Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 13 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 13 - Năm học: 2010-2011

Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010

 TOÁN

 14 trừ đi một số: 14 – 8.

I/ Mục tiêu:

 - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng trừ 14 trừ đi một số.

 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8 .

 - Thực hiện BT1( cột 1,2); BT2 ( 3 phép tính đầu); BT3( a,b); BT4.

 II/ Chuẩn bi:

_ 1 bó 1 chục que tính, và 4 que tính rời.

III/ Hoạt động dạy chủ yếu:

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 2 - Tuần 13 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 13
Thứ
Môn
TCT
Tên bài dạy
2
 8/11/2010
SHĐT
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Tập đọc
13
13
61
37
38
Sinh hoạt đầu tuần
 Quan tâm giúp đỡ bạn ( tiết 2)
14 trừ đi một số: 14 – 8
Bông hoa niềm vui (tiết 1)
Bông hoa niềm vui (tiết 2).
3
9/11/2010
Toán 
Chính tả
 Thủ công
 Âm nhạc 
62
25
13
13
34 – 8
(TC) Bông hoa niềm vui.
 Gấp cắt dán hình tròn ( tiết 1)
Chiến sĩ tí hon ( tiết 1) 
4
10/11/2010
 Kể chuyện
Toán
Luyện từ &Câu
Tập đọc
 13
63
13
39
Bông hoa niềm vui
54 – 18
Từ ngữ về công việc gia đình – Câu kiểu Ai làm gì ?
 Quà của bố
5
11/11/2010
 Chính tả
Tập viết
Toán
 26
13
 64
 ( NV ) Quà của bố.
Chữ hoa L.
Luyện tập.
6
12/11/2010
Tập làm văn 
Toán
 TNXH
SHCN
13
65
 13
13
Kể về gia đình.
15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
	Sinh hoạt chủ nhiệm	
 	Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 
 TOÁN 
 14 trừ đi một số: 14 – 8. 
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng trừ 14 trừ đi một số..
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8 .
 - Thực hiện BT1( cột 1,2); BT2 ( 3 phép tính đầu); BT3( a,b); BT4. 
 II/ Chuẩn bi: 
_ 1 bó 1 chục que tính, và 4 que tính rời.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: Hoạt động học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp :
2/ KTBC: 
 - GV ghi các phép tính: 63-26; 35-15 ; 93-37 Cho HS lên đặt/t và tính. 
 - GV n/x chung 
3/ Bài mới: 
 a / Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học “ 14 trừ đi một số: 14 – 8”.
 - Ghi bảng tựa bài .
b) GV tổ chức cho HS hoạt động với một bó một chục que tính và 4 que tính rời để lập bảng trừ:
- Lấy 1 bó 1 chục và 4 que tính rời hỏi:
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ? Cần lấy 8 que tính (viết 14 rồi viết 8 bên phải số 14).
+ Làm thế nào để lấy được 8 que tính ?
+ Có 14 que tính lấy 8 que tính còn mấy que tính ?
+ Vậy làm tính gì ? (viết dấu trừ giữa 2 số 14 và 8). 14 – 8 = 
+ Vậy 14 – 8 = ? (ghi 14 – 8 = 6).
- Hướng dẫn đặt tính và tính:
+ Đặt tính: 14 viết ở hàng trên, 8 viết ở hàng dưới thẳng cột với 4 và gạch ngang, ghi dấu trừ giữa hai số 14 và 8.
+ Tính: 14 . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 
 - 8 bằng 6. viết 6 thẳng cột 4 và 8.
 6
- Hướng dẫn lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ .
 Hát 
- 3 HS lên bảng .
Nghe GV giới thiệu bài .
- 2HS nhắc lại tựa bài .
- Thao tác trên que tính theo hướng dẫn của GV, và trả lời câu hỏi:
 + Có 14 que tính.
+ Để 14 que tính lên bàn.
+ Lấy 4 rồi lấy tiếp 4 que tính nữa. 
+ Còn 6 que tính.
+ Làm tính trừ.
+ 14 – 8 = 6.
- 1 em vừa tính vừa nêu cách tính ở bảng theo cột dọc.
- Vài em nêu lại cách tính dọc.
- Lập bảng trừ và học thuộc:
14 – 5 = 9; 14 – 6 = 8; 14 – 7 = 7;   ; 14 – 9 = 5.
Nghỉ giữa tiết
c) Thực hành: 
* Bài 1: ( cột 1,2 ) ( gọi HS TB-Y)
* Bài 2: ( 3 phép tính đầu ) HS tự làm vào SGK, sau đó vài em lên bảng mỗi em làm 1 bài.
 ( gọi HS TB_Y)
* Bài 3: ( câu a,b ) ( gọi HS TB_Y)
 Hướng dẫn đặt tính, cho HS thực hiện bảng con. Chú ý đặt tính thẳng cột.
* Bài 4: Goi HS đọc đề bài .( gọi HS K_G)
 GV nhận xét, chốt ý đúng .
3) Củng cốø:
- Gọi 2 em thi đọc thuộc lòng bảng trừ.
- HS tự làm vào SGK. Vài em nêu kết quả: 9 + 5 = 14 8 + 6 = 14
 5 + 9 = 14 6 + 8 = 14
 14 – 9 = 5 14 – 8 = 6
 14 – 5 = 9 14 – 6 = 8
- Làm vào SGK, 5 em làm ở bảng, nhận xét chữa bài bạn làm. 14 14 14 
 - 6 - 9 - 7 
 8 5 7 
 a/ 14 b/ 14 
 - 5 - 7 
 3 7 
 Đọc đề bài , tự giải vào vở, một em giải bảng lớp, lớp nhận xét, và tự chữa bài mình.
 Số quạt điện còn lại là:
14 – 6 = 8 (quạt điện)
Đáp số: 8 quạt điện.
- 2 Em thi đọc thuộc lòng bảng trừ “ 14 trừ đi một số”.
4) Nhận xét – dặn dò: 
 - Về làm tiếp các bài làm chưa xong. 
 - Nhận xét tiết học.
 - GDĐĐ: GD HS tính cẩn thận khi đặt/t.
	................................................................................
 TẬP ĐỌC 
 Bông hoa Niềm Vui 
I Mục tiêu: 
 - Đọc đúng , rõ ràng. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 * GDKNS: _ Tìm kiếm sự hỗ trợ.
 _ Thể hiện sự cảm thông.
II/ Chuẩn bị: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 Hoạt động học chủ yếu:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi .
_ Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
_ Mẹ làm gì để con ngủ được ngon giấc?
 GV nhận xét - cho điểm .
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu: Tuần trước, các em đã đọc truyện Sự tích cây vú sữa và bài thơ Mẹ nói lên tình thương yêu của mẹ dành cho con.Vậy,con cái cần có tình cảm như thế nào với bố mẹ. Câu chuyện Bông hoa Niềm Vui sẽ nói với các em điều đó.
 Ghi bảng tựa bài .
b) Luyện đọc: 
* GV đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu theo dãy bàn.
_ Hướng dẫn đọc từ: sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, 
 Đọc từng đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Hướng dẫn đọc câu:
+ Em hãy  nữa, / Chị ạ ! // Một bông  em, / vì trái tim nhân hậu của em. // Một  mẹ, /  mẹ /  một cô bé hiếu thảo. //
- HS đọc từ chú giải SGK. GV giải nghĩa thêm “hoa cúc đạiù”: Cúc to bằng cái chén; “Sáng tinh mơ”: sáng sớm, chưa nhìn rõ mọi vật; “Dịu cơn đau” – “Giảm cơn đau”: Thấy dễ chịu hơn; “Trái tim nhân hậu”: Biết yêu thương con người.
- Hát
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 
_ Tiếng ve cũng lặng đi vì ve cũng mệt trong đêm hè oi bức.
_ Đưa võng hát ru và quạt ru con mát.
- Nghe giới thiệu .
- 2 HS lặp lại tựa bài .
- Mở SGK/104 nghe đọc nhẩm theo bài.
- Mỗi HS đọc 1 câu tiếp nối nhau theo dãy bàn. 
_ Luyện đọc phát âm sai 
- Mỗi em đọc 1 đoạn tiếp nối nhau. Luyện đọc câu theo yêu cầu.
- Nêu nghĩa từ chú giải cuối bài: 
- Lắng nghe GV nêu nghĩa từ ngữ mới, rồi lập lại nghĩa từ đó .
Nghỉ giữa tiết
 Đọc từng đoạn trong nhóm: GV theo dõi giúp đỡ các nhóm yếu đọc.
 Thi đọc giữa các nhóm:Cho 2 nhóm đọc; mỗi em trong nhóm đọc 1 đoạn; lớp nhâïn xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
 GV nhận xét – tuyê n dương .
- Mỗi em đọc 1 đoạn luân phiên nhau, 1em đọc , các em còn lại góp ý sửa cho bạn đọc tốt.
- 2 nhóm đọc thi với nhau, mỗi em trong nhóm đọc 1 đoạn. Lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Tiết 2
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Đọc từng đoạn, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
* Câu 1: (Đoạn 1) Mới sáng tinh mơ Chi vào vườn hoa làm gì ?
 GDKNS: Tìm kiếm sự hỗ trợ.
=> Ý đoạn 1 nói gì ?
* Câu 2: (Đoạn2) Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa Niềm Vui ?
=> Ý đoạn 2 nói gì ?
* Câu 3: (Đoạn 3) Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ?
- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo thế nào ?
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.
=> Ý đoạn 3 nói gì ?
* Câu 4: (Toàn bài) Theo em Chi có những đức tính gì đáng quý ?
* Ý đoạn 4 nói gì?
* Cho HS rút ra nd của bài.
- Đoc thầm đoạn1 trả lời câu hỏi:
+ HS yếu, TB : Tìm bông hoa Niềm Vui đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau của bố.
-> HS khá, giỏi : Chi tìm cách làm dịu cơn đau cho bố.
+ HS TB :Theo nội quy của trường nên Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui.
-> HS khá, giỏi :Chi do dự khi định hái hoa. 
 HS chú ý lắng nghe .
+ HS TB , Y : Em hãy hái thêm hai bông nữa 
+ HS khá- g : Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi , rất khen ngợi em.
-> HS khá, giỏi :Cô giáo rất cảm động lòng hiếu thảo của Chi
+ HS khá, giỏi : Chi thương bố , tôn trọng nội quy, thật thà.
* Bố con Chi đến trường cảm ơn cô giáo.
Nghỉ giữa tiết
d) Luyện đọc lại: 
Các nhóm phân vai (Người dẫn chuyện, Chi, cô giáo) thi đọc lại toàn truyện. 
3) Củng cố – Dặn dò: 
- Cho HS nhận xét các nhân vật: Chi, bố, cô giáo.
* GV chốt ý: Chi hiếu thảo, tôn trọng qui định, thật thà. Cô giáo thông cảm HS. Bố rất chu đáo.
- Các nhóm phân vai đọc lại truỵên. Lớp theo dõi nhận xét góp ý, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nêu nhận xét tự do theo nhận thức của mình.
- Lắng nghe GV chốt lại bài.
4) Nhận xét – Dặn dò: 
 - Về đọc truyện, nhớ nội dung chuẩn bị giờ kể chuyện. 
 - Nhận xét tiết học. 
 - GDĐĐ : GD HS biết thương yêu,ø kính trọng cha mẹ và thầy cô giáo.
 ---------------------------------------------------
 ĐẠO ĐỨC. 
 Quan tâm giúp đỡ bạn (tiết2) 
I/ Mục tiêu: 
 - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với bản thân .
 - Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè . 
II/ Chuẩn bi: 
 _ Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: Hoạt động học chủ yếu:
1/ Ổn định:
2/Kiểm tra: 
 + Trong tuần vừa qua em có quan tâm giúp bạn chưa ? Em hãy nêu 1 VD cụ thể?
 + Luôn vui vẽ chan hoà với bạn, sẳn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Trong học tập, cuộc sống là thể hiện việc gì ?
 GV nhận xét.
3) Dạy bài mới: 
 a / Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học “Quan tâm giúp đỡ bạn” (tiết 2). 
 _Ghi bảng tựa bài .
b/ Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử việc quan tâm giúp đỡ bạn cho phù hợp.
* Cách tiến hành: GV nêu tình huống.
Trong giờ kiểm tra ...  đóng vai, HS khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật đó. Thảo luận chọn cách ứng xử có hiệu quả.
 * GDBVMT : Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp .
*GDKNS: KN hợp tác.
4/ Củng cố:
_ Cho HS nêu lại một số việc cần làm để giữ vs xung quanh nhà ở.
* Chơi đóng vai.
- Liên hệ thực tế nhiều em trả lời câu hỏi trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
* Trao đổi theo nhóm 4 em.
- Ở lớp nghĩ ra tình huống để đóng vai và cử đại diện nhập vai: Cách nói với mọi người trong gia đình về những điều học được qua bài này.
VD: Em đi học về,thấy một đóng rác đổ ngay trước cửa nhà và được biết là chị em vừa mới đổ.Em sẽ
- Thực hiện đóng vai, các em khác theo dõi chọn cách ứng xử đúng và hay.
_ HS nêu
 5) Nhận xét – Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS tích cực phát biểu; Có ý kiến đúng hay.
 - Về thực hiện tốt giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
 - GDĐĐ: GD HS về an toàn giao thông.
 SINH HOẠT LỚP 
I/ Yêu cầu:	
 _ HS nắm được những ưu khuyết điểm về nhiệm vụ trực nhật trong tuần.
 _ Rèn cho HS hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy nhiệm vụ học tập của HS.
II Lên lớp :
 1/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
* GV Y/C HS:
_ Các TT lên báo cáo hoạt động của tổ mình.Lớp trưởng lên báo cáo tình hình chung của lớp.GV Y/C HS báo cáo về mọi mặt như những tuần trước:
+ Trang phục: Còn 2 bạn chưa đồng phục trong môn Thể Dục ( Vĩnh Toàn, Mỹ Duyên) 
+ Giờ giấc: Đi học đúng giờ.
+ Xếp hàng ra vào: Cả lớp thực hiện tốt.
+Đi đường: Đa số các bạn đi về vào bên phải.
+Chuyên cần: Trong tuần vừa qua có bạn Ngọc Châu nghỉ học 1 ngày( Thứ hai)
+ Học tập: Rất nhiều bạn có chú ý nghe cô giảng bài nên trong tuần được rất nhiều điểm 10. Y/c tuyên dương các bạn: Phi, Như, Trang, Hằng, Nhân, Thảo Trinh, Ngân.Riêng bạn Hưng chưa chú ý nghe cô giảng bài.
* Gv đánh giá và n/x chung. Tuyên dương Tổ 2 là tổ thực hiên tốt , 2 tổ còn lại chưa tốt cố gắng ở tuần sau.
II / Phương hướng tới:
_ Tiếp tục DTSS Hs
_ Y/C HS nghỉ phải có phụ huynh đến xin phép.
_ Nhắc bạn Hưng phải chú ý trong giờ học.
_ Luyện cho HS chuẩn bị thi kể chuyện và HSG vòng trường.
_ Tổ 1 trực nhật phải làm vệ sinh tốt, vs cả ở sân trường( Tổ 2,3).
_ Nhắc HS chuẩn bị bài và ĐDHT đầy đủ trước khi đến lớp.
_ GD HS ăn chín uống chín.
_ GD HS lễ phép với thầy cô giáo.
_ Vận động HS tiếp tục tham gia BHYT
_ Vận động HS tiếp tục đóng tiền lót gạch sân trường. Đóng 1000/1 tuần
_ Phân công đôi bạn cùng tiến trong lớp.
_ GD Hs đi về vào bên phải.
 THỂ DỤC Tiết 25 C.KT/113
 Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” và “Nhóm ba, nhóm bảy” SGV/ 71
I/ Mục tiêu: 
 - Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn .
 - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, “ Nhóm ba nhóm bảy”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II/ Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1, 2 khăn để chơi trò chơi.
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
 NỘI DUNG 
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biếân nội dung yêu cầu giờ học 
Đứng vỗ tay hát.
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu .(đưa tay lên cao hít vào bằng mũi, buông tay ra thở bằng miệng).
* Ôn bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác 2 x 8
(theo vòng tròn) 
2/ Phần cơ bản: 
 - Oân tập lại cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn ( lần 1 do GV điều khiển, còn lại do cán sự điều khiển )
-Trò chơi ‘Bịt mắt bắt dê ”: Từ đội hình đang tập,bước về trước 5 bước,nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi, chơi. 
- Trò chơi: “nhóm ba nhóm bảy”
Cho giãn rộng vòng tròn, cho đi theo vòng tròn, vừa đọc vần điều và chơi trò chơi. Sau 2 lần, cho HS đảo chiều chạy (chiều kim đồng hồ ).
3/ Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học giao bài tập về nhà.
Số lần
6-8 l
1 lần
5-6 l
Th.gian
1-2p
1-2p
8-10
6-8p
3 p
1-2p
 Phương pháp tổ chức
 * * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
 *GV
 *
 *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
THỂ DỤC Tiết 25 C.KT/113
 Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” và “Nhóm ba, nhóm bảy” SGV/ 71
I/ Mục tiêu: 
 - Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn .
 - Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, “ Nhóm ba nhóm bảy”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II/ Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1, 2 khăn để chơi trò chơi.
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
 NỘI DUNG 
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biếân nội dung yêu cầu giờ học 
Đứng vỗ tay hát.
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu .(đưa tay lên cao hít vào bằng mũi, buông tay ra thở bằng miệng).
* Ôn bài thể dục phát triển chung, mỗi động tác 2 x 8
(theo vòng tròn) 
2/ Phần cơ bản: 
 - Oân tập lại cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình vòng tròn ( lần 1 do GV điều khiển, còn lại do cán sự điều khiển )
-Trò chơi ‘Bịt mắt bắt dê ”: Từ đội hình đang tập,bước về trước 5 bước,nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi, chơi. 
- Trò chơi: “nhóm ba nhóm bảy”
Cho giãn rộng vòng tròn, cho đi theo vòng tròn, vừa đọc vần điều và chơi trò chơi. Sau 2 lần, cho HS đảo chiều chạy (chiều kim đồng hồ ).
3/ Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học giao bài tập về nhà.
Số lần
6-8 l
1 lần
5-6 l
Th.gian
1-2p
1-2p
8-10
6-8p
3 p
1-2p
 Phương pháp tổ chức
 * * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
 *GV
 *
 *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * * *
 * GV
 	 MỸ THUẬT Tiết 13 C.KT/101
 Vẽ tranh: Đề tai Vườn Hoa. VTV/17 SGV/113
I/ Mục tiêu: 
 - Hiểu đề tài vườn hoa và công viên .
 - Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay công viên .
 - Vẽ được tranh đề tài vườn hoa hay công viên theo ý thích .
 * GDBVMT : Có ý thức giữ gìn môi trường và tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường .
II/ Chuẩn bị: 
 * GV: - Sưu tầm ảnh phong cảnh vườn hoa.
 - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh.
 * HS: Vở tập vẻ, bút chì, màu vẽ.
III/ Hoạt động dạy chủ yếu: Hoạt động học chủ yếu: 
1 / Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học “Vẽ tranh: Đề tài Vườn hoa”.
2 / Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- Giới thiệu tranh ảnh và gợi ý HS nhận biết.
- Gợi ý cho HS kể tên một vài vườn hoa cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
- Gợi ý cho HS tìm hiểu thêm các hình ảnh khác ở vườn hoa. (Chuồn nuôi chim, thú quý, đu quay)
 * GDBVMT : Có ý thức giữ gìn môi trường và tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường .
3 / Hoạt động 2: Cách vẽ tranh vườn hoa.
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nhớ lại một góc vườn hoa hay ở nhà mình để vẽ tranh.
- Tranh vừơn hoa có vẽ thêm người, chim, thú hay cảnh khác.
- Tìm các hình ảnh chính phụ để vẽ.
- Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh.
- Nghe giới thiệu đọc tựa bài “Vẽ tranh: Đề tài Vườn hoa”.
- HS nêu nhận biết qua gợi ý.
+ Vẽ vườn hoa là vẽ phong cảnh, với nhiều loại cây hoa,  có màu sắc rực rỡ.
+ Ởû trường ở nhà cũng có vườn hoa cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp.
- HS kể tên vườn hoa ở địa phương.
- Nêu những hình ảnh ở vườn hoa.
- Chú ý gơị ý của GV.
Nghỉ giữa tiết.
4 / Hoạt động 3: Thực hành.
- Nhắc HS vẽ hình vừa với phần giấy vở tập vẽ.
- Vẽ hình chính trước và tìm các hình phụ cho phù hợp nội dung.
- Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý HS vẽ màu.
5 / Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Hướng dẫn nhận xét một số tranh (vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu sắc đẹp).
- Yêu cầu HS tự tìm ra bài vẽ đẹp.
 GV nhận xét , đánh giá .
- Thực hành vẽ vào vở tập vẽ theo hướng dẫn gợi ý cảu GV.
+ Vẽ hình chính trước và tìm các hình phụ cho phù hợp nội dung.
+ Vẽ màu theo ý thích và phù hợp với vườn hoa.
- Nhận xét bài vẽ của cả lớp: vẽ đúng đề tài, có bố cục và màu sắc đẹp.
- Tìm bài vẽ đẹp.
IV / Dặn dò: 
Về vẽ thêm tranh theo ý thích, vào giấy khổ to hơn. Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Nhận xét tiết học . 
 SINH HOẠT LỚP Tiết 13
I/ Yêu cầu:	
- Đánh giá hoạt động học tập tuần qua.	
- Lên kế hoạch hoạt động học tập tuần tới. Hướng dẫn thực hiện hành vi cần học.
 II/ Chuẩn bị:
- Sắp xếp bàn ghế. 
- Chép kế hoạch hoạt động tuần tới.
- Kẻ bảng ghi số liệu thi đua. 
- Tổng hợp các số liệu.
III/ Phần mở đầu: 
1) Ổn định: Hát tập thể.
2) Chào cờ xin ý.
IV/ Tổng kết các hoạt động tuần qua:
1) Các tổ báo cáo.
2) Tổâ trưởng tổ 1, 2, 3 lần lượt báo cáo.
Nội dung báo cáo
Tổ 1
Tổ 2
 Tổ 3
1/ Đạo đức:
- Gương tốt.
- Vi phạm.
2/ Học tập:
- Nghỉ học.
- Đi trể về sớm.
- Điểm 9, 10.
- Không thuộc bài
3/ Đồng phục:
- Mặc áo trắng.
-Đồng phục thể dục
4/ Nề nếp khác:
- Xếp hàng ra vào
- Trật tự trong lớp
- Lao động trật nhật .
- Thể dục
- Ăn quà bánh
3) Ý kiến của học sinh .
4) Nhâïn xét của GV:
- Tuyên dương: 	
- Phê bình:	
5) Cá nhân nhận khuyết điểm
V/ Phương hướng tới:
1) Triển khai kế hoạch:
a- Đạo đức:	
b- Học tập:	
c- Đồng phục: 	
d- Nề nếp khác:	
	 2) Biện pháp: 
VI/ Đóng góp của lớp: 
VII/ Phần kết thúc: Hát tập thể.
 Duyệt
Trang 22

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_13_nam_hoc_2010_2011.doc