Tập đọc
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ Mục tiêu :
-Biết nghỉ hơi đúng sau đúng các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người mọi vật( trả lời được các câu hói,2,3,4)
*HS khá giỏi: trả lời câu hỏi 5
*GDBVMT:Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng nêu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
*Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Tình thương yêu bao la của bác đối với mọi người mọi vật.
TUẦN 31 Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011 Tập đọc CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I/ Mục tiêu : -Biết nghỉ hơi đúng sau đúng các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người mọi vật( trả lời được các câu hói,2,3,4) *HS khá giỏi: trả lời câu hỏi 5 *GDBVMT:Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng nêu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người. *Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Tình thương yêu bao la của bác đối với mọi người mọi vật. II/ Chuẩn bị : SGK -Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs Tiểt 1 1.Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS đọc bài và hỏi Cháu nhớ Bác Hồ -GV nhận xét ghi điểm . -Nhận xét chung . 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : GV ghi tựa: Chiếc rễ đa tròn b/ luyện đọc 1/Đọc mẫu -GV đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu đọc từng câu . Rút từ khó 2/ Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh . - Hướng dẫn ngắt giọng : - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp - giải nghiã từ -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm . - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc . 3/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc . -Yêu cầu các nhóm thi đọc -Lắng nghe nhận xét và ghi điểm . *Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. Tiết 2 4/Tìm hiểu nội dung: -Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, TLCH: Câu 1 : Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? Câu hỏi 4 : Các bạn nhỏ thích chơi trò chơi gì bên cây đa? Câu hỏi 5: Hãy nói một câu: a)về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi. b)Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh. *GV rút nội dung bài. 5/ Luyện đọc lại : - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc . - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh . 3) Củng cố dặn dò : -GDBVMT. - Giáo viên nhận xét đánh giá - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV . -Vài em nhắc lại tên bài Lớp lắng nghe đọc mẫu . -Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài. -Rèn đọc các từ như :rễ, ngoằn ngoèo, tần ngần, cuốn. -Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . - Bốn em đọc từng đoạn trong bài . + Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất. -thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc (SGK) -Đọc từng đoạn trong nhóm (3em ) -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . - Các nhóm thi đua đọc bài - Lớp đọc thầm đoạn 1 -Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp. -Cuôn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. -có vòng lá tròn. -thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ. -Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. -Bác quan tam với mọi vật xung quanh. - Hai em nhắc lại nội dung bài –Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - HS Luyện đọc ___________________________________________ Luyện đọc CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I/ Mục tiêu : -Biết nghỉ hơi đúng sau đúng các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người mọi vật( trả lời được các câu hói,2,3,4) II/ Chuẩn bị : SGK Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc III/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : GV ghi tựa: Chiếc rễ đa tròn b) Luyện đọc 1/Đọc mẫu -GV đọc mẫu : - GV đọc mẫu lần 1 - Yêu cầu đọc từng câu . 2/ Đọc từng đoạn : -Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh . - Hướng dẫn ngắt giọng : - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm . - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc . 3/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc . -Yêu cầu các nhóm thi đọc -Lắng nghe nhận xét và ghi điểm . *Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 5/ Luyện đọc lại : - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Yêu cầu lần lượt các nhóm thi đọc . - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh . 3) Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét đánh giá -Vài em nhắc lại tên bài Lớp lắng nghe đọc mẫu . -Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài. -Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp . - Bốn em đọc từng đoạn trong bài . + Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất. -Đọc từng đoạn trong nhóm (3em ) -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc . - Các nhóm thi đua đọc bài - HS Luyện đọc _____________________________________________ Toán Tiết 151 LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : -Biết cách làm tính cộng ( khơng nhớ ) các số trong phạm vi 1000, cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100. -Biết giải bài tốn về nhiều hơn. -Biết tính chu vi hình tam giác. B/ Chuẩn bị :SGK C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra: Cho thực hiện đặt tính và tính. 2.Bài mới: vHoạt động: Luyện tập, thực hành. Bài 1 : Cho đọc yêu cầu. - Cho thực hiện cá nhân. Nhận xét Bài 2 : Cho đọc yêu cầu - Cho thực hiện cá nhân. Nhận xét Bài 4 : Cho đọc yêu cầu - Thực hiện theo nhóm. - Tóm tắt Gấu : 210 kg Sư tử : nặng hơn 18 kg. Sư tử nặngkg ? Nhận xét Bài 5: Cho đọc yêu cầu - Nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác. - Cho thực hiện theo nhóm cặp. Nhận xét 3) Củng cố - Dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Thực hiện 456 547 234 735 568 781 +123 +311 + 644 +142 + 421 +118 579 858 878 877 989 8 99 Nhắc lại - Đọc yêu cầu của bài - Thực hiện cá nhân. Trình bày. 225 362 683 502 261 +634 +425 +204 + 256 + 27 859 787 887 758 288 - Đọc yêu cầu - Cá nhân thực hiện vào bảng đặt tính và tính. Trình bày, nhận xét 245 217 68 61 +312 +752 +27 + 29 557 969 95 90 - Đọc đề bài - Thực hiện theo nhóm. - Giải : Số kg sư tử nặng là 210 + 18 = 228 ( kg ) Đáp số : 228 kg - Đọc yêu cầu của bài - Nêu lại cách tính chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình. - Thực hiện theo nhóm cặp. Sau đó, trình bày, nhận xét. Chu vi hình tam giác ABC 300 + 400 + 200 = 900 ( cm ) Đáp số : 900 cm ______________________________ BUỔI CHIỀU Đạo đức : Tiết 31 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH(T2 ) I. Mục tiêu : - Kể được lợi ích của một số lồi vật quen thuộcđối với cuộc sống của con người - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật cĩ ích -Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà,ở trường và ở nơi công cộng. - HS(K,G) biết nhắc nhỡ bạn bè cùng thamgia bảo vệ loài vật có ích. *GDBVMT:Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái,giữ gìn môi trường thân thiện với MT là góp phần bảo vệ MT tự nhiên. II. Chuẩn bị : - VBT III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra GV đưa ra yêu cầu A)Mặc các bạn không quan tâm b)Cùng tham gia cùng các bạn. c)Khuyên ngăn các bạn. d)Mách người lớn. -GV nhận xét. 2.Bài mới a)Giới thiệu bài:Bảo vệ loài vật có ích(tt) b) Các hoạt động: v Hoạt động 1: Chơi đóng vai -GV nêu tình huống(VBT) -GV kết luận: +Trong tình huống đó An khuyên ngăn bạn không nên trèo cây,phá tổ chim vì: .Nguy hiểm,dễ bị ngã có thể bị thương. .Chim non sống xa mẹ,dễ bị chết v Hoạt động 2:HS thảo luận nhóm GV đưa ra yêu cầu:Đánh dấu+ vào,ý kiến mà em tán thành GV kết luận:Câu b,d v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. -Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích. -Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích. GV kết luận:Hầu hết các con vật đều có ích cho con người 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập HKII. HS -2 HS trả lời . -1 em nhắc tựa bài. -HS thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai. -Các nhóm HS lên đóng vai -HS nhận xét. -HS thảo luận nhóm a)Chỉ những vật nuôi mới có ích. b)Tất cả các con vật đều cần thiết cho cuộc sống con người c)Chỉ cần bảo vệ những vật nuôi trong nhà. d)Bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ MT. -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu. _______________________________________ Luyện Toán Tiết 151 LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : -Biết cách làm tính cộng ( khơng nhớ ) các số trong phạm vi 1000, cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100. -Biết giải bài tốn về nhiều hơn. -Biết tính chu vi hình tam giác. B/ Chuẩn bị :VBT C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra: 2.Bài mới: vHoạt động: Luyện tập, thực hành. Bài 1 : Cho đọc yêu cầu. - Cho thực hiện cá nhân. Nhận xét Bài 2 : Cho ... ặt Trời theo hiểu biết. v Hoạt động 2: Em biết gì Mặt Trời? -Em biết gì Mặt Trời? -GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm -Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao? -Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh? -Vậy Mặt Trời có tác dụng gì? v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. -Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận: Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? Em nên làm gì để tránh nắng? Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào? -Yêu cầu HS trình bày. -GV: Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng. v Hoạt động 4: Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra? -Hỏi: Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không? -Hỏi: Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào? -Chốt kiến thức: Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt. 3) Củng cố - Dặn dò: -Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm. -Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng. - Nhận xét tiết học. - Vài em nhắc lại tên bài -5 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về Mặt Trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời” -HS dưới lớp nhận xét hình vẽ của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai. -Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến. 1.Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng. 2.Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ. 3.Mặt Trời ở rất xa Trất Đất. -Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng. -Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất. -Chiếu sáng và sưởi ấm. -HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra. -1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. 1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm lần lượt trả lời. -Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm. -Rụng lá, héo khô. ________________________________________________ Thứ sáu ngày 15 tháng 04 năm 2011 Tập làm văn Tiết 31 ĐÁP LỜI KHEN NGỢI- TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ. A/ Mục đích yêu cầu: - Đáp được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1). Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT2) - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3) - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. B/ Chuẩn bị VBT: C/Các hoạt động dạy và học Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Kiểm tra: Đáp lời chia vui. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài : -Bài TLV hôm nay , các em sẽ học:Đáp lời khen ngợi-Tả ngắn về Bác Hồ. b) Hướng dẫn làm bài tập : v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 Bài 1 : Gọi 1 HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1. -Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./ Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ ntn? -Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. v Hoạt động 2: Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ. -Aûnh Bác được treo ở đâu? -Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt) -Con muốn hứa với Bác điều gì? -Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời. -Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày. -Chọn ra nhóm nói hay nhất. Bài 3 -Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài. -Gọi HS trình bày (5 HS). -Nhận xét, cho điểm. 3) Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. -Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. -HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./ -Đọc đề bài trong SGK. -Aûnh Bác được treo trên tường. -Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời -Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi. -Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn. - Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. Toán Tiết155: TIỀN VIỆT NAM A/ Mục tiêu : - Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng - Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 địng, 500 đồng và 1000 đồng - Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản - Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng. *HS khá giỏi: bài 3 -Phát triển khả năng tư duy của học sinh. B/ Chuẩn bị :SGK C/Các hoạt động dạy và học Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra: 2.Bài mới: vHoạt động1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. -Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. -Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng? -Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. vHoạt động2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: -Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. -Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Vì sao? -Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Bài 2: -Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng. -Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? -Vì sao? -Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập. b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Bài 3:GV hướng dẫn -Nhận xét Bài 4: -Yêu cầu HS tự làm bài. -Chữa bài và nhận xét. -Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 3) Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền. Chuẩn bị: Luyện tập. -HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Lấy tờ giấy bạc 100 đồng. -Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”. -Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng -200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng. Quan sát hình. -Có tất cả 600 đồng. -Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng. -Có tất cả 700 đồng vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 700 đồng. -Có tất cả 800 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 800 đồng. -Có tất cả 1000 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 1000 đồng. HS thực hiện Chú heo D HS thực hiện 100 đồng+400đồng=500 đồng 700 đồng+100đồng=800 đồng 900 đồng-200đồng=700 đồng 800 đồng-300đồng=500 đồng _________________________________________ SINH HOẠT LỚPTUẦN 31 I.Mục tiêu: - Đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần. - Triển khai kế hoạch tuần tới. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. 1.Đánh giá hoạt động: - HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, - Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. - Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đồn kết bạn bè. - Ra vào lớp cĩ nề nếp. Cĩ ý thức học tập tốt . 2. Kế hoạch tuần 32 Tiếp tục thi đua lập thành tích xuất sắc chuẩn bị chào mừng ngày giải phĩng miền Nam thống nhất đất nước 30/4. Học chương trình tuần thứ 31. Duy trì nề nếp, tham gia các hoạt động đội, sao... - Duy trì nề nếp cũ.Giáo dục HS bảo vệ mơi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà. Hưởng ứng phong trào “ Giữ vở sạch viết chữ đẹp” như kế hoạch đầu năm. Bồi dưỡng thêm cho HS năng khiếu .Phụ đạo cho HS yếu kém, đại trà theo thời khố biểu - Cĩ đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Tự quản 15 phút đầu giờ tốt. Phân cơng HS giỏi kèm HS TB . **************************************************************************************************
Tài liệu đính kèm: