Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Tiến Lý

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Tiến Lý

Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012

TẬP ĐỌC

 CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIU:- Đọc mạch lạc cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dn tộc cĩ chung một tổ tin.(trả lời được cu hỏi 1,2,3,5 )

- Giáo dục tình cảm yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: -Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Bài cũ: 3 Cây và hoa bên lăng Bác

2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học: 2011-2012 - Nguyễn Tiến Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC 
 CHUYỆN QUẢ BẦU
I. MỤC TIÊU:- Đọc mạch lạc cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc cĩ chung một tổ tiên.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,5 )
- Giáo dục tình cảm yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc.
II. CHUẨN BỊ: -Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ: 3’ Cây và hoa bên lăng Bác
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng. TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.30’
Mục tiêu: HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó.
-Giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc câu, luyện phát âm từ khó.
- Giáo viên treo bảng phụ.
-Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng trên bảng phụ: 
Xưa | có chàng trai | thấy bọn trẻ định giết con rắn nước | liền bỏ tiền ra mua, | rồi thả rắn đi . || Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm
=> Chốt lại cách đọc toàn bài.
-1 em đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo.
- Học sinh đọc từng câu 
- Tìm cách đọc và luyện đọc. 
- 2 em đọc, HS khác nhận xét bạn đọc.
- Đọc đoạn và giải nghĩa từ.
- HS đọc trong nhóm.
- 4 nhóm thi đọc với nhau 
- Cả lớp đọc.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.12’
Mục tiêu: Giúp cho học sinh hiểu được nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
+ Con dúi là con vật gì?
+ Sáp ong là gì?
+ Con dúi làm gì khi hai vợ chồng đi rừng bắt được? 
+ Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
+ Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh? 
+ Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
 - Gọi học sinh đọc đoạn 3.
+Nương là vùng đất ở đâu?
+ Tổ tiên nghĩa là gì?
+ Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
+ Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
+ Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết? 
-Giáo viên kể tên một số dân tộc trong tổng số 54 dân tộc trên đất nước.
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Gọi học sinh đặt tên khác cho câu chuyện.
- Khen những học sinh đặt tên hay.
-Một học sinh khá đọc 
-Theo dõi bài và trả lời câu hỏi.
-1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
-Một số học sinh trả lời 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-Học sinh trả lời.
- 1 số HS đặt tên khác cho truyện.
3. Củng cố – dặn dò: 2’Nhận xét tiết học.
- Về học lại bài và chuẩn bị bài sau. 
----------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:- Giúp học sinh hiểu được trung thực, thật thà là một đức tính tốt, đem lại niềm vui cho người khác.
-Rèn học sinh khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại cho người mất và không được lấy đồ của bạn...
- Giáo dục học sinh có đức tính trung thực và thật thà.
II. CHUẨN BỊ: Một số tình huống ghi ở bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Bài cũ: 3’2 HS trả lời câu hỏi 
 + Hãy kể những việc làm để bảo vệ loài vật có ích?
 + Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Đóng vai.20’
Mục tiêu: HS biết cách đóng vai để thể hiện tình huống.
-GV đưa ra tình huống: Giờ ra chơi Lan nhặt được một chiếc đồng hồ ở giữa sân trường. Lan phải làm gì?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, sau đó lên đóng vai và đưa ra cách giải quyết tình huống.
-GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm có cách giải quyết phù hợp.
 => Kết luận : Khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại cho người bị mất. Làm như vậy các em đã đem lại niềm vui cho người khác.
-HS đọc tình huống trên bảng phụ.
- HS thảo luận nhóm 4 em, sau đó lên đóng vai.
-3, 4 nhóm lên đóng vai.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.10’
Mục tiêu: Rèn cho học sinh biết liên hệ đúng thực tế.
- Gọi một số HS kể lại việc làm mà em đã thể hiện được tính trung thực đối với mọi người xung quanh.
- Tuyên dương những em có nhiều việc làm thể hiện được tính thật thà.
-Một số HS lên kể theo yêu cầu.
3. Củng cố – dặn dò: 2’
+ Khi nhặt được của rơi, tìm cách trả lại cho người bị mất có tác dụng như thế nào?
- Giáo dục HS luôn thật thà để được mọi người yêu quý. -Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------
TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: - Củng cố kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
- Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:3’
- 2 HS lên bảng viết số còn thiếu vào chỗ trống:
 500 đồng = 200 đồng + ......đồng
 800 đồng = 200 đồng + ......đồng.
 700 đồng = 200 đồng + ......đồng + 200 đồng.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Luyện tập thực hành .30’
Mục tiêu chung: Giúp cho học sinh làm được bài tập.
Bài 1 : Viết số và chữ thích hợp vào ô trống ( theo mẫu)
-Yêu cầu học sinh tự làm bài vào SGK, sau đó yêu cầu học sinh lên bảng báo cáo bài làm của mình, dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét, đưa ra kết quả đúng.
Bài 3 : >, <, = ?
+ Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau?
-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài và nêu kết quả đúng.
Bài 4 : Hình nào đã khoanh 1 số hình vuông? 5
+ Hình nào được khoanh vào 1 phần năm số hình vuông?
+ Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó?
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
Bài 5 : Giải bài toán có lời văn
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài đưa ra đáp án đúng cho điểm học sinh.
- 1 HS đọc đề bài.
-2 học sinh lên bảng viết số, cả lớp làm vào vở.
-1 em đọc đề bài.
-3 em nhắc lại 
-2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở .
-1 em nêu yêu cầu.
-2 học sinh trả lời.
-2 em lên bảng làm 
-Dưới làm vào vở. 
- HS đọc và tìm hiểu đề bài.
-2 em lên bảng làm 
-Làm vào vở. Học sinh đổi vở chữa bài
3. Củng cố – dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số. Làm bài tập luyện thêm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
THỂ DỤC
 TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”. CHUYỀN CẦU
I. MỤC TIÊU :- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu HS biết cách chơi, tham gia được trò chơi.
- Ôn “Chuyền cầu” theo nhóm hai người. HS biết thực hiện động tác và đạt số lần cao hơn.
- Học sinh tích cực tập luyện, giáo dục ý thức kỉ luật và tinh thần tập thể, hợp tác với bạn.
II. ĐỊA ĐIỂM ,PHƯƠNG TIỆN : - Sân trường sạch sẽ. Còi, kẻ sân tập, cầu bảng gỗ
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Nội dung
Đ .Lượng
Phương pháp thực hiện
1. Phần mở đầu:
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
Khởi động: Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, vai, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng một hàng dọc quanh sân tập.
- Đi thường hít thở sâu.
-Tập bài TD phát triển chung.
2.Phần cơ bản :
Mục tiêu: HS biết tham gia trò chơi và tự giác luyện tập.
a. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
-GV chia lớp thành 2-4 đội bằng nhau, mỗi đội chuẩn bị một bóng.
Cách chơi: Khi có lệnh, các em lần lượt chạy em số 1 chạy lên đặt bóng vào vòng tròn, em số 2 chạy lên lấy bóng về trao cho em số 3 . . . Đội nào nhanh hơn và ít phạm luật là thắng.
- GV giới thiệu nội dung trò chơi, hướng dẫn cách chơi. Cả lớp thi đua.
b.Ôn “Chuyền cầu” 
- GV chia lớp thành 2-4 tổ, mỗi tổ tập ở một vị trí, mỗi em chuẩn bị quả cầu, bảng gỗ.
- Từng tổ dàn hàng, HS dùng bảng gỗ chuyền cầu hai người.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều 2 –4 hàng dọc, thả lỏng. 
- Hệ thống và nhận xét giờ học.
1-2 phút
1phút
70-80m
1 phút
1 lần
10-12phút
8-10phút
1-2 phút
1-2 phút
Tập hợp lớp, cán sự báo cáo sĩ số.
 m
m m m m 
m m m m 
GV làm mẫu, giải thích động tác và cách chơi.
GV phân công vị trí tập. Cán sự tổ điều khiển, GV quan sát.
m m
m
- Cán sự tổ quản lý
GV quan sát, giúp đỡ sửa sai.
Tập hợp lớp 4 hàng ngang.
----------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: - Củng cố kĩ năng so sánh và thứ tự các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
* Hỗ trợ cho học sinh cách so sánh các số có 3 chữ số.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ; Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ: 3’ 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
 875 .... 785 321 ...... 298
 697 .... 699 900 + 90 + 8 .....1000
 599 .....701 732......700 + 30 + 2
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập thực hành. 30’
Mục tiêu chung: Giúp cho học sinh làm được các bài tập.
Bài ...  1: Đặt tính rồi tính
-Yêu cầu HS làm bài, gọi HS nối tiếp đọc kết quả. 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với các số có 3 chữ số.
=> Chốt lại
Bài 2 : Tìm x
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài đưa ra đáp án đúng, ghi điểm.
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
=> Chốt lại.
Bài 3 : >, <, = ?
- Yêu cầu HS làm bài, gọi đọc kết quả. 
- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- 1 HS đọc đề bài.
-Cả lớp làm bài, một số em lên đọc kết quả, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài bạn và sửa bài sai.
-2 em nhắc.
-1 học sinh nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Đổi vở sửa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài, một số em đọc kết quả, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi SGK kiểm tra bài nhau.
3. Củng cố – dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học. 
- Về nhà ôn luyện bài chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.
----------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT )
TIẾNG CHỔI TRE
I. MỤC TIÊU:- Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn từ : Những đêm đông ... em nghe.
- Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt l/ n; it/ ich.
- Học sinh viết bài cẩn thận, rèn chữ đẹp.
* Hỗ trợ cho học sinh cách phân biệt l/ n
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Bài cũ:3’ Gọi học sinh lên viết các từ sai ở bài viết trước. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.20’
Mục tiêu: Giúp cho học sinh viết đúng chính tả đoạn thơ.
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1.
+ Đoạn thơ nói về ai? 
+ Công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
+ Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
+ Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
+ Chữ đầu dòng thơ được viết như thế nào?
+ Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
- Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết 
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được.
- Đọc cho học sinh viết chính tả. 
- Đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó.
-Thu và chấm 10 bài. Nhận xét sửa lỗi sai.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- Học sinh trả lời câu hỏi
- HS làm theo yêu cầu.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh chú ý viết bài.
- Học sinh theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.10’
Mục tiêu chung: Rèn cho học sinh làm được các bài tập chính tả phân biệt l/ n.
Bài 1a: Điền vào chỗ trống l hay n?
-Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
* Hỗ trợ cho học sinh cách phân biệt l/ n
-Gọi HS làm bài trên bảng lớp, chữa bài và ghi điểm.
=> Chốt lại đáp án đúng.
 Bài 3a: Thi tìm các tiếng chỉ khác nhau ở âm l/n.
-Chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu học sinh tìm các từ theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
=> Chốt lại các từ đúng.
- 1 HS đọc đề bài.
-3 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- 1 HS đọc đề bài.
-HS làm bài theo hình thức tiếp sức.
-Học sinh đọc lại các từ trên.
3. Củng cố - dặn dò: 2’Nhận xét tiết học 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
TOÁN
 KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra về thứ tự các số, so sánh các số có 3 chữ số, kĩ năng cộng, trừ số có 2 và 3 chữ số.
- Học sinh làm bài chính xác và sạch sẽ.
- Học sinh làm bài cẩn thận và trình bày bài rõ ràng.
* Hỗ trợ cho học sinh tinh thần làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ: Đề bài cần kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Bài cũ: 2’Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dụng học tập của học sinh.
 2. Bài mới:Giới thiệu tiết kiểm tra 1 tiết.
 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng: 
a) Số 110 đọc là:
 A. Một một không B. Một trăm mười C. Một trăm linh mười 
b) Số lớn nhất trong dãy số 259; 460; 178; 376
 A. 259 B, 460 C. 178 D. 376
c) Các số 243; 402; 423; 342 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 402; 243; 342; 423 B. 243; 342; 402;423 C. 243; 402; 423; 342 
d) Con lợn cân nặng 35 kg, con dê cân nặng 26 kg. Con lợn nặng hơn con dê là:
 A. 71 kg B. 19 kg C. 9kg D. 15 kg
Phần II. Bài tập
Bài 1 : Số ? (1 điểm)
 3m = cm 4m = mm
 20mm = ..cm 6000m = km
Bài 2 : Điền dấu >, <, = ? (1 điểm)
 357 .... 400 301 .... 297
 601 ....563 999 ....1000
 Bài 3 : Đặt tính rồi tính . (2 điểm)
 432 + 325 67 + 28 72 - 47 586 – 135
Bài 4: Giải bài toán sau: ( 2 điểm)
 Quãng đường từ Tân Thượng đến Di Linh dài 15 km, quãng đường từ Di Linh đến Bảo Lộc dài 33 km. Hỏi quãng đường từ Tân Thượng đến Bảo Lộc dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 5 : (2 điểm)
 Minh cao 94cm. Hoà thấp hơn Minh 6cm. Hỏi Hoà cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
3. Củng cố – dặn dò: 2’ Thu bài về chấm.
- Về ôn lại các kiến thức đã học. 
-------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN 
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC 
 I . MỤC TIÊU: - Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
- Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
- Học sinh có thói quen đáp lại lời từ chối lịch sự hằng ngày.
* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc sổ liên lạc.
II. CHUẨN BỊ: Sổ liên lạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ: 3’ Gọi học sinh đọc lại đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ của mình.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động: Hướng dẫn làm bài tập. 30’
Mục tiêu chung: Rèn cho học sinh làm được các bài tập.
Bài 1: Đọc lời các nhân bật trong tranh
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi, đọc thể hiện trước lớp. Nhận xét giọng đọc.
+Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
+Bạn kia trả lời thế nào?
+Lúc đó bạn áo tím đáp lại thế nào?
GV nói: -Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói xin lỗi. Tớù chưa đọc xong.
-Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự. Thế thì tớ mượn sau vậy.
-Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn học sinh áo tím.
* Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./...
-Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh nói tốt.
Bài 2: Đáp lời từ chối.
-Gọi học sinh đọc các tình huống.
-Gọi học sinh lên làm mẫu với tình huống 1.
HS 1 : Cho mình mượn quyển truyện với.
HS 2:Truyện này tớ cũng đi mượn .
HS 1 : Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
-Gọi học sinh lên thực hành với các tình huống.
=> Chốt lại: Đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Bài 3 : Đọc sổ liên lạc.
-Yêu cầu học sinh tự tìm một trang trong sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
 + Lời ghi nhận xét của thầy cô.
 + Ngày, tháng ghi.
 + Suy nghĩ của em việc em sẽ làm sau khi đọc sổ xong trang sổ đó.
* Hỗ trợ cho học sinh cách đọc sổ liên lạc.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
-1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK
- HS đọc trong nhóm 2, trình bày trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK
-Một số học sinh trả lời 
-Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- 3 cặp học sinh thực hành.
- HS lắng nghe.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
- 3 học sinh đọc tình huống.
-2 học sinh lên làm mẫu
-Mỗi tình huống từ 3 đến 5 em lên thực hành.
-Đọc yêu cầu SGK.
-Học sinh tự làm việc.
3. Củng cố – dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học. 
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 32
I. Mục tiêu :- Giúp học sinh thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần 32
- Học sinh tự sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Có ý thức tự giác trong học tập.
- Nắm được kế hoạch tuần 33.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung :
1/ Hướng dẫn học sinh sinh hoạt :
+ Các tổ trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ viên.
+Lớp trưởng tổng kết lại ý kiến của lớp.
* Giáo viên nhận xét chung:
-Hạnh kiểm: Ngoan, lễ phép, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
-Học tập: Các em đã có cố gắng vươn lên trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập tốt.
-Một số em cần cố gắng về đọc và rèn chữ: Ka Huệ, Ka Thánh, Ka Hồng
2/ Kế hoạch tuần 33:
 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp dạy và học sau khi nghỉ 1 tuần.
 - Đi học chuyên cần, đầy đủ, đúng giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ giữ vở. 
 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Hoạt động ngoài giờ: 
- Thực hiện tốt An toàn giao thông (Đi bên phía tay phải)
- Nghiêm túc thực hiện vệï sinh an toàn thực phẩm (Không ăn quà vặt; Cần ăn chín, uống sôi)
- Tham gia sôi nổi các phong trào hoạt động do nhà trường và Đội phát động.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2011_2012.doc