Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 25

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 25

TOÁN Tiết: 121

MỘT PHẦN NĂM (35-37’)

I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s :

 - Nhận biết “Một phần năm”, biết viết và đọc

II/ ĐDDH: Phiếu BT.

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s làm lại các bài tập trong sgk, 2 h/s đọc thuộc bảng chia 5.

 - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.

2.Hoạt động dạy học:

2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Một phần năm.

2.2.HĐ2 : Giới thiệu “Một phần năm” : ( 15')

 - GV cho h/s quan sát hình vuông: Hình vuông được chia làm năm phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Như thế ta đã tô màu một phần năm hình vuông.

 - “Một phần năm” viết là . Đọc là “Một phần năm” - Cho h/s đọc lại.

 

doc 19 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 25
Từ ngày /10 / 2008 đến ngày / 10 / 2008
Thời gian
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
Toán
Tập đọc
Tập đọc 
Thủ công
121
73
74
25
 Một phần năm 
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 Làm dây xúc xích
Thứ 3
Toán
Kể chuyện 
Chính tả 
TNXH
122
25
49
25
Luyện tập
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
(NV) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Một số loài cây sống trên cạn
Thứ 4
Tập đọc
LTVC
Toán 
75
25
123
 Bé nhìn biển
 MRVT: Từ ngữ về sông biển
 Luyện tập chung
Thứ 5
Toán 
Tập viết
Đạo đức
Âm nhạc
124
25
25
25
 Giờ phút
 Chữ hoa: V
 Lịch sự khi đến nhà người khác
Ôn tập 3 bài hát Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ đễ thương
Thứ 6
Toán 
TLV
Chính tả
SHL
125
25
50
25
 Thực hành xem đồng hồ
 Đáp lời đồng ý. QSTTLCH.
 (NV) Bé nhìn biển
**********☼☼**********
( Thứ tư cô Nguyên dạy )
( Mĩ thuật thầy Trưa dạy) 
(Thể dục thầy Hiến dạy)
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
TOÁN Tiết: 121
MỘT PHẦN NĂM (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : 
 - Nhận biết “Một phần năm”, biết viết và đọc 
II/ ĐDDH: Phiếu BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s làm lại các bài tập trong sgk, 2 h/s đọc thuộc bảng chia 5.
 - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Một phần năm.
2.2.HĐ2 : Giới thiệu “Một phần năm” : ( 15') 
 - GV cho h/s quan sát hình vuông: Hình vuông được chia làm năm phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Như thế ta đã tô màu một phần năm hình vuông.
 - “Một phần năm” viết là . Đọc là “Một phần năm” - Cho h/s đọc lại.
2.3.HĐ3 : Thực hành : (15') 
 * BT1 : Kẻ thêm các đoạn thẳng chia mỗi hình thành 5 phần bằng nhau rồi tô màu mỗi hình.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
 * BT2 : Tô màu số ô vuông ở mỗi hình.
 - HS giải vào VBT, 1 h/s giải trên phiếu.
 - GV HD nhận xét và sửa bài.
 * BT3 : Khoanh vào số con vật và tô màu số con vật đó.
 - ( GV cho h/s tiến hành như các bài tập trên).
 * BT4 : Tô màu số quả ở mỗi bức tranh.
 - GV HD h/s tiến hành như các BT trên.
3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) 
 - GV nhận xét tiết học - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm.
TẬP ĐỌC Tiết : 73,74
SƠN TINH, THUỶ TINH ( 35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Hiểu từ mới: (chú giải trong sgk)
 - Hiểu nội dung: Truyện giải thích nan lụt ở nước ta do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra. Đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II/ ĐDDH: Ghi sẵn bảng phụ những câu dài cần luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Tiết : 1(35-37’)
1.Hoạt động đầu tiên:(5’) KTBC: Gọi h/s đọc bài Voi nhà và trả lời câu hỏi về nội dung. GV và cả lớp nhận xét và đánh giá. 
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài: (1’) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2.2.HĐ2:HD luyện đọc (20’)
 - GV đọc mẫu.
 - HS đọc nối tiếp câu, kết hợp đọc từ khó: (giỏi, vân, dâng, dãy, chặn, lũ, nộp).
 - HD đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ mới (như chú giải trong sgk).
 - Đọc đoạn trước lớp, đọc câu dài .
 - Đọc đoạn trong nhóm, cử đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
 - Cả lớp nhận xét, đọc đồng thanh.
Tiết :2 (35-37’)
2.3.HĐ3 : Tìm hiểu bài : (20') .
 - HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi trong sgk.
 - Cả lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
 - GV chốt ý chính: (như phần nội dung ở mục yêu cầu).
2.4.HĐ4 : Luyện đọc lại: (12-15’)
 - HS luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai.
 - Các nhóm cử đại diện lên đọc theo cách phân vai.
 - GV HD cả lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố dặn dò :( 3’)
 - Dặn h/s về nhà tiếp tục rèn đọc để tiết sau kể chuyện và viết chính tả.
IV.Phần bổ sung: 
THỦ CÔNG Tiết :25
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu:
 - HS biết làm dây xúc xích bằng giấy thủ công. 
 - Làm được dây xúc xích để trang trí.
 - Thích làm đồ chơi, Yêu thích sản phẩm của mình.
II/ ĐDDH: GV: chuẩn bị mẫu dây xúc xích bằng giấy thủ công.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s .
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Làm dây xúc xích trang trí.
2.2.HĐ2 : HD HS quan sát mẫu và nhận xét : (5') 
 - GV giới thiệu dây xúc xích.
 - Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì?
 - Có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào?
2.3.HĐ3 :GV HD HS làm :( 20')
 * Cắt giấy màu thành các nan giấy:
 - Chọn các tờ giấy màu khác nhau, cắt thành các nan giấy khổ 1ô ´ 2ô. Mỗi tờ cắt 4- 6 nan.
 * Dán các nan giấy thành dây xúc xích:
 - Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn (chồng lên nhau 1ô) quay mặt màu ra ngoài.
 - Luồn nan 2 khác màu vào nan nhất và dán nan 2 thành vòng tròn như nan một.
 - Tiếp tục luồn nan khác màu vào vòng thứ hai và dán thành vòng tròn.
 - Cứ thế làm tiếp cho đến hết (dài ngắn tuỳ ý). 
2.3.HĐ3 : Cho h/s cắt các nan giấy: (5') 
 - GV cho h/s cắt các nan giấy để tiết sau dán dây xúc xích.
3. Hoạt động cuối cùng: (1’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s cất các nan giấy để tiết sau dán dây xúc xích.
IV/ Phần bổ sung:
Thứ ba ngày tháng năm 2008
TOÁN Tiết : 122
LUYỆN TẬP (35-37’)
.I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : 
 - Học thuộc bảng chia 5 và rèn luyện kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.
 - Nhận biết 1/5. 
II/ ĐDDH: Phiếu BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s làm lại các bài tập trong sgk, 1 h/s đọc thuộc bảng chia 5 - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Luyện tập.
2.2.HĐ2 : HD h/s thực hành
: ( 29-30').
 * BT1 : Tính nhẩm (củng cố bảng chia 5).
 - GV nêu phép tính, gọi h/s nêu kết quả.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét và sửa sai.
 * BT2: Số ? (củng cố các bảng chia, bảng nhân đã học)
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm bài trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
 * BT3 : Toán giải: (vận dụng bảng chia 5 để giải). 
 - HS giải vào VBT, 1 h/s giải trên phiếu.
 - GV HD nhận xét và sửa bài.
 * BT4: Toán giải: (vận dụng bảng chia 5 để giải).
 - Tiến hành như BT2.
 * BT5 : Số ? 
 - HS làm BT vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu.
3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) 
 - GV nhận xét tiết học.	 	
 - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm.
IV/ Phần bổ sung:
KỂ CHUYỆN Tiết : 25
	SƠN TINH, THUỶ TINH (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 * Rèn kĩ năng nói :
 - Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 - Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
 * Rèn kĩ năng nghe : Biết lắng nghe bạn kể , biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
II/ ĐDDH: GV : tranh minh hoạ câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:HD h/s kể chuyện : (30') 
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện: 
 - Gọi h/s đọc yêu cầu.
 - GV treo tranh cho h/s quan sát, suy nghĩ cách sắp xếp thứ tự các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện.
 - Gọi h/s lên sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện 
b) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện:
 - Dựa vào từng tranh, h/s nối tiếp nhau kể từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
 - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố dặn dò : (3’)
 - 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Dặn h/s về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
IV/ Phần bổ sung: 
CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết: 49
SƠN TINH, THUỶ TINH (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 - Chép lại chính xác , trình bày đúng đoạn trích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn trong các BT.
II/ ĐDDH: - GV : Viết sẵn đoạn văn cần chép . Bảng phụ viết BT 1, 2.HS có VBT.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ (3’)
 - GV đọc cho h/s viết bảng con: sản xuất, sung sướng, xung phong.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1-2') GV nêu mục đích, yêu cầu.
2.2.HĐ2 : HD h/s tập chép: ( 18-20') 
 * HD h/s chuẩn bị :
 - GV đọc đoạn chép trên bảng , cả lớp theo dõi , 3-4 h/s đọc lại .
 - GV giúp h/s nắm nội dung đoạn chép : 
 + Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
 + Trong bài có những chữ nào viết hoa?
 - GV đọc cho h/s viết từ khó vào bảng con: Hùng Vương, Mị Nương, tuyệt trần, kén, người chồng, giỏi.
 * HS chép bài :
 - HS chép bài vào vở . GV theo dõi uốn nắn .
 - GV chấm bài 1 tổ , các h/s khác đổi vở soát lỗi . GV nhận xét các lỗi phổ biến.
2.3.HĐ3 :HD h/s làm bài tập : (10 -12’)
 * BT1b) Ghi dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm. 
 - GV yêu cầu 1 h/s đọc yêu cầu BT1b . Cả lớp làm bài vào VBT , 1 h/s bài làm trên phiếu BT.
 - GV HD h/s nhận xét, sửa bài .
 * BT2a) : Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch, tr: 
 - 1 h/s đọc yêu cầu của BT.
 - Cả lớp làm bài vào VBT, một h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và bổ sung.
3. Hoạt động cuối cùng : (2-3’)
 - GV nhận xét tiết học . 
 - Dặn h/s về nhà sửa lỗi đã viết sai và xem bài Bé nhìn biển.
IV/ Phần bổ sung: 
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết : 24
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: Sau bài học , h/s biết:
 - Nói tên và nêu lợi ích của một số cây sống trên cạn.
 - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
II/ ĐDDH: Tranh ảnh sgk.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: Giới thiệu bài:(1') GV nêu yêu của tiết học.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1 :Khởi động: Hát bài Lí cây xanh: (2')
2.2.HĐ2 : Giới thiệu một số loài cây sống trên cạn: (1') 
 - GV cho h/s nêu tên một số loài cây sống trên cạn.
2.3.HĐ3 : Quan sát cây cối ở sân trường, xung quanh trường: (10') 
 * Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. 
 * Cách tiến hành:
 - GV chi ... dạng bài tập vừa làm.
IV/ Phần bổ sung:
Thứ năm ngày tháng năm 2008
TOÁN Tiết: 124
GIỜ, PHÚT (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s: 
 - Nhận biết được một giờ có 60 phút, cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
 - Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian, giờ phút.
 - Củng cố biểu tượng về thời gian và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
II/ ĐDDH: Phiếu BT, đồng hồ thật.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s lên bảng làm lại các BT ở sgk . - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Giờ, phút.
2.2.HĐ2 : Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút hỉ số 3 hoặc số 6): ( 15').
 - GV nêu: 1 giờ = 60 phút
 - GV dùng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ cho h/s nêu giờ hoặc GV nêu giờ cho h/s quay kim đồng hồ.
 - GV giới thiệu mô hình như sgk.
 - GV nêu giờ cho h/s quay kim đồng hồ (với số giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6). 
2.3.HĐ3 : HD h/s làm bài tập: ( 15') 
 * BT1 : Nêu giờ của đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
 - GV dùng mô hình đồng hồ quay kim như hình vẽ ở BT1.
 - Gọi học sinh nêu số giờ tương ứng với mô hình đồng hồ đó.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét và sửa bài.
 * BT2 : Nối mỗi bức tranh với đồng hồ tương ứng.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
 * BT3 : Tính (theo mẫu).
 - HS làm bài vào VBT, 2 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu.
3. Hoạt động cuối cùng : (1-2’) Củng cố dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm.
IV/ Phần bổ sung: 
TẬP VIẾT Tiết: 25
CHỮ HOA: V (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ V
 - Biết viết chữ V theo cỡ vừa và nhỏ. 
 - Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ “Vượt suối băng rừng” theo cỡ nhỏ, nét đều.
II/ ĐDDH: GV : chữ mẫu V
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: (1’) Giới thiệu bài: Viết chữ hoa V và cụm từ ứng dụng.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1: HD h/s viết chữ hoa V:(5')
 - HD h/s quan sát và nhận xét chữ V: Chữ V cỡ vừa cao 5 li, gồm 3 nét là nét cong trái và nét lượn ngang, nét lượn đọc, nét móc xuôi phải.
 - GV HD h/s viết:
 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái kết hợp với nét lượn ngang, dừng bút ở đường kẻ 6.
 + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét lượn dọc, dừng bút trên đường kẻ 1.
 + Nét 3: Từ điểm dừng bút ở nét 2, viết nét móc xuôi phải, dừng bút trên đường kẻ 5.
 - GV viết mẫu, h/s viết trên bộ, viết trên bảng con.
2.3.HĐ3 : HD h/s viết cụm từ ứng dụng: (5')
 - GV giới thiệu, h/s đọc “Vượt suối băng rừng”.
 - HD quan sát nhận xét: độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các con chữ bằng con chữ o, chú ý cách nối nét.
 - HD h/s viêt chữ Vượt vào bảng con.
2.4. HĐ3 : HS viết vào vở tập viết: (23-24’) 
 - HS viết bài, GV quan sát, nhắc nhở và HD thêm.
 - GV thu bài và chấm.
3. Hoạt động cuối cùng: (1-2’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s tiếp tục viết phần bài còn lại vào buổi chiều.
IV/ Phần bổ sung: 
ĐẠO ĐỨC Tiết: 25
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC(35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 - HS biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó.
 - HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
 - HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II/ ĐDDH: Truyện Khi đến nhà bạn, VBT đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: (1’)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Hoạt động dạy học
2.1.HĐ1 :Thảo luận phân tích truyện: (10')
 * Mục tiêu: HS bước đầu biết thế nào là lịch sự khi đến nhà bạn.
 * Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện Đến chơi nhà bạn.
 - Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
 + Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
 + Sau khi được nhắc nhở, Bạn Dũng đã có thái dộ, cử chỉ như thế nào?
 + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
 - GV và cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
 - GVKL: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa, bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
2.2.HĐ2 : Làm việc theo nhóm: (10')
 * Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.
 * Cách tiến hành: 
 - GV gợi ý những việc nào nên làm và nói những việc không nên làm.
 - GV nêu HS đồng ý nói được vì sao nên làm.
 - HS tự liên hệ bản thân.
2.3.HĐ3 : Bày tỏ ý kiến : (10').
 * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cư xử khi đến chơi nhà người khác.
 * Cách tiến hành:
 - GV gợi ý và cho h/s thảo luận theo nhóm làm trên phiếu BT.
 - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
 - GVKL: Khi đến nhà ai cũng phải cư xử lịch sự.
3.HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s về nhà thực hiện cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
IV/ Phần bổ sung: 	
ÂM NHẠC Tiết: 25
ÔN 3 BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG, HOA LÁ MÙA XUÂN, CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG (35-30’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 - Ôn ba bài hát.
 - HS biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ và trò chơi.
II/ ĐDDH: GV: Nhạc cụ quen dùng.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s hát bài Chú chim nhỏ dễ thương.
 -GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn hát tốt.
2.Hoạt động dạy học:
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2.HĐ2:Ôn3 bài hát :(18')
 * Ôn bài hát: Trên con đường đến trường:
 - GV tổ chức cho h/s hát.
 - Chơi trò chơi: Rồng rắn lên mây.
 * Ôn bài: Hoa lá mùa xuân:
 - HS tập biểu diễn múa đơn giản.
 * Ôn bài: Chú chim nhỏ dễ thương:
 - HS hát đối đáp từng câu (theo nhóm, tổ).
 - GV yêu cầu một số nhóm, cá nhân lên thực hiện vừa hát vừa kết hợp vận động phụ hoạ.
2.3.HĐ3 :Kể chuyện tiếng đàn Thạch Sanh: (16')
 - GV kể cho h/s nghe câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh.
 - GV nêu một số câu hỏi cho h/s tìm hiểu về nội dung câu chuyện.
3. Hoạt động cuối cùng: (1’) 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s về nhà tập hát cho thật thuộc và đúng giai điệu, và lời ca bài hát vừa học.
IV/ Phần bổ sung: 
Thứ sáu ngày tháng năm 2008
TOÁN Tiết : 125
 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (35-37’)
.I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : 
 - Rèn kĩ năng xemđồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
II/ ĐDDH: Mô hình đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: GV dùng mô hình đồng hồ, quay kim cho kim phút ở số 3 hoặc số 5, gọi h/s đọc số giờ trên mô hình đồng hồ.
 - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(5') Thực hành xem đồng hồ.
 - GV quay kim đồng hồ cho h/s nói giờ.
 - HS quay kim đồng hồ mời bạn nói giờ.
2.2.HĐ2 : Thực hành : (25') 
 * BT1 : Nêu giờ của đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
 - GV dùng mô hình đồng hồ quay kim như hình vẽ ở BT1.
 - Gọi học sinh nêu số giờ tương ứng với mô hình đồng hồ đó.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét và sửa bài.
 * BT2 : Vẽ thêm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
 * BT3 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 - HS làm bài vào VBT, sau đó GV gọi h/s nêu kết quả đã khoanh.
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét và chọn kết quả đúng.
3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) 
 - GV nhận xét tiết học.	 	
 - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm.
IV/ Phần bổ sung:
TẬP LÀM VĂN Tiết: 25
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý, QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI.(35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 * Rèn kĩ năng nghe, nói: Biết đáp lại lời đồng ý trong giao tiếp.
 * Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi: Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
II/ ĐDDH: Phiếu BT.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (2’) KTBC: Gọi h/s làm BT2.
 - GV và cả lớp nhận xét và ghi điểm.
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2.HĐ2 : HD h/s làm BT: ( 28-30') 
 * BT1: Viết lời đáp trong mỗi đoạn đối thoại.
 - GV cho h/s thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên nêu ý kiến của mình trước lớp.
 - GV nhận xét, bổ sung.
 * BT2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu.
3. Hoạt động cuối cùng: (1’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những h/s làm bài chưa đạt thì về nhà làm lại.
IV/ Phần bổ sung: 
CHÍNH TẢ (Nghe viết) Tiết: 50
BÉ NHÌN BIỂN (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Bé nhìn biển.
 - Luyện tập viết đúng các BT phân biệt.
II/ ĐDDH: - GV: phiếu bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Hoạt động đầu tiên: (3’) GV đọc cho h/s viết vào bảng con các từ: Mị Nương, tuyệt trần.
 - GV nhận xét và HD h/s sửa. 
2.Hoạt động dạy học: 
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Nghe viết bài Voi nhà.
2.2.HĐ2 : HD h/s nghe viết: (23') 
 - GV đọc đoạn viết trong bài Voi nhà, 2-3 em đọc lại.
 - GV yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau:
 + Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như hế nào?
 + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
 - GV đọc cho h/s viết bảng con các từ khó (tưởng rằng, bãi giằng, bễ, giơ gọng vó, khiêng).
 - GV đọc cho h/s viết vào vở, đọc cho h/s soát lại bài.
 - GV thu bài chấm (1 tổ), các h/s khác đổi vở soát lỗi, GV nhận xét những lỗi h/s hay mắc phải.
2.3.HĐ3 : HD h/s làm bài tập : (7')
 * BT1 : Viết vào chỗ trống tên các loài cá bắt đầu bằng ch, tr.
 - 1 h/s đọc yêu cầu BT.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
 * BT2b : Điền các tiếng có thanh hỏi hoặc ngã theo nghĩa đã cho.
 - 1 h/s đọc yêu cầu BT2.
 - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
 - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu.
3. Hoạt động cuối cùng: (1-2’) Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn h/s về nhà xem lại các BT vừa làm, ghi nhớ để sau này viết chính tả khỏi sai.
IV/ Phần bổ sung: 
	SINH HOẠT LỚP Tiết : 25
I/ Đánh giá hoạt động tuần qua : (25’)
 - Nề nếp , tác phong , đạo đức :
 - Phong trào học tập :
 - Hoạt động khác :
II/ Kế hoạch tuần sau : (10’)
 - Nề nếp , tác phong , đạo đức :
 - Phong trào học tập :
 - Hoạt động khác :
TỔNG SỐ ĐIỂM : 
 XẾP LOẠI :
 XẾP HẠNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_25.doc