Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH – CÂU KIỂU AI LÀM GÌ?
I/ MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu:Ai, làm gì?
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2, BT3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1phút) HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 1, BT 3 tuần trước.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH – CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? I/ MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình. - Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu:Ai, làm gì? - Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2, BT3. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1phút) HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Gọi 2 học sinh làm bài tập 1, BT 3 tuần trước. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: HDHS làm bài tập. (30 phút) Bài tập 1: (miệng) Tìm từ. - GV nêu yêu cầu bài tập. - Cho học sinh làm nhẩm. Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. - HS nêu lại yêu cầu của bài. - Tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh, chị, em. - HS thực hiện. “Nhường nhịn, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc, đoàn kết,” Bài tập 2:Xếp từ thành câu. - GV nhắc: khi đặt câu phải viết hoa chữ cái đầu câu, với những từ ở 3 nhóm đã cho có thể tạo thành rất nhiều câu theo mẫu Ai, làm gì ? - Yêu cầu các nhóm làm bài vào vở. - HS đọc 3 nhóm từ. - Thảo luận nhóm và làm bài. - HS xung phong lên bảng viét nhanh. Ai Làm gì? Anh khuyên bảo em? Chị Chăm sóc em? Em Giúp đỡ chị Anh em Khuyên bảo nhau Chị em Giúp đỡ nhau. Bài 3: Điền dấu vào câu. - Gọi 2 học sinh đọc lại truyện vui 4. Củng cố – Dặn dò: (4 phút) - GV chốt lại nội dung chính của bài học. - GV nhận xét tiết học. - HS nêu lại truyện vui. ------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: TẬP VIẾT Bài : M I/ MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng viết chữ: - Biết viết chữ M hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết cụm từ ứng dụng: “Miệng nói tay làm” cờ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ M đặt trong khung chữ. - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li 1 dòng. - Miệng nói tay làm 3 dòng. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Gọi 2 học sinh đồng thời lên bảng. - 1 HS viết L, 1 học sinh viết Lá. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. (12 phút) - GV hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ M - GV đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát. ? Chữ M cao mấy ô li? ? Chiều ngang cao mấy ô li? - GV kẻ ô và viết chữ mẫu lên bảng. ? Chữ M hoa gồm máy nét? Đó là những nét nào? - GV nêu cách viết. + Nét 1: đặt bút trên dòng kẻ 2 đổi chiều bút + Nét 2:Viết 1 nét thẳng đứng xuống đường kẻ 1. + Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút 1 nét thẳng xiên (hơi lượn ở hai đầu) lên đường kẻ 6. + Nét 4: từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2. - GV viết chữ M hoa lên bảng và nhắc lại cách viết. - HS quan sát và nhận xét con chữ mẫu. - Cao 5 ô li. - 5 ô li. - Gồm 4 nét. + Nét móc ngược trái, nét thẳng đứng, thẳng xiên, nét móc ngược phải. - HS theo dõi. - Cả lớp viết vào bảng con hai lượt. *Hoạt động : H/ dẫn viết cụm từ ứng dụng. (8 phút) - Giới thiệu cụm từ ững dụng. - GV giải thích. - HS quan sát cụm từ ứng dụng. - Nhận xét khoảng cách về các chữ. - Hướng dẫn viết chữ miệng vào bảng con. M Miêng noi tay lam - Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách 1 chữ O. HS viết . *Hoạt động 3: H/ dẫn HS viết vào vở tập viết. (13phút) - GV đi từng bàn uốn nắn những học sinh ngồi không đúng tư thế, cách đặt vở, cầm bút. - Chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút) ? Nêu lại cách viết chữ M hoa? - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết ở trang bài ở nhà. --------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4: TOÁN BẢNGTRỪ I/ MỤC TIÊU: - Củng cố các bảng trừ có nhớ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Vận dụng các bảng cộng, trừ để làm tính cộng, trừ liên tiếp. - Luyện kĩ năng vẽ hình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Gọi 1 học sinh đọc bảng trừ 11 14 trừ đi một số. - Gọi 1 học sinh đọc bảng trừ 15 19 trừ đi một số. - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: Luyện tập. (27 phút). Bài 1: Tính nhẩm. - GV lần lượt ghi các phép tính lên bảng. - GV chỉ định học sinh nêu, sau đó viết lên bảng. - GV yêu cầu học sinh đọc bảng trừ. HS nêu nhanh kết quả của từng phép tính. 11 -2 = 9 12 – 3 = 9 13 – 4 = 9 11 – 3 = 8 12 – 4 = 8 13 – 5 = 8 11 – 4 = 7 12 – 5 = 7 13 – 6 = 7 11 – 5 = 6 12 – 6 = 6 13 – 7 = 6 11 – 6 = 5 12 – 7 = 5 13 – 8 = 5 11 – 7 = 4 12 – 8 = 4 13 – 9 = 4 11- 8 = 3 12 – 9 = 3 11- 9 = 2 14 – 5 = 9 15 – 6 = 9 16 – 7 = 9 14 – 6 = 8 15 – 7 = 8 16 – 8 = 8 14 – 7 = 7 15 – 8 = 7 16 – 9 = 7 14 – 8 = 6 15 – 9 = 6 14 – 9 = 5 - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Bài 2: Tính các dãy tính. Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - GV nhận xét, sửa sai. HS thực hiện bảng con, bảng lớp. 5 + 6 – 8 = 3 6 + 8 – 9 = 5 8 + 4 – 5 = 7 6 + 9 – 8 = 7 3 + 9 – 6 = 6 7 + 7 – 9 = 5 Bài 3: Vẽ hình theomẫu. - GV hướng dẫn. - GV nhận xét, tuyên dương những học sinh vẽ đúng. 3. Củng cố – Dặn dò: (4 phút) - Gọi 3 học sinh đọc bảng trừ. + 1 học sinh đọc bảng trừ 11, 12, 13 trừ đi một số. + 1 Học sinh đọc bảng trừ14, 15, 16 trừ đi một số. + 1 học sinh đọc bảng trừ 17, 18, 19 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học. - HS vẽ hình bảng con, bảng lớp. + Xác định hình sẽ vẽ. + Nối các điểm và dùng thước vẽ. ----------------------------------------------------------------------------- Tiết 5: TỰ NHÊN XÃ HỘI PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có thể: - Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. - Phát hiện được số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua dường ăn uống, phòng tránh ngộ độc, cho mình và cho mọi người. - Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người thân bị ngộ độc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trang 30, 31 SGK. - Một vài vỏ hộp hoa chất hoặc thuốc tẩy. - Liệt kê trong nhà những thứ nếu ta ăn uống nhầm sẽ bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu? III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) ? Em cần làm gì để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh? ? Nêu ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở? - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận: Những thứ có thể gây ngộ độc. (10 phút) Bước 1: Động não. ? Em hãy kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống? - HS theo dõi, lắng nghe. - HS nêu nhanh. “Nấm, cá nóc, thức ăn ôi thiu, ruồi, gián đậu, thuốc trừ sâu, thuốc tây, dầu hoả, hoá chất” Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV hỏi cả lớp. ? Trong các thứ các em kể trên thì những thứ nào được cất giữ trong nhà? - Cho học sinh quan sát tranh. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các hình ở SGK tìm ra các lí do khiến chúng ta có thể bị ngọ độc. ? Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô bị thiu thì điều gì có thể xảy ra? ? Nếu em bé lấy được lọ thuốc mà tưởng là kẹo thì điều gì có thể xảy ra? ? Nếu để lần lộn dầu hoả, thuốc trừ sâu và mắm thì điều gì có thể xảy ra? - Thuốc trừ sâu, dầu hoả, - HS quan sát hình 1,2 , 3 /30. - Các nhóm quan sát tranh và trả các câu hỏi được giao. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. *Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV đưa ra các bó rau muống đã bị ngập lụt. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV kết luận: (7 phút). - HS quan sát hình vẽ và nêu nội dung của từng hoạt động của mọi người đang làm ở hình vẽ và quan sát thức ăn GV đưa ra thực tế. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. *Hoạt động 3: Đóng vai. (8 phút) Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV giao nhiệm vụ. - Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV mời các nhóm đóng vai. + Khi bị ngộ độc cầnbáo cho người lớn biết và ngọi ngay cấp cứu. + Nhớ báo cho bác sĩ biết bị ngộ độc những. - Liên hệ thực tế. 3. Củng cố – Dặn dò: (4 phút) - Làm theo những điều đã học. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp thảo luận. + Nhóm 1, 2 tập cách ững xử khi bản thân mình bị ngộ độc. + Nhóm 3, 4 tập cạc ứng xử khi một người thân trong gia đình bị ngộ độc. - HS theo dõi. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: CHÍNH TẢ T-C: TIẾNG VÕNG KÊU I/ MỤC TIÊU: - Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 2 của bài thơ “Tiếng võng kêu” - Làm đúng các bài tập phân biệt l/n; i/iê; ât/âc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết đoạn thơ cân tập chép. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút) HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Gọi học sinh lên bảng làm BT2 câub, c. - HS viết bảng con: Hiền, cô tiên, chín, dắt, bắc, cắt. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: Hướng dẫn bài: (15 phút) - Hướng dẫn tập chép - GV mở bảng phụ có chép khổ thơ 2 yêu cầu học sinh đọc. ? Chữ đầu các dòng được viết như thế nào? - Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. - Chấm chữa bài. - GV chấm bài và nhận xét lỗi chính tả, chữ viết, cách trình bày. - 1 HS đọc bài viết. - Viết hoa, lùi vào lề đỏ 2 ô. - Cả lớp chép bài. *Hoạt động 2: H/dẫn làm bài tập chính tả. (15 phút) Bài 2: b, c (lựa chọn) - GV nêu yêu cầu của bài: em hãy chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. - Đưa bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 2. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng. - Gọi 2 học sinh đọc lại bài làm đúng của mình. 4. Củng cố – Dặn dò: (4 phút) - GV chốt lại nội dung chính của bài học. - Viết lại các từ đã viết sai ở vở chính tả. - Nhận xét chung. - 2 HS làm bài ở bảng phụ, dưới lớp làm bài vào vở. b. (tin, tiên): tin cậy (tìm, tiềm): tìm tòi (khiêm, khim): khiêm tốn (mịt, miệt): miệy mài. c. (thắc, thắt): thắc mắc. (nhặc, nhặt): nặht mạnh - HS đọc bài. - Cả lớp nhận xét. ---------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI – VIẾT NHẮN TIN I/ MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng nghe nói: quan sát tranh, trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh. - Rèn kĩ năng viết; viết đựơc một mẫu tin ngắn gọn, đủ ý. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập 1. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Gọi 3 học sinh lần lượt kể về gia đình mình. - Nhận xét, ghiđiểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1: H/dẫn học sinh làm bài tập. (27 phút) Bài tập 1: (miệng) - GV nêu yêu cầu của bài. - GV khuyến khích học sinh nói theo cách nghĩ của mình. a. Bạn nhỏ đang làm gì? b. Mắt bạn búp bê như thế nào? c. tóc bạn như thế nào? d. bạn mặc áo màu gì? - GV bổ sung sửa sai những thiếu sót. - HS quan sát tranh, lần lượt trả lời từng câu hỏi. - Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê (bạn nhỏ dặt búp bê trong lòng và bón cho búp bê ăn) + Mắt bạn nhìn búp bê rất âu yếm. + Mắt bạn nhìn búp bê thật trìu mến, thương yêu. + Tóc bạn buộc thành hai bím tóc có thắt nơ vàng. + Tóc bạn buộc vểnh lên, thắt hai chiếc nơ trông thật là xinh xắn. + Bạn mặc một chiếc áo màu xanh gọn gàng. + Hay bạn mặc một chiếc áo màu xanh rất đẹp. + Nhiều học sinh nói theo ý của mình. Bài tập 2: (viết) - Gọi 1 hoc ï sinh đọc yêu cầu bài học. - Các em cố gắng nhớ tình huống để viết lời ngắn gọn, đủ ý. - Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở bài tập. - Gọi một số học sinh đọc lại bài của mình. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố – Dặn dò: (4 phút) - GV chốt lại nội dung chính của bài học. - Nhận xét tiết học. - HS đọc. - HS viết. - Một số học sinh đọc. 5 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2008. Mẹ ơi! Bà Nội đến chơi. Bà đưa con đi dự lễ sinh nhật em Nga. Khoảng 8 giờ tối con sẽ về. Con Nam. ------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố phép trừ có nhớ (tình nhẩm và tính viết) vận dụng để làm tính, giải bài toán. - Củng cố cách tìm số hạng trong phép tính cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ. - Tiếp tục làm quen với việc ước lượng độ dài của đoạn thẳng. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút). - Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bảng trừ. - Gọi 2 học sinh đồng thời lên bảng làm bài. 7 + 8 – 9 = 6 9 + 1 – 8 = 2 3 + 6 – 5 = 4 6 + 7 – 7 = 6 - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút) *Hoạt động 1:HD làm bài tập. (30 phút) Bài 1: Tính nhẩm. - Yêu cầu học sinh dựa vào bảng cộng, trừ để nhẩm kết quả phép tính. - HS làm bài sau đó chữa bài. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV ghi đề lên bảng, gọi lần lượt 2 học sinh đặt tính và tính. dưới lớp làm bài vào bảng con. - HS đặt tính. 35 – 8; 75 – 34 57 – 9 35 - 8 27 75 - 34 41 57 - 9 48 81 – 45 63 – 5 94 – 36 81 - 45 36 63 - 5 58 94 - 36 58 Bài 3: Tìm x. - GV ghi đề bài lên bảng. ? Hỏi: muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm gì? ? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? ? Yêu cầu học sinh làm bài, chữa bài? - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Lấy hiệu cộng với số trừ. - Cả lớp làm bài x + 7 = 21 8 + x = 42 x = 21 – 7 x = 42 – 8 x = 14 x = 34 x – 15 = 15 x = 15 + 15 x = 30 Bài 4: Bài toán về ít hơn. - Gọi 1 HS đọc đề toán. ? Bài toán này thuộc dạng nào? ? Giải bài toán này ta thực hiện phép tính gì? - Nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút) - GV chốt lại nọi dung chính của tiết học. - Tuyên dương những học sinh học tốt. - HS đọc đề toán, tóm tắt. - Bài toán về ít hơn. - Thực hiện phép tính trừ. - HS giải: Số đường thúng bé có: 45 kg – 6 kg = 39 (kg đường) Đáp số: 39 kg đường. ------------------------------------------------------------------------------------ SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: -Nhận xét, ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần tới. -Học sinh biết phê và tự phê. -Giáo dục học sinh có tinh thần làm chủ tập thể. -Rèn thói quen mạnh dạn, hoạt bác trước đông người. II. CHUẨN BỊ: -Sổ ghi chép các hoạt động trong tuần. -Phương hướng hoath động tuần 15. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1phút) HS hát *Hoạt động 1: Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. GV hướng dẫn. -Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. +Học tập. +Nền nếp +Đạo đức tác phong. +Các tổ báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của tổ mình. *Hoạt động 2: tổng kết. -GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần 14. +Trong tuần qua các em chưa có nổ lực nhiều trong học tập, vẫn còn một số em làm bài chậm. Viết còn sai nhiều ở môn chính tả. +Nền nếp lớp chưa thể hiện các hoạt động rõ nét. Việc ra vào lớp chưa thật sự nghiêm túc. Giờ chuyển tiết còn ồn ào. HS theo dõi. Bình bầu tổ và cá nhân xuất sắc. *Hoạt động 3: Phổ biến phương hướng tuần 15. -Phấn đấu thực hiện tốt nội quy của nhà trường. -Soạn vở và đồ dùng học tập đầy đủ. -Khắc phục mọi nhược điểm ở tuần 14. -HS nghe. *Hoạt động 4: Sinh hoạt vui chơi -Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt văn nghệ qua các hình thức. -Thi kể chuyện.hát tập thể. ---------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: