Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Nga

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Nga

Thể dục

Tiết 9: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I- Mục tiêu:

- Ôn lại 4 động tác, vươn thở, tay, chân, lườn, học cách chuyển đội hình.

- Rèn kĩ năng thực hiện các động tác của bài tập thể dục tương đối chính xác nhanh và trật tự.

- GD hs có ý thức luyện tập, có tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận, khéo léo.

II- Địa điểm phương tiên:

- Địa điểm: sân trường

- Phương tiện: còi.

III- Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 05 - Năm học: 2011-2012 - Phạm Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Ngày soạn 12/9/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Thể dục
Tiết 9: Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung
I- Mục tiêu: 
- ôn lại 4 động tác, vươn thở, tay, chân, lườn, học cách chuyển đội hình.
- Rèn kĩ năng thực hiện các động tác của bài tập thể dục tương đối chính xác nhanh và trật tự.
- GD hs có ý thức luyện tập, có tính kiên trì, bền bỉ, cẩn thận, khéo léo.
II- Địa điểm phương tiên:
- Địa điểm: sân trường 
- Phương tiện: còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
TG
Phương pháp
A. Phần mở đầu
- Phổ biến nội dung giờ học.
- Khởi động
Kiểm tra 4 động tác đã học
B. Phần cơ bản: 
1. Chuyển đội hình hang dọc thành đội hình vòng tròn và ngợc lại.
- GV giải thích động tác.
- Cho hs tập di chuyển nhiều lần
2. Hướng dẫn HS ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung: vươn thở, tay, chân, lườn.
- GV vừa hô vừa làm mẫu.
- Cho lớp tự ôn tập
- Trò chơi “kéo ca lừa xẻ”.
- GV nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho hs chơi
 C. Phần kết thúc:
- Hỏi tĩnh tại chỗ, GV nhận xét giờ.
- Về nhà ôn luyện các động tác cho thật thuộc.
5 - 7’
25’
3’
Đứng vỗ tay hát, dậm chân tại chỗ, đếm to theo nhip.
Trò chơi diệt các con vật có hại.
- HS tập 3 lần.
- Chú ý quan sát
- HS nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn từ tổ 1 đến hết.
- Tập 4 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn
- Chia tổ tập luyện, cán sự lớp điều khiển
Thi xem tổ nào tập đúng.
HS chơi thử.
HS chơi chính thức
- Cúi người thả lỏng
Ngày soạn 13/ 9/ 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Kể chuyện
Tiết 5: Chiếc bút mực
I- Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Rèn luyện kỹ năng nói dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ. Rèn kỹ năng nghe, biết đánh giá nhận xét lời kể của bạn.
- GD hs yêu thích môn học, kính yêu thầy cô giáo
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ (sgk).
- HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra 3’
- Kể lại “Bím tóc đuôi sam”.
B. Bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Kể từng đoạn theo tranh.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Tranh 1: 
+ Tranh 1 vẽ những ai?
+ Cô giáo cho bạn nào được viết bút mực?
- Tranh 2:
+ Chuyện gì đã xảy ra với Lan
+ Vì sao Lan khóc?
- Tranh 3:
+ Mai đã làm gì?
- Tranh 4:
+ Cô giáo đã nói gì khi Mai cho Lan mượn bút
+ Cuối cùng cô giáo đã làm gì?
- Kể từng đoạn dựa vào tranh
- Kể trong nhóm
- Cho các nhóm thi kể
- GV và lớp nhận xét.
GV nhận xét cho điểm.
C. Củng cố + dặn dò. 2’
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Về tập kể cho mọi người nghe.
- 2 em kể nt đoạn 1 và đoạn 2
- HS quan sát tranh và phân biệt các vai.
HS tóm tắt nội dung bức tranh.
- Tranh 1
+Vẽ cô giáo, Mai và Lan
+ Cô cho bạn Lan được viết bút mực
- Tranh 2
+ Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở
+ lan quên bút ở nhà
- Tranh 3
+ Mai cho Lan mượn bút
- Tranh 4
+ Cô nói hôm nay cô cũng định cho Mai viết bút mực vì Mai viết khá rồi
+ Cô cho Mai mượn bút của cô
- Kể từng đoạn nt
- HS kể trong nhóm nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- Kể trước lớp các nhóm cử đại diện thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Toán
Tiết 22: Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 8 cộng với một số. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 8 + 5; 8 + 5;18 + 25. Biết giải toán có lời văn theo tóm tắt với một phép cộng 
- Rèn kĩ năngtính toán: đặt tính, tính nhẩm, giải toán có lời văn
- GD hs tính kiên trì, cẩn thận, ham học hỏi, yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, SGV
- HS: SGK
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra 3’
Kiểm tra bài tập vở bài tập.
B. Bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập 
Bài 1: ( tr 22)Củng cố về dạng 8 cộng với một số.
- Cho hs đọc yêu cầu của bài
- Nêu kết quả nhanh trước lớp
- Đọc lại bảng vừa làm nhiều lần
Bài 2: ( tr 22)
- GV nêu yêu cầu
- Lần lượt nêu từng phép tính
Bài 3: ( tr 22)Củng cố giải toán.
- Hướng dẫn HS đặt đề bài dựa và tóm tắt.
C. Củng cố + dặn dò. 2’
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
8 + 2 = 10 3 + 5 = 13 8 + 8 = 16
8 + 3 = 11 8 + 6 = 14 8 + 9 = 17 
8 + 4 = 12 8 + 7 = 15
- HS làm vào bảng con theo các phép tính Gv nêu
 38 48 68 78 58
+ 15 + 24 + 13 + 9 + 26
 53 72 81 87 84
HS giải bài vào vở.
Bài giải
Cả hai gói có số cái kẹo là:
28 + 26 = 54 ( cái)
Đáp số: 54 cái kẹo.
Chính tả (tập chép)
Tiết 9: Chiếc bút mực
I- Mục tiêu: 
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả. Làm được bt2, 3a
- Rèn kĩ năng viết chữ, kĩ năng phân biệt: ia/ ya; l/ n.
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
- HS: bảng con, Sgk
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 3’
 - Nêu một số từ cho hs viết bảng con 
B. Bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
* GV hướng dẫn tập chép.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài
- Hướng dẫn hs tìm và viết các tên riêng trong bài
- Hd hs tìm và viết các từ khó
- Tìm những chỗ có dấu phảy.
- Cho hs chép bài vào vở hd cách chép, chú ý viết các chữ, con chữ, 
- Đọc cho hs soát lỗi
GV chấm một số bài, nhận xét.
*Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài2: Hướng dẫn nêu yêu cầu bài tập
- Hd hs điền vào chỗ chấm, để hs tự điền
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu
- Lần lượt nêu các câu cho hs tự tìm từ tương ứng
- Kiểm tra, nhận xét, kết luận
C. Củng cố + dặn dò. 2’
Nhận xétgiờ học.
Về luyện tập thêm.
- CL viết bảng con các từ: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã
- 2 học sinh đọc đoạn chép
- HS viết tên riêng trong bài :
Lan, Mai
- Viết từ khó bảng con: bỗng, oà, quên, mượn
- Tìm trong bài chỗ có đấu phẩy
- HS chép bài vào vở.
- HS tự soát lỗi và chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- HS tự làm bài sau đó báo cáo kết quả
- Lắng nghe yc
- CL nghe và ghi từ tương ứng vào bảng con
Ngày soạn 14/ 9/ 2011
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Tiết 15: Mục lục sách
I- Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng 1 văn bản có tính liệt kê, biết ngắt nghỉ đúng các dấu, và biết chuyển giọng khi đọc tên tác giả. HS nắm được nghĩa của các từ mới.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.
- Rèn kĩ năng đọc cho hs
- GD hs tinh thần tự học, làm việc khoa học.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn đọc.
- HS: Tập chuyện thiếu nhi có mục lục.
III- Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra. 3’
- Gọi 3 HS đọc bài “Chiếc bút mực”.
B. Bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
a, Luyện đọc.
GV đọc mẫu rõ ràng rành mạch.
- Hướng dẫn luyện đọc trong mục lục đã nghi trong bảng phụ.
- Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc các từ ngữ khó.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc
b, Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Câu 1: Tuyển tập này có những truyện nào?
- Câu 2: Truyện “ Người học trò cũ” ở trang nào?
- Câu 3: Truyện “ Mùa quả cọ” của nhà văn nào?
- Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì?
- Câu 5: Hướng dẫn HS tra mục lục sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1 – tuần 5
c, Luyện đọc lại
- Cho hs tự đọc thầm
- Gọi một số em đọc trước lớp, cho điểm
C. Củng cố + dặn dò. 2’
Nhận xét giờ học.
Khi mở 1 cuốn sách em phải xem mục lục để biết đợc sách viết gì? Về tra mục lục trước khi đọc sách.
3 em đọc nt
- Đọc từng mục.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, đọc từng mục trong sách.
- Đọc các từ khó: Huy Phương, Phùng quán.
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc thầm từng mục và trả lời câu hỏi.
- HS nêu tên từng chuyện: Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội, 
- (Trang 52) trang bắt đầu chuyện người học trò cũ 
- Quang Dũng.
- Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì?
có những phần nào? trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào? Tìm được những mục cần đọc nhanh.
- HS mở mục lục.
- Đọc lại mục lục trang 5
- Thi hỏi đáp nhanh về nội dung mục lục.
- Luyện đọc lại.
- Vài HS thi đọc lại bài.
Toán
Tiết 23: Hình chữ nhật - Hình tứ giác
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Bước đầu HS vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Cỏc hỡnh chữ nhật và tứ giỏc, 
- HS: Bảng con SGK
III- Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra
 2 hs lờn bảng làm toỏn. Đặt tớnh rồi tớnh
43 + 28 ; 55 + 7
Bài mới
Giới thiệu bài
Bài mới
*Giới thiệu hỡnh chữ nhật
- GV đưa ra 1 số hình chữ nhật, hỏi đây là hình gì?
GV vẽ lên bảng và hỏi HS 
+ Hãy nêu đặc điểm về cạnh, đỉnh của hình chữ nhật.
Hình chữ nhật gần giống hình nào?
* Giới thiệu hình tứ giác.
GV đa ra 1 số hình và giới thiệu.
- GV cho HS vẽ và nêu tên các hình.
Hình có mấy đỉnh, mấy cạnh?
* Kết luận: Các hình có 4 đỉnh, 4 cạnh là hình tứ giác.
- Gạch chân các hình tứ giác có trong bài học.
Hình chữ nhật cũng là hình tứ giác đúng hay sai.
* Thực hành.
Bài 1: 
Bài 2: 
 Hình a và hình c
 hình b
Bài 3: HS kẻ thêm 1 đoạn thẳng để đợc: 
a, 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác.
b, 3 hình tứ giác 
Củng cố + dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Về làm bài tập vở bài tập
- 2 em lờn bảng thực hiện, CL làm bảng con
- GV đưa ra 1 số hình chữ nhật, hỏi đây là hình gì?
GV vẽ lên bảng và hỏi HS 
+ Hãy nêu đặc điểm về cạnh, đỉnh của hình chữ nhật.
 ABEG
4 đỉnh, 4 cạnh
CDEG, PQRS, HKMN.
Hình chữ nhật và hình vuông là hình tứ giác đặc biệt.
HS vẽ vào vở đọc tên hình chữ nhật, hình tứ giác vừa rồi.
HS nhận dạng hình và đếm số hình
Có 1 hình tứ giác.
Có 2 hình tứ giác.
A
B
G
D
E
Chính tả (nghe viết)
Tiết 10: Cái trống trường em
I_ Mục tiêu: 
- HS nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu của bài.
- Biết trình bày 1 bài thơ 4 tiếng viết hoa chữ cái đầu câu.
- Làm đúng các bài tập điền từ.
- Bồi dưỡng ý thức rèn chữ giữ vở.
II- Đồ dùng dạy học: 
Chép sẵn nội dung bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học: 
ổn định tổ chức: Hát.
Bài cũ: HS viết từ khó.
Bài mới: Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
GV đọc toàn bài chính tả.
- Hai khổ thơ đầu nói gì?
- Hai khổ thơ đầu có mấy dấu cấu là những dấu gì?
- Có bao nhiêu chữ phải viết hoa, vì sao
* Hướng dẫn viết từ khó.
GV đọc từng dòng thơ.
Chấm chữa bài.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2.a: 
Bài tập 2.b: 
Bài tập 3: (3 nhóm).
2 HS đọc lại bài.
Nói về cái trống trường lúc các bạn nghỉ hè.
2 dấu: 1 dấu chấm và 1 dấu hỏi.
: 9 chữ là những chữ đầu tiên của tên bài và của mỗi dòng thơ.
HS viết chữ khó bảng con.
- HS viết bài vào vở.
HS viết.
HS tự chữa bằng bút chì.
HS đọc yêu cầu bài tập.
Làm bài vào vở.
HS thi chạy tiếp sức mỗi em điền một vần.
Nhóm nào tìm được những tiếng nhóm đó thắng cuộc.
Củng cố + dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Về xem lại bài.
Thể dục
Tiết 10: Động tác bụng. Chuyển đội hình hàng ngang 
thành vòng tròn và ngược lại
I- Mục tiêu: 
- Ôn 4 động tác thể dục học động tác bụng- học chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại.
- Thực hiện các động tác tương đối chính xác đúng nhịp.
II- Địa điểm phương tiện: 
Vệ sinh an toàn sân trường, 1 cái còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Phần mở đầu:
Phổ biến nội dung giờ học
Phần cơ bản: 
Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
GV hô.
GV hướng dẫn học động tác bụng .
GV hô nhịp.
Ôn 5 động tác thể dục.
Lần 1: GV hô mẫu.
Lần 2: Lớp trưởng hô.
Trò chơi qua đường lội.
GV gọi tên trò chơi.
Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
xoay các khớp cổ tay, cánh tay.
HS chuyển.
HS tập theo mẫu.
HS tập.
2 lần mỗi động tác 2 nhịp.
HS tập.
HS tập.
HS chơi chính thức
Phần kết thúc:
Chơi trò chơi chạy ngược chiều theo tín hiệu.	HS chơi.
Hỏi tĩnh tại chỗ.
Ngày soạn 15 / 9/ 2011
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tự nhiên xã hội
Tiết 5: Cơ quan tiêu hoá
I- Mục tiêu: 
Sau bài học HS biết và chỉ được đường đi của thức ăn, nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ. Chỉ và nói tên 1 số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to.
Bài cũ: 
Bài mới: Giới thiệu bài.
* Khởi động trò chơi “chế biến thức ăn”.
Giúp HS 1 cách sơ bộ đường đi của thức ăn từ miệng xuống dạ dày ruột non.
Bước 1: Hướng dẫn trò chơi.
3 động tác nhập khẩu
 chế biến
 GV hô
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi, GV nói chậm
- GV hô nhanh dần và đảo lộn thứ tự.
- Kết thúc trò chơi GV yêu cầu HS nói xem các em học được gì qua trò chơi.
Tay phải đưa lên miệng, tay trái đè dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực.
2 bàn tay để trước bụng làm động tác nhào lộn.
Cả lớp cùng làm động tác.
+ Hoạt động 1: 
Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
HS nhận biết được đường đi của thức ăn và ống tiêu hoá.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV treo hình vẽ ống tiêu hoá lên bảng.
HS cùng quan sát hình 1 (sgk- 12) đọc chú thích và chỉ vị trí của đường tiêu hoá.
HS lên bảng các tên cơ quan tiêu hoá và hình.
- HS lên bảng chỉ đườgn đi của cơ quan tiêu hoá.
đ Kết luận: (sgk).
+ Hoạt động 2: Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
B1: Giáo viên giảng .
- Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá.
B2: 
Kể tên các cơ quan tiêu hoá.
Kết luận: (sgk)
Ví dụ nước bọt, tuyến nước bọt
HS quan sát hình 2 (sgk- trang 14)
HS quan sát và chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật, tuỵ.
HS trả lời.
+ Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
Nhận biết nhờ vị trí các cơ quan tiêu hoá.
Trên các bộ hình.
HS lên bảng gắn chữ cho đúng.
Các nhóm làm bài tập.
Các nhóm dán bài tập lên bảng.
Củng cố + dặn dò.
Khen nhóm làm bài tốt.
Về bảo vệ tốt cơ quan tiêu hoá.
Tập làm văn
Tiết 5: Trả lời câu hỏi cảm ơn, xin lỗi
Đặt tên cho bài. luyện tập về mục lục sách
I- Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng nghe và nói. Dựa vào tranh vẽ trả lời câu hỏi.
- Kể lại được sự việc thành câu.
- Rèn kỹ năng viết- biết soạn 1 mục lục đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học:
	ổn định tổ chức: Hát.
	Bài cũ: 2 em đóng vai Tuấn và Hà:
	Tuấn nói một vài lời xin lỗi Hà.
	Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: miệng
Hướng dẫn HS thực hiện từng bước yêu cầu của bài.
 Tranh 1:
 Tranh 2: 
GV nhận xét và kết luận những tên hợp lý.
Bài 3: viết.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS quan sát tranh.
Đọc lời viết trong tranh.
Đọc câu hỏi dưới mỗi tranh.
HS phát biểu ý kiến.
Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
Mình vẽ có đẹp không.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Ví dụ không vẽ lên tường.
Bức vẽ.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS mở mục lục sách tập làm văn 2 tiết 1- (trang 6).
4 HS đọc lại toàn bộ nội dung trang 6 theo hàng ngang.
HS đọc chỉ các bài tập đọc của trang 6.
Cho HS viết bài vào vở.
GV chấm 5 bài.
Củng cố + dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Thực hành tra mục lục sách.
Toán
Tiết 25: Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách giải bài toán về nhiều hơn.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng học tập: 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III- Các hoạt đông dạy học:
ổn định tổ chức: Hát.
Bài cũ: Kiểm tra bài tập trong vở bài tập.
Bài mới: Giới thiệu bài.
+ Hoạt động 1: Giải bài toán về nhiều hơn có đề bài.
Bài 1: GV nêu bài toán.
Hướng dẫn tóm tắt.
+ Hoạt động 2: Giải bài tập về nhiều hơn dựa vào tóm tăt.
chia nhóm.
Bài 4: 
HS đưa ra đồ dùng trực quan.
- HS đọc lại đầu bài.
- HS giải bài vào giấy nháp.
HS đọc đề bài đưa vào tóm tắt.
Các nhóm thi giải nhanh nhóm nào xong trước lên dán bài.
HS làm bài vào vở.
Củng cố + dạn dò.
Nhận xét giờ học.
Về làm bài ở vở bài tập toán.
 Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm tuần 5
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 5
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điểm làm tốt
- GD hs có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt 25’
1. Nhận xét ưu điểm
- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
- Thực hiện nề nếp tốt, ra vào lớp nhanh
- Truy bài tốt
- Trong lớp chú ý nghe giảng: 	
- Chịu khó giơ tay phát biểu: 	
- có nhiều tiến bộ về đọc: 	
- Tiến bộ hơn về mọi mặt: 	
2. Nhược điểm
- Đi học muộn: 	
- Chưa chú ý nghe giảng: 	
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả: 	
- Cần rèn thêm về đọc: 	
3. HS bổ sung thêm những ưu điểm và hạn chế:
4. Vui văn nghệ
5. Đề ra phương hướng cho tuần sau. 5’
- Duy trì nề nếp lớp
- Trong lớp chú ý nghe giảng
- Không đi học muộn
- Chịu khó rèn chữ và luyện đọc thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_05_nam_hoc_2011_2012_pha.doc