Tập đọc
Tiết
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Đọc:
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
2. Hiểu:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tìm cảm quý trọng người lao động.
Thứ hai ngày 03 tháng 05 năm 2004 Tập đọc Tiết NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục đích – yêu cầu: 1. Đọc: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. 2. Hiểu: Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân hậu, tìm cảm quý trọng người lao động. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa trong bài tập đọc. Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột. III. Các hoạt động: Tiết 1 1. Ổn định: 1’ Hát 2. Bài cũ (5’): Gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Lượm. Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Giới thiệu (1’): Cho học sinh xem một số con vật được nặn bằng bột và giới thiệu: Đây là món đồ chơi rất phổ biến trong dân gian xưa kia. Bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, các nghệ nhân nặn bột đã mang đến cho trẻ con những đồ chơi hết sức lí thú như hình Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới những co hổ, con nai, bông hoa, cái kèn,... Nhưng đến ngày nay, chúng ta rất ít khi được gặp những nghệ nhân nặn bột đồ chơi vì các con đã có thêm nhiều loại đồ chơi hiện đại khác. Trong bài tập đọc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc sống của một nghệ nhân nặn đồ chơi thời xưa để thêm hiểu về công việc của họ. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2. - Theo dõi và đọc thầm theo. + Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm. + Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác. + Giọng bác bán hàng: trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác. b. Luyện phát âm: - Tổ chức cho học sinh luyện phát âm các từ sau: - MB: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết nhẵn hàng, nông thôn,... - 7 đến 10 học sinh đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ này. - MN: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,... - Yêu cầu học sinh đọc từng câu. - Mỗi học sinh đọc một câu theo hình thức nối tiếp. c. Luyện đọc theo đoạn - Yêu cầu học sinh tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp. - Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. Chú ý các câu sau: - Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.// - Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn). - Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn). - Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi). - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng). - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm. - Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. d. Thi đọc e. Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi 2 học sinh đọc lại bài, 1 học sinh đọc phần chú giải. - 2 học sinh đọc theo hình thức nối tiếp. - 1 học sinh đọc phần chú giải. - Bác Nhân làm nghề gì? - Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè. - Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào? - Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn. - Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế? - Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà,... sắc màu sặc sỡ. - Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê? - Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa. - Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? - Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. - Thái độ của bác Nhân ra sao? - Bác rất cảm động. - Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? - Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác. - Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào? - Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết ách an ủi bác./ - Thái độ của bác Nhân ra sao? - Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình. - Qua câu chuyện con hiểu điều gì? - Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động. - Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng? - Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./... - Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân. 5. Củng cố - dặn dò (3’): - Gọi 6 học sinh lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). - Con thích nhân vật nào? Vì sao? - Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác. - Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 166 ÔN TẬP VỀ VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TT) I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết: Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh họa. Giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép nhân. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Kiểm tra bài cũ (5’): 3. Giới thiệu bài mới (1’): Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 4. Phát triển các hoạt động (32’): * Hoạt động 1: Bài 1, 2, 3 Bài 1 - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm bài. - Làm bài vào vở bài tập. 16 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính. - Hỏi: Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao? - Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 2 - Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài. - 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài. - Nhận xét bài của học sinh và cho điểm. Bài 3 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Có 27 bút chì màu, chia đều cho 3 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì màu? - Có tất cả bao nhiêu mấy bút chì màu? - Có tất cả 27 bút chì màu. - Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như thế nào? - Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau. - Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm như thế nào? - Ta thực hiện phép chia 27 : 3. Bài giải Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là: 27 : 3 = 9 (chiếc bút) Đáp số: 9 chiếc bút - Chữa bài và cho điểm học sinh. * Hoạt động 2: Bài 4, 5 Bài 4 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Hình nào được khoanh vào một phần tư số hình vuông? - Yêu cầu học sinh suy nghĩa và trả lời. - Hình b đã khoanh vào một phần tư số hình vuông. - Vì sao em biết điều đó? - Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông. - Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó? - Hình a đã khoanh vào một phần năm số hình vuông, vì hình a có tất cả 20 hình vuông đã khoanh vào 4 hình vuông Bài 5 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. - Hỏi: Mấy cộng 4 thì bằng 4? - 0 cộng 4 thì bằng 4. - Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất? - Điền 0. - Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra? - Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả chính là số đó. - Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì xảy ra? - Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0. 5. Củng cố - dặn dò (1’): - Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 04 tháng 05 năm 2004 Kể chuyện Tiết 34 NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu: Dựa vào nội dung tóm tắt lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối lợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa của bài tập đọc. Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): hát 2. Bài cũ (5’): “Bóp nát quả cam” Gọi học sinh kể lại chuyện Bóp nát quả cam. Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Giới thiệu bài (1’): Giờ Kể chuyện hôm nay lớp mình cùng kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơ ... hẩm điểm. 3. Giới thiệu bài mới 1’: Treo bức tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy? Khi mọi người đang vất vả cùng nhau dập tắt một đám cháy thì người đàn ông này, mặc dù là hàng xóm của gia đình có nhà cháy vẫn ung dung nằm ngủ. Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Chúng ta cùng học bài tập đọc Cháy nhà hàng xóm để biết được điều đó. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu lần 1. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Chú ý: giọng khẩn trương khi kể về đám cháy, chậm rãi khi nói về suy nghĩ và thái độ của anh chàng ích kỷ. Nhấn giọng ở một số từ ngữ tả đám cháy và thái độ của anh chàng kia. b) Luyện phat âm - Tổ chức cho học sinh luyện phát âm các từ sau: - Học sinh đọc cá nhân, đọc đồng thanh các từ này. + MB: làng nọ, cả làng, ra sức; trùm chăn, nào ngờ, tàn lửa, dập lửa,... + MN: trùm chăn, chồm dậy, cuống cuồng, dập lửa, thiêu sạch,... - Gọi học sinh đọc từng câu. - Mỗi học sinh đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. c) Luyện đọc đoạn - Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp. - Tìm cách đọc và luyện đọc. + Đoạn 1: Trong làng nọ... bận tâm. Nhấn giọng ở các từ: cả làng, kê thùng, người chậu, ai nấy, trùm chăn, bình chân như vại, chẳng việc gì. + Đoạn 2: Nào ngờ,... thiêu sạch. Nhấn giọng ở các từ: nào ngờ, bay tứ tung, bén, chóm dậy, cuống cuồng, không kịp nữa rồi, thiêu sạch. - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. (Đọc 2 vòng). - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm. - Lần lượt từng học sinh đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi 1 học sinh đọc lại bài, 1 học sinh đọc phần chú giải. - Đọc, theo dõi bài trong SGK. - Thấy có nhà cháy, mọi người torng làng làm gì? - Mọi người đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. - Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm làm gì? - Anh ta vẫn trùm chăn, bình chân như vại. - Anh ta còn nghĩ gì? - Anh ta nghĩ: Cháy nhà hàng xóm chứ có cháy nhà mình đâu mà lo. - Chuyện gì đã xảy ra với anh hàng xóm? - Lửa to, gió mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang cả nhà anh ta. Anh ta cuống cuồng dập lửa nhưng không kịp. Mọi thứ đã bị thiêu sạch. - Anh hàng xóm là người như thế nào? - Anh hàng xóm là kẻ ích kỉ. - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Tháy hàng xóm gặp nạn mà không giúp đỡ thì mình cũng bị gặp nạn./ Đáng đời kẻ ích kỉ./ Cần phải luôn quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng giềng. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Gọi 4 học sinh thi đọc, 1 học sinh lên chỉ vào tranh kể lại câu chuyện. Nhận xét, cho điểm học sinh. Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 169 Ôn tập về hình học I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cổ: Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật. Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình theo mẫu. II. Chuẩn bị: Các hình vẽ trong bài tập 1. III. Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) Hát 2. Giới thiệu (1’): Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 3. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Bài 1, 23 Bài 1: - Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu học sinh đọc tên của từng hình. - Đọc tên hình theo yêu cầu. Bài 2: - Cho học sinh phân tích đề thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập. * Hoạt động 2: Bài 3, 4 Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Đọc đề bài trong SGK. - Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để cia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu học sinh lựa chọn cách vẽ đúng. - Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần b. - Học sinh làm bài. - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 4: - Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình. 1 2 3 4 - Hình bên có mấy tám giác, là những tam giác nào? - Có 5 tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1+2). - Có bao nhiêu tứ giác, đó là những hình nào? - Có 5 tứ giác, đó là: hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3), hình (1+2+4), hình (1+2+3+4). - Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào? - Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3+4). 4. Củng cố, dặn dò (3’): Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. * Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2004 Chính tả Tiết 38 ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như ... đòi bế. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Chuẩn bị: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu học sinh dưới lớp viết vào nháp. Yêu cầu học sinh đọc các từ mà các bạn tìm được. Nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài (1’): Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả. 4. Phát triển các hoạt động 32’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Giáo viên đọc đoạn văn cần viết. - Theo dõi bài trong SGK. - Đoạn văn nói về điều gì? - Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo. - Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu? - Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau. - Những con bê cái thì ra sao? - Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái. b) Hướng dẫn cách trình bày - Tìm tên riêng trong đoạn văn? - Hồ Giáo. - Những chữ nào thường phải viết hoa? - Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa. c) Hướng dẫn viết từ khó - Gọi học sinh đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. - Học sinh đọc cá nhân. - 3 học sinh lên bảng viết các từ này. - Nhận xét và chữa lỗi cho học sinh, nếu có. - Học sinh dưới lớp viết vào nháp. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh tìm từ. - Nhiều cặp học sinh được thực hành. Ví dụ: HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ. Tiến hành tương tự với các phần còn lại: a) chợ - chò - tròn b) bảo - hổ - rỗi (rảnh) - Khen những cặp học sinh nói tốt, tìm từ đúng, nhanh. Bài 3 Trò chơi: Thi tìm tiếng. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. - Học sinh hoạt động trong nhóm. - Một số đáp án: a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,... b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,... - Yêu cầu học sinh đọc các từ tìm được. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố, dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm tiếp bài tập 2 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Toán Tiết 170 Ôn tập về hình học (tt) I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố: Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. Phát triển trí tưởng tượng cho học sinh thông qua xếp hình. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): H hát 2. Giới thiệu bài mới (1’): Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Bài 1, bài 2, bài 3 Bài 1 - Yêu cầu học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả. - Đọc tên hình theo yêu cầu. Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính. - Chu vi của hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm + 5cm + 5cm = 20cm - Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì? - Các cạnh bằng nhau. - Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa? - Bằng cách thực hiện phép nhân 5cmx4. Bài 4: - Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra. - Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm. - Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm +2cm +2cm +2cm +2cm + 1cm = 11cm. Bài 5: - Tổ chức cho học sinh thi xếp hình. - Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: (3’) Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: