Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 19 - Trần Thị Thanh Thủy

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 19 - Trần Thị Thanh Thủy

Tiết 1

Chuyện bốn mùa

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu được tình cảm của hai anh em.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

 

doc 42 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 19 - Trần Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2004
Tập đọc
Tiết 1
Chuyện bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt giọng người kể chyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
Hiểu được tình cảm của hai anh em.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:	+ Tranh minh họa bài đọc trong SGK
	+ Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
	+ Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng 3 cột (hạ, thu, đông) để HS trả lời 	 câu hỏi 3.	
 Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: H hát
2. Giới thiệu 1’:
GV nói sơ về 7 chủ điểm các em sẽ được học trong HKI I.
Tiết học hôm nay, các em sẽ được học chủ điểm mở đầu, đó là - Bốn mùa.
3. Giới thiệu bài:
Chuyện Bốn mùa mở đầu cho chủ điểm Bốn mùa. Câu chuyện gồm có những ai, họ nói với nhau những gì? Thầy, trò mình cũng tìm hiểu nội dung bài.
4. Phát triển các hoạt động:
] Hoạt động 1: Luyện đọc
- PP: Luyện tập, thực hành.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Giới thiệu giọng đọc: Cần phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hà tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về minh lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ.
- HS đọc từng câu nối tiếp.
- HS nối tiếp đọc. HS luyện đọc từ.
Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất, ai cũng yêu, đâm chồi nảy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý câu sau:
- HS đọc
+ Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn/ có giấc ngủ ấm trong chăn.//
- HS luyện đọc
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- GV giúp HS giải nghĩa từ khó.
- HS nêu từ khó + đọc chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
] Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- PP: Đàm thoại, thảo luận, trực quan.
 Câu 1:
- HS đọc câu hỏi: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
-> HS đọc thầm -> trả lời: Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người.
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
Câu 2a:
“Em hày cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?”
- HS đọc thầm đoạn Đông cầm tay Xuân, nói với Xuân để trả lời: Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
-> GV hỏi thêm: Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không?
- Vào xuân, tiết trời ấm áp có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển đâm chồi nảy lộc.
- Câu 2b:
- Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất?
-> HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời: Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
-> GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không?
- Không khác nhau, vì cả 2 đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Câu 3:
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
- GV chia lớp thành một số nhóm phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm viết câu trả lời vào bảng tổng hợp (GV chẩn bị). Lưu ý HS chú ý tập hợp cả lời của các nàng tiên lẫn lời của bà Đất nói về từng mùa.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình bày.
-> GV nhận xét, bổ sung.
- Câu 4: GV nêu: Em thích nhất mùa nào?
- HS trả lời theo suy nghĩ của các em.
- GV hỏi về ý nghĩa bài văn.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
] Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- PP: Đọc phân vai.
- GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 6 em phân các vai: người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất) thi đọc truyện theo vai.
-> GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
- Từng nhóm HS lên thi đua đọc giữa các nhóm.
-> GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
-> HS nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò (3’):
GV hướng dẫn HS liên hệ nội dung bài đọc với thực tế của địa phương, nhất là những địa phương chỉ có 2 mùa.
Yêu cầu HS về nhà đọc lại truyện, xem trước tranh minh họa trong tiết kể chuyện để chuẩn bị tốt cho việc kể Chuyện bốn mùa.
Sưu tầm tranh ảnh về 4 mùa để trưng bày tại lớp.
_____________________________
Toán
Tiết
Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
Chuẩn bị học phép nhân.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK.
Học sinh: Vở bài tập (tập 2), SGK.
III. Các hoạt động:
1. Oån định (1’): Hát
2. Bài cũ (3’):
GV nhận xét, rút ra ưu, khuyết điểm về bài thi của HS.
3. Giới thiệu bài 1’: Tổng của nhiều số
4. Phát triển các hoạt động 30’:
] Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính
- PP: Trực quan, giảng giải, thực hành.
- GV viết lên bảng: 2 + 3 + 4 = ... và giới thiệu: Đây là Tổng của các số 2, 3 và 4. Đọc là “ Tổng của 2, 3, 4” hay “Hai cộng ba cộng bốn”.
- HS chú ý theo dõi.
- GV cho HS tính tổng rồi đọc.
- HS tính ra nháp -> đọc: 2 cộng 8 cộng 4 bằng 9 hay Tổng của 2, 3, 4 bằng 9.
- GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4:
 2
 + 3
 4
+ GV viết lên bảng lớp:
- GV hướng dẫn HS nêu cách tính và tính: 2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
- HS nêu lại cách tính.
 2
 + 3
 4
 9
- GV giới thiệu bài: 12 + 34 + 40
- HS lên bảng xếp tính theo cột dọc.
- Yêu cầu HS tập nêu cách tính và tính 
-> Các em khác thực hiện trên nháp.
+ 2 cộng 4 bằng 6, 6 cộng 0 bằng 6, viết 6.
 12
 + 34
 40
 86
+ 1 cộng 3 bằng 4, 4 cộng 4 bằng 8, viết 8 (1 HS lên bảng vừa thực hiện, vừa nêu:
- 2 HS nhắc lại cách tính.
- Tương tự, Gv nêu bài tính: 15 + 46 + 29 +8
- 1 HS lên bảng lớp đặt tính dọc.
- 1 HS tương tự nêu cách tính và tính:
+ 5 cộng 6 bằng 11, 11 cộng 9 bằng 20, 20 cộng 8 bằng 28, viết 8, nhớ 2.
 15
 + 46
 29
 8
 98
- GV nghe và bổ sung khi HS nêu cách tính và tính.
+ 1 cộng 4 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7, 7 thêm 2 bằng 9, viết 9.
-> Các em khác nghe và cùng thực hiện trên nháp.
=> 3 -> 4 em nêu lại cách tính.
- GV lưu ý HS: Khi viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái.
] Hoạt động 2: Thực hành
- PP: Thực hành, giảng giải, đàm thoại.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài: “Tính”.
-> HS tự làm bài vào vở.
-> HS sửa bài.
- Khi sửa bài, GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. GV khuyến khích các em tính nhẩm và giúp HS để các em trả lời được tổng 6+6+6+6 có các số hạng thế nào?
- Đều bằng nhau và bằng 6.
- Bài 2:
- Đọc yêu cầu: Tính.
- HS làm bài vào tập.
-> HS sửa bài và nêu lại cách tính.
- GV hỏi HS:
+ Tổng 15+15+15+15 có các số hạng thế nào?
- Bằng nhau và bằng 15.
+ Tổng 24+24+24+24 có các số hạng thế nào?
- Bằng nhau và bằng 24.
- Bài 3:
- Điền số.
- GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số còn thiếu vào chỗ chấm.
- HS làmbài -> HS sửa bài:
+ 12 kilôgam cộng 12 kilôgam cộng 12 kilôgam bằng 36 kilôgam.
+ 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít bằng 20 lít.
- GV hỏi thêm HS:
+ Tổng 12kg+12kg+12kg có mấy số hạng, các số hạng này như thế nào với nhau?
- Có 3 số hạng, các số hạng này đều bằng nhau và mỗi số hạng bằng 12 kg.
+ Tổng 5l+5l+5l+5l có mấy số hạng, các số hạng này như thế nào với nhau?
- Có 4 số hạng, các số hạng này đều bằng nhau và mỗi số hạng bằng 5l.
5. Củng cố - dặn dò:
GV viết tổng lên bảng -> yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, nêu cách tính (cả lớp theo dõi và thực hiện vào nháp).
Làm bài: 2, 3.
CBB: Phép nhân.
GV nhận xét tiết học.
_______________________
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Củng cố lại cách tính tổng của nhiều số.
Rèn học sinh kỹ năng làm đúng, nhanh.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Nội dung:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Nêu cách đặt tính và tính các tổng sau:
12 + 24 + 30
20 + 15 + 41
Tính:
5l + 5l + 5l + 5l =
24kg + 24kg + 24kg = 
Nối phép tính và kết quả:
13+13+13	23+15+10
	 48	 39
	17+13+18	11+10+18
Giáo viên thu bài chấm.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2004
Kể chuyện
Tiết 19
Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: 
Kể lại được câu chuyện đã học; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay  ... giầy có là:
	2 x 5 = 10 (chiếc)
	Đáp số: 10 chiếc
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét.
Bài 4: GV cho 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Lớp làm bài vào vở.
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét và cho HS nêu đặc điểm của dãy số này.
- HS nêu: Mỗi số đứng sau tăng thêm 2 đơn vị.
* Mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2.
- GV nói thêm:
- HS đọc lại dãy số từ 2 -> 20.
- Đọc từ 2 -> 20 gọi là “Đếm thêm 2”.
- HS đọc lại dãy số từ 20 -> 2.
- Đọc từ 20 -> 2 gọi là “Đếm bớt 2”.
5. Tổng kết (3’):
- GV cho HS đếm thêm 2 trong phạm vi các số lớn hơn bắt đầu từ một số của dãy số trên (chẳng hạn từ 2 -> 30, 2 -> 40 hoặc từ 10 -> 24).
- HS thi đua đếm.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- VN: Bài 1, 2/95.
- CBB: Luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2004
Chính tả
Tiết
Thư trung thu
Nghe - viết lại chính xác 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu.
Biết viết hoa các chữ cái theo đúng quy tắc viết tên riêng, các chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
Phân biệt được các chữ có phụ âm đầu l/n, có dấu hỏi, dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ minh họa bài tập 2 (nếu có).
Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: 
Gọi 2 HS lên bảng, sau đó đọc cho học sinh viết các từ sau:
+ MB: là thư, lá lúa, lòng mẹ, nòng súng, năm tháng, mười lăm, làm việc, trả lại.
+ MT, MN: mở sách, thịt mỡ, nở hoa, lỡ hẹn, nhảy cẫng, dẫn chuyện.
- 3 học sinh viết trên bảng. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Giới thiệu bài (1’): 
Trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một lại 12 dòng thơ trong bài Thơ Trung Thu. Sau đó, các em sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n và phân biệt dấu thanh hỏi/ ngã.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Giáo viên đọc bài thơ Thư Trung thu.
- Theo dõi giáo viên đọc. 1 học sinh đọc lại.
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác mong các cháu thiếu nhi hãy luôn cố gắng học hành, rèn luyện, làm các việc vừa sức của mình để tham gia kháng chiến, để giữ gìn hòa bình, xứng đáng là cháu của Bác Hồ.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?
- Từ Bác, các cháu.
- Bài thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Bài thơ có 12 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào? 
- Viết hoa.
- Ngoài các chữ đầu câu, trong bài này chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao?
- Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác, viết hoa các chữ Hồ Chí Minh vì đây là tên riêng..
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ kho, dễ lẫn khi viết chính tả.
- MB: làm việc, sức, gìn giữ,
- MN: ngoan, ngoãn, cố gắng, tuổi nhỏ, gìn giữ,
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 4 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
d) Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết theo đúng yêu cầu .
- Học sinh nghe giáo viên đọc và viết lại bài thơ.
e) Soát lỗi.
- Giáo viên đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
g) Chấm bài.
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu hos quan sát tranh và tự tìm từ theo yêu cầu.
- Suy nghị và làm bài vào vở bài tập.
- Gọi học sinh báo cáo kết quả theo hình thức nối tiếp (theo tổ hoặc theo bàn).
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- Nêu các từ vừa tìm được:
chiếc lá, quả na, cuộn len, cái nón.
Cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, con muỗi.
Bài 3:
Tiến hành tương tự bài tập 2.
Đáp án:
lặng lẽ, nặng nề; lo lắng, đói no.
Thi đỗ, đổ rác; giả vờ (đò), giã gạo.
- Nếu còn thời gian có thể tổ chức cho học sinh thi tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bởi âm đầu l/n, có thanh hỏi/ ngã.
5. Củng cố, dặn dò: (2’)
Nhận xét giờ học. Dặn HS thuộc quy tắc chính tả. Học sinh nào viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại bài.
_____________________________________
Luyện tập
Tiết
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính.
Giải bài toán đơn về nhân 2.
II. Chuẩn bị:
VBT.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’):
Gọi 2 HS sửa bài 2, 3 SGK.
Chấm một số vở.
Nhận xét.
3. Bài mới (1’):
Các em đã học bảng nhân 2. Hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn lại kiến thức bảng nhân 2 qua tiết luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động:
] Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1:
x3
- Hướng dẫn HS làm theo mẫu (viết bảng 
2 ® )
- HS tự nêu cách làm :
 Viết 6 vào ô trống.
 Vì 2 x 3 = 6
- HS làm vở.
- 1 HS làm bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS viết phép nhân vào vở rồi tính theo mẫu.
- HS tự thực hiện.
- Nêu kết quả miệng.
 - Nhận xét.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Cho HS đọc thầm đề toán, nêu tóm tắt bằng lời rồi giải bài toán.
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm.
Giải bài toán
Số bánh xe của 8 xe đạp là:
2 x 8 = 16 (bánh xe)
Đáp số: 16 bánh xe
- 1 HS làm bảng.
- Lớp làm vở.
- Nhận xét.
] Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức
Nêu luật chơi:
- Lấy 2 nhân với 1 số ở hàng trên được tích là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới theo mẫu mỗi em điền 1 số -> đội nào nhanh đúng -> thắng.
- Mỗi dãy cữ 4 bạn thi đua.
- Lớp hát: Xòe hoa.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- Cho HS nêu lại tên gọi thành phần và kết quả phép nhân.
] Hoạt động 3: Củng cố
- Đố bảng nhân.
- Dãy A: nêu phép nhân 2.
- Dãy B: nêu tích và ngược lại.
- Nhận xét.
- Tuyên dương.
5. Tổng kết:
Về nhà làm bài 2, 3.
Chuẩn bị Bảng nhân 3.
Nhận xét tiết.
______________________________
Tiết
Tập làm văn
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
Rèn kĩ năng viết: Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa 2 tình huống trong SGK.
Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.
VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): Hát
2. Giới thiệu bài (1’):
Ở học kỳ I, các em đã học cách chào và tự giới thiệu. Bài hôm nay sẽ dạy các em cách đáp lời chào hoặc tự giới thiệu của người khác như thế nào cho lịch sự, văn hóa.
3. Phát triển các hoạt động (30’):
] Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT
Bài tập 1 (miệng):
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh.
- Đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- 1 HS đọc lời chào của chị Phụ trách (trong tranh 1) – lời tự giới thiệu của chị trong tranh 2.
- GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh. Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ.
- HS làm việc theo cặp.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- Bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất.
VD:
- Chị PT: Chào các em.
- HS: Chào chị a.
- Chị PT: Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách Sao của các em.
- Ôi thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ!
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS suy nghĩa về tình huống BT nêu ra: Một người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em đến thăm bố mẹ em.
 Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em đi vắng)?
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu và đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
TH1:
- Cháu chào chú. Chú chờ bố mẹ cháu một chút.
TH2:
- Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi. Lát nữa mời chú quay lại có được 
không ạ? (Chú có nhắn gì lại không ạ?)
- Bình chọn những bạn xử sự đúng – hay vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hóa, vừa thông minh, thận trọng.
Bài tập 3 (viết)
- GV nêu yêu cầu:
- Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại.
- HS làm vào vở.
- Nhiều HS đọc bài viết.
- Cho 1 HS cùng thực hành (miệng) với mình.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
4. Tổng kết:
Nhắc HS về nhà thực hành lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khác, gặp người quen để thể hiện mình là một HS ngoan, lịch sự.
Nhận xét tiết.
Chuẩn bị: tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió.
_______________________
Tập làmvăn
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Củng cố lại cho học sinh kĩ năng nghe và nói. Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
Rèn kỹ năng nói và viết đúng lại lời chào, lời tự giới thiệu.
Giáo dục học sinh phép lịch sự trong giao tiếp.
II. Nội dung:
Em hãy tự giới thiệu mình trước tập thể lớp.
Nếu bố mẹ đi vắng, có chú ở cơ quan bố đến chơi, em sẽ nói gì?
Viết lời đáp của Minh.
- Chào bạn.
- 
- Mình tên là Hùng, mới vào học lớp bạn. Bạn tên là gì?
- 
- Mình muốn kết bạn với Minh có được không?
- 
- Mình cảm ơn Minh.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_19_tran_thi_thanh_th.doc