Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 3

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 3

Tập đọc

 BẠN CỦA NAI NHỎ

I. Mục tiêu

-Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.

-Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II.Chuẩn bị:

-Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn đọc.

-Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai, ngày13 tháng9năm 2010
Tập đọc
 Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu
-Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. 
-Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ viết sẵn câu cần hướng dẫn đọc.
-Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III.Hoạt động dạy – học: 
A-Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài “Làm việc thật là vui”
- Các vật và các con vật xung quanh ta làm những việc gì?
- Bé làm những việc gì?
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: 
 2-Luyện đọc
a-GV đọc mẫu
b-H/dẫn luyện đọc câu 
Tìm các từ khó đọc? GV ghi bảng
Luyện đọc câu khó.
c- Hướng dẫn luyện đọc đoạn 
-Chia đoạn
-Gọi 3 em đọc nối tiếp đoạn.
*GV treo bảng phụ viết sẵn câu văn cần h/dẫn.
Gv h/dẫn cách nghỉ hơi và giọng đọc ở các câu khó :
.Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới,/ dùng đôi gác chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.//(Giọng tự hào)
.Con trai bé bỏng của ta,/ con có một người bạn như thế/ thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.// (Giọng vui vẻ, hài lòng)
-Nhắc lại nghĩa các từ phần chú giải.
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
d.Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
e.Lớp đoc đồng thanh.
Mỗi HS đọc một đoạn
HS trả lời
Các HS khác nhận xét
HS lắng nghe
HS nối tiếp nhau đọc từng câu
HS đọc: chơi xa, chặn lối, lo lắng, lao tới, chút nào nữa.
-H/s luyện đọc câu khó.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
HS theo dõi.
Luyện đọc cá nhân, nhóm.
1 em đoc chú giải.
Đọc theo nhóm 3.
Các nhóm cử đại diện thi đọc.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Câu 1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Cha Nai Nhỏ nói gì?
- Câu 2: Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
-GV khuyến khích HS trả lời câu hỏi bằng kời của mình
- Câu 3: Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy, em thích nhất điểm nào?
- Câu 4: Theo em người bạn tốt là người như thế nào?
GVtổng hợp ý kiến,phân tích
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
*Nội dung: Câu chuyện cho ta thấy, người bạn đáng tin cậy là người bạn sẵn lòng giúp đỡ ban bè.
 4-Luyện đọc lại
Gv nhận xét
C- Củng cố dăn dò: 
? Bài học hôm nay là gì ?
? Vì sao cha Nai Nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa cùng bạn?
- GV nhận xét giờ học.
 Phương án trả lời đúng
HS đọc đoạn 1 để trả lời
HS đọc thầm các đoạn 2, 3, 4 trả lời
HS khá, giỏi thuật lại cả 3 hành động
HS yếu có thể thuật lại từng hành động riêng
HS nêu ý kiến cá nhân và giải thích
HS cả lớp thảo luận – trả lời
Vài em nhắc lại.
HS luyện đọc phân vai
Thi đọc phân vai
Nhận xét,bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Vì cha Nai Nhỏ biết con mình sẽ đi cùng với người bạn tốt, đáng tin cậy, dám liều mình cứu người, giúp người.
=======================================
Toán
Kiểm tra
I.Mục tiêu:
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc, viết só có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.
- Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. Chuẩn bị:
 Đề kiểm tra và giấy kiểm tra.
III. Đề bài:
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống 
50
54
60
80
77
73
70
Bài 2: đặt tính rồi tính.
 a) Tổng của 21 và 18 b) Hiệu của : 86 và 34
 37 và 10 67 và 0
Bài 3: 
 Hai anh em có 73 hòn bi , riêng anh có 32 hòn bi . Hỏi em có bao nhiêu hòn bi ?
Bài 4: Hãy vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm.
 10 cm = ...... cm
IV. Cách đánh giá cho điểm:
Bài 1 : ( 2 điểm ) Bài 3: (3 điểm)
 Làm đúng mỗi phần được 1 điểm. Bài 4: (1 điểm)
Bài 2 : ( 4 điểm ) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính 1 đ.
=======================================
Đạo đức
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết khi mắc lỗi cân phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II. Chuẩn bị:
-GV :Phiếu giao việc ghi các tình huống của hoạt động 1 và 2 .
-HS : Vở BT đạo đức.
-Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ?
? Hãy kể các hoạt động của em trong ngày?
2. bài mới:
a) Hoạt động 1: Phân tích chuyện Cái bình hoa.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi, lựa chọn và thực hành được hành vi nhận và sửa lỗi. 
* Tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết cục để mở. Kể từ đầu đến đoạn “ Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình vỡ” thì dừng lại.
? Nếu Vô - va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra ?
? Các em thử đoán xem Vô - va đã nghĩ và làm gì sau đó?
? Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn, vì sao?
- GV kể nốt đoạn cuối câu chuyện.
- GV phát phiếu cho các nhóm thảo luận:
? Qua câu chuyện , em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
? Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
* Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
b) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
* Mục tiêu:Giúp HS bày tỏ ý kiến , thái độ của mình.
*Tiến hành: GV quy định cách bày tỏ ý kiến thái độ của mình: Nếu tán thành thì đánh dấu cộng, nếu không tán thành thì đánh dấu trừ, nếu bối rối không đánh giá được thì hãy ghi số 0.
+ GV đọc từng ý kiến.
a.Người nhận lỗi là người dũng cảm.
b.Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.
c. Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi , không cần sửa lỗi.
d. Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết lỗi.
đ. Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé.
e. Chỉ cần xin lỗi những người quen biết.
+ GV kết luận ý đúng.
*Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
C. Củng cố dặn dò:
? Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì ?
- Căn dặn HS về nhà chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em. 
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết câu chuyện.
- HS thảo luận và phán đoán phần kết.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS thảo luận và nêu ý kiến.
- HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
- 2 đến 3 em nêu ý kiến.
===================================
Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2010
 Thể dục
Quay phải,quay trái-Trò chơi:Nhanh lên bạn ơi!
I.Mục tiêu:
-Bước đầu biết quay phải,quay trái.
-Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi, biết cách chơi và thực hiện yêu cầu trò chơi.
II. Chuẩn bị:
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh an toàn sân tập.
Phương tiện : Chuẩn bị còi,cờ và kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
Hoạt động dạy
1.Phần mở đầu.
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Ôn cách báo cáo,chào khi GV nhận lớp.
Khởi động 
2.Phần cơ bản.
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số từ 1 đến hết:
Từ đội hình vòng tròn sau khởi động ,cho HS giải tán, sau đó hô khẩu lệnh tập hợp hàng dọc.
-Học quay phải, quay trái:
Làm mẫu và giải thích động tác.
Cho HS tập.
Nhận xét.
-Tập hợp hàng dọc ,dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, điểm số từ 1 đến hết theo tổ
Nhận xét cho điểm.
-Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi.
Gọi HS nhắc lại cách chơi.
Cho HS chơi thử .
Tổ chức cho HS chơi.
Nhận xét cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:
-Đứng vỗ tay hát.
-Hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
-Tiếp tục ôn cách GV và HS chào nhau.
Hoạt động học
Lắng nghe.
chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Làm theo YC của GV .
Quan sát và lắng nghe.
Cả lớp tập 1 đến 4 lần.
Chia tổ tập luyện.
Các tổ báo cáo kết quả tập luyện.
Các tổ khác nhận xét kết quả tổ bạn
Cả lớp tập luyện.
Chia tổ tập luyện.
Báo cáo kết quả tập luyện.
Nhắc lại cách chơi.
Chơi thử.
Tiến hành chơi chính thức.
Làm theo yêu cầu GV.
=====================================
 Kể chuyện
Bạn của Nai Nhỏ
I- Mục tiêu
-Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình(BT1), nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn(BT2).
-Biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ ở BT1.
-HS khá giỏi thực hiện được yêu cầu của BT3( phân vai, dựng lại câu chuyện).
II - Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ, mũ đội đầu ghi tên nhân vật.
-Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III - Hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài
2-Hướng dẫn kể chuyện: 
*G/v treo tranh
a-Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình?
-Gọi h/s nêu yêu cầu, 
GV khuyến khích các em nói tự nhiên, đủ ý diễn đạt bằng lời của mình
b-Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn
H/dẫn h/s kể
c-Kể phân vai: 
-Lần 1: GV làm người dẫn truyện
-Làn 2: một tốp 3 HS xung phong
-Lần 3: HS tự hình thành nhóm 
*G/v phát mũ đội đầu cho các nhân vật
C-Củng cố dặn dò:
Câu chuyện muốn nhắc nhở các em điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện kể lại nội dung câu chuyện nhiều lần theo cáhc phân vai.
- Chuẩn bị bài sau: Bím tóc đuôi sam .
3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện "Phần thưởng"
HS nhắc lại bài Tập đọc đã học
1h/s nêu yêu cầu.
H/s quan sát tranh để nhớ lại nội dung câu chuyện
1 HS làm mẫu: nhắc lại lời kể lần thứ nhất về bạn Nai Nhỏ
Từng em lần lượt kể theo tranh
các HS khác nghe, nhận xét, đánh giá
-HS nhìn tranh nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ nói với Nai Nhỏ.
-1 HS Nai Nhỏ, 1 HS cha Nai Nhỏ
-Mỗi HS 1 vai để kể
-Mỗi HS tự nhận 1 vai
Sau 2, 3 nhóm thi kể lại
Về kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
=====================================
Tập đọc
Gọi bạn
I - Mục tiêu
-Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
-Hiểu nội dung bài: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài).
II – Chuẩn bị 
-Bảng phụ viết sẵn câu thơ cần h/dẫn luyện đọc.
-Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
III - Hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ:
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài (SGV)
2- Luyện đọc
a- GV đọc mẫu, đúng ngữ điệu
b- H/dẫn luyện đọc
Gọi HS đọc nối tiếp câu. 
GV ghi bảng: sâu thẳm, lang than ... àm mẫu và trả lời câu hỏi.
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Tiến hành chơi.
======================================
Thủ công
gấp máy bay phản lực(Tiết 1)
I-Mục tiêu:
-H/s biết gấp máy bay phản lực
-Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
-Với HS khéo tay: gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp phẳng, thẳng, máy bay sử dụng được.
II-Chuẩn bị:
-Mẫu máy bay phản lực gấp sẵn
-Quy trình gấp có hình vẽ minh hoạ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài
2-Bài mới
*G/v cho h/s quan sát mẫu máy bay
a- Nhận xét:
-Máy bay phản lực có máy phần?
-So với tênlửa có gì giống và khác?
b-Hướng dẫn gấp:
*G/v treo quy trình : hướng dẫn
 Bước 1:Gấp tạo mũi thân cánh(Giống như gấp tên lửa)
 Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
-Gọi 1 h/ s lên bảng chỉ vào quy trình ,nêu lại các bước gấp
c-Thực hành:
Cho 1 em lên làm mẫu
-G/v quan sát ,giúp đỡ những em thực hành chưa tốt
Chú ý nhắc nhở học sinh khi gấp miết cho phẳng theo đường gấp.
-G/v thu một số sản phẩm và nhận xét,rút kinh nghiệm
C- Củng cố,dặn dò
? Hãy nhắc lại quy trình gấp máy bay phản lực ?
- Căn dặn HS về nhà thực hành gấp máy bay phản lực đúng quy trình. Giờ học sau học tiếp .
-H/s quan sát và trả lời
-Có 3 phần:Mũi thân ,cánh.
-H/s nêu nhận xét
-H/s quan sát
-1h/s lên chỉ vào quy trình,nêu lại các bước gấp.
-1 h/s lên làm mẫu
-Cả lớp thực hành gấp bằng giấy nháp
-H/s lắng nghe,rút kinh nghiệm.
- 2 HS nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực.
======================================
Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2010
(GV dạy kiêm nhiệm)
======================================
Thứ bảy, ngày 18 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài
Lập danh sách học sinh
I - Mục tiêu
- Sắp xếp đúng thứ tự các bức tranh, kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện "Gọi bạn"(BT1).
-Xếp đúng thứ tự các câu trong chuyện Kiến và Chim gáy (BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu.
II - Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ SGK.
- Hoạt động động cá nhân, nhóm,cả lớp
III - Hoạt động dạy và học:
A- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bản tự thuật
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (miệng)
*GV treo tranh
GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu sắp xếp
GV nhận xét nêu lời giải:
Thứ tự 1 - 4 - 3 - 2
Bài tập 2: (Miệng)
GV gợi ý (SGV)
GV phát các băng giấy rời ghi nội dung từng câu văn a, b, c, d.
GV tổng kết đội nào đúng nhanh
Lời giải: b, d, a, c.
Bài tập 3: (viết)
Tổ chức cho HS viết bài
GV chấm - Nhận xét
C- Củng cố dặn dò:
? Nhắc lại thứ tự bảng chữ cái?
- GV nhận xét giờ học 
- C/dặn HS về nhà xem lại các bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
3, 4 HS đọc bản tự thuật đã viết
Các HS khác nhận xét
-HS giỏi đọc và xác định rõ 2 yêu cầu của bài.
+Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh 
+Dựa theo tranh kể lại câu chuyện
HS chữa bài
HS giỏi làm mẫu
Thi kể trước lớp
1 HS đọc yêu cầu của bài
HS thi dán nhanh lên bảng theo đúng thứ tự từng câu...
-1HS đọc yêu cầu của bài .Đọc cả mẫu
HS làm bài vở
Đại diện các nhóm lên bảng thi làm bài
========================================
Toán
9 cộng với một số: 9 + 5
I-Mục tiêu:
-Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 ; lập được bảng 9 cộng với một số.
-Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
-Biết giải toán bằng một phép tính cộng.
-Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4.
II-Chuẩn bị:
-Bảng gài và 20 que tính.
III- Hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi h/s đọc các phép cộng có tổng bằng 10
B-Bài mới:
1-Giới thiệu phép cộng :9 cộng 5
*G/v treo bảng gài,dùng que tính giới thiệu phép tính:9+ 5
-G/v chốt lại: Cách tách 1 ở 5 que là cách nhanh nhất.
-Hướng dẫn đặt tính và tính
2-Hướng dẫn học sinh tự lập bảng 9 
cộng với một số
-Cho h/s học thuộc bảng cộng
3-Thực hành:
Bài 1:G/v cho h/s làm miệng
Bài 2:Cho h/s làm vào bảng con
Bài 3:H/d làm miệng
Bài 4:G/v cho h/s làm vào vở
G/v thu vở chấm bài
Nhận xét
C- Củng cố - dặn dò: Hãy đọc bảng cộng 9 ?- GV nhận xét giờ học.
-H/s nêu phép cộng
Nhận xét
-H/s dùng que tính để tính kết quả bằng nhiều cách:
-Gộp lại để đếm
-Tách 1 ở 5 que
-Tách 5 ở 9 que
-H/s nêu cách đặt tính và nói cách cộng:
 9
 +5
 14
-H/s lập:
 9 + 2
 9 + 3...
-H/s nhận xét bảng cộng:Có 8 phép tính,một số hạng là 9.Số hạng còn lại bắt đầu từ 2 đến 9,tổng tăng dần từ 11 đến19.
-H/s học thuộc bảng cộng
-H/s làm miệng-Nêu kết quả
-Nhận xét
-H/s làm bảng con
 Nhận xét:9 +3 và 3+ 9
-H/s nêu miệng kết quả
Nhận xét
-H/s đọc đề và giải vào vở.
====================================
Chính tả(Nghe-viết)
Gọi bạn
I. Mục tiêu :
-Nghe – viết chính xác, trình bày đúng2 khổ thơ cuối bài chính tả .
-Làm được BT2, BT(3)a/b.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ.
Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III.Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra 2 HS .
2.Bài mới 
2.1.Giới thiệu bài 
2.2.Hướng dẫn viết chính tả 
a,Ghi nhớ nội dung đoạn viết .
Treo bảng phụ .
Bê Vàng đi đâu ?
Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ ?
Khi Bê Vàng bị lạc , Dê Trắng đã làm gì ?
b,Hướng dẫn cách trình bày 
Đoạn thơ có mấy khổ ?
Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ ?
YC HS nêu cách trình bày một đoạn thơ .
c,Hướng dẫn HS viết từ khó 
YC HS đọc các từ khó 
d,Viết chính tả 
e,Soát lỗi , chấm bài 
Hoạt động học
Viết : Trung thành , chung sức , mái che , cây tre .
Đọc đoạn viết .
Bê Vàng đi tìm cỏ .
Vì trời hạn hán ,suối cạn , cỏ héo .
Dê Trắng thương bạn , chạy khắp nơI tìm Bê .
Đoạn thơ có 2 khổ .
Một khổ có 4 câu thơ , một khổ có 6 câu thơ .
2-3 HS trả lời .
Tìm và đọc các từ : Hðo, nẻo ,lang thang.
Viết các từ trên vào bảng con .
Viết bài .
Soát lỗi .
2.3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu .
Gọi 2 HS làm mẫu .
Cho HS làm bài .
Nhận xét cho điểm .
Bài 3 :
Cho HS nêu yêu cầu của bài .
Cho HS làm bài .
YC HS nhận xét bài làm của bạn .
Nhận xét cho điểm .
Nhận xét tiết học .
Đọc yêu cầu .
Làm theo yêu cầu .
Làm bài và chữa –Nhận xét .
Đọc yêu cầu của bài .
Làm bài .
Nhận xét bài làm của bạn .
====================================
Thể dục
Quay phải,quay trái-Động tác vươn thở và tay
I.Mục tiêu:
-Biết thực hiên hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
-Biết tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu trò chơi “ Qua đường lội”.
II. Địa điểm phương tiện.
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn sân tập.
Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi,kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
Hoạt động dạy
1.Phần mở đầu.
Nhận lớp,phổ biến nội dung YC giờ học.
Khởi động:
2.Phần cơ bản.
-Quay phải,quay trái.
Gọi HS nhắc lại cách thực hiện động tác.
Gọi HS khá làm mẫu.
Hô khẩu lệnh cho HS quay.
YC cán sự lớp điều khiển cho cả lớp tập.
Nhận xét đánh giá.
-Động tác vươn thở :
Nêu tên động tác.
Giải thích và làm mẫu .
Cho HS tập cách thở một số lần.
Làm mẫu động tác kết hợp với thở.
Cho HS tập động tác kết hợp với thở.
-Động tác tay:
Nêu tên động tác.
Giải thích và làm mẫu.
Cho HS tập.
* Ôn tập hai động tác mới học
Nhận xét.
*Trò chơi: Qua đường lội.
Nêu tên trò chơi.
Phổ biến luật chơi.
Cho HS chơi.
3.Phần kết thúc.
Cho HS đứng vỗ tay và hát.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
Lắng nghe.
Đứng vỗ tai và hát.
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
chơi trò chơi khởi động .
Nhắc lại cách thực hiện động tác.
Làm mẫu.
HS tập.
Cả lớp tập luyện.
Lắng nghe.
Lắng nghe và quan sát.
Tập cách thở.
Quan sát.
Luyện tập cả lớp.
Lắng nghe.
Lắng nghe và quan sát.
Cả lớp luyện tập.
Chia tổ tập luyện.
Báo cáo kết quả tập luyện.
Lắng nghe.
Tiến hành chơi chính thức.
=======================================
Sinh hoạt 
Kiểm điểm hoạt động tuần
I. Mục tiêu:
 - HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần qua để có hướng phấn đấu, sửa chữa cho tuần tới.
 - Rèn cho HS có tinh thần phê, tự phê.
 - Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt các nề nếp.
II. Chuẩn bị: Nội dung 
III. Hoạt động dạy học:
1.Tổ trưởng nhận xét tổ mình và xếp loại các thành viên trong tổ.
Cả lớp có ý kiến nhận xét.
2. Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
Các tổ có ý kiến.
3. Giáo viên có ý kiến.
Đạo đức:---------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Học tập:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các hoạt động khác:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương hướng tuần tới:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt những nội quy đã quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2CKTKN.doc