Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2020 - Quách Thị Thắm

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2020 - Quách Thị Thắm

MỤC TIÊU :

 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản cảu người khác.

 - Biết : không được xâm phạm thư từ tài sản của người khác.

 - HS ý thức biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thấy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, .

 - Giáo dục thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên : Giấy rô ki, bảng phụ, bút dạ, bảng từ, phiếu bài tập.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 27 - Năm 2020 - Quách Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Tiết :1 Thứ hai 
Đạo đức 
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, 
TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tt)
A. MỤC TIÊU :
 - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản cảu người khác.
 - Biết : không được xâm phạm thư từ tài sản của người khác.
 - HS ý thức biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thấy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng, ...
 - Giáo dục thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Giấy rô ki, bảng phụ, bút dạ, bảng từ, phiếu bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi:
 + Tại sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
 + Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác như thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Nhận xét hành vi 
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập: Điền vào chỗ trống Đ hoặc S vào trước hành vi em cho là đúng hoặc sai.
- GV đưa bảng phụ đã ghi bài tập, yêu cầu HS nêu kết quả.
- Theo dõi, nhận xét, kết luận phần bài làm của HS
a, b là Đ, c, d là S vì ở câu a và b các bạn biết tôn trọng tài sản người khác, còn câu c và d thì người lại.
- Hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
3. HĐ2- Xử lý tình huống 
- GV đưa ra 2 tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra cách giải quyết có kèm những lý do giải thích phù hợp:
 + Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ Nam làm “bóng” để đá. Nếu có mặt ở đó thì em sẽ làm gì ? Các bạn làm như thế có được không ? Vì sao ? Nhận xét và đưa ra lời giải đáp đúng nhất
 + Mai và Hoa đang học nhóm thì Mai phải về. Hoa thấytrong cặp Mai có cuốn sách tham khảo rất hay. Hoa rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu là Hoa em sẽ làm gì ?
- GV nhận xét đưa ra lời kết luận: Cần phải hỏi người sở hữu vật và được sự đồng ý thì ta mới có thể sử dụng đồ đạc của họ.
4 HĐ3- Trò chơi “Sắm vai”
- GV nêu nội dung trò chơi, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
- Nội dung: Bố mẹ em đi làm cả ngày, ở nhà không được lục lọi bất cứ thứ gì trong lúc bố mẹ đi vắng. Một hôm, bác Nga hàng xóm sang mượn lọ mỡ trăn để bôi vào vết phỏng cho bé Na, Em cũng chưa biết lọ thuốc ở đâu, em sẽ làm gì khi đó ?
- GV kết luận: Trong tình huống khẩn cấp như thế, em nên đi tìm ngay lọ thuốc. Sau đó, để lại mọi thứ ngăn nắpban đầu. Đợi bố mẹ về, em kể lại sự việc cho bố mẹ nghe và xin lỗi vì đã lục lọi đồ của bố mẹ mà chưa được sự đồng ý.
 Nhưng với trường hợp như thế, không những không la rầy mà bố mẹ còn khen em đã có một hành động tốt.
III. Củng cố - Dặn dò:
- GDTT: Phải tôn trọng thư từ, tài sản cua 3người khác dù đó là những người trong gia đình mình. Tôn trọng tài sản của người khác cũng là tôn trọng chính mình.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- Từng HS trả lời 1 câu của phiếu bài tập.
- Cả lớp nhận xét.
- Phải xin phép, coi trọng, giữ gìn, bào quản đồ đạc của họ.
- Phân 2 nhóm 1 tình huống để thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Em sẽ nói các bạn không được làm thế nếu không em sẽ báo với giáo việc về hành động quá đáng này. Em nhặt mũ và đem trả lại cho bạn Nam.
 + Đợi Mai quay trở lại rồi mượn. Còn nếu chưa làm xong được bài toán đó, em sẽ làm qua bài khác trong khi chờ Mai trở lại.
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, phân vai và trình bày.
- Từng nhóm sẽ diễn tình huống đó với nhiều cách xử lí khác nhau.
- 3 HS trình bày ý kiến của mình.
- Cả lớp nhận xét.
 Tiết 2 Thứ hai 
Toán 
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ 
A. MỤC TIÊU :
 - Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăn, chục, đơn vị.
 - Biết viết và đọc các chữ số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa)
 - Yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Giấy cứng hoặc bảng kẻ ô biểu diễn cấu tạo số gồm: 5 cột chỉ tên các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. Các mảnh bìa có só: 10 000, 1 000, 100, 10, 1 và các chữ số 0, 1, 2, ... 9
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS sửa bài 4 trang 139.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Ôn tập các số trong phạm vi 10 000
- Cho HS nêu 1 con số bất kì có 4 chữ số.
- Yêu cầu HS nêu:
 + Trong số đó, em hãy gọi tên các chữ số trong hàng.
 + Hãy đọc các chữ só vừa nêu.
 + Nêu số bé nhất có 4 chử số.
 + 9 000 thêm 1 000 là mấy ?
- GV ghi bảng: 10 000 = 1 chục nghìn.
- Hỏi: Mười nghìn là mấy chục nghìn ?
- GV ghi bảng: 1 chục nghìn bên phải có số 10 000 có dấu bằng.
- Hỏi: Mười nghìn gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- GV ghi bảng.
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1
0
0
0
0
 - Nói: Chục nghìn là hàng thứ 5. Vậy 1 chục nghìn là chữ số hàng chục nghìn.
- GV gắn chữ “chục nghìn” vào bên trái bảng kẻ nghìn, trăn, chục, đơn vị.
3. HĐ2- Hướng dẫn HS viết số 
- Giới thiệu: 10 000 que tính được trực quan trên thẻ số.
- GV gắn: 4 thẻ 10 00 vào hàng chục nghìn theo cột dọc, 2 thẻ 1 000 vào hàng nghìn, 3 thẻ 100 vào hàng trăm, 1 thẻ 100 vào hàng chục, 6 thẻ đơn vị vào hàng đơn vị.
- Hỏi: Có bao nhiêu hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị ?
 - Cho HS lên bảng gắn số tương ứng ở phần bảng phía dưới. 
Chục nghìn
nghìn
trăm
chục
đơn vị
10 000
10 000
10 000
1 000
1 000
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
2
3
1
6
- Hướng dẫn HS cách viết số từ trái sang phải.
- Lưu ý: Khi viết số có 5 chữ số, viết tách hàng nghìn với hàng trăm là nửa con chữ 0
4. HĐ3- Hướng dẫn HS đọc số 
- GV đọc mẫu 42 316 .
- Cho HS luyện đọc thêm các cặp số:
5 327 45 327 8 735 28 735
5. HĐ4- Thực hành 
 Bài 1:- Cho HS làm vào vở.
 Bài 2:- Cho HS làm vào vở.
- Hỏi: 
 + Có mấy chục nghìn ?
 + Có mấy nghìn ?
 + Có mấy trăm ?
 + Có mấy chục ?
 + Có mấy đơn vị ?
 Bài 3:- GV cho HS đọc từng số.
 Bài 4:
- Cho HS nhận xét quy luật viết dãy số và điền tiếp các số vào ô trống.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Tập viết và đọc số có 5 chữ số.- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết.
- 2 HS nêu và trả lời yêu cầu cầu của GV.
+ 2 HS khác đọc lại.
 + 1 000
 + Mười nghìn.
- 1 chục nghìn.
- 2 HS nêu.
- 2 HS nêu.
- Số 4, 2, 3, 1, 6
- Số “bốn mươi hai nghìn” (42) rồi viết “ba trăm mười sáu” (316) vào bên phải số 42.
- HS luyện đọc nhiều lần.
- HS tự điền vào ô trống .
- HS viết số và đọc.
- Kiểm tra vở chéo nhau.
- HS làm bài vào vở và nêu miệng đọc số. viết số.
- 1 HS đọc đề.
- HS nhận xét.
Tiết :3 Thứ hai
Mĩ thuật
Tiết 1-2 Thứ ba
Ôn tập - Kiểm tra 
TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU :
Kiểm tra đọc (lấy điểm ) :
- Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ ràng tốc độ 65 chữ / 1 phút ,biết ngắt nghỉ đúng lúc sau các dấu châm câu và giữa các cụm từ 
- Kĩ năng đọc hiểu :Trả lời được 1 ,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 Oân luyện về phép nhân hoá : Sử dụng phép nhân hoá trong kể chuyện để làm cho lời kể sinh động.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên :Phiếu ghi sẵn tên các BT từ tuần 19 – 26 (túi bài KT ở các tiết 5,6,7).Sáu tranh minh hoạ truyện kể ở BT 2 trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1 : Kiểm tra tập đọc :
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc 
-Gọi HS đọc và trả lời 1 , 2 câu hỏi về ND bài học.
-Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi
-GV nhận xét
3. HĐ2 : Oân luyện về phép so sánh 
Bài 2 :
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Cho HS quan sát kĩ từng bức tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu ND câu chuyện.
-Y/C HS làm việc theo nhóm 6 người .GV HD các nhóm
-Gọi 6 HS của 6 nhóm kể nối tiếp nhau mỗi nhóm 1 bức tranh lần 1.
-Nhận xét HS kể về ND câu chuyện ,từ ngữ ,lời thoại mà HS dùng xem đã sử dụng phép nhân hoá chưa?
-Tuỳ theo thời gian ,GV có thể cho nhiều lượt HS kể chuyện 
-Gọi 3 HS kể và cho HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
-Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Oân tập tiếp theo 
-HS thực hiện (chuẩn bị 2’)
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Theo dõi và nhận xét
- 2 HS đọc
-Quan sát va øđọc lời thoại
-HS làm việc theo nhóm
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
-HS thực hiện
- HS thực hiện
Ôn tập - Kiểm tra 
TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
(Tiết 2)
A. MỤC TIÊU :
Kiểm tra đọc (lấy điểm ) : Như tiết 1 
Oân luyện về phép nhân hoá : Cách nhân hoá.Tìm đúng từ chỉ đặc điểm hoạt động được dùng để nhân hoá
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên :Phiếu ghi sẵn tên các BT từ tuần 19 – 26 .Bảng lớp chép bài thơ : Em thương. Bố tờ phiếu học tập có kẻ sẵn yêu cầu như phần lời giải. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1 : Kiểm tra tập đọc:Tươn ... là 0.
- Cho HS tự làm vào vở.
 Bài 2:
- HD HS đọc thành lời các dòng chữ trong BT rồi tự viết.
- Ở dòng đầu, GV cho HS đọc rồi tự nêu: “Ta phải viết số gồm tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm”
 Bài 3:
- Cho HS đọc đề.
- Gợi ý: Đề bài cho tia số và các số chưa xếp theo thứ tự. Dựa vào mẫu đã nối, các em hãy nối các số còn lại với vạch thích hợp.
- Nhận xét: Các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
 Bài 4:
- Cho HS đọc đề.
- Hỏi: Với bài tính nhẩm, ta phải làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu cách làm các bài tính còn lại.
- Chữa bài.
- Nêu nhận xét:
	8 000 - 4 000 x 2 = 0
	 và (8 000 - 4 000) x 2 = 8000
- Hỏi: Em có nhận xét gì với hai kết quả trên ? Vì sao ?
- GV nhấn mạnh: Thứ tự thự hiện phép tính trong dãy tính rất quan trọng.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi “Chính tả Toán”
- Yêu cầu HS về nhà LT thêm đọc và viết số có 5 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Số 100 000 - Luyện tập 
- 2 HS lên bảng ghép hình.
- HS nêu cách đọc từng số.
- Một số HS nhận xét.
- Cả lớp thống nhất cách đọc.
- HS vừa nhẩm vừa viết số 87 105 vào cột viết số.
- HS làm tương tự với các dòng còn lại.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm.
- HS trình bày bài làm.
- 1 HS đọc .
- Viết kết quả vào phép tính.
- 2 HS đọc kết quả 2 phép tính đầu.
- HS nêu cách làm: Nhân chia trước cộng trừ sau.
- HS tiếp tục làm các phép tính còn lại.
- Hai kết quả khác nhau là do phải thực hiện thứ tự các phép tính kkhác nhau.
- HS chơi.
Rút kinh nghiệm
Tiết :4 Thứ năm
Tự nhiên xã hội 
THÚ
A. MỤC TIÊU :
 - Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống của con người.
 - QS hình vẽ chỉ được một số bộ phận bên ngoài của các loài thú.
 - Yêu thích thú vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Các hình SGK trang 104, 105.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:Chim
Hỏi:
 + Đặc điểm chung của chim là gì ?
 + Vì sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim ?
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài mới lên bảng.
2. HĐ1- Quan sát - Thảo luận 
v Mục tiêu: Biết chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của loài thú nhà được quan sát.
v Cách thực hiện: 
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh cho các nhóm, 2 nhóm có cùng 1 loại tranh .
- Yêu cầu HS thảo luận:
 + Nêu tên một số bộ phận bên ngoài của loài thú em quan sát.
 + Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữ chúng.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, vừa mô tả vừa chỉ vào từng bộ phận.
- GV so sánh kết quả của 2 nhóm thảo luận cùng 1 loại tranh để giúp HS đưa ra kết luận chung về thú.
- Kết luận: Những động vật có đặc điểm như có lông măng, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
3. HĐ2- Thảo luận cả lớp 
v Mục tiêu: Nêu được lợi ích của thú.
v Cách thực hiện: 
- GV đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận với nhau:
 + Nêu lợi ích của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo, ...
 + Đối với những em có nuôi thú trong nhà, các em có tham gia vào việc chăm sóc, chăn thả không ? Nếu có, em thường cho chúng ăn gì ?
- GV nhận xét.
- Kết luận: 
 + Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
 + Bò được dùng để lấy sức kéo, lấy thịt, sữa, ... Từ sửa có thể chế biến thành bơ, phô mai. Trâu được nuôi để lấy sức kéo. Phân trâu, bò dùng để bón ruộng. Thịt bò là loại thức ăn ngon bổ, cung cấp các chất đạm, béo cho cơ thể con người.
4. HĐ3- Làm việc cá nhân 
v Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một loại thú nuôi trong nhà mà em thích.
v Cách thực hiện: 
- Yêu cầu HS lấy giấy, bút ghi hay bút màu để vẽ 1 con thú nhà mà em ưa thích.
- Yêu cầu nhóm trưởng tập hợp các tranh của các bạn trong tổ lại, dán vào giấy khổ to và trưng bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh gía các bức tranh và khen thưởng.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị :Thú (tt)
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận.
- Gợi ý:
 + Kể tên các loài thú nhà mà em biết.
 + Trong đó:
 . Con nào có mọm dài, tai vểnh, mắt híp ?
 . Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ?
 . Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
 . Con nào đẻ con ?
 . Thú mẹ nuôi thú con bằng gì ?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS phát biểu tự do.
- HS thực hiện vẽ, tô màu, ghi tên con vật và ghi các bộ phận của con vật trên hình.
- 1 vài HS tự trình bày tác phẩm của mình.
Rút kinh nghiệm
Tiết 1-2 Thứ sáu 
 KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT ( GHKI )
 ( Đề PGD )
Tiết :3 Thứ sáu 
 KIỂM TRA MÔN TỐN ( GHKI )
HẾT TUẦN 27
Tiết :1 Thứ ba
Thể dục 
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN ”
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Ôn bài TDPTC: yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Hoàng anh - Hoàng yến”: yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn 3 vòng tròn đồng tâm, mỗi HS 1 bông hoa đeo tay hoặc cờ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
-Khởi động các khớp và bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay..
II. Phần cơ bản:
v Ôn bài TDPTC:
- GV chỉ huy HS thực hiện 2 lần 8 nhịp mỗi động tác.
- HS thực hiện theo tổ do cán sự lớp chỉ huy.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Cho HS thực hiện cá nhân.
- Tổ chức cho 1 số em thực hiện lại nếu chưa đạt yêu cầu.
v Trò chơi “Hoàng anh - Hoàng yến”:
- GV nêu lại luật chơi.
- Cho HS tập hợp thành 4 hàng ngang, quay mặt đối diện để chơi.
- Cho HS tiến hành chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện động tác chính xác.
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chúng và RLTTCB.
- HS thực hiện.
- HS luyện tập theo tổ.
- HS thực hiện cá nhân.
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tự cử quản trò.
- Các tổ tiến hành chơi.
- HS thực hiện.
Tiết : 1 Thứ tư
Thể dục 
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN ”
A. MỤC TIÊU :
 - Ôn bài TDPTC : yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Hoàng anh - Hoàng yến”: yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Địa diểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn 3 vòng tròn đồng tâm, mỗi HS 1 bông hoa đeo ở tay hoặc cờ/
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
II. Phần cơ bản :
v Ôn bài TDPTC:
- GV chỉ huy HS thực hiện 2 lần 8 nhịp mỗi động tác.
- HS thực hiện theo tổ do cán sự lớp chỉ huy.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Lưu ý:
 + Hô nhịp chậm: vươn thở, điều hoà.
 + Hô nhịp trung bình: tay, lườn, bụng, toàn thân.
 + Hô nhịp nhanh: chân, nhảy.
- Cho HS thực hiện cá nhân.
- Tổ chức cho 1 số em thực hiện lại nếu chưa đạt yêu cầu.
v Trò chơi “Hoàng anh - Hoàng yến”:
- GV nêu lại luật chơi.
- Cho HS tập hợp thành 4 hàng ngang, quay mặt đối diện để chơi.
- Cho HS tiến hành chơi.
- GV yêu cầu :
 + Tập trung, chú ý.
 + Phản ứng nhanh nhẹn theo lệnh.
 + Đảm bảo an toàn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
III. Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét, khen
những HS thực hiện động tác chính xác
- HS thực hiện.
- HS luyện tập theo tổ.
- HS triển khai đội hình đồng diễn.
- HS lắng nghe.
- Các tổ tiến hành chơi.
- HS thực hiện.
Mĩ thuật
VẼ LỌ HOA VÀ QUẢ
Mục tiêu: 
Nhận biết được hình dáng,tỉ lệ, đặc điểm lọ hoa và quả.
Vẽ được lọ hoa.
Đồ dùng dạy học:
Vật thật lọ hoa và quả.
Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
Ổn định: 1 phút
Bài cũ: GV nhận xét bài vẽ của học sinh.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu 1 số mẫu vẽ cho học sinh quan sát.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu vật mẫu cho HS quan sát.
GV dặt câu hỏi:
Hình dáng lọ hoa như thế nào?
Hình dáng quả như thế nào?
Vị trí của lọ và quả?
Hoạt động 2: Cách vẽ
GV yêu cầu HS xem mẫu.
 Phác khung hình
Tỉ lệ lọ và quả
 Vẽ chi tiết.
Hoạt động 3: Thực hành
GV gợi ý cho HS vẽ từng bước và quan sát mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV chọn bài vẽ đẹp cho học sinh nhận xét, khen ngợi học sinh.
 IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị cho bài học sau :
 	Bút chì màu.
Hát
Lắng nghe
Học sinh quan sát 
Học sinh lắng nghe, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_27_nam_2020_quach_th.doc