Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 8 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 8 (chuẩn)

MÔN: TẬP ĐỌC

Bài15: NGƯỜI MẸ HIỀN

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo như mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. CHUẨN BỊ:

 - SGK, tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi sẵn câu dài luyện đọc.

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 8 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 08
 1: LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ -Ngày
Môn
Tiết(ct)
Tên bài dạy
Hai
11/10/2009
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Thể dục
SHĐT
22
23
36
15
08
Người mẹ hiền
Người mẹ hiền
36 + 15
Ba
12/9102009
Kể chuyện
Chính tả
Toán
Mĩ thuật
TNXH
8
15
37
08
08
Người mẹ hiền
Người mẹ hiền(nhìn – viết)
Luyện tập
Ăn, uống sạch sẽ.
Tư
13/10/2009
Toán
Thể dục
Tập đọc
LTVC
Thủ công
38
16
24
08
08
Bảng cộng.
Bàn tay dịu dàng.
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy.
Gấp thuyền phẳng đáy không mui. (T2)
Năm
14/10/2009
Đạo đức
Âm nhạc
Toán
Tập viết
08
08
39
08
Chăm làm việc nhà ( T2)
Luyện tập.
Chữ hoa G.
Sáu
15/10/2009
TLV
Chính tả
Toán
GDNGLL,
SHL
08
16
40
08
07
Mời , nhờ, yêu cầu đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
Bàn tay dịu dàng. (nghe-viết).
Phép cộng có tổng bằng 100.
Sưu tầm và hát các bài hát nói về trường lớp.
 2. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT
Môn
Bài
Nội dung tích hợp / lồng ghép
Mức độ tích hợp
Tự nhiên và xã hội
Ăn, uống sạch sẽ.
 Biết tại sao phải ăn, uống sạch sẽ và để ăn sạch phải làm gì?
Liên hệ – HĐ3
THỨ HAI
MÔN: TẬP ĐỌC
Bài15: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; Biết ngắt, nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo như mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. CHUẨN BỊ:
 - SGK, tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi sẵn câu dài luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Cô giáo lớp em 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài
b. Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
*) Đọc từng câu
- Gọi hs đọc từng câu trong bài nối tiếp nhau.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn: cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem
*) Đọc từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp nhau.
- Hướng dẫn HS cách đọc câu dài:
- Giọng đọc của người dẫn chuyện, bác bảo vệ phải như thế nào?
 “Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em: // “Cậu vào đây? Trốn học hả?” //
- Giọng cô giáo đọc ra sao?
 “ Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, / nghiêm giọng hỏi: // ”Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?” //
- Sau mỗi câu, GV hỏi: Trong 1 câu ta ngắt giọng, nghỉ hơi chỗ nào?
- Mời 4 bạn đọc lại câu dài.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn đến hết bài như đẫ HD.
- GV nhận xét.
- Gọi hs đọc phần chú giải cuối bài.
*) Đọc trong nhóm
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
*) Thi đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm tiếp sức.
- Nhận xét – đánh giá.
 Tiết 2 
 c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* GV yêu cầu HS đoạn 1, 2
- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
* Yêu cầu 1 bạn đọc đoạn 3.
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
* Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4.
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
- Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này, vì sao Nam bật khóc?
* Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
* GV: Cô giáo vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh. Cô như người mẹ hiền.
 d: Luyện đọc lại 
- GV cho hs đọc lại toàn bài theo lối phân vai.
- HD cách đọc cho hs.
- GV nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 1 HS xung phong đọc toàn bài.
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền”?
- Cả lớp hát bài “Cô và mẹ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước các yêu cầu của tiết kể chuyện.
- Chuẩn bị: Bàn tay dịu dàng.
- Hát
-2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
- 1 HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 câu đến hết bài.
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 đoạn đến hết bài.
- Đọc thong thả, chậm rãi. Giọng bác bảo vệ: nghiêm khắc.
- Ân cần, trìu mến nhưng cũng nghiêm khắc khi dạy bảo.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS đọc đoạn 1, 2, 3, 4 (2 lượt).
- HS nhận xét.
- 2 hs đọc, lớp nghe - hiểu
- Hoạt động nhóm.
- HS 4 nhóm thi đọc tiếp sức theo đoạn.
- Hoạt động lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Minh rủ Nam trốn, ra phố xem xiếc. (1, 2 bạn nhắc lại lời thầm thì của Minh với Nam).
- Chui qua chỗ tường thủng.
- 1 HS đọc.
- Cô nói với bác bảo vệ: “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là HS lớp tôi”. Cô đỡ em ngôi dậy, cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
- Cô giáo dịu dàng, yêu thương học trò.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- Cô xoa đầu Nam an ủi.
- Vì Nam đau và xấu hổ.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Là cô giáo.
- Tiến hành đọc theo vai (5 vai: người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh).
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cô vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS giống như người mẹ đối với con mình.
- Lớp hát.
	MÔN : TOÁN
Tiết 36 : 36 + 15
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách giáo khoa, bảng phụ, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 26 + 5 
- Gọi HS sửa bài tập 3/ 35.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu phép cộng 36 + 15
- GV nêu bài toán: có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu hs nêu phép tính 
- Yêu cầu hs tìm kết quả trên que tính.
- Gọi hs nêu kết quả và cách làm.
- GV minh hoạ lại bằng que tính trên bảng gài
- Vậy 36 + 15 = 51.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiên phép tính viết:
+
36
15
51
b. Luyện tập 
 Bài 1 - dòng 1: (hs khá, giỏi làm hết bài)
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, sửa bài – vài em nêu cách làm.
 Bài 2 (a,b): ( hs khá, giỏi làm hết bài)
- Yêu cầu HS làm bài và 2 HS lên làm ở bảng lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đặt đề.
- GV và HS cùng nhau phân tích đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên là ở bảng .
- Nhận xét.
 Bài 4: ( dành cho hs khá, giỏi)
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài.	
- HS lắng nghe, phân tích đề toán
- HS nêu: 36 + 15 = ?
- HS thao tác bằng que tính để tìm kết quả. 
- HS thực hiện.
- 5, 6 HS nhắc lại: 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1; 3 thêm 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.
- HS làm vào vở – chữa bài trên bảng lớp.
 16 26 36 46 56
+ 29 + 38 + 47 + 36 + 25
 45 64 83 82 81
- Đặt tính rồi tính.
- Đại diện 4 tổ lên tính kết quả, thi đua.
- Nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng giải
Giải:
Cả hai bao cân nặng là:
46 + 27 = 73 (kg)
Đáp số: 73 kg.
HS nhắc lại nội dung vừa học.
MÔN: THỂ DỤC
GV bộ môn
THỨ BA
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết 8 : NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
- HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
II. CHUẨN BỊ: 
- 4 Tranh (SGK) phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Người thầy cũ 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện.
 Bài 1 : Dựa vào tranh kể lại từng đoạn 
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1. Gợi ý:
+ Nhân vật trong tranh là ai?
+ Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật?
+ Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?
- Lưu ý: Kể bằng lời của mình không kể nguyên văn từng câu, chữ trong câu chuyện.
- Nhận xét - tuyên dương.
 Bài 2: Kể lại câu chuyện theo vai ( hs khá, giỏi)
 Bước 1: GV làm mẫu.
- Lưu ý: Yêu cầu HS nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm, khuyết khích HS tập diễn tả động tác, điệu bộ 
 Bước 2: Chia nhóm – Mỗi nhóm 5 em.
- GV chia mỗi nhóm 5 em tập kể trong nhóm từng đoạn câu chuyện.
 Bước 3: Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
- Chỉ mỗi nhóm 1 em đại diện lên thi đua.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân kể chuyện hấp dẫn, sinh động, tự nhiên nhất.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng cô giáo như người mẹ của mình.
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: “Ôn tập giữa học kỳ”.
- Hát
- 4 HS sắm vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh
- 1 Em lên kể mẫu.
- 1, 2 Em kể lại.
- Nhận xét.
- HS tập kể theo nhóm dựa vào tranh ứng với từng đoạn 2, 3, 4.
- Cho 2, 3 nhóm lên thi kể với n ... hi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài – ghi bảng : Bàn tay dịu dàng
b. Hướng dẫn nghe -viết
* Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc mẫu.
- An buồn bã nói với thầy giáo điều gì? 
- Thầy có thái độ gì?
- Bài có những chữ viết hoa nào?
- Câu nói của An viết thế nào?
- Nêu những từ bộ phận khó viết.
- GV đọc từ khó, yêu cầu HS viết vào bảng con.
* Viết bài 
- Hãy nêu cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc.
- Giúp hs chậm, yếu viết kịp tốc độ chung.
* Chấm và sửa lỗi
- GV đọc lại toàn bài.
- Nhìn sách sửa bài.
- Chấm 7 – 9 vở để sửa lỗi.
- Nhận xét.
 c. Hướng dẫn hs làm bài tập.
	 Bài 2.
- Yêu cầu hs đọc đề bài – hướng dẫn hs tự làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét.
	 Bài 3b.
- Yêu cầu hs tiếp tục đọc đề bài – hướng dẫn hs tự làm bài và chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, về sửa hết lỗi.
- Chuẩn bị : Ôn tập đọc và học thuộc lòng .
- Hát
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe - 2 HS đọc lại.
- Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, trìu mến, thương yêu.
- Chữ đầu câu, đầu bài, tên riêng.
- Sau dấu hai chấm, viết dấu gạch ngang.
- buồn bã, xoa đầu, trìu mến,.
- HS viết.
- HS nêu. Nêu tư thế ngồi viết.
 - HS chép vở.
- HS soát lại.
- Mở STV, HS dò lại và đổi vở sửa lỗi.
- HS lắng nghe..
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài – chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Đọc từng dòng, tìm từ đúng để điền.
- Nhận xét.
 	MÔN : TOÁN
Tiết 40 : PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán với 1 phép cộng có tổng bằng 100.
II. CHUẨN BỊ:
 - Có mẫu ở bảng phụ: 60 + 40 = ?
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài tập
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài – ghi bảng: Phép cộng có tổng bằng 100 
b. Giới thiệu phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100 
- GV ghi bảng: 83 + 17 = ?
- HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm.
- Em đặt tính như thế nào?
- Ta tính theo thứ tự nào ?
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách tính (như trên).
- Nhận xét.
c. Luyện tập 
 Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu và thực hiện phép tính vào vở.
- HD hs chậm yếu
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
 Bài 2: 
- Tính nhẩm (theo mẫu)
- Gọi hs lên bảng sủa bài
- GV sửa bài – Nhận xét.
 Bài 3: Dành cho hs khá, giỏi.
 Bài 4:
- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài vào vở.
- Gọi hs lên bảng giải.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Lít.
- Hát
- 2 hslên bảng làm bai theo yêu cầu
- HS làm ở vở nháp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
+
83
17
100
- HS tự nêu.
- Thực hiện từ phải sang trái
 - Tính.
- HS thực hiện.
- HS làm bài vào vở.
60 + 40 = 100
80 + 20 = 100
30 + 70 = 100.
- 1 HS đọc bài toán.
- Bài toán về nhiều hơn.
Bài Giải:
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
85 + 15 = 100 ( kg)
Đáp số: 100 kg
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – SINH HOẠT LỚP.
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
 BÀI 8: SƯU TẦM VÀ HÁT CÁC BÀI HÁT NÓI VỀ TRƯỜNG LỚP.
I. Mục tiêu:
- Học sinh sưu tầm được những bài hát nói về trường, lớp thân yêu.
- Bước đầu biết hát những bài hát vừa tìm được.
- Các em yêu quý trường lớp như ngôi nhà của mình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
 + Sưu tầm các bài hát nói về trường lớp; ghi lời ca một (hoặc hai bài hát) vào bảng phụ).
 + Hát được bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiêu ngắn gọn nội dung bài – ghi bảng
b . Phát triển các hoạt động.
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
 Mục tiêu: Học sinh trao đổi về việc mình đã sưu tầm được các bài hát theo yêu cầu.
 Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm 6, nêu ra các bài hát có chủ đề nói về trường lớp và ghi vào bảng nhóm.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Cho đại diện các nhóm trình bày bảng nhóm ghi các bài hát vừa tìm được lên bảng.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung.
- Giáo viên ghi tên các bài hát phù hợp với yêu cầu chủ đề lên bảng. Cho học sinh đọc lại.
Các bài hát nói về chủ đề trường lớp ví dụ: 
Bài: Mùa thu đến trường (Mộng Lân)
Bài: Vui bước đến trường (Nghiêm Bá Hồng)
Bài: Buổi sáng đến trường (Hồ Bắc)
Bài: Em yêu trường em (Hoàng Vân)
Bài: Ngày đầu tiên đi học (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, thơ: Viễn Phương)
Bài: Bài ca đi học (Phan Trần Bảng)
..
 Hoạt động 2: Tập hát 1 bài vừa sưu tầm 
 Mục tiêu: Học sinh thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài.
 Cách tiến hành: 
- Giáo viên chọn 1 bài (bài mà học sinh chưa học hoặc không có trong chương trình). Ghi sẵn ở bảng phụ và treo lên bảng.
- Cho học sinh đọc thầm lời bài hát. 
- Cho học sinh tìm hiểu nội dung của bài hát.
- Giáo viên hát mẫu toàn bài, sau đó tập cho học sinh hát từng câu, từng đoạn và hát hết cả bài.
 Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
 Mục tiêu: Củng cố bài hát mà học sinh vừa học. Hướng dẫn thêm học sinh hát 1 số bài còn lại.
 Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh cả lớp hát lại toàn bài hát các em vừa học 2 lần.
- Cho học sinh xung phong lên hát lại bài hát vừa học
- Cho HS xung phong hát và biểu diễn.
- Cho học sinh nhận xét, giáo viên động viên, tuyên dương trước lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát 1 số bài hát khác mà các em vừa sưu tầm được.
- Cho học sinh nhắc lại tên các bài hát vừa sưu tầm.
* Giáo viên nêu 1 số câu hỏi để củng cố và giáo dục học sinh
- Các bài hát đó đều nói về chủ đề nào?
- Là học sinh các em phải làm gì để trường mình luôn xanh sạch đẹp?
- Các em phải tỏ thái độ của mình như thế nào với trường , lớp?
- Dặn các em về nhà hát lại bài hát các em vừa học đồng thời tập hát các bài mà giáo viên vừa hướng dẫn.
- Hát
- Học sinh lắng nghe GV phổ biến yêu cầu nhiệm vụ.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm và ghi tên các bài hát vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm lên gắn bảng nhóm lên bảng.
- Nhận xét các nhóm khác.
- Đọc lại tên các bài hát mà giáo viên đã ghi lên bảng.
- Học sinh nghe yêu cầu của giáo viên.
- HS cả lớp đọc thầm bài hát (do GV chọn).
- Tìm hiểu nội dung bài hát theo yêu cầu câu hỏi của GV.
- HS nghe và tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh hát đồng thanh cả lớp bài hát vừa học 2 lần.
- Cá nhân HS xung phong lên hát và biểu diễn trước lớp.
- HS nghe giáo viên hát mẫu các bài khác
- Học sinh nhắc lại tên các bài vừa sưu tầm.
- Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Ôn lại kĩ và thuộc bài hát vừa học, tập hát các bài còn lại.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 07
1. Nội dung
- Đánh giá tuần 7
- Kế hoạch tuần 8
Cụ thể
a. Đánh giá ưu – khuyết điểm trong tuần 7
* Thực hiện nề nếp – vệ sinh
- Thực hiện tương đối tốt việc xếp hàng vào lớp và ra về
- 15 phút đầu giờ phát huy tốt.
- Đồng phục khi tới trường
- Có thực hiện hát đầu và giữa giờ.
- Có tinh thần tự quản khi giáo viên đi dự giờ.
- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân tương đối sạch
- Việc xếp hàng vệ sinh răng miệng có tiến bộ.
- Duy trì tốt việc rửa tay trước khi vào lớp.
* Khuyết điểm:
- 1 số em còn nói chuỵên trong các giờ học bộ môn: 
- 1 số em móng tay còn bẩn.
* Thực hiện việc học tập
- Có ý thức trong học tập, trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài: Trung Nhân, Ngọc, Toàn, Tố Như, Huỳnh Anh, Bửu Hưng.
- Sách vở và đồ dùng tương đối đầy đủ.
- Có sự chuẩn bị bài khi đến trường
-Trong tuần qua em Cúc có nhiều tiến bộ.
* Khuyết điểm 
- Vẫn còn 1 số em quên sách, vở và đồ dùng ở nhà: Lượng, Như.
- Việc tự học của các em chưa thường xuyên. Trong lớp còn 1 số em đọc, viết rất chậm như: Lượng, Bảo, Phong, Mỹ.
- Chữ viết còn sai nhiều.
- Đọc chưa nhanh, chưa có tiến bộ.
- Chưa chuẩn bị bài khi ở nhà.
3. Kế hoạch tuần 8
- Oân tập chuẩn bị kiểm tra định kỳ.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Tiếp tục ổn định các nề nếp đã đạt được.
- Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở khi đến lớp.
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần 7.
- Thực hiện tốt ATGT đường bộ và đường thuỷ.
- Tham gia các hoạt động của Đội.
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Học thuộc 5 nhiệm vụ của người hs và thực hiện theo.
4. Ý kiến của hs 
 PHẦN KÍ DUYỆT
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngàytháng năm 2010
 Tổ trưởng
 Lại Thị Minh Huế
 Ngàytháng năm 2010
 P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu hoc(2).doc