Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 (chuẩn)

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 (chuẩn)

THỨ HAI

MÔN: TẬP ĐỌC

 Bi 13: NGƯỜI THẦY CŨ

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dâu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).

- Biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Bảng phụ.

 

doc 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học thứ 7 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 07
 1: LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ -Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
04/10/2010
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Thể dục
SHĐT
19
20
31
13
07
Người thầy cũ.
Người thầy cũ.
Luyện tập
Ba
05/10/2010
Kể chuyện
Chính tả
Toán
Mĩ thuật
TNXH
07
13
32
07
07
Người thầy cũ.
Người thầy cũ (nhìn – viết)
Ki – lô – gam.
Aên, uống đầy đủ.
Tư
06/10/2010
Toán
Thể dục
Tập đọc
LTVC
Thủ công
33
14
21
07
07
Luyện tập.
Thời khoá biểu.
Từ ngữ về môn học. Từ chỉ hoạt động.
Gấp thuyền phẳng đáy không mui. (T1)
Năm
07/10/2010
Đạo đức
Âm nhạc
Toán
Tập viết
07
07
34
07
Chăm làm việc nhà ( T1)
6 cộng với một số: 6 + 5.
Chữ hoa E, Ê
Sáu
08/10/2010
TLV
Chính tả
Toán
GDNGLL,
SHL
07
14
35
07
06
Kể ngắn theo tranh. LT về thời khoá biểu.
Cô giáo lớp em (Nghe-viết).
26 + 5.
Học tập các nhiệm vụ của người HS Tiểu học.
 2:NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT
Môn
Bài
Nội dung tích hợp lồng ghép
Mức độ tích hợp
Đạo đức
Chăm làm việc nhà (tiết1)
Chăm làm việc nhà phù hợp ví lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn,rửa ấm chén, chăm sóc cay trồng, vật nuôi, Trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT
Bộ phận –HĐ2
THỨ HAI
MÔN: TẬP ĐỌC
	Bài 13: NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dâu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
 - Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các câu hỏi trong sgk). 
- Biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
	Tiết 1
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc bài: Ngôi trường mới.
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu 
- GV giới thiệu. “Người thầy cũ”.
b. Luyện đọc
- Gv đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Cho Hs đọc nối tiếp từng câu.
- Theo dõi, hướng dẫn đọc từ khó: nhộn nhịp, xuất hiện, nhấc kính, trèo, khẽ, phạt, rời lớp, ngả mũ, mắc lỗi.
* Đọc từng đoạn: 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
- Hướng dẫn đọc câu: Nhưng// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
Dũng nghĩ/ bố cũng có lần mắc lỗi,// thầy không phạt,/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
- Gọi hs đọc phần chú giải – Giảng thêm: xuất hiện: hiện ra một cách đột ngột.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cho hs ngồi theo nhóm luyện đọc.
* Thi đọc 
-Mời các nhóm thi đua đọc.
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
* Đọc đồng thanh: Đoạn 3 
 Tiết 2 :
c.Tìm hiểu nội dung 
 -Bố Dũng đến trường làm gì? 
- Vì sao bố tìm gặp thầy giáo cũ ngay tại lớp Dũng?
- Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng thể hiện sự kính trọng người thầy giáo cũ như thế nào? 
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy giáo?
- Thầy giáo nói với cậu học trò trèo cửa lớp lúc ấy như thế nào?
-Dũng nghĩ gì khi bố ra về?
-Nêu ND câu chuyện?
d. Luyện đọc lại truyện :
-Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em. 
- Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện.
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 4. Củng cố dặn dò :
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Tại sao phải nhớ ơn, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo cũ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
-Dặn hs chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Hát
- HS đọc bài + Trả lời câu hỏi:
- HS nêu, bạn nhận xét.
- 2 HS lập lại tựa bài.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc đoạn 1
- HS đọc mỗi câu liên tiếp cho đến hết bài.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn – luyện đọc cau theo hướng dẫn.
- Đọc phần chú giải.
- HS đọc
- Đại diện thi đọc
- Lớp đọc đồng thanh
- HS đọc đoạn 1, thảo luận trình bày.
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ
- Bố là bộ đội đóng quân ở xa, khi được về phép bố đến thăm Thầy.
 - HS đọc đoạn 2:
- Bố vội bỏ chiếc mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy -> có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
- Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa lớp, thầy bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- “Trước khi làm một việc gì cần phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu.
- HS đọc đoạn 3:
- Bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt nhưng đó là hình phạt để nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lỗi lại nữa.
- Vì hiểu bố, thêm yêu bố. Bố rất kính trọng, yêu quý và biết ơn thầy giáo cũ.
- 2 nhóm tự phân các vai (người dẫn chuyện, thầy giáo, chú bộ đội và Dũng)
- Nhớ ơn, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo cũ.
- Vì thầy cô giáo là người đã dạy dỗ, dìu dắt em nên người
MÔN: TOÁN
Tiết 31 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: SGK. Bảng phụ ghi tóm tắt bài 2, 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động 
2. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Luyện tập củng cố về dạng toán. Bài toán về ít hơn.
b. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: ( Dành cho hs khá giỏi) làm thêm.
Bài 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài.
- Kém hơn nghĩa là thế nào? 
- Bài toán thuộc dạng gì?
- YC tự làm bài vào vở. 1HS lên bảng 
- Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh 
Bài 3: 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài.
- YC tự làm bài vào vở. 1HS lên bảng 
- Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh 
-Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi?
- Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi?
- Vậy : bài toán 2 và bài 3 là hai bài toán ngược của nhau. 
Bài 4: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Dặn hs về xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kilôgam
- Hát
- HS đọc đề bài.
- Kém hơn nghĩa là ít hơn 
- Dạng toán ít hơn.
 Bài giải : 
 Tuổi của em là :
 16 - 5 = 11 ( tuổi )
 Đáp số: 11 tuổi
-Một em đọc đề bài – tự giải vào vở – sửa chữa trên bảng.
 Bài giải
 Số tuổi anh là:
 11 + 5 = 16 ( tuổi )
 Đáp số: 16 tuổi.
- Nhận xét bài bạn.
- Anh hơn em 5 tuổi 
- Em kém anh 5 tuổi.
-Một em đọc đề bài – tự giải vào vở -Một em lên bảng sửa bài.
 Bài giải: 
 Số tầng tòa nhà thứ hai là:
 16 - 4 = 12 ( tầng )
 Đáp số: 12 tầng 
MÔN: THỂ DỤC
Gv bộ môn
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
THỨ BA
	MÔN : KỂ CHUYỆN 
Tiết 7 : NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC TIÊU
 - Xác định được ba nhân vật trong câu chuyện (BT1).
 - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2).
 * HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (BT3).
II . CHUẨN BỊ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 4 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
 “ Mẩu giấy vụn”
- Nhận xét cho điểm .
3. Bài mới 
a. Phần giới thiệu :
 - GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện.
*) Nêu tên các nhân vật trong chuyện:
-Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?- Ai là nhân vật chính ?
*) Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Chú bộ đội là ai, đến lớp làm gì?
- Gọi 3 em kể lại đoạn 1 
- Nhận xét – đánh giá.
- Khi gặp thầy giáo chú bộ đội đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy?
- Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo thế nào?
-Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại người trò cũ năm xưa?
- Thầy đã nói gì với bố Dũng?
-Nghe thầy nói vậy chú bộ đội đã trả lời thầy ra sao?
-Gọi 3 - 5 em kể lại đoạn 2. Chú ý giọng phù hợp với các nhân vật – nhận xét, đánh giá.
- Tình cảm của Dũng NTN khi bố ra về?
- Em Dũng đã nghĩ gì?
- Gọi hs kể lại đoạn 3 – nhận xét, đánh giá.
*) Kể lại toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi) 
- Yêu cầu 3 em tiếp nối nhaukể lại câu chuyện mỗi em một đoạn .
- YC một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện
- Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
*) Phân vai, dựng lại đoạn 2 của câu chuyện.( hs khá, giỏi)
Lần 1: GV làm mẫu cùng hs.
Lần 2: cho hs xung phong nhận vai dựng lại truyện.
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố dặn dò: 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người nghe.
- Hát.
-Bốn em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện .
- Mỗi em kể một đoạn trong chuyện “ Mẩu giấy vụn”
- Dũng, chú bộ đội tên Khánh và thầy giáo - Chú bộ đội là nhân vật chính.
- Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường ...
-Là bố Dũng chú đến để tìm gặp thầy giáo - Ba em kể lại đoạn 1.
- Bỏ mũ, lễ phép chào thầy.
- Thưa thầy, em tên là Khánh, đứa học trò năm nào leo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
- Lúc đầu ngạc nhiên sau thì cười vui vẻ.
-À Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! 
- Vâng thầy không phạt nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo: “ Trước khi làm việc gì , cần phải nghĩ chứ ! Thôi em về đi thầy không phạt em đâu ! “
-Ba em kể lại đoạn 2 câu chuyện.
- Rất xúc động.
- Bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt.
- Ba em tiếp nối nhau mỗi em kể 1 đoạn 
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- NX các bạn bình chọn bạn kể hay nh ... hâïn xét bài bạn. 
- HS lắng nghe.
- Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp, xem chúng em học bài.
- Rất yêu thương và kính trọng cô giáo.
- Có 4 dòng thơ. 
- Phải viết hoa vì các chữ đầu dòng thơ 
- Viết bài thơ lùi vào 3 ô.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ khó: thoảng hương nhài, ghe, giảng, 
 -Lớp nghe đọc chép vào vở.
-Soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Một em lên bảng điền cả lớp làm vào vở.
-thủy: thủy chung, thủy tinh, bình thủy ,...
- núi : núi non, đồi núi, trái núi,....
- HS nêu yêu cầu
- Nối tiếp nhau nêu các từ.
- Nhận xét bài bạn, đọc đồng thanh các từ và ghi vào vở.
	MÔN: TOÁN
Tiết 35 : 26 + 5
I. MỤC TIÊU
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: 2 bó que tính và 11 que tính rời. Bảng gài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
2. Bài cũ 
- Gọi HS đọc bảng cộng 6
- GV nhận xét tiết học.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu: 
- Học dạng toán số có 2 chữ số cộng cho số có 1 chữ số qua bài 26 + 5
b Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- GV nêu đề toán : Có 26 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- GV minh hoạ lại cách tính trên bảng gài với các que tính để tìm kết quả: 26 + 5 = 31
* Hướng dẫn thực hiện tính viết .
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính 
- Mời một em khác nhận xét .
- GV chốt lại cách làm.
 c. Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Gọi hs lên bảng làm.
- Nhận xét sửa chữa trên bảng.
Bài 2: (dành cho hs khá, giỏi)
- HS cộng số ngoài và điền kết quả vào hình tròn.
Bài 3:
- Gọi hs đọc đề bài, phân tích đề. 
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- yêu cầu cả lớp tự giải vào vở.
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét, sửa chữa
Bài 4:
- Yêu cầu HS đo rồi điền số vào đoạn thẳng.
- Yêu cầu hs nêu kết quả – GV ghi lên bảng.
- Nhận xét ,sửa chữa.
4. Củng cố – Dặn dò
- Hát
- 3 HS đọc.
- Thực hiện phép tính 26 + 5
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả.
- HS thực hiện.
 26
	 + 5	
	 31
	6 + 5 = 11 viết 1 nhớ 1, 2 thêm 1 bằngø 3, viết 3
- HS đọc
- HS tự tính và ghi kết quả vào phép tính.
- HS làm bài vào vở, sửa chữa trên bảng.
	 16	 46	 36	 56 66
	+ 4	+ 7	 + 6	 + 8 + 9
	 20	 53	 42	 64 75
- HS làm bài, sửa bài
- HS đọc đề, phân tích đề.
- HS làm bài 
 Bài giải
Tháng này tổ em được số điểm mười là:
 16 + 5 = 21 ( điểm mười)
 Đáp số: 21 điểm mười.
- HS đo và làm bài.
	AB = 7 cm
	BC = 6 cm
	AC = 13 cm
 - HS nêu.
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – SINH HOẠT LỚP.
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BÀI 7
HỌC TẬP CÁC NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH TIỂU HỌC (Tiết 2).
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học, học sinh biết được:
+ Nhiệm vụ 4 và nhiệm vụ 5 của học sinh trong trường Tiểu học. 
+ Nhớ, hiểu và kể được các việc làm đơn giản theo yêu cầu từng nội dung.
+ Có thái độ tích cực cũng như bước đầu vận dụng vào bản thân theo yêu cầu 5 nhiệm vụ mà các em đã học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi nhiệm vụ 4 và nhiệm vụ 5 của học sinh trong trường Tiểu học..
	- Tranh ảnh phù hợp với nội dung dạy học (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động.
2. Bài dạy.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thịêu ngắn gọn nội dung bài.
b. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 10’
 Mục tiêu: HS biết được những hoạt động mà mình cần tham gia trong và ngoài giờ lên lớp.
 Cách tiến hành: Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung nhiệm vụ 4. Cho học sinh đọc kĩ nội dung sau đó trả lời câu hỏi của giáo viên (yêu cầu HS thực hiện trong thời gian 6’).
Nội dung câu hỏi: 
a. Học sinh cần phải tham các hoạt động nào trong trường?
b. Học sinh cần phải biết giữ gìn và bảo vệ những gì?
c. Trong quá trình tham gia giao thông các em phải thực hiện như thế nào?
- Cho học sinh dưới lớp nhận xét.
* Giáo viên chốt lại ý chính, gọi học sinh đọc nội dung nhiệm vụ 4 (ở bảng phụ)
* Hoạt động 2: Ôân lại các nhiệm vụ vừa học 10’
 Mục tiêu: Học sinh nhớ và biết được thực hiện tốt các nhiệm vụ 1,2,3,4 là góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 
 Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS cùng nhẩm, đọc lại các nhiệm vụ mà các em đã học, vừa học.
- Cho HS ở các nhóm trình bày, nhận xét.
* Giáo viên chốt lại: Thực hiện tốt các nhiệm vụ 1, 2, 3, 4 là các em đã góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường đây cũng là nhiệm vụ thứ 5 của học sinh tiểu học.
- Cho học sinh đọc lại nhiệm vụ 5 
* Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố. Học sinh làm việc cá nhân 10’
 Mục tiêu: Cho HS nêu ra những công việc các em đã làm đơn giản hàng ngày ở trường, ở nhà theo yêu cầu từng nhiệm vụ. 
 Cách tiến hành: 
- Cho HS xung phong lên trình bày trước lớp những công việc em đã làm được theo yêu cầu từng nhiệm vụ
- Cho học sinh trình bày trước lớp.
- Cho HS dưới lớp nhận xét.
- Giáo viên bổ sung và động viên học sinh .
Lưu ý: Học sinh kể lại những việc làm (đơn giản) phù hợp với lứa tuổi với thực tế và năng lực của các em. Giáo viên thực hiện việc nhận xét, động viên các em là chính.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh học và nhớ 5 nhiệm vụ vừa học.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS lắng nghe giáo viên phổ biến yêu cầu nhiệm vụ
- HS nghe câu hỏi của giáo viên, suy nghĩ trả lời.
- Học sinh dưới lớp nhận xét
- Đọc lại nội dung nhiệm vụ 4.
Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 
- HS lắng nghe giáo viên nêu yêu cầu thực hiện.
- HS ngồi nhẩm, đọc lại các nhiệm vụ của HS Tiểu học mà các em vừa học để trình bày trước lớp, nhận xét.
- HS lắng nghe, và ghi nhớ nhiệm vụ 5 của người HS Tiểu học.
- Đọc lại nhiệm vụ 5.
Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 
- Học sinh lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh nhớ lại những việc mình đã làm theo yêu cầu từng nhiệm vụ.
- HS trình bày trước lớp.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- Học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị bài sau.
 Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh 
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đđi học đđều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Kính trọng, lễ phép với thầy gíao, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bạn bè và người tàn tật , khuyết tật.
3. Rèn luyện thân thể , giữ vệ sinh cá nhân. 
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 06
NỘI DUNG
- Đánh giá tuần 6 - Kế hoạch tuần 7
CỤ THỂ
1.. Đánh giá ưu – khuyết điểm trong tuần 6
-HD các tổ trưởng nhận xét đánh giá các hoạt động của tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét chung
- GV tổng kết – nhận xét:
a) Học tập
* Ưu điểm
- Có ý thức trong học tập, trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài: Quyên, Ngân, Trinh, Thịnh,
- Sách vở và đồ dùng tương đối đầy đủ.
- Có sự chuẩn bị bài khi đến trường
- Đọc, viết có tiến bộ hơn so với tuần trước.
* Khuyết điểm 
- Vẫn còn 1 số em quên sách, vở và đồ dùng ở nhà: Lượng, Khương, Bảo,...
- Việc tự học của các em chưa thường xuyên. Trong lớp còn 1 số em đọc, viết rất chậm như: Bảo, Phong. Đặc biệt em Bảo vẫn chưa đọc viết được.
- Chữ viết còn sai nhiều.
b) Nề nếp
* Ưu điểm
- Thực hiện tương đối tốt việc xếp hàng vào lớp và ra về
- 15 phút đầu giờ phát huy tốt.
- Đồng phục khi tới trường.
- Có thực hiện hát đầu và giữa giờ.
- Có tinh thần tự quản khi giáo viên đi dự giờ.
- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân tương đối sạch.
- Việc xếp hàng xúc miệng có tiến bộ.
- Duy trì tốt việc rửa tay trước khi vào lớp.
* Khuyết điểm
- Đồng phục thể dục chưa đều, việc hát đầu và giữa giờ cũng chưa đều. 
- Ngày thứ tư lớp trực nhật muộn.
- 1 số em móng tay còn bẩn.
2. Kế hoạch tuần 7
- Phát đồng phục học sinh.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Oân tập kiến thức đã học.
- Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở khi đến lớp.
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần 6.
- Thực hiện tốt ATGT đường bộ và đường thuỷ.
- Tham gia các hoạt động của Đội.
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Học thuộc 5 nhiệm vụ của người hs và thực hiện theo.
 PHẦN KÍ DUYỆT
Duyệt của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngàytháng năm 2010
Tổ trưởng
Lại Thị Minh Huế
 Ngàytháng năm 2010
 P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu hoc(1).doc