TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể( 1 trong 3 tình huống ở BT4).
- HS khá giỏi biết đọc lưu loát được doạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/ phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 .
- Bảng phụ viết câu văn của BT2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 27 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 Tiếng việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II Tiết 1 I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc). - Biết đặt và trả lời câu hỏi với khi nào?(BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể( 1 trong 3 tình huống ở BT4). - HS khá giỏi biết đọc lưu loát được doạn, bài; tốc độ đọc trên 45 tiếng/ phút. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 . - Bảng phụ viết câu văn của BT2 . III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra Tập đọc khoảng 5 - 6 em: - Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc, ( được xem lại bài khoảng 2’). - HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu. - GV nêu một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV và HS nhận xét, ghi điểm. c. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”: - 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm lại. - GV mở bảng phụ, mời hai HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT. - Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng phụ, chốt lại lời giải đúng. d. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: - 1 HS đọc yêu cầu BT. - 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. e. Nói lời đáp của em: - HS đọc yêu cầu. - Cho 1 HS thực hành đối đáp theo mẫu - HS thực hành đối đáp trong nhóm - Từng cặp HS đối đáp trước lớp, nx. IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Thực hành đáp lời cảm ơn với thái độ lễ phép, chân thành. Tiếng việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II Tiết 2 I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc). - Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa(BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn(BT3). II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. - Bảng phụ chép đoạn văn ở BT3. III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra tập đọc khoảng 4 - 5 em: - Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc, ( được xem lại bài khoảng 2’). - HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu. - GV nêu một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV và HS nhận xét, ghi điểm. c. Trò chơi mở rộng vốn từ: - Chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ (ở mỗi ND cần tìm từ, GV có thể cho HS 1,2 từ mẫu ), sau 10 phút đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội đó thắng cuộc - Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ đúng d. Ôn luyện cách dùng dấu chấm - 1 HS đọc yêu cầu của bài và đọc đoạn trích. - 1 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào VBT. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa. Toán Số 1 trong phép nhân và phép chia I. Mục tiêu: - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. - Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. - Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : HĐ1: Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác. -1 HS lên làm bài 3. Lớp mở VBT ở nhà - GV kiểm tra. - HS nx bài trên bảng - GV ghi điểm. HĐ2: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1: - GV nêu các phép nhân: 1 x 2 ; 1 x 3 ; 1 x 4 HD HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau. - HS nhận xét về kết quả của các phép nhân của 1 với một số. HS trả lời - GV nhận xét, KL. - Gọi HS nhắc lại KL . - GV nêu vấn đề : Trong các bảng nhân đã học đều có: 2 x1 = 2; 3 x 1 = 3 ; 4 x 1 = 4 ; 5 x 1 = 5 Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân đó có gì đặc biệt? - HS nêu - nhận xét, nhắc lại kết luận. HĐ3: Giới thiệu phép chia cho1: - Dựa vào quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV nêu: 1 x 2 = 2 ; ta có 2 : 1 = 2 ; 1 x 3 = 3 ; ta có 3 : 1 = 3 1 x 4 = 4 ; ta có 4 : 1 = 4 ; 1 x 5 = 5 ; ta có 5 : 1 = 5 Từ các phép tính trên các em có nx gì về thương của các phép chia có số chia là 1? - HS nêu - nhận xét, nhắc lại kết luận. HĐ4: Thực hành. BT 1: HS nêu yêucầu BT. - HS làm bài vào VBT. - GV theo dõi nhắc nhở HS yếu. - HS tiếp nối nhau đọc kq trước lớp. HS đối chiếu kq của mình. * Củng cố về dạng số 1 trong phép nhân và phép chia. BT 2: - HS đọc yêu cầu BT. - 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài. - GV và HS nhận xét bài làm trên bảng. * Củng cốvề số 1 trong phép nhân và phép chia. HĐ nối tiếp - Gọi HS nhắc lại các kết luận trong bài . - Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau. ******************************************************************* Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 ĐạO ĐứC LịCH Sự KHI ĐếN NHà NGƯờI KHáC (TIếT 2) I/ MụC TIÊU: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác . - Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè , người quen - Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác . GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác. Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác. Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác II/ CHUẩN Bị: -HS: Các thẻ màu III/ CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 1.Bài cũ : - Cho HS làm phiếu . -Hãy đánh dấu + vào c trước những việc làm em cho là cần thiết khi đến nhà người khác. c a/Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi. c b/Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà. c c/Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà. c d/Nói năng rõ ràng lễ phép. 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Bài mới Hoạt động 1: Đóng vai. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống : - Giáo viên yêu cầu chia nhóm thảo luận. 1.Em sang nhà bạn và thấy trong tử nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích, em sẽ 2.Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Em sẽ ..? 3.Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ ? - GV nhận xét, rút kết luận: Khi đến nhà người khác phải xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà. Trường hợp khi đến nhà người khác mà thấy chủ nhà có việc như đau ốm phải nói năng nhỏ nhẹ hoặc xin phép ra về chờ lúc khác đến chơi sau. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố vui” - GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị 2 câu đố hoặc 2 tình huống về chủ đề khi đến chơi nhà người khác. - GV đưa ra thang điểm: Mỗi câu đố hoặc trả lời đúng sẽ được 1 điểm hoặc được gắn 1 sao, 1 hoa. Nhóm nào nhiều điểm, nhiều sao, nhiều hoa sẽ thắng. - GV nhận xét, đánh giá. -Kết luận : Cư xử lịch sư khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý. 3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. - Thực hiện tốt nội dung bài. Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II Tiết 3 I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đã học từ tuần 19 đến tuần 26( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung của đoạn, bài.(trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc). - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với “ở đâu?”(BT2, BT3); biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong 3 tình huống ở BT4). II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài tập đọc(từ tuần 19 - 26) III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Kiểm tra tập đọc 3 - 4 em: - Từng HS lên bốc thăm bài tập đọc, ( được xem lại bài khoảng 2’). - HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu. - GV nêu một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV và HS nhận xét, ghi điểm. c. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”: - 1HS đọc yeu cầu của đề bài. - 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào VBT. - Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng, chốt lời giải đúng d. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi theo cặp đôi - trả lời - nhận xét. - GV theo dõi, sửa sai. e. Nói lời đáp của em: - 1 HS đọc yêu cầu của BT. - 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a làm mẫu. - Nhiều cặp HS thực hành đối đáp trong các tình huống a , b, c. - GV khen ngợi những HS làm tốt. IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Thực hành nói và đáp lời xin lỗi trong giao tiếp hàng ngày. Toán Số 0 trong phép nhân và phép chia I. Mục tiêu: - Biết được số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0. - Biết không có phép chia cho 0. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : HĐ1: Củng cố về số 1 trong phép nhân và phép chia. - 2 HS lên bảng làm BT2. Lớp mở VBT ở nhà GV kiểm tra - nhận xét. - GV và HS nx bài trên bảng - Ghi điểm. HĐ2: Giới thiệu phép nhân có thừa số 0. - GV nêu phép nhân: 0 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng các số hạng bằng nhau. Hỏi: Vậy 0 nhân 2 bằng mấy? (HS nêu- nhận xét). - GV: Ta có: 2 x 0 = 0 - Tiến hành tương tự với phép tính: 0 x 3 =? 3 x 0 = ? - HS nhận xét về kết quả của các phép nhân của 0 với một số. - GV nhận xét bổ sung, kết luận - yêu cầu HS nhắc lại KL . - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính:2 x 0 ; 3 x 0 ; 4 x 0 ; 5 x 0 Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân đó có gì đặc biệt?(HS nêu - nhận xét). HĐ3: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0: - Nêu phép tính 0 x 2 = 0 - Yêu cầu HS dựa vào quan hệ giữa phép nhân và phép chia để lập phép chia tương ứng có số bị chia là 0. - Thực hiện tương tự như trên đối với các phép tính khác. Từ các phép tính trên, các em có nx gì về thương của các phép chia có số bị chia là0? - HS nêu nhận xét. - Giáo viên kết luận. HS nhắc lại KL. * Lưu ý HS : Không có phép chia mà số chia là 0. HĐ4: Luyện tập, thực hành BT 1+2: HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài. - HS tiếp nối nhau đọc kết quả. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. *Củng cố về số 0 trong phép nhân và phép chia. BT3: HS đọc yêu cầu BT. - 3 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài. - GV và HS nhận xét bài làm trên bảng. - HS đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau. HĐ nối tiếp:- Gọi HS nhắc lại các kết luận trong bài . Thể dục: Đi thường theo vạch kẻ thẳng, ... tranh ( Tiếng Việt 2 tập 2 trang 67). II. các hoạt động dạy học Bài 1: Đọc thầm bài tập đọc “ Chim Sơn ca và bông cúc trắng ” sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 2 (trang 23, 24) và làm các bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1,2,3, 4 Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống như thế nào? Buồn thảm. Tự do, sung sướng, vui vẻ. Tươi tắn, xinh đẹp. Câu 2: Hành động của cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ? Cúc bị cắt đi. Sơn ca bị cầm tù. Sơn ca chết, cúc héo tàn. Câu 3: Em muốn nói gì với cậu bé ? Câu 4: Đặt câu hỏi có cụm từ “ở đâu” cho câu sau: Sơn ca bị nhốt trong lồng Bài 2: Em hãy trả các câu hỏi để tạo thành đoạn văn từ 4-5 câu để nói về cảnh biển trong tranh ( Tiếng Việt 2 tập 2 trang 67). Tranh vẽ cảnh gì? Sóng biển như thế nào ? Trên mặt biển có những gì ? Trên bầu trời có những gì ? - Học sinh đọc yêu cầu của bài rồi nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm bài vào vở, hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận và đối chiều kết quả - Gv cho HS lần lượt nêu miệng kết quả - Gv và lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, cho HS nhắc lại kiến thức bài học ******************************************************************* Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân, chia đã học. - Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính(trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học). - Biết giải bài toán có một phép tính chia. II. Đồ dùng dạy học: - BP ghi BT3b. III. Các hoạt động dạy học : HĐ1: Củng cố cách tìm số bị chia - 2 HS lên làm bài 3. Lớp làm bảng con - nhận xét và nêu cách làm. - GV ghi điểm. HĐ2(28’) : HD HS bài tập BT 1: Cột 1,2,3 câu a; cột 1,2 câu b a. - 1HS nêu yêu cầu BT. - HS làm bài vào VBT, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình. - Khi đã biết 2 x 4 = 8 , có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 không, vì sao? - GV và HS nhận xét. * Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. b. - HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT, chữa bài. - Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào ? * Củng cố về cách thực hiện phép nhân, chia có kèm theo đơn vị đo. BT 2: HS nêu yêu cầu BT. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài - HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức trên. Hỏi HS về phép nhân có thừa số là 0; 1 ; phép chia có số bị chia là 0. - GV và HS nhận xét. *Củng cố cách tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính. BT 3b: GV treo bảng phụ b. - 1 HS đọc đề toán, nêu tóm tắt bài toán. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - HS nhận xét bài trên bảng - Đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau. * Củng cố KN giải bài toán có phép chia. HĐ nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn lại các bảng nhân, chia. Tiếng việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II Tiết 8 I. Mục tiêu: - HS đọc thuộc lòng các bài thơ yêu cầu thuộc lòng (Từ tuần 19 đến tuần 26). - Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài tập đọc (có yêu cầu HTL) ; Giấy khổ to kẻ ô chữ ở BT2. III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : a. GTB: b. Kiểm tra HTL(Số HS còn lại): - Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL. - HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. - GV nhận xét, ghi điểm. c. Trò chơi ô chữ: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ mẫu ( SƠN TINH). - GV hướng dẫn HS làm bài theo 3 bước : + Bước 1 : Dựa theo lời gợi ý, các em phải đón xem từ đó là từ gì. + Bước 2 : Ghi các ô trống hàng ngang. + Bước 3 : Sau khi điền đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào. - HS trao đổi theo cặp làm vào VBT, 2 HS lên bảng làm vào giấy khổ to. - Nhận xét, chữa bài. - TN theo hàng dọc : SÔNG TIềN ?- Sông Tiền nằm ở miền nào của nước ta ? - GV giảng : Sông Tiền nằm ở miền Tây Nam Bộ, là một trong 2 nhánh lớn của sông Mê Công chảy vào Việt Nam. Năm 200 cầu Mĩ Thuận to và đẹp bắc qua sông Tiền đã được khánh thành. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. Nhắc HS ôn bài ở nhà. Âm nhạc Ôn Tập Bài Hát: Chim Chích Bông (Nhạc: Văn Dung – Thơ : Nguyễn Viết Bình) I/Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca hai bài hát. - Biết kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản - Biết hát đúng giai điệu - Tập biểu diễn bài hát. II/Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ đệm. - Hát chuẩn xác bài hát. III/Hoạt động dạy học: - ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra bài cũ:Gọi 2 đến 3 em hát lại bài hát đã học. - Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chim Chích Bông - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên hỏi học sinh: Bài hát có tên là gì? Bài hát do ai viết. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài . - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - HS nhận xét: - Giáo viên nhận xét: 4. Củng cố dặn dò: - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học. Thủ công Làm đồng hồ đeo tay (T1) I. Mục tiêu: - HS biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. - Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối. - HS thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình II. Đồ dùng dạy học : - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy - Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài + Ghi đề bài: b. HĐ1: HD HS quan sát và nhận xét . - GV giới thiệu mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy - HS quan sát, gợi ý để HS nhận xét : + Hỏi : Người ta làm đồng hồ bằng gì ? Đồng hồ gồm những bộ phận nào ? - GV đặt câu hỏi cho HS liên hệ thực tế về hình dáng, màu sắc, vật liệu làm mặt và dây đồng hồ đeo tay thật. c. HĐ2: GV HD mẫu. - GV treo qui trình vẽ minh hoạ cho từng bước và HD HS: - Bước 1: Cắt thành các nan giấy - Bước 2: Làm mặt đồng hồ - Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ - Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ - GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. IV. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau Buổi chiều Tiếng việt Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 9) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc thầm mẩu chuyện “ Cá rô lội nước” trả lời đúng 5 CH theo ND bài. - Nghe viết bài thơ “ Con Vện”- SGK/81. II. Chuẩn bị: HS : Vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Kiểm tra số HS chưa học thuộc lòng các bài của tiết học trước. - GV ghi điểm. 2. Bài mới : a.GTB: GV nêu MT giờ học. b. Đọc thầm mẩu chuyện trả lời CH: - HS đọc thầm mẩu chuyện “Cá rô lội nước ” - SGK/80; trả lời CH trắc nghiệm- VBT/42; 43. - Từng HS nêu câu trả lời, HS cùng GV nhận xét, bổ sung. Đáp án: Câu 1- c ; Câu 2- c ; Câu 3- b : Câu 4- a ; Câu 5- b. c. Viết chính tả: - GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại. - Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? - GV đọc chữ khó viết: ủ rũ, nhếch mép- HS viết bảng con. - GV đọc bài viết, HS viết bài vào vở. - GV đọc lần 3- HS soát lỗi. - GV chấm điểm 10 bài, nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiếng việt t/H ôn tập I.Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học II. các hoạt động dạy học A/- Kiểm tra đọc: . I/- Đọc thành tiếng. - Học sinh đọcmột đoạn văn trong các bài tập đọc ở SGK, TV2- Tập 2. Học sinh bốc thăm chọn một trong ba bài tập đọc sau đây rồi đọc thành tiếng. 1/ Bài: Chuyện bốn mùa; (trang 4) 2/ Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn (trang 31) 3/ Bài: Sơn Tinh. Thủy Tinh ( trang 60) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi do giáo viên nêu. II/- Đọc thầm và làm bài tập: - Đọc thầm bài: Tôm Càng và Cá con. (SGK trang 68 TV2-T2) rồi khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Cá con làm quen với Tôm Càng bằng cách nào? Bằng lời tự giới thiệu. Bằng lời chào hỏi. Bằng lời chào hỏi và lời giới thiệu. Câu 2: Đuôi Cá con có lợi ích gì? Làm cho Cá con đẹp thêm. Làm mái chèo, làm bánh lái. Làm nước không thấm vào người Cá con. Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ những loài cá nước mặn? Cá sấu, Cá thu, Cá chim, Cá mè. Cá heo, Cá nục, Cá chuồng, Cá trê. Cá quả, Cá chép, Cá hồng, Cá ngừ. Câu 4: Trong câu dưới đây có những dấu câu nào? “ - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. Bạn xem này !”. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm.. Dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm cảm. Dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu chấm. II/. Tập làm văn. Đề: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu nói về một con vật em yêu thích, theo gợi ý sau: Đó là con gì? ở đâu? Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? Hoạt động con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? - Học sinh đọc yêu cầu của bài rồi nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm bài vào vở, hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận và đối chiều kết quả - Gv cho HS lần lượt nêu miệng kết quả. - Gv chấm nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học và cho HS nhắc lại kiến thức bài học Sinh hoạt Nhận xét tuần 27 I Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua - Đề ra phương hướng cho tuần sau II Nội dung sinh hoạt a GV nhận xét chung - HS đi đều, đúng giờ - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập - Thực hiện tốt hoạt động giữa giờ - Tham gia đầy đủ các phong trào đội - Có ý thức xây dựng đôi bạn cùng tiến b Tồn tại - Còn có hiện tượng nói chuyện riêng, ăn quà. c ý kiến bổ xung của HS d Phương hướng tuần 28 - Duy trì tốt nề nếp lớp - Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến e Vui văn nghệ: Hát cá nhân. Hát tập thể
Tài liệu đính kèm: