Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 22

Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 22

Tập đọc:

Tiết

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

(2 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.

- Hiểu ý nghĩa truyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 2 - Trường Tiểu học Hùng Vương - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 02 năm 2004
Tập đọc:
Tiết 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
Hiểu ý nghĩa truyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động:
Tiết 1
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (3’): 
2 HS đọc thuộc lòng bài Vè chim, trả lời câu hỏi: Em thích loài chim nào trong bài? 
Vì sao?
3. Giới thiệu bài 1’: 
Giới thiệu bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (1’).
4. Phát triển các hoạt động 28’:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Giọng người dẫn chuyện chậm rãi.
Chồn: lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, chân thành.
Gà rừng: khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.
- Học sinh theo dõi.
 Nhấn giọng các từ trí khôn, coi thường, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
Chú ý từ: cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình.
- Học sinh luyện đọc từ khó đọc.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
Lưu ý cho học sinh các câu sau:
- Học sinh luyện đọc câu khó.
- Chợt thấy một người thợ săn,/ chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.// (hồi hộp, 
lo sợ).
- Chồn bào Gà Rừng: “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình”// (giọng cảm phục, chân thành).
Giảng thêm:
- Học sinh đọc từ chú giải cuối bài.
- Mẹo là gì? Tìm từ cùng nghĩa với mẹo?
(mưu, kế).
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhóm cử đại diện thi đua (bắt thăm).
+ Đọc đồng thanh một đoạn.
Tiết 2
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
- Ít thế sao? Mình thì có hằng trăm.
Câu 2: Khi gặp nạn chồn như thế nào?
- Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì?
Câu 3: Gà Rừng nghĩ ra được mẹo gì để cả hai thoát nạn?
- Gà Rừng giả vờ chết rồi vùng chạy, tạo cơ hội cho Chồn vọt ra khỏi hang.
Câu 4: Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao?
- Chồn thay đổi hẳn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn trăm trí khôn của mình.
Câu 5: Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý.
- Treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện theo 
gợi ý.
- Học sinh thảo luận chọn một tên truyện.
- Học sinh chọn tên nào cũng đúng. Yêu cầu học sinh phải hiểu nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy.
- Tên: Gặp nạn mới biết ai khôn (tên này nói lên nội dung của câu chuyện).
- Tên: Chồn và Gà Rừng (tên này là tên 2 nhân vật chính trong truyện).
- Tên: Gà Rừng thông minh (vì đó là tên của nhân vật đáng được ca ngợi trong truyện).
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai thi đua giữa các nhóm.
- 2, 3 nhóm mỗi nhóm 3 em (người dẫn chuyện Gà Rừng, Chồn).
- Thi đọc.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
5. Tổng kết:
Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Giáo dục học sinh: Nên khiêm tốn, không kiêu căng, và cần bình tĩnh trước những khó khăn thử thách.
Khuyến khích học sinh kể lại chuyện cho người thân nghe.
Nhận xét tiết.
Toán
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
Đánh giá kết quả học:
Thuộc lòng các bảng nhân.
So sánh 2 tích.
Giải toán đơn về phép nhân.
Tính độ dài ĐGK.
Tìm số thích hợp trong một dãy số.
II. Chuẩn bị:
Đề bài - vở.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (2’): 
Kiểm tra vở học sinh.
3. Giới thiệu bài 1’: 
Kiểm tra.
4. Phát triển các hoạt động 35’:
T chép đề lên bảng.
Bài 1: Tính nhẩm
	2 x 2	5 x 2	5 x 6	5 x 1
	2 x 8	4 x 4	4 x 6	4 x 10
	3 x 3	2 x 5	3 x 6	3 x 1
	4 x 2	3 x 4	2 x 6	2 x 10
Bài 2: Điền dấu >, <, =
	3 x 5  4 x 5	5 x 2  2 x 5
	2 x 4  4 x 2	4 x 4  3 x 6
	3 x 9  3 x 7	5 x 5  2 x 10
Bài 3: Mỗi học sinh trồng được 5 cây. Hỏi 6 học sinh trồng được mấy cây?
Bài 4:
Độ dài đường gấp khúc
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
	a) 3, 6, 9, 12,	, 21
	b) 5, 10, 15, 20	, 35
	* Đáp án, biểu điểm.
Bài 1: 4đ
Viết đúng tích của mỗi phép nhân được 0,25đ.
Bài 2: 2đ
Viết đúng dấu thích hợp: 1/3đ.
Bài 3: (1,5đ)
	Lời giải: 0,5đ
	Phép tính: 0,5đ
	Đáp số: 0,5đ
Bài 4: 1,5đ
Bài 5: 1đ
	Điền đúng mỗi số: 0,25đ
5. Tổng kết:
Chuẩn bị: Phép chia.
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Củng cố lại các kiến thức đã học.
Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Nội dung:
Thi đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Điền dấu:
3 x 5  5 x 3	2 x 9  3 x 6
4 x 7  5 x 9	4 x 5  5 x 4
Một đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng. Đoạn một dài 8cm, đoạn hai dài 9cm. Tính độ dài đường gấp khúc trên?
Đo và tính độ dài của đường gấp khúc sau:
	 A	
	 C
	B	D
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2004
Kể chuyện: 
Tiết 22
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: 
Đặt tên được cho từng đoạn truyện.
Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
Tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc bạn kể; nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Chuẩn bị:
- Mặt nạ chồn và gà Rừng để học sinh kể chuyện phân vai.
III. Các hoạt động dạy - học: (35’)
1. Ổn định 1’: hát
2. Bài cũ (4’): Chim sơn ca và bông cúc trắng
Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
3. Giới thiệu (1’):
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học
4. Phát triển các hoạt động (28’):
a. Hoạt động 1: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài..
- 1 HS đọc, đọc cả mẫu.
- Giáo viên giải thích: tên mỗi đoạn câu chuyện cần thể hiện nội dung chính của đoạn. VD: Chú Chồn kiêu ngạo, hoặc Trí khôn của Chồn.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 câu chuyện và tên đoạn.
 Đoạn 1 + 2: chú Chồn kiêu ngạo.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi cặp để đặt tên cho đoạn 3 + 4.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh phát biểu.
- Giáo viên ghi các ý kiến:
+ Đoạn 1: Chú Chồn hợm hĩnh.
+ Đoạn 2: Trí khôn Chồn ở đâu?
+ Đoạn 3: Gà Rừng mới thật là khôn.
+ Đoạn 4: Chồn hiểu ra rồi/ Gặp lại nhau.
b. Hoạt động 2: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Giáo viên khuyến khích học sinh tự chọn, không phụ thuộc vào SGK.
- Học sinh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn trong nhóm.
+ Đoạn 1: Ở khu rừng nọ, có đôi bạn thân Chồn – Gà Rừng. Dù thân nhau nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
+ Đoạn 2: Một sáng đẹp trời./ Một lần 2 bạn đi chơi.
- Nhận xét.
+ Đoạn 3: Suy nghĩ mãi/ Gà Rừng ngẫm nghĩ một lúc
+ Đoạn 4: 
- Cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi học sinh trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
c. Hoạt động 3: Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi đại diện các nhóm thi kể lại câu chuyện.
- Học sinh thi kể tiếp sức từng đoạn.
- Cho học sinh phân vai thi kể chuyện.
- HS kể.
- Nhận xét – tuyên dương.
5. Tổng kết: (2’)
GV nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh học theo Gà Rừng: trước tình huống nguy hiểm vẫn bình tĩnh.
+ Xử trí linh hoạt.
+ Không kiêu căng, xem mình giỏi giang hơn bạn, nhận ra sai lầm để sửa chữa.
Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Tự nhiên xã hội
Tiết 22
Cuộc sống xung quanh (tt)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết:
Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
Học sinh có ý thức gắn bó que hương.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động (35’):
1. Ổn định (1’): 
2. Bài cũ 3’: Cuộc sống xung quanh.
Gọi 2 HS kiểm tra bài.
Kể tên một số nghề của người dân ở vùng nông thôn?
Người thị trấn, thành phố thường sống bằng nghề gì?
Nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài (1’):
Cuộc sống xung quanh (tt).
4. Phát triển các hoạt động (28’):
a. Hoạt động 1: Nói về cuộc sống ở địa phương
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, các bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
- Học sinh xếp đặt và cử các nhóm giới thiệu trước lớp.
- Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cuộc sống ở địa phương mình.
- Học sinh tiến hành.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Vẽ tranh
- Giáo viên gợi ý đề bài: nghề nghiệp, chợ, nhà văn hóa.
- Học sinh tiến hành vẽ.
- Cho học sinh trưng bày tranh.
- Nhận xét – tuyên dương.
c. Hoạt động 3: Củng cố: đoán tên nghề
- Giáo viên cho học sinh tiến hành diễn tả nghề bằng tay.
- học sinh tiến hành.
- Lớp đoán tên nghề.
- Hỏi học sinh về ước mơ của em?
- Nhận xét – tuyên dương.
- Học sinh nói về ước mơ của mình.
5. Tổng kết (2’):
GV nhận xét tiết học.
Dặn HỌC SINH: Oân lại các bài TN đã học.
Chuẩn bị: Ôn tập
Toán
Tiết 
Phép chia
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân.
Biết viết, đọc và tính kết quả củ ... ốc hỏi Cò điều gì?
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Cò nói gì với Cuốc?
- Cò nói: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị.”
- Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?
- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội bùn, bắt tép.
- Cò trả lời Cuốc như thế nào? 
- Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.
- Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.
- Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò?
- Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
5. Củng cố, dặn dò (2’):
Gọi 2 học sinh đọc lại bài và hỏi:
+ Con thích loài chim nào? Vì sao?
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 
Một phần hai
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết “Một phần hai”; biết viết và đọc 1.	 2
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các mảnh giấy hoặc bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động 1’: Hát
2. Bài cũ (3’): Bảng chia 2
Giáo viên gọi 3 học sinh lên sửa bài 1, 2/169.
HS1:	 6 : 2 = 3	12 : 2 = 6
	 4 : 2 = 2	20 : 2 = 10
	10 : 2 = 5	14 : 2 = 7
	 2 : 2 = 1	18 : 2 = 9
	 8 : 2 = 4	16 : 2 = 8
HS2:	Số cái kẹo mỗi bạn được là:
	 12 : 2 = 6 (cái kẹo)
	Đáp số: 6 cái kẹo
-> Học sinh nhận xét.
-> Giáo viên nhận xét + chấm điểm.
3. Giới thiệu bài (1’): Một phần hai
4. Phát triển các hoạt động (27’):
a. Hoạt động 1: Giới thiệu “Một phần hai” 1 
	 2
- PP: Trực quan, giảng giải.
- Giáo viên gắn hình vuông (SGK) và yêu cầu học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát kỹ và nhận thấy được rằng: Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau trong đó có 1 phần được tô màu.
-> Giáo viên nói: Như thế là đã tô màu một phần hai hình vuông.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết: 1 ; đọc
 là: Một phần hai.	 2
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Giáo viên kết luận: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau lấy đi một phần (tô màu) được 1 hình vuông.
	 2
Chú ý: 1 còn gọi là một nửa.
	 2
b. Hoạt động 2: Bài 1
- PP: Luyện tập – Thực hành, giảng giải.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1 (Đã tô màu
1 hình nào?
 2
 - Giáo viên nói rõ thêm về yêu cầu bài 1 trước khi học sinh làm bài.
-> Học sinh quan sát kỹ hình và chỉ ra:
Đã tô màu 1 hình vuông (A), 1 hình
	 2	 2
 tam giác (C), 1 hình tròn (D).
	 2
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
c. Hoạt động 3: Bài 2, bài 3
- PP: Luyện tập – Thực hành.
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu bài 2: Hình nào có 1 số ô vuông được tô màu?
 2
-> Giáo viên sửa bài.
-> Học sinh tự nhận xét. 
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh nhận xét.
-> Giáo viên sửa bài
5. Củng cố – dặn dò:
Giáo viên chuẩn bị một số tranh, hình ảnh để học sinh nhận xét về 1.
Về nhà xem lại bài.	 2
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu ngày 13 tháng 02 năm 2004
Chính tả
Tiết 
Cò và cuốc
I. Mục tiêu:
KT: Nghe - viết đúng, trình bày đúng đoạn văn “Cò đang lội ruộng  ngại gì bẩn hở chị?”
KN: - Viết đúng chính tả.
	 - Luyện phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn.
TĐ: - Tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ chép đoạn văn viết.
Bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 5’: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Học sinh viết bảng con: reo hò, gìn giữ, bánh dẻo, ngõ xóm.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài (1’): 
4. Phát triển các hoạt động 32’:
a. Hoạt động 1: Nghe – Viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Câu nói của Cuốc và Cò được đặt sau những dấu câu nào?
- Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
- Cuối các câu trên có những dấu câu nào?
- Dấu chẩm hỏi và dấu chấm.
- Nêu từ cần luyện viết?
- Lội ruộng, tép, bắt, Cuốc, bụi rậm, bùn bắn bẩn, ngại gì.
- Học sinh viết bảng con.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Học sinh viết vở.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, uốn nắn.
- Học sinh sửa bài.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Luyện tập
- Tìm những tiếng có thể ghép với những tiếng sau: riêng, giêng.
- Ở riêng, ăn riêng.
- Tháng giêng.
- reo, gieo.
Reo hò, gieo hạt.
- dơi, rơi.
Con dơi, rơi vãi.
- rẻ, rẽ.
Rẻ tiền, đường rẽ.
- giả, giã.
Hàng giả, giã gạo.
- Nhận xét HS nói.
 5. Củng cố, dặn dò: (2’)
Chuẩn bị: Bác sĩ Sói.
Toán
Tiết 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
KT: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuộc bảng chia 2.
KN: Vận dụng bảng chia 2 để làm tính, giải toán.
TĐ: Tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
SGK – bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Một phần hai
Học sinh đọc bảng chia 2.
Giáo viên cho học sinh lập bảng ghi số ½ vào phần mình đã chia của các hình:
	 ½	 	 ½
	 ½	 
3. Giới thiệu bài mới (1’): 
4. Phát triển các hoạt động 32’:
a. Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính (theo mẫu)
- Dựa vào bảng chia 2 để viết kết quả.
Đọc bảng chia 2.
 10 : 2 = 5 10 2
	 5
14 : 2 = 7 14 2
	 7
	Sửa bài.
Bài 2: Tính
- Dựa vào bảng nhân 2 và chia 2 để tính
- Học sinh làm bài.
 2 x 6 = 12	2 x 8 = 16
 12 : 2 = 6	16 : 2 = 8
	 2 x 2 = 4
	 4 : 2 = 2
- Giáo viên hỏi nhanh.
- Học sinh sửa bài
Bài 3:
- Đọc đề.
- Giáo viên tóm tắt lên bảng.
18 cái -> 2 tổ
1 tổ -> ? cái.
Muốn biết một tổ có mấy cái cờ ta làm như thế nào? 
- Đọc tóm tắt.
- Lấy số cờ chia số tổ.
Bài 4:
- Đọc đề.
Tóm tắt.
Có 20 HS.
1 hàng -> 2 bạn.
Có -> ? hàng.
- Đọc tóm tắt.
Để tìm số hàng ta làm sao?
- Lấy số bạn có chia số bạn có trong một hàng.
 - Học sinh làm bài.
b. Hoạt động 2: Củng cố
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”:
 Trên mỗi con chim có đánh số từ 1 đến 16. Hãy chia số chim đó một nửa là những con chim mang số chẵn, một nửa mang số lẻ.
5. Tổng kết (1’):
Làm BT5.
CBB: Số bị chia – Số chia – Thương.
Tập làm văn
Tiết 
Đáp lời xin lỗi – tả ngắn về chim
I. Mục tiêu:
KT:	- Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp.
	- Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.
KN:	- Nói rõ ràng, mạch lạc những câu đáp lại lời xin lỗi.
TĐ:	- Lịch sự trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
Tranh - SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 5’: Đáp lời cảm ơn – Tả ngắn về chim.
3 học sinh đọc các đoạn văn tả con vật gần gũi mà các em đã làm ở nhà.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
- Hôm nay mình sẽ học cách đáp lời xin lỗi và tiếp tục tả con vật.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
a. Hoạt động 1: Đáp lời xin lỗi
Bài 1: Đọc các lời nhân vật trong tranh.
- Học sinh nhìn sách đọc các lời nhân vật trong tranh.
- Giáo viên cho từng cặp học sinh đóng vai 2 nhân vật.
- 1 học sinh nói lời xin lỗi.
- 1 học sinh đáp lời xin lỗi.
- Trong trường hợp nào ta n ói lời xin lỗi người khác?
- Khi làm điều gì không đúng với người khác.
Bài 2: Đáp lại lời xin lỗi theo các tình huống đã cho.
- Đọc đề.
- Học sinh đọc tình huống.
- Từng cặp học sinh đóng vai.
a) Một bạn vội nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút.”
- Mời bạn.
- Xin mời bạn.
- Bạn cứ đi đi.
b) Một bạn nghịch (làm mực bắn vào áo) em, xin lỗi em, xin lỗi em đụng vào em.
 “Xin lỗi, tớ vô ý quá!”
- Không sao.
c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn mĩnh lỡ tay thôi”.
- Có sao đâu.
- Thôi đã chót rồi. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé!
d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.”
- Không sao. Mai cũng được mà.
- Mai cậu nhớ mang nhé.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn văn.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh tự sắp xếp, trình bày.
- Giáo viên sửa.
(b) Cu gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. (d) Bộ cánh nâu điểm những đốm trắng như cườm rất đẹp. (a) Nó nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. (c) Cu gáy là bạn của người nông dân.
c. Hoạt động 3: Củng cố
Cho 2 học sinh đóng vai tình huống sau:
- Em đang đi xuống cầu thang rất vội thì đụng phải cô giáo đang đi lên. Em sẽ nói gì với cô giáo và cô giáo đáp lại ra sao?
5. Tổng kết (1’):
CB: Đáp lời khẳng định – Viết nội qui.
_______________________________
Tập làm văn:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nghe, nói: Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
Rèn kĩ năng viết: Biết sắp xếp các câu để cho thành đoạn văn hợp lí. 
II. Nội dung:
Bài tập 1: Thảo luận nhóm đội, trình bày miệng. Nói lời xin lỗi trong trường hợp sau:
Em làm gãy cây thước của bạn.
Lỡ làm bẩn áo của bạn.
- Giáo viên hỏi:
+ Khi nào cần phải nói lời xin lỗi?
+ Nêu thái độ khi nói lời xin lỗi.
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào? 
Bài tập 2: Sắp xếp lại các câu sau thành một đoạn văn hợp lí.
Bộ câu là một loài chim rất dễ thương.
Chú là một thành viên đưa thư giúp người rất giỏi.
Chú có bộ lông trắng muốt.
Mọi người ai cũng yêu quí chú.
3. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lại các câu trên thành một đoạn văn hợp lí.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22 thuy.doc