Tập đọc
Tiết 29, 30
NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm tấm.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: Minh, bác bảo vệ, cô giáo.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
- Học sinh đọc bài hay.
TUẦN 08 Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2003 Tập đọc Tiết 29, 30 NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm tấm. Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật: Minh, bác bảo vệ, cô giáo. 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò. Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em. Học sinh đọc bài hay. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ. Học sinh: Sách Tiếng Việt. III. Các hoạt động: 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ (4’): Cô giáo lớp em 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới (1’): Người mẹ hiền 4. Phát triển các hoạt động (27’): Tiết 1 * Hoạt động 1: Luyện đọc + Mục tiêu: Học sinh đọc trơn và diễn cảm bài văn. + Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành. + ĐDDK: Sách Tiếng Việt, bảng phụ. + Tiến trình HĐ: a) Giáo viên đọc mẫu: Đọc lời rủ rê của Minh ở đoạn đầu: háo hức. - Học sinh theo dõi. Lời của 2 bạn ở đoạn cuối: rụt rè, hối lỗi. Lời bác bảo vệ: nghiêm nhưng nhẹ nhàng; lời cô giáo: khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc. b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ khó: không nén, nổi, uốn ra sao được, đến lượt Nam cố lách, lấm lem, hài lòng. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. * Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng: + Đến lượt Nam đang cố lách ra/ thì bác bảo vệ vừa tới,/ nắm chặt 2 chân e:// “Cậu vào đây?/ Trốn học hả?”// - Học sinh dọc theo giáo viên. + Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi:// “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?”// - Học sinh đọc các từ ngữ được chú giải sau bài. Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ thêm các từ: thầm thì, vùng vẫy. - Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Học sinh đọc đoạn trong nhóm. - Giáo viên cho học sinh thi đọc trước lớp. - Một vài nhóm học sinh thi đọc. - Lớp đọc đồng thanh đoạn cuối. - Lớp đọc bài. - Giáo viên tổng kết phần luyện đọc Tiết 2 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa của bài. + Phương pháp: Động não, đàm thoại. + ĐDDK: Tranh minh họa, sách Tiếng Việt. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi: Câu 1: Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu? - Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc. + Học sinh nhắc lại lời rủ của Minh với Nam. -> Nhiều học sinh trả lời. Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? - Chui qua chỗ tường thủng. Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì? - Co nói với bác bảo vệ: “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi”, cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất các dính bẩn trên người em, đưa em về lớp. Câu 4: Cô giáo làm gì khi Nam khóc? - Cô xoa đầu Nam an ủi. - Lần trước, bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này, vì sao Nam bật khóc? - Vì đau và xấu hổ. Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai? - Là cô giáo. -> Giáo dục học sinh kính yêu, vâng lời cô giáo. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại + Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm, biết phân biệt lời của ba nhân vật. + Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên cho học sinh đọc phân vai. - 2, 3 nhóm (mỗi nhóm 5 học sinh) tự phân các vai: người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh. - Nhận xét, tuyên dương. -> Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò (3’): Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền”. Cả lớp hát bài: Cô và mẹ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Giáo viên nhận xét tiết học. _______________________________ Toán Tiết 36 36 + 15 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5. Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Que tính, bảng gài, số, bảng phụ. Học sinh: Que tính, VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (5’): 26 + 5 2Học sinh lên bảng sửa bài 5. Giáo viên chấm một số vở. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu (1’): 36 + 15 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 36 + 15 + Mục tiêu: Học sinh biết cách tính dạng 36 + 15. + Phương pháp: Trực quan, thực hành. + Que tính, bảng gài, số. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép cộng 36 + 15 = ? - Học sinh thao tác bằng que tính để tìm kết quả: 6 que tính với 5 que tính thành 11 que tính, bó 1 chục que tính từ 11 que tính rời; 3 chục với 1 chục là 4 chục, thêm 1 chục là 5 chục, thêm 1 que tính nữa là 51 que tính. - Vậy 36 + 15 = 51. - Giáo viên cho học sinh đặt tính và thực hiện phép tính viết: 36 + 15 51 * Hoạt động 2: Luyện tập + Mục tiêu: Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết. + Phương pháp: Luyện tập. + Vở bài tập toán. + Tiến trình HĐ: Bài 1: Yêu cầu học sinh thực hiện từng phép tính (cộng từ phải sang trái từ đơn vị đến chục) rồi ghi kết quả phép tính. - Học sinh nêu yêu cầu. + Học sinh làm bài. + Học sinh sửa bài. -> Nhận xét. Bài 2: Củng cố “tổng và các số hạng, cách tìm tổng của 2 số hạng đã biết, từ đó đặt tính cộng và thực hiện phép tính. - Học sinh nêu yêu cầu. + Học sinh làm bài. + Học sinh sửa bài. 36 24 35 + 18 + 19 + 26 54 43 61 -> Nhận xét. -> Nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố giải toán có lời văn + Mục tiêu: Học sinh giải đúng và trình bày đúng bải toán có lời văn. + Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp. + ĐDDK: Vở bải tập, bảng phụ. + Tiến trình HĐ: Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào hình vẽ để đặt đề toán . - Học sinh đặt đề toán: Bao gạo cân nặng 46kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu kg? - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán. - Học sinh làm bài + 1 học sinh làm bảng phụ: Cả hai bao cân nặng: 46 + 27 = 73 (kg) Đáp số: 73kg -> Nhận xét. -> Nhận xét. 5. Tổng kết (3’): Về nhà làm bài 4. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2003 Kể chuyện Tiết 8 NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: + Dựa vào các tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của mình. + Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo. Rèn kỹ năng nghe, lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: 4 tranh minh họa truyện trong SGK. Vật dụng cho học sinh hóa trang làm cô giáo, bác bảo vệ. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (5’): Người thầy cũ Giáo viên kiểm tra 2 học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện Người thầy cũ (hoặc 4 học sinh dựng lại đoạn 2 của câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thấy giáo và Dũng) Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài (1’): Người mẹ hiền 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn chuyện + Mục tiêu: Học sinh kể lại từng đoạn truyện. + Phương pháp: Kể chuyện. + Tranh. - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh nêu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. - Học sinh kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1. + Hai nhân vật trong tranh là ai? Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật. + Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa, không đội mũ; Nam đội mũ, mặc áo sẫm màu. + Hai cậu trò chuyện với nhau những gì? + Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn đi xem. Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khóa. Minh bảo cậu ta biết có một chỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra. - 1, 2 học sinh kể lại đoạn 1. -> Giáo viên nhận xét. - Học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm dựa theo từng tranh. * Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai + Mục tiêu: Học sinh Dựng lại câu chuyện theo vai. + Phương pháp: Kể chuyện, đóng vai. + Vật dụng cho học sinh hóa trang làm bác bảo vệ, cô giáo. - Giáo viên nêu yêu cầu. - Học sinh lắng nghe. - Giáo viên cho học sinh tập kể chuyện theo các bước. Bước 1: Giáo viên làm người dẫn chuyện. - Học sinh thực hiện. + HS1: nói lời Minh. + HS2: nói lời Nam. + HS3: Bác bảo vệ. + HS4: Cô giáo. -> Nhận xét. -> Giáo viên góp ý để học sinh nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm, khuyến khích các em tập diễn tả động tác, điệu bộ, như đóng kịch. Bước 2: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và cho các nhóm tập kể theo vai (mỗi nhóm 5 học sinh). - Học si ... át triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Cộng nhẩm + Củng cố về cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng (có nhớ). + PP: Thực hành. + Vở bài tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu. a) Học sinh thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính: 9 + 6 = 15. - Giáo viên hướng dẫn để học sinh nêu được: Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi. b) Học sinh thi đua nêu kết quả trong từng cột tính. 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 5 + 8 = 13 4 + 7 = 11 -> Nhận xét. -> Nhận xét. Bài 2: Cho học sinh tính rồi chữa bài trong từng cột tính. - Học sinh thực hiện: 8 + 4 + 1 8 + 5 * Hoạt động 2: Luyện tập + Rèn kỹ năng giải toán đơn. + PP: Thực hành. + Vở bài tập. Bài 4: Giáo viên cho học sinh đọc đề toán. - Học sinh đọc đề. - Giáo viên hướng dẫn tóm tắt. - Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên. Mẹ hái: 38 quả bưởi. Chị hái: 16 quả bưởi. Mẹ và chị hái: quả? - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải. - Học sinh làm bài. - Một học sinh giải bảng phụ. Số quả Mẹ và Chị hái là: 38 + 16 = 54 (quả) Đáp số: 54 quả. -> Nhận xét, kiểm tra lớp. * Hoạt động 3: So sánh các số có hai chữ số + Học sinh biết so sánh chính xác các số có 2 chữ số. + PP: Thực hành. + Vở bài tập. Bài 5: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên cho học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. + Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9 vì 59 > 58. + Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9 vì 89 < 98. -> Nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết: (3’) Về nhà làm bài 3. Chuẩn bị bài: Phép cộng có tổng bằng 100. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2003 Chính tả Tiết 16 BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu: Nghe – viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng; biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người; trình bày đúng lời của An. Luyện viết đúng các tiếng có ao/au; r/d/gi hoặc uôn/uông. Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: Bảng con, vở chính tả, vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ (5’): 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a, 3b. Lớp làm vào bảng con (Viết tiếng đã điền đủ âm, đủ vần). Giáo viên nhận xét và cho xem vở mẫu bài viết trước. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài (1’): Bàn tay dịu dàng 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết chính tả + Học sinh viết đúng, trình bày đẹp một đoạn của bài. + PP: hỏi đáp, giảng giải. + Bảng phụ, vở chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả trong SGK. - Học sinh lắng nghe. - 2 học sinh đọc lại. - Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết: + An buồn bả nói với thầy giáo điều gì? + Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập. + Khi biết An chưa làm xong bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào? + Thầy giáo không trách, chỉ nhẹ nhàng xao đầu An với bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. - Giáo viên cho học sinh nêu từ khó và rèn viết. - Học sinh viết từ khó vào bảng con: thì thào, trìu mến, - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. - Học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm, chữa bài. * Hoạt động 2: Làm bài tập + Học sinh làm đúng các bài tập chính tả. + PP: Thực hành. + Vở bài tập, bảng phụ. Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên khuyến khích các em tìm với mỗi vần nhiều hơn 3 từ. - Học sinh làm miệng. -> Giáo viên nhận xét, kết luận. -> Nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố + Học sinh thi đua làm đúng bài tập. + PP: Thi đua, thực hành. + Bảng phụ, vở bài tập. Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Điền vần, tiếng vào chỗ trống. - Giáo viên cho học sinh làm bài. - Học sinh làm bài. + Học sinh các dãy thi đua điền vần, tiếng. + Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt. + Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn. -> Nhận xét. -> Nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết (2’): Về nhà xem lại bài, sửa lỗi sai. Chuẩn bị bài: Ôn tập. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm chung về bài chính tả và nội dung luyện tập. _____________________________ Toán Tiết 40 PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100. Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán. Học sinh thích học toán. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ, bộ số. Học sinh: vở bài tập toán. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ (4’): Luyện tập Học sinh lên bảng sửa bài 3. Giáo viên chấm một số vở. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới (1’): Phép cộng có tổng bằng 100 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Hình thành phép tính mới + Học sinh tự thực hiện phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100. + PP: Quan sát, hỏi đáp, thực hành. + Bảng phụ, số. - Giáo viên nêu phép cộng như bài học: 83 + 17 => - Học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính và tính. - 2 học sinh nêu cách đặt tính. - Học sinh tính và 1 học sinh nêu cách tính. 83 + 17 100 * 3 + 7 = 10, viết 0 nhớ 1. * 8 + 1 = 9, thêm 1 bằng 10, viết 10. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét và nhắc học sinh mỗi khi làm bài xong nhớ kiểm tra lại bài làm. * Hoạt động 2: Luyện tập + Học sinh làm đúng theo yêu cầu các bài tập. (Rèn học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính có tổng bằng 100). + PP: Hỏi đáp, thực hành. + Bảng phụ, vở bài tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh: tính. + Học sinh làm bài. + 2 học sinh sửa bài. -> Giáo viên nhận xét và kiểm tra việc làm bài của lớp. -> Nhận xét. Bài 2: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh: Tính nhẩm theo mẫu. + Học sinh làm bài. + Học sinh sửa bài. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 3: Điền số thích hợp + Học sinh biết vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính. + PP: Thi đua thực hành. + Bảng phụ, vở bài tập. - Giáo viên treo bảng phụ (bài 3). - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh nêu yêu cầu. + Học sinh làm bài. + 2 dãy học sinh thi làm bài tiếp sức. -> Nhận xét. -> Giáo viên nhận xét và kiểm tra bài làm của học sinh. 5. Tổng kết (2’): Về làm bài 4. Chuẩn bị bài: Lít. GV nhận xét tiết học. ___________________________________ Tập làm văn Tiết 8 I. Mục tiêu: Rèn học sinh kĩ năng nghe và nói: + Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. + Biết trả lời các câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1. Rèn kỹ năng viết: Dựa vào các câu trả lời, viết được 1 đoạn văn 4,5 câu về thầy, cô giáo. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ. Học sinh: vở bài tập. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ (4’): Tiết 7 Giáo viên nhận xét bài tập làm văn trước. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK dựa theo thời (gian) khóa biểu đã lập. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới (1’): Tiết 8 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Tập nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị + Học sinh biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. + PP: Thảo luận, thực hành. + Bảng phu. Bài 1: Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài. - Học sinh nêu yêu cầu: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tập nói theo tình huống. - Từng cặp học sinh trao đổi thực hành theo các tình huống. - Giáo viên khuyến khích học sinh nói nhiều câu có cách diễn đạt khác nhau; nhắc các em: nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn; đề nghị bạn giữ trật tự với giọng khẽ, ôn tồn để khỏi làmồn lớp học và bạn dễ tiếp thu. - Học sinh thi nói theo từng tình huống. -> Giáo viên nhận xét, bình chọn người biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn đúng đắn, lịch sự nhất. -> Nhận xét. * Hoạt động 2: (Làm miệng) Luyện nói + Học sinh biết trả lời câu hỏi về thầy giáo. + PP: Hỏi đáp, luyện tập. + Bảng phụ. Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. - 1 học sinh nêu yêu cầu. - Lớp đọc thầm. - Giáo viên treo bảng phụ đã viết 4 câu hỏi; mời 4 học sinh nêu lần lượt 4 câu hỏi. - Nhiều học sinh tiếp nối nhau trả lời. -> Giáo viên khuyến khích học sinh trả lời hồn nhiên, chân thực về thầy cô giáo của mình. Khi trả lời nhìn vào người hỏi, nói to, tự nhiên. -> Giáo viên nhận xét, khen ngợi những ý hay. * Hoạt động 3: Làm bài viết + Học sinh biết viết một đoạn văn ngắn kể về thầy cô. + PP: thực hành. + Vở bài tập. Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở bài tập. - Giáo viên quan sát và chấm một số bài đã xong. - Nhiều học sinh đọc bài trước lớp. -> Nhận xét, (sửa chữa về cách dùng từ, đặt câu). -> Nhận xét. -> Tuyên dương bài làm tốt. 5. Tổng kết (2’): Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Tiết 9. GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: