Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 1 - Năm 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 1 - Năm 2011-2012

ĐẠO ĐỨC

Học tập, sinh hoạt đúng giờ

I. MỤC TIÊU

- HS biết được thế nào là học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 + Biết cùng cha mẹ lậy thời gian biểu hằng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu.

* GDTTHCM: Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập, sinh hoạt đúng giờ chính là noi theo gương Bác.

- Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Kĩ năng quản lý thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 1 - Năm 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ hai
Ngày soạn : 19/ 08/ 2011
Ngày giảng: 22/ 08/ 2011
ĐẠO ĐỨC
Học tập, sinh hoạt đúng giờ
I. MỤC TIÊU
- HS biết được thế nào là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 + Biết cùng cha mẹ lậy thời gian biểu hằng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu.
* GDTTHCM: Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập, sinh hoạt đúng giờ chính là noi theo gương Bác.
- Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng quản lý thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ. 
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: phiếu học tập . Bộ thẻ màu xanh, đỏ, trắng.
- HS: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Họat động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS
B/ Bài mới
1/ Giới thiệu bài: 
? Hằng ngày ở nhà, khi đến giờ ăn, giờ học em tự giác thực hiện hay bố mẹ phải nhắc?
- GV khên những HS đã tự giác thực hiện giờ nào việc nấy và dẫn vào bài.
- GV ghi tên bài lên bảng
2/ Nội dung
a) Hoạt động 1:Bày tỏ ý kiến
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 1 trong VBT.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiểu và y/c các nhóm thảo luận xem việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
+ Nhóm 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn làm bài tập, bạn Lan tranh thủ làm bài tập TV, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.
+ Nhóm 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*KNS: HS được rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán
 => GV kết luận: Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b) Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu và y/c các nhóm thảo luận theo t́nh huống trong phiếu.
- HS thảo luận theo nhóm và chuẩn bị đóng vai.
 ? Theo em bạn Ngọc có thể ứng xử thế nào? 
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
* KNS: HS được rèn kĩ năng ra quyết định.
 => GV kết luận: Mỗi t́nh huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất để đảm bảo học tập, sinh hoạt đúng giờ.
c) Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
- HS nêu y/c BT3
- GV phát thẻ màu cho HS và quy ước: thẻ xanh là tán thành, thẻ đỏ là không tán thành, the vàng là không biết (hay phân vân, lưỡng lự) và yêu cầu HS bày tỏ thái độ trước việc làm của các bạn trong bài tập.
- GV lần lượt đọc từng câu trong bài tập đã ghi trên phiếu lớn.
 Em tán thành hay không tán thành với hành vi, việc làm của bạn nào sau đây?
a) Cứ đúng 7h tối là Vân ngồi vào bàn để ôn bài và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
b) Đã đến giờ học bài, nhưng Hùng vẫn mải mê chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính.
c) Huyền vừa ăn cơm, vừa đọc truyện.
d) Hằng ngày Dương dậy từ 6h sáng để tập thể dục.
e) Liên thường hay đi học muộn vì ngủ quên.
g) Huệ tranh thủ làm bài tập trong giờ ra chơi để về nhà khỏi phải làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
 + Tán thành việc làm của các bạn Vân, Dương vì đó là những việc làm thể hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 + Không tán thành với việc làm của các bạn Hung, huyền, Liên, Huệ vì đó là những việc làm thể hiện học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
* GDTTHCM: 
? Em hãy nêu 1 tấm gương về việc học tập và sinh hoạt đúng giờ mà em biết?
=> Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập, sinh hoạt đúng giờ chính là noi theo gương Bác.
C/ Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu.
- HS nêu ý kiến
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- Tranh1: Cô giáo đang giảng bài, 1bạn vẽ máy bay, 1bạn tranh thủ làm bài tập TV.
- Tranh2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, 
riêng 1 bạn vừa ăn cơm vừa xem truyện.
+ Hai bạn Lan và Tùng không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các bạn đã chưa làm đúng trách nhiệm và bổn phận của người HS.
+ Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Bạn Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.
- 2 HS nêu y/c
- Một bạn đang xem chương tŕnh TV rất hay. Mẹ nhắc bạn đã đến giờ đi ngủ.
- Ngọc nên tắt TV và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.
- 2HS nêu y/c
- HS lắng nghe
- HS giơ thẻ để biểu thị thái độ của mình, giải thich lí do vì sao tán thành hay không tán thành trước hành vi, việc làm đó.
- HS đọc câu: Giờ nào việc nấy.
- HS nêu
~~~~~~~~~~~~~~~*&*~~~~~~~~~~~~~~~~
TẬP ĐỌC
Có công mài sắt, có ngày nên kim
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc:
 + Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 + Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật (cậu bé, bà cụ) với lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu:
 + Hiểu nghĩa từ ngữ mới: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 + Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- GD HS tính kiên trì, nhẫn nại trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tự nhận thức được bản thân(hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).
- Lắng nghe tích cực.(suy nghĩ, trả lời câu hỏi đọc – hiểu câu chuyện)
- Kiên định.
- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
- HS: SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Họat động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
A) Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra SGK, VBT của HS.
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách TV 2, tập một.
- HS mở mục lục sách đọc tên 8 chủ điểm
B) Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Truyện đọc mở đầu chủ điểm Em là học sinh có tên gọi Có công mài sắt, có ngày nên kim.
? Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- GV kết luận và ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
2.1. Luyện đọc đoạn 1, 2:
a, GV đọc mẫu:
b, Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu:
- Đọc nối tiếp lần 1: 
- GV lắng nghe, nhận xét cách phát âm của HS. 
- Đọc nối tiếp lần 2:
GV nhận xét HS đọc sau đó viết các từ cần luyện đọc lên bảng:
+ quyển, nắn nót, nguệch ngoạc, thỏi sắt, mải miết.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Luyện đọc đoạn: 
- GV gọi 1-2 HS đọc đoạn (lần 1)
- GV treo bảng phụ có viết câu văn cần luyện đọc.
- GV yêu cầu HS dùng dấu gạch chéo để ngắt câu văn và gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện sau đó đọc câu văn..
- GV nhận xét và gọi HS đọc lại câu văn.
- GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ trong đoạn.
* Luyện đọc nhóm
- GV cho HS luyện đọc nhóm 2 - Thời gian 2 phút.
- GV gọi 2 nhóm đọc.
- HS và GV nhận xét.
* Thi đọc 
- GV tổ chức cho 3 nhóm thi đọc nối tiếp 2 đoạn đầu.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1 và 2:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
Ò Cậu bé khi làm thường mau chán và hay bỏ dở công việc.
- 1HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
- GV treo tranh và hỏi:
? Cậu bé thấy bà cụ làm gì?
?Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
?Những câu nói nào cho thấy cậu bé không tin?
Ò Cậu bé không tin khi thấy bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá.
- 2HS đọc trước lớp 8 chủ điểm: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà.
- Tranh vẽ một bà cụ và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó. Bà vừa mài vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc lần lượt mỗi em một câu đến hết đoạn 1 và 2.
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc, mỗi từ 1- 2 em đọc.
- 1-2 HS đọc đoạn 1.
- Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đă ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ rở.//
- HS dùng bút chì thực hành trong SGK.
- 1 HS lên bảng thực hiện- đọc, dưới lớp quan sát, nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2 trong bài.
- Từng nhóm 2 em luyện đọc nối tiếp 2 đoạn đầu của bài.
- 2 luyện đọc nối tiếp.
- Các nhóm thi đọc nối tiếp.
Cậu bé lười học:
- Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi.Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
Cậu bé ngạc nhiên về việc làm của bà:
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Mài thỏi sắt thành chiếc kim khâu để vá quần áo
- “Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.”
 Tiết 2
4.Luyện đọc các đoạn 3 và 4:
a, Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp (lần 1)
- GV nhận xét và viết các từ khó cần luyện đọc lên bảng:
+ Giảng giải, hiểu, quay.
- HS luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp (lần 2) kết hợp sửa phát âm
b, Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV gọi HS đọc đoạn 3.
- GV treo bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- GV gọi hs đọc lại câu văn.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
- GV giải nghĩa một số từ khó: Ôn tồn, thành tài.
c, Luyện đọc nhóm
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi
-GV theo dõi,hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d, Thi đọc 
- GV tổ chức thi đọc giữa 2 nhóm.
- ...  tập:
Bài 1: Cho HS đọc đề và nêu yêu cầu
+ Có bao nhiêu hình vẽ ?
+ Tám hình vẽ này ứng dụng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn, hãy đọc 8 tên gọi đó ?
+ Chọn từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1.
+ Yêu cầu HS tiếp tục làm bài 1, lớp trưởng điều khiển cả lớp.
Bài 2: Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
+ Yêu cầu HS lấy ví dụ về từng loại.
+ Tổ chức thi tìm từ nhanh.
 Kiểm tra kết quả, tuyên dương nhóm thắng.
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
+ Gọi HS đọc câu mẫu.
+ Câu mẫu vừa đọc nói về ai ? cái gì ?
+ Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì? (Vườn hoa được vẽ thế nào ?)
+ Tranh 2 cho ta thấy Huệ định điều gì?
+ Theo em, cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì ?
+ Y/ cầu HS viết câu của em vào VBT
C/ Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay, các em học luyện từ và câu bài gì ?
- Để đọc và viết về câu đúng em cần biết điều gì ?
HS nhắc lại.
+ Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ.
+ Có 8 hình vẽ.
+ Đọc bài: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.
+ Trường.
+ HS tiếp tục làm bài vào VBTTV và nhận xét , sửa chữa.
Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, chỉ hoạt động của HS, chỉ tính nết của HS.
+ Gọi 3 HS, mỗi HS nêu 1 từ.
+ Chia HS thành 4 nhóm ghi vào phiếu học tập sau đó lên dán ở bảng.
+ Hãy viết một câu thích hợp nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi hình vẽ.
+ Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
+ Nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1.
+ Vườn hoa thật đẹp./ Những bông hoa trong vườn thật đẹp . . .
+ HS đọc nối tiếp nói về cô bé.
+ Cậu bé ngăn Huệ lại./Cậu bé khuyên Huệ không nên hái hoa trong vườn . . .
~~~~~~~~~~~~~~~*&*~~~~~~~~~~~~~~~~
CHÍNH TẢ
Nghe viết: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ, chữ đầu các dòng thơ viết hoa bắt đầu viết từ ô thứ ba từ lề vào.
- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
	+ Học thuộc lòng tiếp tên 10 chữ cái tiếp theo 9 chữ cái đầu.
- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viêt BT 2, 3
- HS: VBT 
III. CÁC HỌẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ;
- GV đọc: + 2 HS viết trên bảng.
 + Dưới lớp viết ra nháp.
- 1 HS đọc thuộc 10 chữ cái đầu. 
- HS NX – GV NX
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài : 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe-viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ 3.
- HS đọc lại.
? Khổ thơ là lời nói của ai với ai?
? Bố nói với con điều gì?
? Khổ thơ có mấy dòng? Chữ đầu dòng viết như thế nào?
? Trong vở nên viết từ ô thứ mấy?
- HS luyện viết vào bảng con từ dễ khó.
b. Nghe viết:
- GV đọc từng dòng thơ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài chính tả.
- Gv chấm, NX 5 bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng- Lớp làm vở BT
- Chữa bài: + NX Đ-S
 + HS đọc lại bài làm
- HS chữa bài vào vở.
* Bài 2: Viết chữ cái còn thiếu trong bảng sau:
- Nêu yêu cầu.
- HS thi đua giữa các tổ.
- HS NX – GV NX.
- HS học thuộc bảng chữ cái.
C/ Củng cố - Dặn dò:
- GV NX bài viết.
- Dặn dò HS học thuộc bảng chữ cái.
- GV NXgiờ học.
 - Nên kim Nên người 
 - Đứng lên Lên núi
- HS theo dõi, lắng nghe.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- Là lời của bố nói với con.
- Bố muốn nói con học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua không mất đi.
- Có 4 dòng, chữ đầu dòng viết hoa.
- Viết từ ô thứ 2.
- ở lại , chăm chỉ
- HS lắng nghe, viết bài.
- HS theo dõi, dùng bút chì gạch chân tiếng viết sai và viết lại ra lề vở.
- ( lịch, nịch):+ quyển lịch
 +chắc nịch
- ( làng, nàng): + nàng tiên
 + làng xóm
- ( bàng , bàn):+ cây bàng 
 + cái bàn
- ( thang , than): + hòn than
 + cái thang 
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
10
g
giê
11
h
hát
12
i
i
13
k
ca
14
l
e-lờ
15
m
em-mờ
16
n
en-nờ
17
o
o
18
ô
ô
19
ơ
ơ
~~~~~~~~~~~~~~~*&*~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu
Ngày soạn : 23/ 08/ 2011
Ngày giảng: 26/ 08/ 2011
TOÁN
Đề - xi - mét
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo dm
- Nắm được quan hệ giữa hai đơn vị đo dm & cm. Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo dm. 
 + Bước đầu tập đo, ước lượng các đôï dài theo đơn vị đo
- HS làm bài cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 1 băng giấy dài 10cm, thước đo 20cm
- HS: Thước kẻ có vạch cm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 1 phần, lớp làm vào nháp.
- HS NX – GV NX.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài dm:
- HS đo băng giấy dài 10cm.
? Băng giấy dài mấy cm?
GV : +10 cm còn gọi là 1 đề xi mét.
 + Đề xi mét viết tắt là dm.
- GV viết lên bảng: 
 + 10 cm = 1 dm
 + 1 dm = 10 cm
- HS nhắc lại cách đọc. 
- GV vẽ đoạn thẳng 20 cm, 30 cm.
- HS lên bảng thực hành đo.
3. Luyện tập:
* Bài1 ; Xem hình vẽ:
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét đúng- sai.
 + So sánh đối chiếu.
 + Giải thích cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2. Tính ( theo mẫu):
- Nêu yêu cầu.
- 1 HS làm mẫu.
- 2 HS lên bảng- Lớp làm vở .
- Chữa bài:
 + Nhận xét Đ-S.
 + Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- GV lưu ý HS nhớ viết đơn vị cuối kết quả.
GV: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ (không nhớ).
C. Củng cố - Dặn dò:
? Bài học hôm nay chúng ta được học đơn vị đo độ dài nào?
? 1dm = ? cm
- Nhận xét giờ học.
* Tính nhẩm:
a) 50 + 20 + 10 = b) 40 + 20 + 30 =
 50 + 30 = 40 + 50 =
- Băng giấy dài 10cm.
- 4, 5 HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng thực hành đo.
a) Viết bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm thích hợp: 
- Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1dm.
- Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1dm.
b) Viết ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm thích hợp:
- Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
- Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB
 a) 1dm + 1dm = 2dm
2dm + 3dm = 5dm
 8dm + 2dm = 10dm
 9dm + 10dm = 19dm
8dm – 2dm = 6dm
10dm – 9dm = 1dm
16dm – 2dm = 14dm
35dm – 3dm = 32dm
~~~~~~~~~~~~~~~*&*~~~~~~~~~~~~~~~~
TẬP LÀM VĂN
TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I. MỤC TIÊU
- Rèn kỹ năng nghe và nói:
 + HS biết nghe & trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân
 + Biết nghe & nói lại được những điều em biết về 1bạn trong lớp. 
- Rèn kỹ năng viết:
 +Bước đầu biết kể (miệng) 1 mẩu chuyện theo 4 tranh và viết mẫu chuyện theo 4 tranh.
- Rèn HS có ý thức bảo vệ của công.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tự nhận thức về bản thân. 
- Giao tiếp: Cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: +Tranh minh họa bài tập 3.
 +Phiếu học tập cho từng học sinh
- HS: SGK - VBT
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Mở đầu :
- GV giới thiệu tiết học mới, tiết TLV.
- Tiết TLV giúp các em tập tổ chức các câu văn thành bài văn.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Luyện tập tự giới thiệu về mình, về bạn mình.
-- Làm quen với một đơn vị mới là bài, học cách sắp xếp các câu thành một bài văn ngắn.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Trả lời các câu hỏi
- Nêu yêu cầu.
- GV nêu câu hỏi. 
- HS hỏi đáp theo cặp.
- Từng cặp hỏi đáp trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS hoàn thành vào vở bài tập.
=> KNS: Tự nhận thức ở bản thân: hiểu về mình, biết được những ưu, khuyết điểm của bản thân mình.
*Bài 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời, nói lại những điều em biết về bạn.
Nêu yêucầu 
Nhiều HS nói miệng trước lớp.
HS NX –bổ sung.
GV NX.
=> KNS: Giao tiếp: Cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
* Bài 3: 
- Nêu yêu cầu.
- Bài tập này giống bài tập nào đã học?
-Cho HS quan sát tranh & nói 1, 2 câu về mỗi tranh
- Sau đó ghép các câu lại thành câu chuyện
- HS quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài: + Đọc bài làm.
 + Lớp NX – GV NX.
GV: Từ có thể dùng để đặt câu, kể lại một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
C/ Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS hoàn thành bài 3 vào vở BT.
- GV NX giờ học.
- 2 HS nêu y/c của bài
- 1 HS trả lời.
- 1HS hỏi, 1 HS trả lời.
- 2 HS nêu y/c của bài.
- 4, 5 HS nói trước lớp.
- 2 HS nêu y/c của bài.
- Cả lớp quan sát tranh trên bảng.
Bài làm
 Huệ cùng các bạn vào vườn hoa . Thấy một khóm hồng đang nở rất đẹp, Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định hái, Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại. Tuấn khuyên Huệ không nên ngắt hoa trong vườn. Hoa trong vườn là để mọi người cùng ngắm.
~~~~~~~~~~~~~~~*&*~~~~~~~~~~~~~~~~
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT TUẦN 1
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh ổn định nề nếp học tập 
- Ra vào lớp đúng giờ, đi học đầy đủ.
 - Rèn tính tự giác học tập cho học sinh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Nội dung sinh hoạt
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua
2.Ý kiến của HS trong lớp
3. Giáo viên nhận xét chung
a. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: 
- Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Traät töï nghe giaûng, 
 * Hoïc taäp: 
- Daïy-hoïc ñuùng PPCT vaø TKB, coù hoïc baøi vaø laøm baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
- HS yeáu tieán boä chaäm, chöa tích cöïc Chuaån bò baøi vaø töï hoïc . 
 * Vaên theå mó:
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát ; 
b. Keá hoaïch tuaàn 2:
 * Neà neáp:
- Tieáp tuïc duy trì sĩ số, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
 * Hoïc taäp:
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 2
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp
 * Veä sinh:
- Thöïc hieän VS trong vaø ngoaøi lôùp.
- Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- tham gia ñaày ñuû caùc hoaït ñoäng daïy - hoïc ngoaøi giôø leân lôùp.
* . Toå chöùc troø chôi: GV toå chöùc cho HS chôi moät soá troø chôi daân gian
 ____________________________________________________
 ___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_1_nam_2011_2012.doc