Tiết 2: Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
A. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất có ba chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bộ đồ dùng dạy toán .
HS : SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức: (1
(Từ 18 - 22/4/2011) 011) Tuần 34 Ngày soạn : 16/4/2011 Ngày giảng: 18/4/2011 Thứ hai Tiết 1: Chào cờ Tập trung toàn trờng Tiết 2: Toán ôn tập về các số trong phạm vi 1000 a. Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản. - Biết so sánh các số có ba chữ số. - Nhận biết số bé nhất có ba chữ số. B. đồ dùng dạy học GV: Bộ đồ dùng dạy toán . HS : SGK C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Lớp làm bảng con, 2HS lên bảng đặt tính và tính: 462 + 311 , 543 + 131 Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Ôn tập vế các số trong phạm vi 1000 2. HD làm bài tập. Bài1: viết các số - 1-2 HS đọc yêu cầu - Chia nhóm 4 và giới hạn T/g 4’ - HS làm bảng nhóm. - Đại diện nhóm B/c. - chín trăm mười lăm : 915 - Sáu trăm chín mươi lăm : 695 - bảy trăm mười bốn :714 - hai trăm năm mươi : 250 - ba trăm bảy mươi mốt : 371 - chín trăm : 900 Các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét Bài 2: Số ? - 1-2 HS đọc yêu cầu - GV biên chế lớp thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS thực hiện. a. 380,381,382,383,384,385,386,387, 388, 389,390 b. 500,501,502,503,504,505,506,507, 508,509,560 - Trình bày kết quả. - GV nhận xét Bài4: > < = ? - 1 HS đọc yêu cầu - Giao phiếu BT và HDHS làm - HS làm phiếu BT. - Gọi HS lên chữa 372 > 299 465 < 700 534 = 500 + 34 631 < 640 909 = 902 + 7 - GV nhận xét 708 > 807 Bài 5: HS đọc yêu cầu 1HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm nhóm 3 a. Viết số bé nhất có 3 chữ số : 100 b. Viết số lớn nhất có 3 chữ số : 999 - Nhận xét. c. Viết số liền sau 999 : 1000 Các nhóm trình bày kết quả. IV. Củng cố: (2’) 2HS lên bảng so sánh: 354 300 + 54. - Lớp nhận xét, giáo viên chốt lại. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000. Nhận xét giờ học. Tiết 3+4: Tập đọc Bóp nát quả cam A. mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc. - Rèn kĩ năng đọc cho HS. - Giáo dục HS tình yêu nước. B. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài đọc. HS : SGK. C. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi HS đọc: Tiếng chổi tre. 2HS đọc. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh. Hôm nay thầy cùng các em cùng tìm hiểu bài: Bóp nát quả cam. - HS quan sát tranh, nhận xét. 2. Luyện đọc: * GV đọc mẫu * Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - Chú ý một số từ ngữ đọc cho đúng. - Nhận xét, sửa sai cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp. - HD HS chia đoạn: 4 đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn. - Nhận xét, sửa sai. - Giúp HS hiểu nghĩa từ: Nguyên: Ngang ngược: Thuyền rồng: Bệ kiến: Vương hầu: - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Nguyên: Triều vua Trung Hoa Ngang ngược: Bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì. Thuyền rồng: Thuyền của vua có chạm hình con rồng. Bệ kiến: Gặp vua.. Vương hầu: Những người có tước vị cao do vua ban. * Đọc từng đoạn trong nhóm - Cho HS đọc theo nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm. - Gọi đại diện các nhóm thi đọc CN. - Nhận xét. - Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài. * Cho HS đọc ĐT (đoạn 3) - Nhận xét. - Lớp đọc ĐT. 3. Tìm hiểu bài: Câu hỏi 1: Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta - Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. - Thấy sứ giả giặc ngang ngược thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ? - Vô cùng căm giận Câu hỏi 2: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì ? - Để được nói 2 tiếng: xin đánh - Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào? - Đợi từ sáng đến trưaxăm xăm xuống thuyền. Câu hỏi 3:Vì sao sau khi tâu vua xin đánh, Quốc Toản lại đặt thanh gươm lên gáy - Vì cậu biết: xô lính gác tự ý xông xuống bến là trái phép nước - Vì sao Vua không những tha tội mà ban cho cho Quốc toản quả cam quý? - Vì còn trẻ mà đã biết no việc nước - Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ? - Đang ấm ức căm giận sôi sục khi nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, vô tình đã bóp lát quả cam. 4. Luyện đọc lại - HD đọc đoạn: Quốc Toản tạ ơn vua, / chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: // “ Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”.// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt. - HS luyện đọc lại . - 2HS thi đọc diễn cảm. - Lớp nhận xét. IV. Củng cố: (2’) 1HS đọc lại đoạn mình thích nhất. V. Dặn dò: (1’) Đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Lượm. Nhận xét giờ học. . Tiết 5: Thể dục Chuyền cầu - trò chơi “ném bóng trúng đích” I. Mục tiêu: - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người. - Biết cách chơi và tham gia trò chơi. - Giáo dục HS chăm chỉ tập thể dục. II. địa điểm phương tiện: - Địa điểm : Trên sân trường. - Quả cầu, bóng, vật đích. Iii. Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài tập 6-7' ĐHTT: D X X X X X X X X X X X 2. Khởi động: - Giậm chân tại chỗ, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông, vai, tay, chân, lườn, bụng 2 x 8 nhịp b. Phần cơ bản: 20’ * Chuyền cầu theo nhóm 2 người. - GV nêu tên trò chơi. - Tổ chức cho HS chơi. * Trò chơi ném bóng trúng đích - GV tổ chức cho HS chơi. - Nhận xét. X X X X X D X X X X X C. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay hát, đi đều theo hàng dọc và hát 7’ - Một số động tác thả lỏng - Trò chơi hồi tĩnh - Hệ thống toàn bài - Nhận xét giờ học - Giao bài tập về nhà D X X X X X X X X X X X Ngày soạn : 17/4/2011 Ngày giảng: 19/4/2011 Thứ ba Tiết 1: Tập đọc Lượm A. Mục tiêu: - Đọc đúng các câu thơ bốn chữ; biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh đáng yêu, dũng cảm - Rèn kĩ năng đọc cho HS. B. đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. HS : SGK. C. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi HS đọc: Bóp nát quả cam. 2HS đọc. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh. Hôm nay thầy cùng các em cùng tìm hiểu bài: Lượm. - HS quan sát tranh, nhận xét. 2. Luyện đọc: * GV đọc mẫu * Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. - Nhận xét, sửa sai cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp. - HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. - Nhận xét, sửa sai. - Giúp HS hiểu nghĩa từ: Loắt choắt: Cái xắc: Ca nô: (Mũ chào mào) Thượng khẩn: Đòng đòng: - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2. Loắt choắt: dáng bé nhỏ, nhanh nhẹn. Cái xắc: Túi da, túi vải có quai đeo bên mình. Ca nô: Loại mũ mềm, không có vành, nhọn hai đầu, phía trên bóp lại. Thượng khẩn: Rất gấp Đòng đòng: Bông lúa non còn nằm trong bẹ cây. * Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Cho HS đọc theo nhóm đôi. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm. - Gọi đại diện các nhóm thi đọc CN. - Nhận xét. - Các nhóm thi đọc từng khổ thơ, cả bài. * Cho HS đọc ĐT . - Nhận xét. - Lớp đọc ĐT. 3.Tìm hiểu bài Câu hỏi 1: Tìm những nét đáng yêu ngộ nghĩnh của Lượm trong 2 khổ thơ đầu? - Lượm bé loắt choắt, đeo cái sắc xinh xinh đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch mồm huýt sáo, như con chim chích nhảy trên đường Câu hỏi 2: Lượm làm nhiệm vụ gì ? - Làm nhiệm vụ chuyển thư, chuyển công văn tư liệu Câu hỏi 3: Lượm dũng cảm như thế nào? - Lượm không sợ nguy hiểm vượt qua mặt trận Em hãy tả hình ảnh Lượm trong 5 khổ thơ ? - Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trổ đòng chỉ thấy chiếc mũ ca nô nhấp nhô trên biển lúa. Câu hỏi 4: em thích những câu thơ nào ? Vì sao ? - GV nhận xét. - HS phát biểu 4. Đọc diễn cảm: - GV HD đọc: Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh / Cái chân thoăn thắt / Cái đầu nghênh nghênh. // HS đọc diễn cảm. - Gv nhận xét. IV. Củng cố: (2’) 1HS đọc 2 khổ cuối bài thơ. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi. Nhận xét giờ học . Tiết 2: Âm nhạc ôn tập một số bài hát đã học A. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Tập biểu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa đơn giản. - Nghe hát thực hiện trò chơi. - Giáo dục HS thích biểu diễn âm nhạc. B. giáo viên chuẩn bị GV: Một vài động tác phụ hoạ. HS : Ôn lại các bài hát đã học. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS lên bảng diểu diễn bài hát : Chim chích bông. Nhận xét, đánh giá. III. Bài mới : (27’) 1. Giới thiệu bài: Ôn tập một số bài hát đã học. 2. Nội dung. * Hoạt động 1: Ôn một số bài hát đã học. 1. Chim chích bông - GV bắt nhịp. - HS hát tập thể . - Nhận xét. - Tập biểu diễn kết hợp với vận động phụ hoạ. 2. Chú ếch con - GV bắt nhịp. - HS hát đồng thanh - Nhận xét. - Tập biểu diễn tốp ca, đơn ca 3. Bắc kim thang - GV bắt nhịp. - Hát đồng thanh - HS thực hiện - Nhận xét. - Hát và gõ tay đệm theo tiết tấu lời ca. *Hoạt động 2: Trò chơi Chim bay cò bay - GV nêu tên trò chơi. - HD HS chơi. - Cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi - HS chơi trò chơi. - Nhận xét, thưởng phạt. - HS đứng vòng tròn chơi trò chơi dưới sự điều khiển của GV. IV. củng cố: (2’) 2HS biểu diễn lại bài hát: Chim chích bông. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Ôn tập và biểu diễn bài hát. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Toán ôn tập: về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo) A. Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại. - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. B. chuẩn bị: GV: Các phiếu BT. HS : SGK C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS lên bảng, lớp làm bảng con: 432 + 507 = (937) Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới ... cầu - Đặt một câu với một từ tìm được trong bài tập 3 - Cả lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng mỗi em đặt một câu + Trần Quốc Toản là một thanh niên anh hùng. + Bạn Nam rất thông minh. - Nhận xét chữa bài + Hương là một HS rất cần cù. IV. củng cố: (2’) 2HS lên bảng kể tên một số nghề nghiệp ? V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Tập viết Chữ hoa : v (kiểu 2) A. Mục tiêu: - Viết đúng chữ V hoa kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Việt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Việt Nam thân yêu (3 lần) - Rèn kĩ năng viết cho HS. - Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương, đất nước. B. Đồ dùng dạy học: GV: Mẫu chữ V hoa (kiểu2) HS : Vở tập viết. C. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: chữ hoa Q - (kiểu 2); Quân. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài : Chữ hoa V (kiểu 2) 2. HD viết chữ hoa Cho HS quan sát mẫu. HS quan sát nhận xét Nêu cấu tạo của chữ ? + Chữ V (kiểu2) cao 5 li gồm 1nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản 1 nét móc 2 đầu 1 nét cong phải và1 nét cong dưới nhỏ - GV viết mẫu vừa nêu cách viết - Nhận xét. - HS viết bảng con. * Viết từ ứng dụng - HD viết từ ứng dụng. - Nhận xét. - HS đọc từ ứng dụng - HS viết bảng con. * Viết cụm từ ứng dụng Em hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng như thế nào? - HS đọc cụm từ ứng dụng. - VN là tổ quốc thân yêu của chúng ta - HD HS quan sát nhận xét Độ cao của các chữ cái ? - Các chữ N, v, h, y cao 2,5 li. - Chữ t cao 1,5 li . - Các chữ còn lại cao 1 li. Cách nối nét giữa các chữ ? - Nối nét 1 của chữ y vào sườn chữ v - Hướng dẫn học sinh viết bảng con. - Nhận xét. *Hướng dẫn HS viết vở *Chấm chữa bài : Chấm 1 số bài - Lớp viết bảng con. - Lớp viết vở. IV. củng cố: (2’) 2HS thi viết chữ hoa V - kiểu 2. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Ôn các chữ hoa A, M, N, Q, V - kiểu 2. Nhận xét giờ học. Tiết 4: Tập làm văn đáp lời an ủi kể chuyện được chứng kiến A. Mục tiêu: - Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản. - Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. - Rèn kĩ năng viết tập làm văn cho HS. B. đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh hoạ sgk. HS : SGK. C. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS lên bảng hỏi và lời đáp lại lời từ chối. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1 Giới thiệu bài : Đáp lời an ủi - Kể chuyện được chứng kiến. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: (Miệng) - 1 HS đọc y/c - Cả lớp quan sát tranh - HDHS đọc - Đọc thầm - Nhận xét - HS thực hành theo cặp lời đối đáp trước lớp Bài 2: (miệng) + 1 HS đọc yêu cầu + Lớp đọc thầm + Thực hành theo cặp đối thoại trước lớp (nhận xét) a. Dạ em cảm ơn cô ! b. Cảm ơn bạn Nhận xét chữa bài . c. Cháu cảm ơn bà ạ. Bài tập 3: (viết) - Giải thích yêu cầu của bài - Kể về 1 việc làm tốt của em ( hoặc bạn em) viết 3, 4 câu. - Gọi một vài HS nói về những việc làm tốt. - HS thực hành - Nhận xét chữa bài - Lớp làm vở bài tập. IV. củng cố: (2’) 2HS lên bảng hỏi và đáp lời an ủi. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Kể ngắn về người thân. Nhận xét giờ học. . Tiết 5: Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: vẽ cái bình đựng nước A. Mục tiêu: - Nhận biết được hình dáng màu sắc của bình đựng nước. - Biết cách vẽ bình đựng nước theo mẫu. - Vẽ được cái bình đựng nước - HS có thái độ yêu thích và cảm nhận được cái đẹp. B. đồ dùng dạy học GV: Hình minh hoạ cách vẽ . Một vài bài vẽ của học sinh . HS : Chì, màu vẽ C. Các hoạt động dạy học. I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. Nhận xét, đánh giá. III. Bài mới : (29’) 1. Giới thiệu bài: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước. 2. Nội dung: *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu mẫu bình đựng nước - Nắp, miệng, thân đáy và tay cầm - Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau. - Hình dáng có giống nhau không - Không giống nhau * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GVHD trên hình minh hoạ - học sinh quan sát - Vẽ phác hình đựng nước có kích thước khác nhau - Cho HS xem 1 số bài của năm trước. *Hoạt động 3: Thực hành - Nêu yêu cầu bài vẽ - Gợi ý HS làm - Vẽ hình vừa với phần giấy tìm tỷ lệ các bộ phận. + Vẽ màu (đậm, nhạt) *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét. - Chọn và nhận xét bài vẽ đẹp IV. Củng cố: (2’) 1HS nhắc lại cách vẽ các bình đựng nước. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh. Nhận xét giờ học. Ngày soạn : 20/4/2011 Ngày giảng: 22/4/2011 Thứ sáu Tiết 1: Toán ôn tập về phép nhân và phép chia A. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia; nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học) - Biết tìm số bị chia, tích. - Biết giải bài toán có một phép nhân. B. đồ dùng dạy học GV: Bảng nhân 2, 3, 4, 5 HS : SGK C. Các hoạt động dạy học. I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS lên bảng, lớp làm bảng con : 65 + 29 = (94); 100 - 65 = (35) Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Ôn tập về phép nnhân và phép chia. 2. Nội dung. Bài 1: Tính nhẩm - HS tự nhẩm và nêu kết quả miệng nối tiếp. 2 x 8 = 16 12 : 2 = 6 3 x 9 = 27 12 : 3 = 4 4 x 5 = 20 12 : 4 = 3 5 x 6 = 30 15 : 5 = 3 - Nhận xét. Bài 2: Tính - HS làm phiếu BT theo nhóm 2. - HDHS làm - Các nhóm trình bày kết quả. 4 x 6 + 16 = 24 + 16 = 40 20 : 4 x 6 = 5 x 6 - Nhận xét. = 30 Bài 3: HS đọc yêu cầu . - BT cho biết gì? - BT hỏi gì? - Muốn biết lớp 2A có bao nhiêu HS ta làm thế nào? 1HS đọc BT. - HS làm bài theo nhóm đôi Bài giải Lớp 2 A có số học sinh là : 3 x 8 = 24 (học sinh) Đ/S: 24 (học sinh ) Tóm tắt Có : 8 hàng. Mỗi hàng : 3HS. Có : .học sinh? Bài 5: Tìm x HS nêu yêu cầu. Làm nhóm 2. a. x : 3 = 5 x = 5 x 3 x = 15 b. 5 x x = 35 x = 35 : 5 - Nhận xét chữa bài x = 7 IV. củng cố: (2’) 2 HS thi làm BT: 25 : 5 + 8 = (13). V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về phép nhân và phép chia (tiếp). Nhận xét giờ học. Tiết 2: Thể dục: Chuyền cầu Trò chơi : con cóc là cậu ông trời I. Mục tiêu: - Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người. - Biết cách chơi và tham gia trò chơi. - Giáo dục HS chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện thân thể. II. địa điểm phương tiện: - Địa điểm : Trên sân trường. - Quả cầu... III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1, Nhận lớp: Lớp trưởng tập chung báo cáo sĩ số. GV phổ biến nội dung bài tập 2. Khởi động: Giậm chân tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu 8’ D X X X X X X X X X X X gối, hông Cán sự lớp điều khiển. GV điều khiển. Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy, ôn bài thể dục PTC 2x8 nhịp B. Phần cơ bản: 20’ * Chuyền cầu theo nhóm hai người. - GV HD cách chơi. - Chia tổ tập luyện - Nhận xét. * Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời. - GV nêu tên trò chơi. - Tổ chức cho HS chơi. GV điều khiển. X X X X X D X X X X X c. Phần kết thúc: 7’ - Đi đều theo hàng dọc và hát D X X X X X X X - Một số động tác thả lỏng - 1 trò chơi hồi tĩnh - Hệ thống nhận xét - Giao bài tập về nhà Tiết 3: Chính tả: (Nghe – viết) Lượm A. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ. - Làm được BT (2) a / b; hoặc BT (3) a / b. - Rèn kĩ năng nghe viết cho HS. B. chuẩn bị GV: Bảng phụ viết bài chính tả. HS : Vở chính tả. C. các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: lao xao, ông sao. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Các em đã được học bài tập đọc Lượm, hôm nay thầy giáo HD các em viết bài này. 2. Hướng dẫn nghe - viết: - Gv đọc bài chính tả - 2 HS đọc bài Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ ? - 4 chữ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ ô nào ? - Từ ô thứ 3 + Viết từ khó - Nhận xét. - HS tập viết bảng con: loắt choắt, nghiêng nghiêng + GV đọc cho HS viết chính tả - HS viết vào vở + Chấm chữa bài : Chấm 5-7 bài 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : (a) - 1 HS đọc yêu câu - HDHS làm - Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ? - 2 HS làm vở - Gọi HS lên bảng Lời giải a. (sen, xen) - hoa sen, xen kẽ (xưa, sưa) - ngày xưa, say sưa (xứ, sứ) - Nhận xét chữa bài Cư xử, lịch sử IV. củng cố: (2’) Cho HS thi viết : 2HS viết bảng lớp: hoa sen. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi. Nhận xét giờ học. . Tiết 4: Kể chuyện Bóp nát quả cam A. Mục tiêu : - Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn đang kể. - Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS. B. Đồ dùng dạy học: GV: 4 tranh phóng to . HS : SGK. C. hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: (1’) Lớp hát. II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 3HS nối tiếp kể : Chuyện quả bầu. Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới : (32’) 1. Giới thiệu bài: Các em đã học bài TĐ : Bóp nát quả cam, hôm nay thầy giáo sẽ HD các em kể lại chuyện này. 2. Hướng dẫn kể Bài 1: Sắp sếp lại 4 tranh vẽ trong sách theo thứ tự trong chuyện - Một HS đọc yêu cầu - HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK - GVHDHS -Trao đổi theo cặp - 1 HS lên sắp xếp lại cho đúng thứ tự. - Nhận xét Lời giải: Thứ tự đúng của tranh: 2-1- 4-3 Bài 2: Kể từng đoạn câu chuyện dựa theo 4 tranh đã được sắp xếp lại. - Kể chuyện trong nhóm. - Nhận xét. - Kể chuyện trước lớp (HS nhận xét) Bài 3: Kể toàn bộ câu chuyện - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện (HS nhận xét) GV nhận xét. IV. Củng cố: (2’) 2HS thi kể lại một đoạn. V. Dặn dò: (1’) Học bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi. Nhận xét giờ học . .
Tài liệu đính kèm: