Tiết 97 + 98
Sơn Tinh, Thủy Tinh
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng).
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,.
- Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3):
+ Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?
+ Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?
+ Cuối cùng ai thắng?
+ Người thua đã làm gì?
Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2004 Tập đọc Tiết 97 + 98 Sơn Tinh, Thủy Tinh I. Mục đích – yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Vua Hùng). 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp,... Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết các câu hỏi nhỏ (câu hỏi 3): + Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì? + Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì? + Cuối cùng ai thắng? + Người thua đã làm gì? III. Các hoạt động 35’: Tiết 1 1. Ổn định: 1’ Hát 2. Bài cũ (4’): Voi nhà 2 học sinh đọc bài “Voi nhà”, trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét. 3. Giới thiệu (1’): Sơn Tinh, Thủy Tinh 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc: Đoạn 1: Thong thả, trang trọng; lời vua Hùng - dõng dạc; đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh - hào hùng. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh (trang 60), nói về cuộc chiến tranh giữa Thủy Tinh (dưới nước) và Sơn Tinh (trên núi): Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, cùng quân sĩ dâng nước lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh cùng nhân dân và các loài vật trên núi ném đá xuống sông, đánh lại Thủy Tinh, ngăn nước lũ. * Hoạt động 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu: - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. Chú ý các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, ván, dàng, lũ... - Học sinh luyện đọc từ. b. Đọc từng đoạn trước lớp: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên hướng dẫn cách đọc một số câu. + Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.// - Học sinh luyện đọc câu. + Thủy Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.// - Học sinh đọc các từ được chú giải cuối bài. Giáo viên giải nghĩa thêm từ “kén”. - Học sinh nêu. c. Đọc từng đoạn trong nhóm d. Thi đọc giữa các nhóm e. Cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 * Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Câu 1: - Sơn Tinh - chúa miền non cao. Thủy Tinh - vua vùng nước thẳm. - Hỏi thêm: Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì? - Thần núi và thần nước. Câu 2: - Vua giao hẹn: Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. - Hỏi thêm: Lễ vật gồm những gì? - Học sinh nêu ra. Câu 3: - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các câu hỏi nhỏ: - Học sinh trả lời. + Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì? + Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lên ngập nhà cửa, ruộng vườn. + Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì? + Thần bốc từng quả đồi, dời từng quả núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao. + Cuối cùng ai thắng? + Sơn Tinh thắng. + Người thua đã làm gì? + Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp nơi. Câu 4: - Học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời đúng. - Giáo viên kết luận: Câu chuyện nói lên một điều có thật: Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường. * Hoạt động 4: Luyện đọc lại - Giáo viên hướng dẫn 3, 4 học sinh thi đọc lại truyện. - Học sinh thi đọc truyện. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại truyện. Toán Tiết 121 Một phần năm I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được “Một phần năm”. Nhận biết,viết và đọc 1/5. II. Chuẩn bị: Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. III. Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) Hát 2. Bài cũ (4’): 3 học sinh đọc bảng chia 5. 2 HS sửa bài 1, 1 HS sửa bài 3. Nhận xét. 3. Giới thiệu (1’): Một phần năm. 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Giới thiệu Một phần năm - Giáo viên gắn hình vuông lên bảng. 1/5 - Học sinh quan sát và nhận xét: hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. - Giáo viên khẳng định: Như thế là đã tô màu “Một phần năm”: hình vuông. - Hướng dẫn học sinh viết: 1/5; đọc: Một phần năm, - Kết luận: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông. - Vài học sinh nhắc lại. * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - Học sinh tự kẻ thêm các đoạn thẳng để chia mỗi hình thành 5 phần bằng nhau rồi tô màu 1/5 hình đó. - Đại diện 3 dãy thi đua sửa bài. Bài 2: - Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số ô vuông ở hình thứ nhất. - Học sinh tự làm bài. - Vài học sinh lên bảng sửa bài. Bài 3: - Học sinh tự khoanh vào 1/5 số con vật ở mỗi bức tranh. - Vài học sinh lên bảng thi đua sửa bài. - Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Giáo viên hỏi ý nghĩa của 1/5 số quả xoài (Giáo viên treo hình lên bảng). Nhận xét tiết học. Về nhà: làm bài 2, 3. ____________________________________ Toán Ôn tập I. Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh cách nhận biết, viết và đọc “Một phần năm”. Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia đã học. Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Nội dung: 1. Giáo viên cho học sinh nêu tên các hình đã tô màu 1/5 hình đó. 2. Giáo viên cho học sinh lên bảng tô màu 1/5 số ô vuông hoặc con vật ở mỗi hình (giáo viên chuẩn bị hình). 3. Lớp trồng được 25 cây thành các hàng, mỗi hàng có 5 cây. Hỏi có mấy hàng cây được trồng? 4. Điền số thích hợp vào ô trống: Nhân 5 x 5 = ... 5 x 6 = ... 5 x 2 = ... Chia 20 : 5 = ... 30 : 5 = ... 10 : 5 = ... Trừ 20 - 5 = ... 30 - 5 = ... 10 - 5 = ... * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2004 Kể chuyện Tiết 25 Sơn Tinh, Thủy Tinh I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh. Biết kết hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cho phù hợp. 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa truyện. Học sinh: SGK. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): hát 2. Bài cũ (4’): “Quả tim Khỉ” - Cho 3 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện. - 3 học sinh thực hiện. - GV nhận xét, cho điểm. - Lớp nhận xét. 3. Giới thiệu bài (1’): Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe và tập kể lại câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh. 4. Phát triển các hoạt động (28’): * Hoạt động 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của BT1. - 1 học sinh thực hiện. - Treo 3 tranh và yêu cầu học sinh quan sát. - Học sinh thực hiện. - Bức tranh minh họa điều gì? - Đó là trận đánh của 2 vị thần Thủy Tinh đang hò mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bôc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ. - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Bức tranh 2 vẽ cảnh gì? - Vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương. - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Đây là nội dung thứ hai: Sơn Tinh đem ngựa đến đón Mị Nương về núi. - Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3? - 2 vị thần đến cầu hôn Mị Nương. - Hã sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện. - Lớp thực hiện. Một học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh 3, 2, 1. * Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp lại - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Mỗi nhóm có 3 em. Các em tập kể lại từng đoạn truyện trong nhóm. - 3 học sinh mỗi nhóm tiếp nối nhau kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh. - Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể theo đoạn. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Lớp nhận xét. * Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện - Giáo viên cho học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Mỗi nhóm 1 đại diện thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. 5. Tổng kết (3’): - Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nói lên điều gì có thật ở cuộc sống? - Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay. - VN: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - CBB: Tôm càng và cá con. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội Tiết 25 Một số loài cây sống trên cạn I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn. Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 52, 53. - Tranh vẽ, sưu tầm các cây sống trên cạn, hình ảnh các cây có ở sân trường, vườn trường. 2. Học sinh: SGK, VBT, tranh (ảnh) sưu tầm. III. Các hoạt động (35’): 1. Khởi động (1’): 2. Bài cũ 3’: Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu 2 -3 em lên bảng trả lời: Cây có thể sống ở đâu? Kể tên một số cây. Hãy nêu tên 2 cây sống trên cạn, 2 cây sống dưới nước; 1 - 2 cây sống ở những nơi khác mà em biết. Học sinh nhận ... viết vào giấy nháp. - Nhận xét bài bạn viết trên bảng lớp. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Giới thiệu bài (1’): Trong giờ Chính tả hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghe và viết lại 3 khổ thơ đầu của bài thơ Bé nhìn biển. Sau đó, cùng làm các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, thanh hỏi/ thanh ngã. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Giáo viên đọc bài thơ Bé nhìn biển. - Theo dõi giáo viên đọc. Một học sinh đọc lại bài. - Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển như thế nào? - Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con. b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? - Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ. - Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào? - Viết hoa. - Giữa các khổ thơ viết như thế nào? - Để cách một dòng. - Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp? - Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 hoặc thứ 4 để bài thơ vào giữa trang giấy cho đẹp. c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu học sinh đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết. - MB: tưởng, trời, giằng, rung, khiêng sóng lừng, - MN: Nghỉ hè, biển, chỉ có, bãi giằng, bễ, thở, khiêng, - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. - 4 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. d) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. - HS nghe - viết. e) Soát lỗi. - Giáo viên đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. g) Chấm bài. - Thu chấm 10 bài. - Nhận xét bài viết. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tên các loài cá bắt đầu bằng âm ch/tr. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trong thời gian 5 phút, các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là nhóm thắng cuộc. - Tên các loài cá bắt đầu bằng ch: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá cháy (cá cùng họ với cá trích, nhưng lớn hơn nhiều và thường vào sông đẻ), cá chiên, cá chình, cá chọi, cá chuồn, - Tên các loài cá bắt đầu bằng tr: cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, trôi, - Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài và làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Suy nghĩ và làm bài: chú, trường, chân dễ, cổ, mũi. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh. 5. Củng cố, dặn dò: (2’) Nhận xét giờ học. Dặn dò những học sinh viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại. Toán Tiết Thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu: Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6. Củng cố nhận biết các đơn vị đo thời gian: giờ, phút. II. Chuẩn bị: Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: 2 học sinh sửa bài 2. Nhận xét. 3. Giới thiệu bài cũ 1’: - Hỏi: Trong giờ học toán trước, các em đã được học về nội dung gì? - Học về phút, biết một giờ có 60 phút và học cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6. - Trong bài học này, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Bài 1 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Yêu cầu học sinh quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. (Giáo viên có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu học sinh đọc giờ). - Đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. - Yêu cầu học sinh nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp. Ví dụ: Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút. - Giải thích: Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3. - Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút. * Hoạt động 2: Bài 2 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào? - Hướng dẫn: Để làm đúng yêu cầu của bài tập này, trước hết em cần đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó, một số cặp trình bày trước lớp. Lời giải: a – A; b – D; c – B; d – E; e – C; g – G. - Hỏi: 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ? - Là 17 giờ 30 phút. - Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối? - Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ. * Hoạt động 3: Bài 3 - Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ. - Giáo viên chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc. - Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. - Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh thực hành xem giờ trên đồng hồ hằng ngày. Tập làm văn Tiết 25 Đáp lời đồng ý – Quan sát tranh – Trả lời câu hỏi I. Mục tiêu: Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường. Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa. VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 4’: Gọi 2, 3 cặp học sinh đứng tại chỗ nói đối thoại. VD: HS1: Cậu đã bao giờ nhìn thấy con voi chưa? HS2: Chưa bao giờ. HS1: Thật đáng tiếc đấy. Cho học sinh tiến hành với nội dung khác. Nhận xét – đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới 1’: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của bài. 4. Phát triển các hoạt động 28’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hỏi đáp trong giao tiếp Bài 1: - 2 học sinh đọc yêu cầu. - Lớp đọc thầm. - Hỏi: Hà cần nỏi với thái độ thế nào? Bố Dũng nói với thái độ thế nào? - Lời Hà: lễ phép. - Lời bố Dũng: niềm nở. - Giáo viên cho học sinh đóng vai thực hành đối đáp. - Học sinh tiến hành. - Nhận xét. - Gọi 2, 3 học sinh nhắc lại lời Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng. - Vài học sinh nhắc: Cháu cảm ơn Bác. Cháu xin phép Bác. Bài 2: - 2 học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên khuyến khích học sinh đáp lời theo nhiều cách khác nhau. - Học sinh thực hành. - Nhận xét. + Lời của bạn Hương cần thể hiện thế nào? - Thể hiện sự biết ơn. - Vài học sinh nêu: + Cảm ơn bạn/ Cảm ơn bạn nhé?/ Mình cầm nhé? - Giáo viên cho học sinh tiến hành tương tự với câu b. - Vài học sinh nêu: + Em ngoan quá! Cám ơn em! * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh + trả lời câu hỏi - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh. - Học sinh quan sát + suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - Học sinh viết. a) Tranh vẽ cảnh gì? - Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng./ Tranh vẽ cảnh biển sớm mai khi mặt trời mới lên b) Sóng biển như thế nào? - Sóng biển xanh nhấp nhô/ Sóng biển xanh như dềnh lên/ Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh c) Trên mặt biển có những gì? - Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn. d) Trên bầu trời có những gì? - Mặt trời đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời. * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò 4’ - Gọi vài học sinh nêu lại các câu trả lời. - Vài học sinh nêu. - Nhận xét. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà thực hành lời đáp đồng ý. __________________________ Tập làm văn Ôn tập I. Mục tiêu: Củng cố lại cho học sinh kiến thức: Biết đáp lại lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. Biết nhìn tranh và nói về bãi biển. Giáo dục học sinh tính lịch sự và lòng yêu thiên nhiên. II. Nội dung: Giáo viên cho học sinh nêu câu đáp trong các tình huống sau: Thảo luận nhóm đôi: Em: Con chào cô. Thưa cô cho con mượn cái rổ. Cô: Cô treo ở góc bếp ấy. Cháu vào lấy đi. Em đáp: Giáo viên cho học sinh sắm vai để giải quyết tình huống: - Hương cho tớ mượn cái bút này nhé. - Ừ. - Em đáp: Giáo viên treo tranh cảnh bãi biển. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. (Học sinh thảo luận theo nhóm: 2 bàn 1 nhóm). Tranh vẽ cảnh gì? Trên bãi biển, cảnh vật như thế nào? Mọi người đang làm gì? Giáo viên cho học sinh đọc một số bài. Giáo viên sửa bài cho học sinh. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: