Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu

Tập đọc

BÀ CHÁU

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 ).

 HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

- GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh SGK.

 - Bảng phụ viết câu cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

  TIẾT 1  

 1. Ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc bài Bưu thiếp và TLCH SGK.

 - Nhận xét, đánh giá.

 3. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.

 - Ghi bảng tựa bài.

 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng nghĩa từ:

  Đọc nối tiếp từng câu:

 - GV đọc mẫu toàn bài.

 - HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài.

 

doc 24 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học: 2010-2011 - Nguyễn Lý Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO BÀI DẠY
TUAÀN 11
Từ ngày 25 / 10 / 2010 đến ngày 29 / 10 / 2010
THỨ
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
25 / 10
Chào cờ
Đầu tuần. 
Tập đọc
Bà cháu (tiết 1). GDBVMT
Tập đọc
Bà cháu (tiết 2). 
Toán
Luyện tập
BA
26 / 10
Kể chuyện
Bà cháu. 
Chính tả
Tập chép: Bà cháu
Toán
12 trừ đi một số: 12 - 8
TƯ
27 / 10
Tập đọc
Cây xoài của ông em GDBVMT
Luyện từ vàcâu
Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
Toán
32 – 8
NĂM
28 / 10
Tập viết
Chữ hoa I.
Toán
52 - 28
SÁU
29 / 10
Chính tả
Nghe – viết: Cây xoài của ông em
Tập làm văn
 Chia buồn, an ủi 
Toán
Luyện tập
Sinh hoạt lớp
Cuối tuần 11.
Thứ hai , ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
BÀ CHÁU
I.	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. 
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 ).
ï HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4
- GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
II.	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh SGK.
	- Bảng phụ viết câu cần luyện đọc.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
e f TIẾT 1 g h
	1. 	Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:	
	- HS đọc bài Bưu thiếp và TLCH SGK.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Bài mới.
	a. Giới thiệu bài:	
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng nghĩa từ:	
	{ Đọc nối tiếp từng câu:	
	- GV đọc mẫu toàn bài.
	- HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài. 
	ï HSKK: được tham gia đọc.
	- GV theo dõi, uốn nắn tư thế đọc.
	- GV cho HS tìm từ khó, ghi bảng: đầm ấm, nảy mầm, đóa hoa, móm mém, hiền từ.
	ï HSKK:. Luyện phát âm: rau cháo, nào, hạt đào, bao nhiêu, cực khổ.
	- GV đọc – hướng dẫn HS đọc.
	- Nhận xét, sửa sai.
	{ Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
	- GV hỏi bài được chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)	
	- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. GV kết hợp hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng câu văn dài.
	+ Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
+ Hạt đào vừa gieo xuống đã nẩy mầm, / ra lá, / đơm hoa, / kết bao nhiêu là trái vàng, / trái bạc.
+ Bà hiện ra, / móm mém, / hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu vào lòng.
	- HS đọc tiếp nối từng đoạn lần 2. Kết hợp giảng từ mới.
	+ Đoạn 1: - đầm ấm: (cảnh mọi người trong nhà) gần gũi, thương yêu nhau.
	+ Đoạn 4: - cực khổ: lao động rất mệt nhọc nhưng không đủ ăn.
	 - màu nhiệm: có phép lạ tài tình.
	{ Đọc từng đoạn trong nhóm:
	- HS đọc bài theo nhóm đôi.
	- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.
	{ Thi đọc giữa các nhóm.
	- HS đọc từng đoạn của bài theo nhóm .
	ï HSKK: Thi đọc đoạn 2.
	- Đại diện các nhóm thi đọc.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	ï HSKK: Nhắc đọc tốc độ chậm để HS yếu theo kịp.
	{ Đọc đồng thanh:	
	- GV cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
e f TIẾT 2 g h
	c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
	{ Đoạn 1:
	- Cả lớp đọc thầm và TLCH 1, 2
1. Trước khi gặp cô tiên, bà cháu sống như thế nào? (Trước khi gặp cô tiên, bà cháu sống nghèo khổ nhưng rất thương yêu nhau).
2. Cô tiên cho hạt đào và nói gì? (Cô tiên cho hạt đào và dặn rằng: khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang ).
	{ Đoạn 2:
	- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và TLCH 3
3. Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sau? (Hai anh em trở nên giàu có).
	{ Đoạn 3:
	- HS đọc thầm và TLCH 3, (câu 4 ï Dành cho HS khá giỏi)
	4. Thái độ của hai anh em thế nào khi trở nên giàu có? (Hai anh em được giàu có nhưng không cảm thấy vui sướng nà càng buồn bã).
	?. Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không cảm thấy vui sướng? (Vì hai anh em thương nhớ bà).
{ Đoạn 4:
	- HS đọc thầm và TLCH 5.
5. Câu chuyện kết thúc như thế nào? (Cô tiên hiện lên. Hai anh em òa khóc, cầu xin cô hóa phép cho bà sống lại, dù có phải trở lại cuộc sống cực khổ như xưa. Lâu đài ruộng vườn phút chốc biến mất, bà hiện ra dang tay ôm hai cháu vào lòng).
	* Qua câu chuyện này, em hiểu được điều gì?
	- Rút ra nội dung bài học. 
	&	Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.
- GV đính bảng. HS đọc.
	{ Luyện đọc lại:
- Bài học này gồm có mấy nhân vật? ( nhân vật: người dẫn chuyện, cô tiên và hai anh em).
	- GV cho các nhóm thi đọc theo lối phân vai.
	- Đại diện các nhóm thi đọc. 
ï HSKK: Thi đọc đoạn 2.
	- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
	- Cả lớp tuyên dương.
	4. 	Củng cố:
	Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
	5. Dặn dò:
- Về nhà đọc bài nhiều lần. ï HSKK: Đọc đoạn 4.
	- Tập kể lại câu chuyện.
Toán
LUYỆN TẬP
I.	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
	- Thực hiện được phép trừ dạng 51-15
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31- 5
	- Làm BT 1, 2 (cột 1,2), 3 (a, b), 4.
ï HS khá giỏi làm BT 3 (c), bài 5.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.	Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS lên bảng làm:
	 51 - 8	41 - 9
- Kiểm tra VBT.	
	- Nhận xét, đánh giá
 3. 	Bài mới:
 	a. Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Thực hành.
& Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu. 
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
	- Đại diện các nhóm trình bày.
	11 - 2 = 9	11 - 4 = 7	11 - 6 = 5	11 - 8 = 3
	11 - 3 = 8	11 - 5 = 6	11 - 7 = 4	11 - 9 = 2
 	- Nhận xét,đánh giá.
& Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. HS làm (cột 1,2). 
ï HS khá giỏi làm cột 3 
- GV cho HS làm vào vở. 
ï HSKK: Hướng dẫn HS cách đặt tính.
ï HS giỏi nêu cách thực hiện
	- 1 HS làm vào bảng lớp.
	a.	41 	51	81	b.	71 	38	29
 - 	 -	 -	 -	 +	 +
25	35	48	 9	47	 6
16	 16	33	 62	85	35
	- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu. HS làm bài (a, b). ï HS khá giỏi: làm BT 3c
- GV làm mẫu phép tính thứ nhất.
ï HSKK: HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng.
	 - 1 HS làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở.
x + 18 = 61	23 + x = 71	x + 44 = 81
	 x = 61 - 18	 x = 71 - 23	 x = 81 - 44
	 x = 43	 x = 48	 x = 37
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV: + Bài toán cho biết gì? 
	 + Bài toán hỏi gì?
ï HSKK: Giúp HS hiểu đề toán. Bằng cách cho HS được thực hành.
- 2 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
ï HSKK: Hướng dẫn HS đặt lời giải.	
Bài giải
Số kg táo còn là:
51 - 26 = 25 (kg)
Đáp số: 25 kg
- Nhận xét,đánh giá.
& Bài 5: ï Dành cho HS khá giỏi.
+
-
 9 + 6 = 15	16 - 10 = 6	11 - 8 = 3
 11 - 6 = 5	10 - 5 = 5	 8 + 8 = 16
 11 - 2 = 9	 8 + 6 = 14	 7 + 5 = 15
4. Củng cố.
	- GV cho HS làm: 
	31	91	65
	 -	 -	 -
 8	 	 	 9	 8
	- NhẬn xét, đánh giá.
 5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài trong VBT
Thứ ba , ngày 26 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện
BÀ CHÁU
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu.
ï HSKG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa SGK
	- Câu hỏi gợi mở cho tranh 2, 3, 4.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra VBT của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
— Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- 1HS đọc yêu cầu bài.
ï HSKK: HS đọc lại bài tập đọcBà cháu.
- GV cho HS quan sát 4 bức tranh, phân biệt các nhân vật.
- Đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ lại nội dung từng tranh.
- HS tóm tắt nội dung mỗi tranh.
- Hướng dẫn HS kể trước lớp từng đoạn dựa vào tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
	- GV hướng dẫn kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1. 
- HS quan sát tranh 1 và trả lời.
	+ Trong tranh có những nhân vật nào?
	+ Bà cháu sống với nhau như thế nào?
	+ Cô tiên nói gì?
	- 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Các tranh khác thực hiện tương tự. GV treo bảng phụ.
	ï HSKK: GV đặt câu hỏi:
	+ Tranh 2: Trong tranh vẽ gì? Hai em đang làm gì?
	+ Tranh 3: Tranh vẽ những ai? Tại sao hai em lại buồn?
	+ Tranh 4: Cô tiên đang làm gì? Câu chuyện kết thúc như thế nào?
	— Kể chuyện trong nhóm:
	- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
	— Kể chuyện truớc lớp:
	- GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
	 ï HSKK: Kể tiếp nối từng đoạn hợp thành câu chuyện.
GV gợi ý thêm ở mỗi đoạn giúp HS đỡ lúng túng.
Bé Hà vốn là cô bé như thế nào?
Bé Hà có sáng kiến gì?
Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bào?
Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
	 ï HS khá giỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện.. 
	- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
	- Đại diện vài nhóm thi kể lại câu chuyện.
	- GV và cả lớp bình chọn nhóm kể hay.
	- Nhận xét, tuyên dương.
	4. 	Củng cố:
	- GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi các nhóm, cá nhân làm tốt. 
	- Nêu khuyết điểm cần khắc phục.
	5. 	Dặn dò:
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả (tập chép)
BÀ CHÁU
I. 	MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn trích trong bài chính tả Bà cháu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Làm được bài tập 2, BT(3) a/b, hoặc bài tập phương ngữ do GV chọn.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết nội dung cần chép.
- Bút dạ 4 cái, bảng nhóm 4 cái.
	- VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1.	Ổn định.
	2.	Kiểm tra bài cũ: 
	- HS lên bảng viết: kiến, mạnh mẽ
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn tập chép:
	{ Hướng dẫn nội dung đoạn chép:
	- GV đọc đoạn chép.
	- 1 HS đọc lại đoạn chép.
	- Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả? (Chúng cháu chỉ cần bà sống lại).
	{ Hướng dẫn cách trình bày.
	- Bài viết này có mấy câu?
	- Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào? (được đặt trong dấu ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm).
{ Hướng dẫn viết từ khó: 
- GV tìm từ khó và ghi bảng: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay, 
- Phân tích và so sánh từ khó.
- HS viết bảng con từ khó. – Nhận xét, sửa sai.
{ Chép bài:
- GV đọc cho HS nghe trước khi viết. Nhắc HS đọc thầm từng cụm từ và chép vào vở. GV gạch dưới những chữ dễ viết sai (lưu ý nhắc HS không gạch chân các tiếng này).
- HS viết, GV theo dõi, uốn nắn, chỉnh sửa tư thế ngồi.
ï HSKK: GV gạch ngắt nhịp trên bảng phụ giúp HS dễ nhận và viết bài.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi, HS tự chữa lỗ ... ? ( 2 nét)
- GV miêu tả: + Nét 1: kết hợp 2 nét cơ bản - cong trái và lượn ngang 
	 + Nét 2: móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
	{ Hướng dẫn viết trên bảng con:
- GV nêu cách viết: giống nét 1 của chữ H, ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồii lượn ngang, DB trên ĐK6; Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, DB trên ĐK2.
- GV viết mẫu chữ I (5 li) trên bảng lớp + nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS tập viết chữ I vào bảng con. 1 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét, uốn nắn.
	c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
{ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Giúp HS hiểu cụm từ ứng dụng: cùng nhau đoàn kết làm việc.
{ Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái:
+ Chữ có độ cao 1 li: c, n, ư, ơ, c, ơ, i, n, h, a.
+ Các chữ có độ cao 2,5 li: I , h, l, h 
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ .
+ GV nhắc lại khoảng cách giữa các chữ (tiếng) theo qui định.
{ Hướng dẫn viết trên bảng con:
- GV viết mẫu chữ Ích
- HS viết vào bảng con chữ Ích vài lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
	d. Hướng dẫn viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ I cỡ vừa, 1 dòng chữ I cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ích cỡ vừa, 1 dòng chữ Ích cỡ nhỏ.
+ 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ: Ích nước lợi nhà
- GV nhắc HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
{ HS khá giỏi: viết đúng và đủ các dòng ở lớp trên trang vở Tập viết.
@ Chấm, chữa bài:
- GV thu một số vở HS chấm.
- Nêu nhận xét, rút kinh nghiệm.
	4. 	Củng cố:
	- Cho HS lên bảng viết I, Ích
	- Nhận xét, đánh giá.
	5. 	Dặn dò:
	- Về nhà hoàn thành phần luyện viết.
	ï HSKK: viết nhiều lần chữ I vào bảng con.
Toán
52 - 28
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 28
- HS làm BT 1(dòng 1), 2 (a, b), 3.
ï HS khá giỏi: BT1 làm dòng 2, BT2 (c).
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 7 bó 1 chục que tính.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ.
	- GV cho HS lên bảng làm 3 phép tính
	12 - 3	12 - 9	12 - 5
	- Nhận xét, đánh giá.
 3.	Bài mới:
 	a. Giới thiệu bài.
	- GV nêu yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 52 – 28.
	. Giới thiệu HS thực hiện phép trừ.
- GV cho HS lấy 5 bó 1 chục que tính, và 2 que tính rời rồi hỏi HS: Có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV nêu vấn đề có 52 que tính, làm thế nào để lấy đi 28 que tính. 
- Còn lại bao nhiêu que tính?
	- HS tìm kết quả trên que tính: 52 – 28 = 24
	- Hướng dẫn đặt tính (SGK).
	c. Thực hành:
& Bài 1: 
	- HS nêu yêu cầu. Làm dòng 1.
- GV cho HS làm vào vở.
	ï HSKK: HS nêu lại cách thực hiện phép trừ.
	 62	 32	82	92	72
	 -	 -	 -	 -	 -
	 19	 16	37	23	28
	 43	 22	 45	69	44
ï HS khá, giỏi làm dòng 2.
	42	52	22	62	82
	 -	 -	 -	 -	 -
	18	 14	 9	25	77
	 34	 38	 13	37	 5
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 2:
- HS nêu yêu cầu. HS làm (a, b). ï HS khá giỏi: 2c 
- Cả lớp làm bảng con.
	a.	72	b.	82	c.	92
	 -	 -	 -
	27	38	55
	 45	 44	 37
- Nhận xét, đánh giá.
& Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu. 
- GV cho HS đọc tóm tắt.
- GV: + Bài toán cho biết gì?
	 + Bài toán hỏi gì?
	- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
	ï HSKK: Hướng dẫn cách đặt lời giải.
Bài giải
Số cây đội một trồng được là:
92 - 38 = 54 (cây)
Đáp số: 54 cây.
 4. Củng cố.
	 - GV cho HS lên bảng làm: 
	42- 5 	52 - 8 
 - Nhận xét, đánh giá.
 5. Dặn dò.
	- Làm bài trong VBT.
	- Chuẩn bị bài : Luyện tập.
Thứ sáu , ngày 29 tháng 10 năm 2010
Chính tả (nghe viết)
CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoan văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- Làm được BT2, BT3 a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV chọn.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung đoạn viết.
	- 4 bảng nhóm, bút dạ 4 cái.
	- VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1.	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	
	- Kiểm tra VBT.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu bài: 	
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
	- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn nghe – viết:
{ Hướng dẫn nội dung viết:
- GV đọc bài chính tả.
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Giúp HS nắm được nội dung bài chính tả:
+ Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp? (hoa nở trắng cành, chùm quả to, đu đưa theo gió mùa hè, quả chín vàng).
+ Mẹ làm gì khi đếm mùa xoài chín? (chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông).
{ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài viết có mấy câu? (Có 4 câu).
	{ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm từ khó, GV ghi bảng: cây xoài, trồng, xoài cát, lẫm chẫm, nở, cuối, những, quả.	
	- HS viết từ khó vào bảng con.
	- Nhận xét, sửa sai.
	{ GV đọc bài cho HS viết:
- GV đọc cho HS nghe 1 lần trước khi viết.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng đọc 2,3 lần.
ï HSKK: GV đọc, ghép vần từ khó cho HS viết.
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
{ Chấm, chữa bài:
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu bài của HS.
- Chấm, nhận xét đúng sai.
c. Hướng dẫn HS làm bài chính tả:
& Bài 2:
- HS đọc yêu cầu. 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm vào vở. 1HS làm vào bảng nhóm.
ï HSKK: Nhắc luật chính tả khi viết g / gh
- HS trình bày. GV và lớp nhận xét.
	xuống ghềnh – con gà – gạo trắng – ghi lòng
& Bài 3: Làm bài 3b.
- HS đọc yêu cầu. 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm 4. 
- HS làm VBT. 2 HS làm bảng nhóm
- Trình bày. Lớp nhận xét.
	b. thương người, thương thân, cá ươn, trăm đường
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- GV cho HS viết bảng những tiếng vừa viết sai ở phần trên.
- Nhận xét, đánh giá.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Xem trước bài tiết sau.
Tập làm văn
CHIA BUỒN , AN ỦI
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết nói lời chia buồn, an ủi với ông, bà trong những tình huống cụ thể ( BT1, BT2).
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn hỏi thăm ông, bà khi em biết tin quê nhà bị bão.( BT3).
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Mỗi học sinh mang đến lớp 1 bưu thiếp.
	-VBT.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. 	Ổn định:
	2. 	Kiểm tra bài cũ: 	
- GV cho 3 HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân.
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. 	Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
	b. Hướng dẫn làm bài tập:
& Bài 1: (miệng).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi.
	- HS phát biểu ý kiến. Nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu. - GV giúp HS nắm yêu cầu.
- HS đọc lại bưu thiếp SGK/80
	- Nhắc HS cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu. (thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng).
	ï HSKK: HS yếu chỉ viết đoạn văn dài 2 câu.
ï HS khá giỏi thực hành làm miệng.
	ï HSKK: GV cho 1 HS khá giỏi thực hành làm miệng
	- HS làm bài vào vở.
	- HS đọc bài. Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
	4. 	Củng cố:
	- Kể những kỉ niệm em nhớ nhất về ông bà.
	- Nhận xét, đánh giá.
	5. 	Dặn dò:
	- Xem lại bài. Hoàn thành VBT.
Toán
LUYỆN TẬP
I. 	MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số 
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28
- Biết tìm số hạng của một tổng
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28
	- Làm BT 1, 2 (cột 1, 2), 3 (a, b), 4.
	ï HS khá giỏi: làm BT 2 (cột 3), 3 (c), 5.
II. 	ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ.
	- HS lên bảng làm bài:
	12 - 7 	12 - 9 	33 - 15 	52 - 34
	- Nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
- Ghi bảng tựa bài.
	b. Thực hành:
	& Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu. 
	- HS thực hiện nhóm đôi. HS trình bày.
	12 - 3 = 9	12 - 5 = 7	12 - 7 = 5	12 - 9 = 3
	12 - 4 = 8	12 - 6 = 6	12 - 8 = 4	12 - 10 = 2 
	- Nhận xét, đánh giá,
	& Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu. Làm cột 1,2 
	- GV cho HS làm vào bảng con.
	ï HSKK : Hướng dẫn đặt tính cho đúng.
	ï HS khá giỏi làm cột 3.
	62	 72	32	
	 -	 -	 -
	27	 15	 8	
	 35	 57	 24	
	53	36	25	 +	 +	 +
	19	 36	27	
	 72	 72	 52	
	- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 3: 
	- HS đọc yêu cầu bài. Làm a. b
- GV cho cả lớp làm vào bảng con.
ï HSKK : GV nhắc lại cách tìm số hạng.
	ï HS khá giỏi làm c.
	a. x + 18 = 52	b. x + 24 = 62	c. 27 + x = 82
	 x = 52 - 18	 x = 62 - 24 x = 82 - 27
	 x = 34	 x = 38	 x = 55
	- Nhận xét, đánh giá.
	& Bài 4: 
	- HS đọc yêu cầu.
- GV: + Bài toán cho biết gì?
	 + Bài toán hỏi gì?
	- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
	ï HSKK: Hướng dẫn cách đặt lời giải.
Bài giải
Số con gà có là:
42 - 18 = 24 (con)
Đáp số: 24 con
& Bài 5: ï Dành cho HS khá giỏi.
- HS thảo luận nhóm 3.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, đánh giá.
 4. Củng cố.
	- GV cho HS làm bài trên bảng lớp:
	51 - 46	61 - 49
	- Nhận xét, đánh giá.
 5. Dặn dò.
Hoàn thành bài trongVBT.
SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN 11
I. 	Ổn định:
	- Cả lớp hát 1 bài.
II. 	Nội dung:
{ Nhận xét tuần qua:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung có nhiều cố gắng.
- Đồ dùng học tập khá đầy đủ, sách vở bao bọc khá cẩn thận. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa giữ gìn: vẽ bậy vào vở, xé tập, 
- Hăng say phát biểu xây dựng bài, có ý thức học tốt: Huỳnh, Huyền, Như, Dũng.
- Đi học chuyên cần,ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
* Tồn tại: 
- Nói chuyện riêng nhiều: Duy, Cường, Hải, 
- Thường xuyên quên sách vở, ĐDHT : Kiệt, Thắm.
- Chữ viết cẩu thả: Trí Dũng, Tho, Thành Hiếu.
- Tính toán chậm: Phước, Đang, Quy, Hân
{ Kế hoạch tới:
- Duy trì nề nếp học tập. Nghỉ học phải có đơn xin phép.
- Tiếp tục thi đua chào mừng 20/11. 
- Học tốt đạt nhiều điểm 10, sưu tầm bài thơ, bài hát chào mừng 20/11.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót.
- Ổn định nề nếp lớp học. Đi học chuyên cần.
- Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ trực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Đi nhà vệ sinh xong nhớ dội rửa cho sạch.
- Ôn thi chuẩn bị thi giữa HK I.
- HS nhắc g/đ lên đóng học phí, đóng tiền mua ghế ngồi chào cờ.
{ Kể chuyện Bác Hồ: Có phải cháu chính là Hiếu không.
Khối trưởng duyệt
.  ..
Võ Thị Sao Ly

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_11_nam_hoc_2010_2011.doc