Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 16

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 16

Đạo đức:

GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)

A / Mục tiêu :

1. Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

-Nêu được những việc cần làmphù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng .

-Giữ trật tự vệ sinh ở trường,lớpđường làng ,ngõ xóm. nhăc nhở bạn bè cùng Giữ trật tự vệ sinh ở trường,lớpđường làng ,ngõ xóm và những nơi công khác.

B /Chuẩn bị :

-Tranh ảnh cho hoạt động 1 - Tiết 1 . Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 tiết 2

- Phiếu điều tra .

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngµy th¸ng n¨m 201
 Đạo đức: 
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)
A / Mục tiêu : 
1. Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-Nêu được những việc cần làmphù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng . 
-Giữ trật tự vệ sinh ở trường,lớpđường làng ,ngõ xóm. nhăùc nhở bạn bè cùng Giữ trật tự vệ sinh ở trường,lớpđường làng ,ngõ xóm và những nơi công khác.
B /Chuẩn bị : 
-Tranh ảnh cho hoạt động 1 - Tiết 1 . Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 tiết 2 
- Phiếu điều tra . 
C/ Các hoạt dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động: 
2.Bài mới: 
 a) Hoạt động 1: Quan sát tranh bày tỏ thái độ 
* Tình huống 1 :
* Tình huống 2 : 
* Tình huống 3 :
* Tình huống 4:
* Kết luận :
 b) Hoạt động 2: Xử lí tìnhhuống.
* Tình huống 1 :
*Tình huống 2 : 
* Kết luận :
c) Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
* Kết luận :
3) Củng cố dặn dò :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập đã ghi sẵn các tình huống : 
Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim .
Sau khi ăn quà xong Lan và Hoa bỏ vỏ đựng quà vào sọt rác .
Tan học về Sơn và Hải không về nhà ngay mà rủ nhau đá bóng dưới lòng đường .
Nhà ở tầng 4 Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải có hôm cậu đổ cả thùng nước từ tầng 4 xuống đất .
- Mời ý kiến em khác .
Các em cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các tình huống sau đó đưa ra cách xử lí bằng cách sắm vai : 
Mẹ sai Lan mang rác ra đầu ngõ đổ nhưng vừa ra trước sân Lan nhìn thấy có vài túi rác trước sân mà xung quanh lại không có ai . Nếu là Lan em sẽ làm như thế nào ? .
Đang giờ kiểm tra nhưng cô giáo không có trong lớp Nam đã làm bài xong nhưng bạn không biết bài mình làm đúng hay không Nam rất muốn trao đổi bài với bạn mình . Nếu là em em sẽ làm như thế nào ? Vì sao ? 
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm . 
Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc , mọi nơi ..
 - Đưa câu hỏi : 
- Lợi ích của việc giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng là gì ?
-Yc lớp trao đổi trong 2 phút sau đó trình bày .
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết .
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp . 
- HS hát
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống đã ghi sẵn trong phiếu thảo luận .
- Nam và các bạn làm như thế là đúng . Vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé .
-Các bạn làm như thế là đúng vì bỏ rác đúng qui định làm cho trường lớp sạch sẽ .
- Hai bạn làm như thế là sai vì lòng đường là nơi dành cho xe cộ qua lại chơi như thế rất dễ xảy ra tai nạn .
- Tuấn làm như vậy là sai vì bạn có thể đổ nước thải vào đầu người qua lại .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Hai em nhắc lại .
- Các nhóm thảo luận .Lần lượt cử đại diện lên sắm vai nêu cách xử lí trước lớp . 
- Nếu là Lan em vẫn mang rác ra đầu ngõ để đổ vì chúng ta cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố của mình .
-Nếu em là Lan em sẽ vứt rác ngay sân vì đằng nào cũng có xe rác vào hót mang đi.
- Em sẽ ngồi trật tự tại chỗ xem lại bài mình chứ không trao đổi với bạn . 
-Em sẽ trao đổi bài với bạn nhưng cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến các bạn .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Hai em nhắc lại ghi nhớ .
-Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- Giúp quang cảnh sạch s ẽ , mát mẻ,
 - Giúp ta sống yên tĩnh thoải mái hơn ...
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ.
-Về nhà điều tra tình hình trật tự vệ sinh những khu vực công cộng nơi em ở và biện pháp cần thực hiện để giữ trật tự vệ sinh nơi đó để tiết sau trình bày trước lớp. 
 Toán
NGÀY GIỜ
A/ Mục tiêu :
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
B/ Chuẩn bị: 
Bảng ghi sẵn nội dung bài học .
Mô hình đồng hồ có thể quay kim . 
1 đồng hồ điện tử
 C/ Các hoạt dạy và học :	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Kiểm tra :
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b)HĐ1/ Giới thiệu Ngày - Giờ 
Bước 1 :
Bước 2 :
HĐ2) Luyện tập :
Bài 1:
Bài 3 :
3) Củng cố - Dặn dò:
-Gọi 2 em lên bảng:
-HS1 : Đặt tính và tính : 61 - 19; 44 - 8 
-HS2 Tìm x : x - 22 = 38 ;
 52 - x = 17 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đơn vị đo thời gian : Ngày - Giờ 
 - Yêu cầu HS trả lời bây giờ là ban ngày hay ban đêm .
- Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời .
- Đưa đồng hồ quay kim đến 5 giờ và hỏi : 
- Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì 
- Quay kim đồng hồ đến 11 giờ và hỏi : 
-Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 2 giờ và hỏi : 
-Lúc 2 giờ chiều em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi : 
-Lúc 8 giờ tối em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 12 giờ và hỏi : 
-Lúc 12 giờ đêm em làm gì ?
* Một ngày được chia ra nhiều buổi khác nhau đó là sáng, trưa, chiều, tối .
 Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau . Kim đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết được một ngày . Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Nêu : 24 giờ trong ngày lại được chia ra các buổi.
- Quay đồng hồ để HS đọc giờ từng buổi 
-Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ?
- Yêu cầu học sinh đọc bài học sách giáo khoa 
- Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao ?
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
- Em điền số mấy vào chỗ trống ?
Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho học sinh quan sát đồng hồ điện tử.
- Yêu cầu lớp đối chiếu để làm bài vào vở . 
- Nhận xét bài làm học sinh . 
 - Nhận xét đánh giá tiết học .
- Hai em lên bảng mỗi em làm một bài .
- HS1 nêu cách đặt tính và cách tính .
- HS2 : Trình bày tìm x trên bảng.
- Học sinh khác nhận xét .
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Ban ngày .
- Em đang ngủ 
- Em ăn cơm cùng các bạn .
- Em đang học bài cùng các bạn .
- Em xem ti vi .
- Em đang ngủ .
- Nhiều em nhắc lại .
- Đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời : 24 giờ .
- Đếm theo : 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ ...10 giờ sáng. 
- Từ 1 giờ đến 10 giờ sáng .
- Một số em đọc bài học .
- Còn gọi là 13 giờ . Vì 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều 12 cộng 1 bằng 13 nên 1giờ chính là 13 giờ .
- Một em đọc đề bài .
- Chỉ 6 giờ .
- Điền 6 .
-Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng .
- Tự điền số giờ vào vở .
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Đọc đề .
- Quan sát đồng hồ điện tử .
- 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối .
 - Em khác nhận xét bài bạn .
- Về nhà tập xem đồng hồ .
 Tập viết:
CHỮ HOA O
A/ Mục đích yêu cầu :
- Viết đúng chữ hoa O ( 1 dịng cỡ vừa , 1 dịng cỡ nhỏ ) , chữ và câu ứng dụng : Ong ( 1 dịng cỡ vừa , 1 dịng cỡ nhỏ ) Ong bay bướm lượn ( 3 lần )
B/ Chuẩn bị : 
- Mẫu chữ hoa O đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết
C/ Các hoạt dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra:
2.Bài mới: 
 HĐ1) Giới thiệu bài:
HĐ2)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ O :
*Học sinh viết bảng con 
HĐ 3)Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
* Quan sát , nhận xét :
* Viết bảng 
*HĐ3) Hướng dẫn viết vào vở :
HĐ4) Chấm chữa bài 
3)Củng cố - Dặn dò:
- Chấm vở tập viết phần viết ở nhà.
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa Ovà một số từ ứng dụng có chữ hoa O.
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
- Chữ O có chiều cao bao nhiêu , rộng bao nhiêu 
- Chữ O có những nét nào ?
- Yêu cầu tìm điểm dừng bút của chữ O
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ O cho học sinh như hướng dẫn trong sách giáo viên.
- Viết lại qui trình viết lần 2 .
- Yêu cầu viết chữ hoa O vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Cụm từ ứng dụng tả cảnh gì ?
-Cụm từ gồm mấy chữ ?
- Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ?
-Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu ? 
: Yêu cầu viết chữ O vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
 -Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- 5 HS.
-Vài em nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát .
- Chữ O cao 5 li và rộng 4 li 
-Chữ O gồm 1 nét cong kín và kết hợp 1 nét cong trái . 
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn giáo viên 
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Ong bay , bướm lượn .
- Tả cảnh ong bay bướm lượn rất  ... àm việc cây lúa còn bông thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn .
- Như với một người bạn thân thiết .
- Bài thơ viết theo thể lục bát dòng 6 , dòng 8.
- Dòng 6 viết lùi vào 1 ô , dòng 8 viết sát lề .
- Các chữ cái đầu câu thơ viết hoa .
- Hai em lên viết từ khó.
-Nghe giáo viên đọc để chép vào vở.
-Nghe để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
-Tìm tiếng có vần ao ( hoặc ) au . 
-Học sinh làm việc theo tổ .
- Hai em làm trên bảng lớp .
-cao / cau ; lao / lau ; trao / trau ; nhao / nhau ; phao / phau ; ngao / ngau ; mao / mau ;... 
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
- Điền vào chỗ trống .
- 2 em lên bảng làm , lớp làm vào vở .
-cây tre / che nắng , buổi trưa / chưa ăn ; ông trăng / chăng dây ; con trâu / châu báu ; nước trong / chong chóng . .
- Hai em đọc lại các từ vừa điền .
- Nhận xét bài bạn .
Thø s¸u ngµy th¸ng n¨m 201
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu :
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2..
B/ Chuẩn bị : 
Mô hình đồng hồ có thể quay kim, 
Tờ lịch tháng 5 như sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt dạy và học:	
Tªn ho¹t ®éng
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập :
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay chúng ta sẽ củng cố cách xem giờ trên đồng hồ và xem lịch tháng .
 Bài 1:
 - Đọc lần lượt câu hỏi để HS trả lời 
- Em tưới cây lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 5 giờ chiều ? Tại sao ?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ lúc 8 giờ sáng ?
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu ? kim dài ở đâu ?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? 
- Đồng hồ nào chỉ 18giờ ?
-Em đi ngủ lúc mấy giờ ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ?
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2:
-Treo tờ lịch tháng 5 như SGK
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ mấy ?
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là những ngày nào 
- Thứ tư tuần này là 12 tháng 5 . Thứ tư tuần trước là ngày nào ?Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
- Mời em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét bài làm học sinh .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Một em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo 
- Em tưới cây lúc 5giờ chiều.
- Đồng hồ D chỉ lúc 5 giờ chiều .
-Em đang học ở trường lúc 8 giờ . Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ sáng .
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở số 8 , kim dài ở số 12 .
- Cả nhà em ăn cơm lúc 6 giờ .
- 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ . 
- Đồng hồ C chỉ 18giờ .
-Em đi ngủ lúc 21 giờ .
- 21 giờ còn gọi là 9 giờ .
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối .
- Các tổ nối tiếp nhau trả lời .
- Nhận xét sau mỗi lần bạn trả lời .
-Quan sát và đưa ra câu trả lời 
- Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ bảy .
- Gồm các ngày : 1 , 8 , 15 ,22 , 29 .
- Thứ tư tuần trước là ngày 5 tháng 5 . Thứ tư tuần sau là ngày 19 tháng 5 
- Các em khác nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
Tập làm văn
KHEN NGỢI - KỂ NGẮN VỀ CON VẬT
LẬP THỜI GIAN BIỂU
A/ Mục đích yêu cầu: 
- Dựa vào câu và mẫu cho trước , nĩi đ®ược câu tỏ ý khién ( BT1) .
- Kể đ®ược một vài câu về một con vật nu«i quen thuộc trong nhầ (BT2) biết lập thời gian biểu ( nĩi hoặc viết ) một buổi tối trong ngày (BT3)
B/ Chuẩn bị :
 - Tranh vẽ minh họa các con vật nuôi trong nhà. 
C/ Các hoạt dạy và học:	
Tªn ho¹t ®éng
Hoạt động của gv
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
HĐ1/Nói lời khen ngợi:
HĐ2/ Kể về con vật:
HĐ3/ Lập thời gian biểu:
3) Củng cố - Dặn dò:
- Mời 3 em lên bảng đọc bài làm kể về anh chị , em trong gia đình .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành nói lời khen ngợi , kể về vật nuôi trong nhà và lập thời gian biểu .
Bài 1 - Gọi một em đọc đề , đọc cả câu mẫu .
- Ngoài câu : Đàn gà mới đẹp làm sao !Bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và nói với bạn ngồi bên cạnh những lời khen đối với các câu khác .
- Mời một số em đại diện nói .
- Ghi các câu học sinh nói lên bảng .
- Yêu cầu lớp đọc lại các câu đúng đã ghi 
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
Bài 2 
-Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu học sinh nêu tên con vật mình sẽ kể 
- Mời một em kể mẫu .
- Gv nêu câu hỏi gợi ý : Tên con vật em định kể là gì ? Nhà em nuôi nó lâu chưa ? Nó có ngoan không ? , Có hay ăn chóng lớn không ? Em có hay chơi với nó không ?Em có yêu nó không ? Em đã làm gì để chăm sóc nó ? 
Nó đối xử với em thế nào ? .
- Yêu cầu học sinh tập nói với nhau trong nhóm 
- Mời một số HS nêu bài của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3
 -Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Gọi một em đọc lại thời gian biểu của bạn Phương Thảo .
- Yêu cầu lớp tự viết bài vào vở .
- Yêu cầu học sinh đọc lại thời gian biểu của mình . 
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- 3 em lên đọc bài làm trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
 Lắng nghe giới thiệu bài 
- Một em nhắc lại tên bài 
- Đọc bài .
- Đàn gà đẹp quá ! 
- Đàn gà thật là đẹp ! 
- Làm việc theo cặp .
- Chú Hà khỏe quá ! / Chú Hà mới khỏe làm sao ! / Chú Hà thật là khỏe ....
- Lớp mình sạch quá ! / Hôm nay lớp mình sạch quá ! Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Nhận xét lời của bạn .
- Đọc đề bài 
- 5 - 7 em nêu tên một số con vật .
- Một em khá kể . Chẳng hạn :
- Nhà em nuôi một con chó tên là LuLu. Chú ở nhà em đã được hai năm . Lu Lu thật ngoan và khôn lắm . Mỗi lần em đi đâu xa về là chú ta rất mừng rỡ . Chú chạy ra tận ngoài cổng để đón em . Em rất quí Lu Lu , hàng ngày chúng em thường chơi với nhau .
-Các nhóm ngồi gần nhau đọc và chỉnh sửa cho nhau .
-Một số em trình bày bài trước lớp .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Đọc lại thời gian biểu bạn Phương Thảo .
- Viết bài vào vở .
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét 
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học ..
Thủ công
 GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG 
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
A/ Mục tiêu : 
Học sinh biết gấp, cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. 
Gấp, cắt, dán đuợc biển báo cấm xe đi ngược chiều .
B/ Chuẩn bị :
Mẫu biển báo hiệu cấm xe đi ngược chiều. 
Quy trình gấp cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . 
Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .. .
C/ Các hoạt dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1 Kiểm tra
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét .
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
 Bước 1:Gấp, căt, biển báo cấm xe đi ngượcchiều 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Hôm nay chúng ta tập“ Gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều“
-Cho HS quan sát mẫu biển báo cấm xe đi ngược chiều. 
-Đặt câu hỏi để học sinh trả lời về kích thước , hình dáng , màu sắc hình mẫu ?
- Nhắc nhớ học sinh khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào khu vực có biển báo cầm xe đi ngược chiều ( như hình vẽ )
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6ô . Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô . Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1ô làm chân biển báo ( màu trắng và đỏ ).
Bước 2:-Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều . 
-Dán chân biển báo vào tờ giấy màu trắng H1.
- Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô H2. Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều cả lớp quan sát
-GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , cắt , dán. 
-GV tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử biển báo cấm xe đi ngược chiều bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và áp dụng vào thực tế khi tham gia giao thông trên đường . 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tên bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về hình dáng , kích thước và màu sắc mẫu.
- Biển báo có 2 phần mặt biển báo và chân biển báo . Mặt là hình tròn , màu đỏ . Ở giữa hình tròn có hình chữ nhật màu trắng . Chân biển báo có dạng hình chữ nhật được sơn hai màu trắng và màu đỏ .
- Quan sát để nắm được cách tạo ra biển báo cấm xe đi ngược chiều .
-Hai em nhắc lại cách cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .
- Lớp thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều theo hướng dẫn của giáo viên .
 -Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16a.doc