Bài 46: Ô n - Ơn
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể
- Đọc viết được ôn, ơn, con chồn sơn ca
- Nhận ra ôn, ơn trong các tiếng bất kỳ
- Đọc được các từ ứng dụng, câu ứng dụng. những lời nói tự nhiên theo chủ đề:người"Mai sau khôn lớn"
B. Đồ dụng dạy - học:
- Sách tiếng việt 1 tập 1
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh hoạ từ khoá, cau ứng dụng và phần luyện nói
11: ngày soạn: 13/11/2005 ngày giảng: 14/11/2005 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2005 Chào cờ: Học vần: Bài 46: Ô n - Ơn A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể - Đọc viết được ôn, ơn, con chồn sơn ca - Nhận ra ôn, ơn trong các tiếng bất kỳ - Đọc được các từ ứng dụng, câu ứng dụng. những lời nói tự nhiên theo chủ đề:người"Mai sau khôn lớn" B. Đồ dụng dạy - học: - Sách tiếng việt 1 tập 1 - Bộ ghép chữ tiếng việt - Tranh minh hoạ từ khoá, cau ứng dụng và phần luyện nói C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc: bạn thân, gắn bó, dặn dò - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con - Đọc từ câu ứng dụng - 1 số em - GV nhạn xét cho điểm II. Dạy - Học bài mới: 1. giới thiệu bài(trực tiếp) - HS đọc theo GV : Ôn , Ơn 2. Dạy vần: Ôn a. Nhận diện vần: - Ghi bảng vần ôn - Vần ôn do mấy âm tạo nên? - Vần ôn do 2 âm tạo nên là âm ô và n - Hãy so sánh ôn với an? - Giống: Kết thúc bằng n - hãy phân tích vần ôn? - Vần ôn có ô đứng trước, n đứng sau b. Đánh vần: Vần: Vần ôn đánh vần như thế nào? - Ô - nờ - Ôn - GV theo dõi, chỉnh sửa - ( HS đánh vần: CN, Nhóm, lớp) - Tiếng khoá: - Cho HS tìm và gài vần ôn - Tìm tiếp âm ch và dấu (` ) để ghép thành tiếng chồn . - HS sử sụng bộ đồ để gài ôn - chồn - Ghi bảng: Chồn - HS đọc - Hãy phân tích tiếng chồn? - Tiếng chồn có âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau, dấu (` ) trên ô - Tiếng chồn đánh vần như thế nào ? - Chờ - ôn - hôn - huyền - chồn - GV theo dõi chỉnh sửa - HS đánh vần, đọc trơn ( CN, nhóm, lớp) - Từ khoá: - Treo tranh lên bảng và hỏi - Ttanh vẽ gì? - Tranh vẽ con chồn - Ghi bảng: Con chồn - HS đọc trơn: CN , nhóm , lớp - HS đọc: Ôn - chồn - con chồn - 1 vài em c. viết: - HS tô chữ trên không sau đó luyện viết trên bảng con - Nghỉ giải lao giữa tiết - Lớp trưởng điều khiẻn Ơn: ( quy trình tương tự ) a. Nhận diện vần: - vần ơn được tạo nên bởi ơ và n - so sánh vần ơn với ôn Giống: Kết thúc bằng n Khác: vần ôn bắt đầu bằng ô b. Đánh vần: + Vần: ơ - nờ - ơn + Tiếng và từ khoá - Sờ - ơn - sơn - học học sinh quan sát tranh để rút ra từ khoá : Sơn ca c. Viết: Lưa ý cho học sinh nét nối giữa các con chữ - HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên d. Đọc từ ứng dụng: - GV lên bảng từ ứng dụng - 3 HS - GV đọc và giải nghĩa từ Ôn bài: Học lại bài để nhớ những đìêu đã học - Khôn lớn: Chỉ sự lớn lên và hiẻu biết nhiều hơn - cơn mưa: chỉ những đám mây u ám mang đến mưa - Mơn mởn: chỉ sợ non mượt tươi tốt.. - HS đọc CN, Nhóm ,lớp - GV theo dõi, chỉnh sửa. đ. Củng cố: - chúng ta vừa học nhữnh vần gì: - Vàn ôn + trò chơi: Tìm tiếng có vần - HS chơi theo tổ - Nhận xét chung tiết học Tiết 2 Giáo viên Học sinh 3. luyện tập a. luyện đọc (+) Đọc lại bài tiết 1 ( bảng lớp ) - HS đọc nhóm, CN, lớp - GV theo dõi, chỉnh sửa (+) Đọc câu ứng dụng: GT tranh - HS quan sát tranh và nhận xét - Tranh vẽ gì ? - Đàn cá đang bơi lội - Đàn cá bơi lội như thế nào: các em hãy đọc từ khoá trong tranh để biết được điều đó nhé ! - 3 học sinh đọc - Đàn cá bơi lội như thế nào? - Trong từ "bận rộn" tiếng nào có vần mới được vừa học? - Rộn - Khi đọc gặp dấu phẩy chúng ta phải chú ý điều gì? - Ngắt hơi đúng chỗ - GV đọc mẫu và hướng dẫn - HS đọc CN, nhóm, lớp - GV theo dõi chỉnh sửa b. Luỵên viết: Ôn , ơn, con , chồn, sơn ca - GV hướng dẫn giao việc - HS luỵên viết trong vở tập viết - Trong khi học sinh viết bài GV luôn nhắc học sinh viết chữ đẹp vở sạch, chú ý điểm đặt bút , nét nối và vị trí đặt dấu. - GV nhận xét bài viết c. Luyện nói theo chủ đề: " Mai sau khôn lớn " - GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời - bức tranh vẽ gì? - một bạn nhỏ , chú bộ đội cưỡi ngựa GV: Bạn nhỏ trong tranh mơ ước sau này lớn lên sẽ chở thành chiến sỹ biên phòng - mai sau lớn lên em mơ ước được làm gì? - HS trả lời - Hướng dẫn và giao vịêc - HS trao đổi nhóm 2 và tự nói cho nhau nghe và về chủ đề luyện nói hôm nay. + Gợi ý - Mai sau bạn thích làm nghề gì ? - Tại sao bạn lại thích nghề đó? - Bố mẹ bạn làm nghề gì ? ? Bạn đã nói cho ai biết về mơ ước của mình chưa ? Để thực hiện điều đó bây giờ bạn phải làm gì? 4.Củng cố - Dặn dò: - GV chỉ bảng cho học sinh đọc bài + Trò chơi:Tìm tiếng mới - chơi theo tổ - Nhận xét chung giờ học * Học lại bài: - Xem trước bài 47 Tiết 11 Ôn tập và thực hàng kỹ năng giữa kỳ I A. Mục tiêu. - Ôn tập và thực hành các nội dung đã học 1 đến bài 5. B. Chuẩn bị. GV chuẩn bị một số tỉnh huống để HS vận dụng những nội dung đã học để giải quyết tình huống. C. Các hoạt động chính: Giáo viên Học sinh 1. Ôn tập: H: hãy nêu các bài đạo đức em đã học? - Bài1: Emla học sinh lớp 1 - Bài2: Gọn gàng sạch sẽ - Bài 3: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. - Bài 4: Gia đình em - Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - H: Trẻ em có những quền gì? - Trẻ em có quền có họ tên có quền được đi học - H: Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Quàn áo phẳng phiu, sạch sẽ, không nhàu nát. - H: Em cần làm gì để giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập . - Cần sắp xếp ngăn nắp không làm gì hư hỏng chúng. - H: Nêu lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. - Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ , có lợi cho sức khoẻ được mọi ngươi yêu mến. - H: Khi ông, bà, cha, mẹ dạy bảo các em cần làm gì? - Biết vâng lời ông bà cha mẹ để mau tiến bộ. 2. Thực hành: + Yêu cầu học sinh đóng vai với các tình huống sau: - Tình huống 1: Hai chị em đang chơi với nhau thì được mẹ cho hoa quả( 1 quả to và một quả bé) . Chị cầm và cảm ơn mẹ. Nếu em là bạn em cần làm gì cho đúng? - HS thảo luận theo cặp tìm cách giải quết hay nhất - Tình huống 2: Hai chị em chơi trò chơi khi anh đang chơi với chiếc ô tô thì em đòi mượn. Người chị( người anh) cần phải làm gì cho đúng? - HS đóng vai theo cách giải quết mà nhóm mình đã chọn. - Lần các nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV nhận xét đánh giá điểm cho các nhóm. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. +Yêu cầu học sinh kể những việc mình đã làm để giữ gìn đồ dùng, sách vở. - HS thảo luận nhóm 4( từng học sinh kể trước nhóm ) - Yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét - Mỗi nhóm cử 1 bạn kể trước lớp. - GV chốt ý Bài tập: GV gắn bảng tập xử lý tình huống.( nhất trí giơ thẻ đỏ, không nhất trí giơ thẻ xanh, lưỡng lự giơ thẻ vàng). - Bạn an dùng kẹo cao su bôi vào quần bạn lan. - Bạn Long xé vở để gấp máy bay? - Bạn Yến dùng giấy bìa để bọc vở. - Bạn Hà đang giằng đồ chơi với em của bạn. + GV đọc lần lượt từng tình huống. - HS nghe, suy nghĩ và nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ. - GV nhận xét và chốt ý. 3. củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung vừa ôn tập. - Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. - Nhắc nhở những học sinh thực hịên chưa tốt. - HS nghe và ghi nhớ. Toán: Tiết 41: luyện tập A. Mục tiêu: Học sinh được củng cố về: - Bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi đã học - So sánh các số trong phạm vi 5 - Quan sát tranh, nêu bài toán về biểu thị bằng phép tính thích hợp B. Đồ dùng dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: - Cho học sinh lên bảng làm bài tập 4 - 13 + 2 3 - 2..5 - 4 5 - 21 + 2 2 + 3.5 - 3 - Cho học sinh học thuộc bảng trừ trong phạm vi 5. -GV nhận xét cho điểm - 2 HS lên bảng làm bài tập 4 - 1 < 2 + 2 3 - 2 = 5 - 4 5 - 2 = 1 + 2 2 + 3 > 5 - 3 - 2 HS đọc II. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài ( ghi bảng) 2. Hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK: Bai 1: ( bảng con) - Cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài - 3 học sinh lên bảng: 5 4 5 2 1 4 3 3 1 Mỗi tổ làm 1 phép tính vào bảng con 3 5 4 2 3 2 1 2 2 - GV nhận xét, chữa bài Bài 2:sách - Gọi học sinh nêu yêu cầu nhắc lại cách tính của bài - Cho học sinh làm trong sách, đổi vở kiểm tra chéo rồi nêu miệng kết quả. - GV nhận xét, chỉnh sửa 5 - 1 - 1 = 3 4 - 1 - 1 = 3 5 - 1 - 2 = 2 5 - 2 - 1 = 2 Bước: sách - Cho học sinh nêu cách làm - GV nhận xét, cho điểm - HS làm ròi 3 em lên bảng chữa 5 - 3 = 2 5 - 4 < 2 5 - 3 < 3 5 - 4 = 1 Bài 4: (sách) - GV hướng dẫn và giao việc - HS tự nêu yêu cầu và đặt vấn đề toán - GVnhận xét chỉnh sửa Bài 5: - Bài yêu cầu gì? - Điền vào chỗ chấm GV gợi ý: Thực hiện phép tính bên phải trước xem kết quả là bao nhiêu, sau đó 1 số cộng với 4 để có kết quả bằng nhau - HS làm và chữa bài 5 - 1 = 4 3. Củng cố - Dặn dò: + Trò chơi " Em là người thợ xây" - Chơi theo tổ - GV nhận xét chung giờ học * làm bài tập ( VBT) T hứ ba ngày 15tháng 11 năm 2006. Thể dục: Bài 11: thể dục rèn luyện thế cơ bản I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn 1 số động tác dục RLTTCB đã được học - Học động tác đứng đưa chân trước, 2 tay chống hông - Làm quen với trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức 2. kỹ năng: - Biết tham gia vào trò chơi 1 cách chu động 3. Thái độ: - Yêu thích môn học II. Địa điểm: - Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập - chuẩn bị 1 nơi II. Nội dung và phương pháp lên lớp: Phần nội dung ĐL Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: 5 phút 1. Nhận lớp; - kiểm tra cơ sở vật chất X X X X - Điểm danh X X X X - Phổ biến mục tiêu bài học 3 - 5 m ( GV) ĐHNL 2. Khởi động: - Chạy nhẹ nhàng 30 - 50m Thành 1 hàng dọc - Đi đường vòng, hít thở sâu - Trò chơi diệt các con vật có hại 1 vòng X X X X (GV) X X X B. Phần cơ bản: 15 phút 1. Học động tác đứng đưa chân tay ra trước, tay chống hông 2 x 8 nhịp - HS tập đồng loạt sau khi giáo viên đã làm mẫu J J L J L 1 2 3 4 5 TTCB: - HS tập đồng loạt khi GV đã làm mẫu - GV quan sát, sửa sai - Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. - Sau mỗi lần tập, GV nhận xét sửa sai cho học sinh 2. trò chơi:"Chuyền bóng tiếp sức" 2 - 3 hiệp - GV nêu luật chơi và cách chơi - Cho 1 số em chơi thử - Cho học sinh chơi tập thể - Cho học sinh thi chơi giữa các đội ( tổ) C. phần kết thúc: 5 phút 1 lần - Hồi tĩnh: Vỗ tayvà hát - Nhận xét chung giờ học (khen, nhắc nhở, giao bài ) - Xuống lớp x x x x x x x x ( GV) ĐHXL Học vần: Bài 47: en - ên A. Mục đích yêu cầu: - HS đọc và viết được: en, ên , lá sen, con nhện - Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng - những từ nói, tự nhiên theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên bên dư ... : Yên bắt đầu bằng yê - Đánh vần: yê - nờ - yên Yê - nờ - yên - sắc - yến. d. Đọc từ câu ứng dụng: - Ghi bảng từ ứng dụng - GV đọc mẫu và giảng nghĩa từ - 2 học sinh đọc - GV nhận xét chỉnh sửa. - HS đọc CN, nhóm, lớp - Cho học sinh đọc lại bài 1 lần - Nhận xét chung giờ học. 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Đọc lại bài tiết 1(bảng lớp) - HS đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi chỉnh sửa + Đọc câu ứng dụng - Treo tranh lên bảng - HS quan sát tranh và nhận xét - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ đàn kiến đang chở lá khô để xây nhà - Hãy đọc cho cô câu ứng dụng dưới bức tranh - 2 - 3 học sinh đọc - Khi đọc câu có dấu chấm, phẩy ta phải chú ý gì? - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - GV đọc mẫu - HS đọc CN, nhóm, lớp - GV theo dõi chỉnh sửa. b. Luyện viết: - GV nêu yêu cầu và giao việc - Khi viết vần và từ khoá chúng ta cần chú ý gì? - Lưu ý nét nối và khoảng cách giữa các con chữ. - GV theo dõi uốn nắn cho HS yếu và ngồi chưa đúng quy định. - HS viết bài theo mẫu trong vở. - Chấm một số bài viết nhận xét. Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng điều khiển c) Luyện nói theo chủ đề. - Cho HS đọc bài luyện nói. - Một số em đọc. - GV treo trang và giao việc. - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 theo chủ đề luyện nói hôm nay. + Gợi ý. - Tranh vẽ gì? - Em thấy trên biển có gì? - Trên những bãi cỏ em thấy gì? - Nước biển như thế nào? - Người ta dùng nước biển để làm gì? - Em có thích biển không? - Nếu được đi biển chơi em sẽ làm gì? 4. Củng cố dặn dò. - Trò chơi tìm và gài tiếng có vần vừa học. - HS chơi thi giữa các tổ. - HS đọc bài trong SGK. - Một vài em. - NX chung giờ học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết: Luyện tập chung A. Mục tiêu: Học sinh củng cố về. - Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. - Phép cộng, phép trừ với số 0. - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ BT 4. C. Các hoạt động dạy học. Giáo viên Học sinh I. KTBC: - Gọi HS lên bảng làm BT: 5 - 5 = 3 HS lên bảng làm BT: 5 - 5 = 0 4 - 0 = 4 - 0 = 4 3 + 0 = 3 + 0 = 3 - KT và chấm một số BT HS làm ở nhà - GV nhận xét ghi điểm. II. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS làm BT trong sgk. Bài 1: (63) - GV đọc phép tính. - HS ghi phép tính vào bảng con. 5 4 2 5 3 1 2 1 - GV nhận xét và chỉnh sửa. Bài 2: (63) - Bài yêu cầu gì? - Tính - HD và giao việc - HS làm ghi kết quả và đổi vở kiểm tra chéo. - Gọi 1 số học sinh đọc kết quả của bạn -Giáo viên nhận xét, cho điểm Bài 3: (63) - Bài yêu cầu gì? - Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm - Yêu cầu học sinh nêu cách làm? - Làm tính trước rồi lấy kết quả của phép tính đó so sánh vơi số bên phải. - Cho học sinh làm bài và chữa bài 4 + 1 > 4 5 - 1 > 0 4 + 1 = 5 5 - 4 < 2 - Giáo viên nhận xét cho điểm Bài 4: (63) - Giáo viên treo tranh từng phần lên bảng rồi yêu cầu học sinh đặt đề toán và viết phép tính thích hợp. a. Có 3 con chim đậu, 2 con nữa bay tới. Hỏi tất cả có mấy con? 3 + 2 = 5 b. Có 5 con chim đậ, 2 con đã bay đi. Hỏi tất cả có mấy con? 5 - 2 = 3 - Bài củng cố gì? - Bài củng cố về KN quan sát, đặt đề toán và viết phép tính dựa theo tranh 3. Củng cố - dặn dò: + Trò chơi nối tiếp: - GV HS và giao việc. - 1 học sinh nêu phép tính, 1 học sinh khác nêu kết quả, học sinh nêu kết quả đúng được quyền nêu phép cộng và chỉ HS khác nêu kết quả. - GV theo dõi chỉnh sửa. - NX chung giờ học. Thứ sáu ngày tháng năm 2006 Âm nhạc: Tiến: Học bài hát đàn gà con A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học bài hát đàn gà con 2. Kỹ năng: Biết được bài hát do một người nhạc sỹ Nga sáng tác, lời bài hát do tác giả Việt dịch. 3. Thái độ: Biết Yêu quý những con vật nuôi trong gia đình. B. Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác giai điệu và lời ca. - Chép sẵn lời ca lên bảng phụ - Tìm hiểu về bài hát C. Các hoạt động - Học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh trình bày bài hát "Lý cây xanh" và "Tìm bạn thân". - Một vài em. - Giáo viên nhận xét và cho điểm II. Dạy - Học bài mới: 1. Hoạt động 1: Dạy bài hát "con gà con" a. Giới thiệu bài hát :(linh hoạt) b. Nghe hát mẫu: + Giáo viên hát mẫu 1 lần - Học sinh nghe hát mẫu - Các em cảm nhận về bài hát này NTN? Nhanh hay chậm? Dễ hát hay khó hát? - Học sinh trả lời theo cảm nhận. - Giáo viên khẳng định đây là bài hát khó hát hay dễ hát. c. Tập đọc lời ca. - Giáo viên dùng thanh phách gõ tiết tấu lời ca của từng câu. Mỗi câu gõ khoảng 2 lần. - Yêu cầu học sinh đọc lời ca theo tiết tấu. - Học sinh đồng thanh đọc theo - Giáo viên ghi chỉ định một vài em đọc lại - 2 Học sinh thực hiện d Dạy hát từng câu. - Giáo viên hát mẫu sau đó bắt nhịp cho học sinh tập hát từng câu. - Cho học sinh hát liên kết giữa các câu rồi hát cả bài. - Học sinh tập hát theo hướng dẫn. đ. Trình bày bài hát hoàn chỉnh. - Các em hãy hát bài hát 2 lần, lần 2 kết thúc bằng cách 2 câu cuối bài 2 lần và chậm dần. - Học sinh trình bày cả bài. Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng điều khiển 2. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm a. Hát và gõ theo tiết tấu lời ca. - Khi hát một tiếng trong lời ca, hãy gõ một cái - Giáo viên gõ làm mẫu - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn - Giáo viên gõ bắt nhịp b. Hát gõ theo phách - Giáo viên chỉ vào bảng phụ, gạch chân những tiếng hát theo phách. Trông kìa đàn gà con lông vàng Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn - Giáo viên hát làm mẫu - Học sinh thực hiện theo HD 3. Củng cố dặn dò: - Trình bày hoàn chỉnh bài hát Lần 1: nửa lớp hát và gõ tay theo tiết tấu Lần 2: Nửa lớp còn lại và vỗ tay theo phách - Học sinh thực hiện - Nhận xét chung giờ học. - Học sinh nghe và ghi nhớ. Học vần: Bài 50: Uôn - Ươn A. Mục đích yêu cầu: - Học sinh nắm được cấu tạo vần uôn, ươn. - Học sinh đọc và viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - Đọc được từ và câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuồn chuồn , châu chấu, cào cào. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói C. Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Đọc và viết :Cá biển, viên phấn, yên ngựa - Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con - Yêu cầu học sinh đọc từ và câu ứng dụng - 2 học sinh đọc - CVNX cho điểm II. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài (trực tiếp ) 2. Dạy vần: a. Nhận diện vần: - Giáo viên ghi bảng vần uôn và nói: vần uôn có uô đứng trước và người đứng sau. - Vần uôn do mấy âm tạo nên? - Vần uôn do người âm tạo nên là uô và n - Hãy so sánh vần uôn với vần iên? Giống: Kết thúc bằng n Khác: uôn bắt đầu bằng uô b. Đánh vần: +Vần: Vần uôn đánh vần NTN? - Uô - nờ - uôn - GV theo dõi chỉnh sửa - HS đánh vần CN, nhóm,lớp. + Tiếng khoá: - Yêu cầu học sinh tìm và gài uôn, chuồn - HS sử dụng bộ đồ dùng và gài - Hãy phân tích tiếng chuồn? - Tiếng chuồn có âm ch đúng trước, vần uôn đứng sau, dấu (\) trên ô. - Tiếng chuồn đánh vần NTN? - Chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn. - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa - Yêu cấu học sinh đánh vần CN, nhóm lớp - Yêu cầu học sinh đọc - Học sinh đọc trơn: Chuồ. + Từ khóa: - Treo tranh và giao việc - Học sinh quan sát tranh - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ con chuồn chuồn - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa - Học sinh đọc trơnCN, nhóm lớp c. Hướn dẫn viết chữ: - Viết mẫu, nêu quy trình viết - Học sinh tô chữ trên không sau đó luyện viết vào bảng con. - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa. Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng điều Ươn: (quy trinh tương tự) a) Nhận diện vần. - Vần ươn được tạo nên bởi ươ và n - So sánh vần ươn với uôn - Giống nhau: Kết thúc bằng n - Khác: ươn bắt đầu bằng ươ b) Đánh vần. ươ - nờ - ươn - Tiếng khoá: Vờ - ươn - vườn. - Từ khoá: Cho học sinh quan sát tranh, NX và rút ra từ vươn vai. c) Viết: Lưu ý nét nối giữa các con chữ và khoảng cách giữa các con chữ. - HS thực hiện theo HD. d) Đọc từ ứng dụng. - Ghi bảng từ ứng dụng. - 2 HS đọc. - GV đọc mẫu, giải nghĩa tranh đơn giản. - HS luyện đọc CN, nhóm, lớp. - GV nhận xét chỉnh sửa. - Cho HS đọc lại toàn bài trên bảng. - NX giờ học. Tiết 2 3. Luyện tập. a) Luyện đọc. - Đọc lại bài viết 1. (bảng lớp). - HS luyện đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng. - Treo tranh minh hoạ và giao việc. - HS quan sát tranh và nhận xét. - Tranh vẽ gì? - Giàn hoa thiên lý và 5 con chuần chuần. - Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. - 2 HS đọc. - Khi đọc câu có dấu chấm, dấu phẩy em phải làm gì? - Ngắn nghỉ đúng chỗ. - GV đọc mẫu, sửa lỗi và giao việc. - HS luyện đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi chỉnh sửa. b) Luyện viết. (uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai) vào vở. - HS tập viết trong vở theo mẫu. - GV theo dõi uốn nắn thêm cho HS yếu - Chấm điểm một số bài và NX. Nghỉ giữa tiết Lớp trưởng điều khiển c) Luyện nói theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. - Cho HS đọc tên bài luyện nói - Vài HS đọc. - GV HD và giao việc. - HS thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay. - Gợi ý. + Trong tranh vẽ những con gì? - Em biết có những loại chuồn chuồn nào? - Hãy kể tên những loại chuồn chuồn đó? - Em đã chông thấy cào cào, châu chấu bao giờ chưa? - Hãy mô tả 1 vài đặc điểm của chúng? - Cào cào, châu chấu sống ở đâu? -Em có biết mùa nào thì nhiều châu chấu, cào cào? - Muốn bắt được cào cào châu chấu chúng ta phải làm gì? - Bắt được chuồn em sẽ làm gì? - Có nên ra nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu không? 4. Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Thi viết tiếng, từ có vần vừa học. - Học sinh chơi thi giữa các tổ - Nhận xét chung giờ học. *: - Học lại bài - X em trước bài 51 - Học sinh nghe và ghi nhớ Sinh hoạt lớp: Nhận xét tuần 11 A. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè. 2. Tồn tại: - ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép - Chưa cố gắng trong học tập - Vệ sinh cá nhân còn bẩn: B. Kế hoạch tuần 12: - Duy trì tốt những ưu điểm tuần 11 - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt. - Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua.
Tài liệu đính kèm: