CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.
3. Thái độ: - Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cản muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
Tuần 31 Thứ hai, ngày ...... tháng ..... năm 200... TẬP ĐỌC: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện. 3. Thái độ: - Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cản muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 – 3 đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Ghi TB 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn. Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì. Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Đoạn 3: Còn lại. Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó). Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu. Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì? 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2. Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? Út đã nghĩ ra cách gì để rài hết truyền đơn? v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn. Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: // Út có dám rải truyền đơn không?// Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: // Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! // Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. // Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên. v Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn. 5. Tổng kết - dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Chuẩn bị: Tà áo dài Việt Nam. Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời câu hỏi. Hoạt động lớp, cá nhân . 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu. Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn. Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài. Học sinh chia đoạn. 1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li) Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo. Rải truyền đơn. Cả lớp đọc thầm lại. Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Vì út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng. Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng. Nhiều học sinh luyện đọc. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn. TOÁN: PHÉP TRỪ (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Thẻ từ để học sinh thi đua. + HS: Bảng con. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Phép cộng. GV nhận xét – cho điểm. 3. Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép trừ”. ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện tập. Bài 1: Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ. Nêu các tính chất cơ bản của phép trừ ? Cho ví dụ Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân) Nêu cách thực hiện phép trừ phân số? Yêu cầu học sinh làm vào bảng con Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết Yêu cần học sinh giải vào vở Bài 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm. Yêu cầu học sinh nhận xét cách làm gọn. Bài 5: Nêu cách làm. Yêu cầu học sinh vào vở + Học sinh làm nhanh nhất sửa bảng lớp. v Hoạt động 2: Củng cố. - Nêu lại các kiến thức vừa ôn? - Thi đua ai nhanh hơn? - Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm) Đề bài : 1) 45,008 – 5,8 A. 40,2 C. 40,808 B. 40,88 D. 40,208 2) – có kết quả là: A. 1 C. B. D. 3) 75382 – 4081 có kết quả là: A. 70301 C. 71201 B. 70300 D. 71301 5. Tổng kết – dặn dò: - Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. Chuẩn bị: Luyện tập. Nhận xét tiết học. + Hát. - Nêu các tính chất phép cộng. Học sinh sửa bài 5/SGK. Hoạt động cá nhân, lớp. Hs đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh nhắc lại Số bị trừ bằng số trừ trừ đi một tổng, trừ đi số O Học sinh nêu . Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu. Học sinh làm bài. Nhận xét. Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh giải + sửa bài. Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh thảo luận, nêu cách giải Học sinh giải + sửa bài. Học sinh đọc đề Học sinh nêu Học sinh giải vở và sửa bài. Giải Dân số ở nông thôn 77515000 x 80 : 100 = 62012000 (người) Dân số ở thành thị năm 2000 77515000 – 62012000 = 15503000 (người) Đáp số: 15503000 người - Học sinh nêu - Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất. D B C ĐẠO ĐỨC: ÔN TẬP LỊCH SỬ: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết thuật lại những nét chính về việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Nhà máy thỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nỗi bật của công cuộc xây dựng CNXH trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất. 2. Kĩ năng: - Thuật lại việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 3. Thái độ: - Giáo dục sự yêu lao động, tếit kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: + GV: Aûnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy) + HS: Nội dung bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước. Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI? Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI? ® Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 4. Phát triển các hoạt động: vHoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp. Giáo viên nêu câu hỏi: + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được sây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu. - Giáo viên giải thích - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. ® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng. “ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.” v Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. Phương pháp: Thảo luận, bút đàm. Giáo viên nêu câu hỏi: Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào? v Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Phương pháp: Hỏi đáp, bút đàm. - Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi. - Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 4: Củng cố. - Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình? ® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Ôn tập. Nhận xét tiết học Hát 2 học sinh Hoạt động nhóm. Học sinh thảo luận nhóm 4. (đọc sách giáo khoa ® gạch dưới các ý chính) - Dự kiến: - nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979. - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà bình. - sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 ®1994) - Học sinh chỉ bản đồ. Hoạt động nhóm đôi - Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đoi, gạch dưới các ý chính. Dự kiến - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. - Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời. ®1 số học sonh nêu - Học sinh nêu Thứ ba, ngày tháng .. năm 200.. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY). ... sinh khác nhận xét bài kể hoặc câu trả lời của từng bạn và bình chọn người kể chuyện hay nhất, người có ý kiến hay nhất. 1, 2 học sinh nêu những điều em học tập được ở nhân vật Tôm Chíp. Thứ sáu, ngày . tháng năm 200 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU_ (DẤU HAI CHẤM). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm tòi, sử dụng dấu hai chấm khi viết văn. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, 4 phiếu to. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA Giáo viên HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu phẩy? Cho ví dụ? 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về dấu câu – dấu hai chấm. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên giúp học sinh hiểu cách làm bài: Bài gồm 2 cột, cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm, vị trí của dấu hai chấm trong câu, cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em là điền nội dung thích hợp vào từng phần đó. Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về dấu hai chấm. Đưa bảng phụ. Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng. Bài 2: Giáo viên dán 3, 4 tờ phiếu đã viết thơ, văn lên bảng. ® Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng. Bài 3: Giáo viên đưa bảng phụ, mời học sinh sửa bài miệng. ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 2: Củng cố. Nêu tác dụng của dấu hai chấm? Thi đua tìm ví dụ? ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”. Nhận xét tiết học. Hát 2 học sinh. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. 1 học sinh đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. Cả lớp đọc thầm. Học sinh quan sát + tìm hiểu cách làm bài. Học sinh nhắc lại. 1 học sinh đưa bảng phụ, lớp đọc thầm. Học sinh làm vào phiếu lớp (4 nhóm). Cả lớp sửa bài. 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc cá nhân ® đọc từng đoạn thơ, văn ® xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm. 3, 4 học sinh thi đua làm. ® Lớp nhận xét. ® lớp sửa bài. 1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc cá nhân sửa lại câu văn của ông khách. ® 1 vài em phát biểu. Lớp sửa bài. Học sinh nêu. Thi đua 2 dãy ( 1 dãy 3 em). TOÁN: LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tìm giá trị của biểu thức và giải bài toán tính giá trị của biểu thức và giải bài toán. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tính đúng. 3. Thái độ: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. + HS: Xem trước bài ở nhà, SGK, bảng con. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA G HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Phép nhân 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu ôn lại cách chuyển phép cộng nhiều số hạng giống nhau thành phép nhân. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành. Bài 2 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các quy tắc thực hiện tính giá trị biểu thức. Bài 4 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Học sinh nhắc lại công thức chuyển động thuyền. v Hoạt động 2: Củng cố. Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập. 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà ôn lại các kiến thức vừa thực hành. Chuẩn bị: Phép chia. Nhận xét tiết học Hát Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh nhắc lại. Học sinh thực hành làm vở. Học sinh sửa bài. a/ 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg ´ 3 = 20,25 kg b/ 7,14 m2 + 7,14 m2 + 7,14 m2 ´ 3 = 7,14 m2 ´ (2 + 3) = 7,14 m2 ´ 5 = 20,70 m2 Học sinh đọc đề. Học sinh nêu lại quy tắc. Thực hành làm vở. Học sinh nhận xét. Học sinh đọc đề. * Vthuyền đi xuôi dòng = Vthực của thuyền + Vdòng nước * Vthuyền đi ngược dòng = Vthực của thuyền – Vdòng nước Giải Vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng: 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/g) Quãng sông AB dài: 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ 24,8 ´ 1,25 = 31 (km) Hoạt động nhóm 4 nhóm thi đua tiếp sức. a/ x ´ x = x ´ x = x KHOA HỌC: MÔI TRƯỜNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường. 2. Kĩ năng: - Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi học sinh sống. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 118, 119. HSø: - SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA G HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập: Thực vật, động vật. ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Môi trường. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. + Nhóm 1 và 2: Quan sát hình 1, 2 và trả lời các câu hỏi trang 118 SGK. + Nhóm 3 và 4: Quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 119 SGK. Môi trường là gì? ® Giáo viên kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. v Hoạt động 2: Thảo luận. Phương pháp: Thảo luận. + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy liệt kê các thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo có ở nơi bạn đang sống. ® Giáo viên kết luận: v Hoạt động 3: Củng cố. Thế nào là môi trường? Kể các loại môi trường? Đọc lại nội dung ghi nhớ. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tài nguyên thiên nhiên”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. Nhóm trưởng điều khiển làm việc. Địa diện nhóm trính bày. Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. LÀM VĂN: LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH. ( Lập dàn ý, làm văn miệng) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng là kết quả của sự quan sát và suy nghĩ riêng của mỗi H. - Biết dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng một đoạn văn của bài văn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lập dàn ý và trình bày miệng một đoạn văn dựa vào dàn ý đã lập. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ghi 4 đề bài. Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to. + HS: SGK, vở III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA G HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Trả bài văn tả con vật. Giáo viên nhận xét chung. 3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh: chọn lập dàn ý theo 1 trong 4 đề văn trong SGK. Sau đó, trình bày miệng một đoạn văn theo dàn ý. Tiết học sau, các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Phương pháp: Thực hành. Trong 4 đề SGK nêu, chắc chắn có ít nhất một đề gần gũi với em. VD: Đề a – Tả ngôi nhà thân yêu của em là một đề quen thuộc với mọi H. Em nào cũng có sẵn ý, có kinh nghiệm để lập dàn ý cho bài nói, bài viết. Đề c, d – Tả một đường phố đẹp ở địa phương em; Tả một khu vui chơi giải trí mà em yêu thích – gần gũi hơn với H ở các huyện, thị xã, thành phố. Dựa vào gợi ý 1, H suy nghĩ, lập dàn ý cho đề bài đã chọn. Gv phát bút dạ và giấy cho 4 H lập dàn ý ( theo 4 đề khác ý) Giáo viên nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện dàn ý. v Hoạt động 2: Hướng dẫn nói từng đoạn của bài văn. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình. Giáo viên nhắc H chú ý: Khi trình bày miệng một đoạn văn của dàn ý, chú ý nói thành câu, dùng từ đúng, sử dụng từ ngữ có hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá. Giáo viên nhận xét, góp ý. v Hoạt động 2: Củng cố. Phương pháp: Phân tích. Gv giới thiệu một số đoạn trích hay để H học. Gv nhận xét, rút kinh nghiệm. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết. Yêu cầu học sinh về hoàn chỉnh lại dàn ý Chuẩn bị: Làm bài viết (theo 4 đề trên) vào tiết học sau. Hát Hoạt động cá nhân, lớp. 1 học sinh đọc các đề bài. Mỗi học sinh tự chọn một đề bài cho bài văn của mình. 1 học sinh đọc gợi ý 1 ( Tìm ý). Cả lớp đọc thầm theo. Nhiều học sinh đọc dàn ý. 4 học sinh lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp nhận xét. Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý của mình. Hoạt động nhóm, lớp. 1 học sinh đọc gợi ý 2. Mỗi học sinh tự chọn một đoạn văn trong dàn ý để tập nói trong nhóm. Cả nhóm nghe bạn nói, góp ý để bạn hoàn thiện đoạn văn. Các nhóm cử đại diện thi trình bày miệng một đạon của dàn ý trước lớp ( Chú ý chọn những H nói theo cả 4 đề văn với đủ các phần của bài. Cả lớp nhận xét. Cả lớp bình chọn người làm văn miệng tốt nhất. Hoạt động lớp. H phân tích cái hay, cái đẹp.
Tài liệu đính kèm: