Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 34 - Năm học 2010-2011

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 34 - Năm học 2010-2011

Tập đọc

 Tiết : NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa từ mới : hết nhẵn, ế hàng.

- Hiểu ND : Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

2. Kĩ năng:

 - Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh kính trọng , biết ơn người lao động .

II. Đồ dùng dạy - học :

+ Giáo viên: Tranh bài tập đọc (SGK)

+ Học sinh: SGK.

 

doc 26 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 34 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 34
Thứ hai ngày 02 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
 Tiết : người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 	- Hiểu nghĩa từ mới : hết nhẵn, ế hàng. 
- Hiểu ND : Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4) 
2. Kĩ năng: 
 - Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh kính trọng , biết ơn người lao động .
II. Đồ dùng dạy - học :
+ Giáo viên: Tranh bài tập đọc (sgk)
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học :
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Lượm 
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2hs đọc.
- Nhận xét.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
3.2. Giảng bài 
a) GV đọc mẫu toàn bài.
- Tóm tắt ND, HD giọng đọc chung.
-HS chú ý lắng nghe
b) Luyện đọc. 
+ Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu thơ trong bài 
- Chú ý đọc đúng một số từ.
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- Giải nghĩa từ.
+ HD ngắt nghỉ câu văn dài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS rút ra từ cần giải nghĩa (SGK)
- Bảng phụ. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm thi đọc cá nhân.
- Chốt + Chuyển ý.
3.3. Tìm hiểu bài:
+ Bác Nhân làm nghề gì ? 
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè thành phố.
+ Các bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác như thế nào ?
-> Các bạn xúm đông lại ở những chỗ dựng cái sào nứa cắm trò chơi.
+ Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? 
=> Vì đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện, chả mấy ai mua.
+ Bạn nhỏ trong bài có thái độ như thế nào?
- Bạn suýt khóc vì buồn, cố tỏ ra bình tĩnh nói với Bác " Bác đừng về bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu"
+ Bạn nhỏ trong chuyện đã làm gì để để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ?
- Bạn đập con lợn đất chia nhỏ món tiền, nhờ các bạn trong lớp mua giúp cho bác.
+ Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người ntn ? 
+ Câu hỏi 5 : Dành cho HS khá giỏi 
+ Qua bài cho em biết điều gì?
- Chốt + ghi ND lên bảng.
 - Bạn rất nhân hậu, thương người...
- (HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5 SGK)
Nội dung:
Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi
 - 2 em nhắc lại ND.
3.4. Luyện đọc lại 
- GVHDHS luyện đọc theo vai
- 3- 4 phân vai đọc lại chuyện
4. Củng cố. 
- Em thích nhân vật nào trong chuyện ? vì sao ?
- HS nêu
5. Dặn dò.: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
 Tiết : ôn tập về phép nhân và phép chia (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
	 - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
	- Biết giải bài toán có một phép chia.
	- Nhận biết một phần mấy của một số.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức trên vào làm tính, giải toán một cách thành thạo.
 3. Thái độ: 
 	- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy - học :
	+ Giáo viên: SGK.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học :
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài 5 (1hs)
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 3.2.HD làm bài tập 
 Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS nêu yêu cầu
4 x 9 = 36
5 x 7 = 35
3 x 8 = 24
2 x 8 = 16
- HS làm vào SGK, thi đọc
36 : 4 = 9
35 : 5 = 7
24 : 3 = 8
16 : 2 = 8
nhanh kết quả
- Chữa bài 
 Bài 2 : Tính
- HS nêu yêu cầu bài tập 
2 x 2 x 3 = 4 x 3
3 x 5 - 6 = 15 - 6
- HS làm vào bảng con
 = 12
 = 9
2 x 7 + 58 = 14 + 58
40 : 5 : 4 = 10 : 5 
 = 72
 = 2
4 x 9 + 6 = 36 + 6
2 x 8 + 72 = 16 + 72 
 = 42
 = 88
- Nhận xét, chữa bài. 
 Bài 3: Bài toán
 - 1 HS đề toán, lớp nêu tóm tắt, cách thực hiện.
- HS làm vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng lớp, lớp nhận xét, chữa bài.
Giải
Mỗi nhóm có số bút chì màu là :
27 : 3 = 9 (bút)
 Bài 4: Hình nào được khoanh vào 1/4 số hình vuông ?
 Đáp số : 9 bút.
- Hình 3 được khoanh 1/4 số hình vuông.
- Nhận xét, chữa bài. 
 Bài 5 : Số ? (Dành cho HS khá giỏi)
- 1HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm SGK.
4 + 0 = 4
0 x 4 = 0
4 - 0 = 4
0 : 4 = 0
=> GV sửa sai cho HS 
- Lớp nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố. 
- Gọi HS nêu ND giờ học
- 3 HS nêu.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS học bài ở nhà
- Nhận xét đánh giá tiết học
Mĩ thuật
( Đ/c Tuấn – Soạn, giảng)
Luyện toán
 Luyện tập ( VBT )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
	 - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia ; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
	- Biết giải bài toán có một phép chia.
	- Nhận biết một phần mấy của một số.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức trên vào làm tính, giải toán một cách thành thạo.
 3. Thái độ: 
 	- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: VBT.
	+ Học sinh: VBT.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Luyện tập:
Bài 1: ( VBT - 86) Tính nhẩm :
- HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm.
- Lớp làm VBT, nối tiếp nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: ( VBT - 86) Tính : 
 - Chữa bài, chấm điểm
- 1 HS nêu YC bài tập, lớp làm bài tập VBT. 3 HS làm bài trên bảng lớp.
 - Lớp chữa bài. 
Bài 3: Bài toán (VBT-86)
- GV nhận xét, chữa bài và chấm điểm.
- 1 HS nêu đề bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 1 HS chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4 : Bài toán
- Nhận xét, chữa bài, chấm điểm.
- 1 HS nêu YC BT, lớp nêu cách thực hiện, làm bài VBT.
- 1 HS giải bài trên bảng lớp.
- Lớp chữa bài.
Bài 5 : Tô màu 1/5 số ô vuông ở mỗi hình.
- 1 HS nêu YC BT, lớp nêu cách thực hiện, làm bài VBT, nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chữa bài
3. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
- 2 HS nhắc lại
4. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Tiếng việt
 Luyện đọc: người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
- Nắm chắc được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kĩ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc bài Người làm đồ chơi.
3. Thái độ.
- HS có ý thức rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
	+ Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS đọc bài tập đọc 
Người làm đồ chơi, nhắc lại ND bài
2. HD đọc bài: ( Bảng phụ )
- Bài : Người làm đồ chơi.
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Củng cố.
- YC HS nêu ND bài đã học
4. Dặn dò
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
 Thứ ba ngày 03 tháng 5năm 2011
Thể dục
Tiết 65: Chuyền cầu - trò chơi " con cóc là cậu ông trời "
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Nắm được kĩ thuật động tác chuyền cầu, cách chơi, luật chơi trò chơi.
2. Kĩ năng.
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ.
	- Nghiêm túc trong tập luyện.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường 
- Phương tiện : Vợt gỗ, cầu.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung giờ tập
- Lớp trưởng tập hợp lớp.
- Đội hình 4 hàng ngang.
 + Khởi động: 
- Giậm chân tại chỗ, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông, vai, tay, chân, lườn, bụng nhảy của bài phát triển chung.
- Đội hình 4 hàng ngang.
- Lớp trưởng điều khiển.
B. Phần cơ bản:
a. Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- GV theo dõi HD cho HS
b. Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi 
- GV cho HS ôn lại vần điệu và cho 1 nhóm chơi thử.
- HS chơi trò chơi
- Đội hình 2 hàng ngang (Tập luyện theo tổ)
C. Phần kết thúc 
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát 2-3' đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát 
- Một số động tác thả lỏng 
- Trò chơi hồi tĩnh 
- Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét giờ học 
- Giao bài tập về nhà
- Đội hình 4 hàng ngang.
Toán
 Tiết: ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
	- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
	- Biết giải bài toán có gắn với các số đo.
 2. Kĩ năng: 
 	- Vận dụng các kiến thức đã học làm tính, giải toán với các đơn vị đo đa học.
 3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
	+ Giáo viên: Mô hình đồng hồ.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt Động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Chữa lại bài tập 5 SGK tr 173. 
- 2 HS
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: a) Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 b) Vào buổi chiều hai đồng hồ nào chỉ cùng giờ ? ( Dành cho HS khá giỏi)
- HS nêu yêu cầu bài tập, HS lớp SD bộ đồ dùng học toán thực hành, trả lời ND.
(-HS khá giỏi làm xong ýa, làm tiếp ýb)
+ Đồng hồ a chỉ 3h30'
- HS quan sát hình vẽ, nêu miệng.
+ B đồng hồ B chỉ 5h15'
+ C đồng hồ chỉ 10h
+ D đồng hồ chỉ 8h30'
- 2 đồng hồ chỉ cùng giờ là A-E, B-D, C-G
- Chữa bài, nhận xét kết quả.
Bài 2 : Bài toán
- 1 HS đọc đề bài, lớp nêu tóm tắt
- 1 HS nêu tóm tắt, 1 HS giải bài trên bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Can to đựng được là :
10 + 5 = 15 (l)
 Đ/S: 15 l nước mắm.
- Chữa bài, chấm điểm. 
Bài 3: Bài toán
- 1 HS đọc đề bài, lớp nêu tóm tắt
- 1 HS nêu tóm tắt, 1 HS giải bài trên bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
Giải
Bình còn lại số tiền là :
 1000 - 800 = 200 (đồng)
 Đáp số: 200 đồng.
- Chữa bài, chấm điểm cho HS
Bài 4: Viết mm, cm, dm, m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, nêu cách thực hiện. Lớp làm bài SGK.
 - HS khá giỏi làm tiếp ý c, d, e.
- HS khá giỏi làm xong ý a, b làm t ... t bài viết
4. Củng cố. 
- Nhắc lại bài.
5. Dặn dò.
- Về nhà luyện viết bài ở nhà
Thể dục
Tiết 68 : Chuyền cầu
 trò chơi "con cóc là cậu ông trời"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Nắm được kĩ thuật động tác chuyền cầu.
2. Kĩ năng.
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ.
	- Nghiêm túc trong tập luyện.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Trên sân trường.
- Vợt gỗ, cầu
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp: Lớp trưởng tập chung báo cáo sĩ số. GV phổ biến nội dung bài tập
- Đội hình 4 hàng dọc
- Cán sự điều khiển hoạt động
2. Khởi động: Giậm chân tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Cán sự điều khiển lớp thực hiện
- Đội hình 4 hàng ngang
Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy, ôn bài thể dục PTC
B. Phần cơ bản:
- Chia tổ tập luyện
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời
- Tập luyện theo HD của GV
c. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát
- Đội hình 4 hàng ngang.
- Một số động tác thả lỏng 
- 1 trò chơi hồi tĩnh 
- Hệ thống nhận xét
- Giao bài tập về nhà
 Chính tả: (Nghe - viết)
 Tiết 68: đàn bê của anh hồ giáo
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
 	- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
 2. Kĩ năng: 
- Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, trình bày bài viết sạch đẹp. Làm đúng các bài tập phân biệt ch/ tr ; dấu hỏi / dấu ngã .
 3. Thái độ:
 	- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học :
	+ Giáo viên: Phiếu BT 2a, 3a.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học :
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết 
- HS viết bảng con
- 1 em lên bảng viết : nhảy quẩng lên, quấn quýt, quơ quơ. 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
3.2. Hướng dẫn nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả 
- 2 HS đọc lại bài 
 + Bài chính tả có mấy câu ? Viết hoa những chữ nào ?
- 4 câu, Viết hoa chữ đầu câu, sau dấu chấm và tên riêng Hồ Giáo.
 Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ ô nào ?
- Từ ô thứ 3
+ Viết từ khó 
- HS tập viết bảng con: loắt choắt, nghiêng nghiêng
+ GV đọc cho HS viết chính tả 
- HS viết vào vở 
+ Chấm chữa bài : Chấm 5-7 bài
3.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a : Tìm các từ bắt đầu bằng ch hoặc tr : 
- Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. (chợ)
- Cùng nghĩa với đợi. (chờ)
- Trái nghĩa với méo. (tròn)
(HS khá giỏi làm tiếp ý b)
- 1 HS đọc yêu câu
- HDHS làm 
 - HS khá giỏi làm tiếp ý b
Lời giải
b) ... bão...hổ... rảnh
Bài 3a : Thi tìm nhanh : (HS khá giỏi làm tiếp ý b)
- Những từ bắt đầu bằng ch hoặc tr chỉ các loài cây.
(chè, trám, tràm, tre, trúc, trầu, chuối, chanh, chôm chôm)
 b. (tủ, đũa, đĩa, dĩa, chõ, chõng, võng, chổi, chảo...)
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ học
- 2 HS nhắc lại
5. Dặn dò.
- Nhắc HS luyện viết ở nhà
Nhận xét giờ
Tiếng việt
 Luyện đọc : cháy nhà hàng xóm
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
- Hiểu được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kĩ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc.
3. Thái độ.
	- HS có ý thức rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	+ Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc bài tập đọc 
Đàn bê của anh Hồ Giáo đã học, nêu ND bài.
2. HD đọc từng bài: ( Bảng phụ )
- Bài : Cháy nhà hàng xóm
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 6 - 8 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Củng cố .
- YC HS nêu ND bài đã học
4. Dặn dò
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ sáu ngày 06 tháng 5 năm 2011 
Toán
 Tiết : ôn tập về hình học
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác, xếp hình .
2. Kĩ năng: 
 	- Vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập . 
 3. Thái độ: 
-Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
	+ Giáo viên: SGK.
	+ Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học :
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
3.2.HD làm bài tập 
Bài 1 (a)
- HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm vào vở. Lớp chữa bài
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
b) Độ dài đường gấp khúc GHIKM là: 
20 + 20 + 20 + 20 = 80 (cm)
Đáp số: 80 cm
=> GV sửa sai cho HS 
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm vào vở. Lớp chữa bài
- 1 HS giải bài trên bảng lớp.
Giải
Chu vi hình tam giác ABC là :
- Chưa bài, chấm điểm.
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
 Đáp số : 80 cm.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm vào vở. Lớp nhận xét
Bài giải
 Chu vi hình tứ giác MNPQ là : 
 5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
 Đáp số : 20 cm. 
- Chữa bài 
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Hãy dùng mắt ước lượng và tính
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
5 + 6 = 11 cm
Độ dài đường gấp khúcAMNOPQC
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 11 (cm)
Bài 5: Xếp hình ( SGK)
(HS khá giỏi thực hiện)
 - Nêu miệng cách thực hiện.
- Chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ học.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS Về nhà làm BT trong VBTT chuẩn bị bài sau.
- 2 em nhắc lại.
 - Nhận xét đánh giá tiết học
Tự nhiên xã hội
 ôn tập tự nhiên
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng - dạy học :
+ Giáo viên: Tranh SGK.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt Động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
3.2. Giảng bài
HĐ1: Triển lãm
- MT: NT những kiến thức đã học về TN, yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Tiến hành:
B1: GV giao nhiệm vụ
- Thực hành vẽ tranh
- HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về mặt trăng.
- Từng người trong nhóm thuyết minh tất cả các nội dung đã học.
- HS chú ý lắng nghe
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Lớp trưởng điều khiển các bạn làm việc theo 3 nhiệm vụ đã giao.
- Thi đua sắp xếp các sản phẩm cho đẹp
Tập thuyết minh, trình bày
- Bàn ra đưa ra câu hỏi khi đi thăm khu vực triển lãm của các nhóm bạn.
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- GV đánh giá nhận xét tuyên dương những hs nhóm làm tốt thuyết minh tốt.
- Mỗi nhóm cử ra 1 bạn làm ban giám khảo và cách trình bày bảo vệ của các nhóm bạn.
4. Củng cố. 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
5. Dặn dò.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học.
Tập làm văn
 Tiết 34: Kể ngằn về người thân
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân(BT1).
- Biết viết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (BT2).
2. Kĩ năng: 
- Viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật 
3. Thái độ: 
- Quý trọng người lao động .
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: SGK.
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài, đề bài.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- 4-5 HS nói về người thân em chọn kể
- 2-3 HS kể về người thân của mình 
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS 
Bài 2 (viết) 
+ 1 HS đọc yêu cầu 
VD: Bố em là kĩ sư ở nhà máy đường của tỉnh. Hàng ngày bố phải ở nhà máy cùng các cô chú công nhân nấu đường.Bố rất thích công việc của mình, em mơ ước lớn lên sẽ theo nghề của bố, trở thành kĩ sư nhà máy đường.
- HS làm vào vở 
- HS nối tiếp nhau đọc bài 
-Lớp nhận xét
4. Củng cố. 
- Gọi HS nhắc lại ND tiết học.
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS học bài chuẩn bị bài sau
- 2 HS nêu
Thủ công
 Tiết 33 : ôn tập thực hành 
 thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
- Biết cách gấp, cắt, dán các hình đã học: Hình tròn, biển báo giao thông, thiếp chúc mừng, phong bì thư.
2. Kĩ năng: 
- Gấp, cắt, dán được một số đồ chơi theo ý thích của mình, đúng quy trình.
 3. Thái độ: 
 	- Yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
 II. Đồ dùng dạy học :
+ Giáo viên: Giấy thủ công, một số bài mẫu.
+ Học sinh: Giấy thủ công, hồ dán, kéo
III. Hoạt động dạy học :
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. (không kiểm tra )
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn.
Đề bài : Em hãy làm 1 trong những sản phẩm thủ công đã học
- GV cho HS quan sát lại một số sản phẩm thủ công đã học
- GV tổ chức cho học sinh thực hành làm 
- GV quan sát ,HD thêm chi những HS còn lúng túng
3.3. Đánh giá: 
- GV cùng HS đánh giá, bình chọn những sản phẩm đẹp nhất lớp 
- GV đánh giá sản phẩm của HS theo 2 cách.
4. Nhận xét:
- GV nhận xét về ý thức học tập, sự chuẩn bị bài và KN thực hành.
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần 34
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần 34
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần 35
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần 34:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số 23/23
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Đi học đều, đúng giờ.
 - Kiểm tra, làm BT 15 phút đầu giờ có chất lượng.
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần 35:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Tiếp tục bồi dưỡng và phụ đạo HS
 - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối HK II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_34_nam_hoc_2010.doc