năng nổ trong học tập.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
* Tồn tại:
- Một số còn mất trật tự và làm việc riêng trong giờ học.
- Còn tình trạng chưa mặc đồng phục đến lớp.
- Một số HS chưa ghi chép bài đầy đủ.
2/ Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt các mặt hoạt động đã đạt được trong tuần.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp học tập, sinh hoạt của lớp.
- Đi học đầy đủ, chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Thi đua học tập giữa các tổ. 
- Rèn chữ viết qua việc ghi bài các môn học.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
3.Bình chọn HS cắm hoa điểm 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2010_2011_bui.doc