Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 11

TUẦN 11

Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011

TẬP ĐỌC: TIẾT 31+32

BÀI: BÀ CHÁU

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.

+Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng .

+Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)

- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

Giáo dục HS biết tình thương của con người rất quý không có gì thay thế được.

II/ CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên : Tranh : Bà cháu.

 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC: TIẾT 31+32
BÀI: BÀ CHÁU
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
+Bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng .
+Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý ù hơn vàng bạc, châu báu.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
Giáo dục HS biết tình thương của con người rất quý không có gì thay thế được.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : Tranh : Bà cháu.
 2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Bài cũ : (5’)
-Gọi 2 học sinh đọc bài “ Bưu thiếp “
-Bưu thiếp dùng để làm gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới : (30’)
a.Giới thiệu bài:
-Trực quan : Tranh.
-Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ?
-Trong bức tranh nét mặt của các nhân vật như thế nào ?
-Tình cảm của con người thật diệu kì, tuy sống trong cảnh nghèo nàn mà ba bà cháu vẫn sung sướng. Câu chuyện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài :Bà cháu.
b.Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 1-2.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, giọng kể chậm rãi, tình cảm. Giọng cô tiên dịu dàng, giọng cháu kiên quyết.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
-Đọc từng đoạn :
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Đọc chú giải
-Chia nhóm đọc từng đoạn trước lớp .
-Nhận xét.
Tiết 2
c.Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài : (25’)
-Gia đình bé có những ai ?
-Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao ?
-Tuy sống vất vả nhưng không khí gia đình như thế nào ?
 Giảng từ :Đầm ấm 
-Cô tiên cho hai anh em vật gì ?
-Cô tiên dặn hai anh em điều gì ?
-Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh ?
-Cây đào này có gì đặc biệt ?
-Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao 
-Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có?
-Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui?
-Hai anh em xin cô tiên điều gì ?
-Hai anh em cần gì và không cần gì ?
-Câu chuyện kết thúc ra sao?
Giảng từ : Màu nhiệm 
d.Luyện đọc lại : (10’)
-Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố -Dặn dò: (2’)
Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì ?
-Giáo dục tư tưởng : Tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
-Nhận xét 
đọc bài.Chuẩn bị bài sau : Cây xoài của ông em 
-Hát
- 2 học sinh đọc vảtả lời câu hỏi .
Làng quê.
-Rất sung sướng và hạnh phúc.
-Bà cháu.
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết .
-HS luyện đọc các từ :làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm, ruộng vườn.
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-HS ngắt nhịp các câu trong SGK.
-Ba bà cháu/ rau cháo nuôi nhau,/ tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà/ lúc nào cũng đầm ấm./
-Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm./ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./
-Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.//
-1 Hs đọc 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh.
-1 em đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.
-Bà và hai anh em.
-Sống rất nghèo khó, sống khổ cực, rau cháo nuôi nhau.
-Rất đầm ấm và hạnh phúc.
( cảnh mọi người trong nhà gần gũi thương yêu nhau )
-Một hạt đào.
-Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng.
-Vừa gieo xuống, hạt đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái.
-Kết toàn là trái vàng, trái bạc.
1 em đọc đọan 3-4. Cả lớp đọc thầm.
-Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc.
-Cảm thấy ngày càng buồn bã.
-Vì nhớ bà. Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà.
-Xin cho bà sống lại..
-Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có..
-Bà sống lại, hiền lành móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu còn ruộng vườn, lâu đài nhà cửa thì biến mất.
( có phép lạ tài tình )
-3 HS tham gia đóng các vai : cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện.
-1 em đọc cả bài .
-Tình cảm là thứ của cải quý nhất. Vàng bạc không quý bằng tình cảm.
-Đọc bài.
...............................................................................................................................
TOÁN:TIẾT 51
BÀI: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
- Học thuộc bảng 11 trừ đi một số 
+Thực hiện được phép trừ dạng 51-15
+Biết tìm số hạng trong một tổng . Biết giải toán có một phép trừ dạng 31 -5
- Rèn tính đúng, chính xác các dạng toán tìm số hạng trong một tổng.
- Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
 Giáo viên : Hình vẽ bài 1.
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Bài cũ : (5’)
Nêu cách tìm số hạng trong một tổng ?
-Gọi 1 em HTL bảng trừ 11 trừ đi một số.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: (1’)
b.Làm bài tập: (30’)
Bài 1 :
-Nêu nhanh công thức trừ có nhớ đã học.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý điều gì ?
-Nhận xét .
Bài 3 : Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm sao ? -Nhận xét.
Bài 4 : 
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Muốn biết còn lại bao nhiêu kg táo em làm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
4.Củng cố :Dặn dò: (2’)
- Một số em đọc lại bảng trừ .: 
 Giáo dục: Tính cẩn thận khi làm bài. Nhận xét tiết học.
Xem lại cách giải toán có lời văn.
Chuẩn bị bài sau 
- Hát
-1 em nêu.
-1 em HTL bảng trừ.
-2 em lên bảng làm. Lớp bảng con.
- Tìm x : 
 x + 5 = 5 x + 12 = 42 
 x= 5-5 x= 42-12
 x=0 x= 30
-Luyện tập.
-Nhẩm và ghi ngay kết quả.
11 – 2 = 9 11 – 4 = 7 11 – 8 = 3 
11 – 3 = 8 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2 
-Đặt tính rồi tính.
-Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
_ _ _ + 
 16 26 62 85 
 -Lấy tổng trừ đi một số hạng.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi .
x+18= 61 23+x= 71 
 x= 61-18 x= 71-23 
 x= 43 x= 48 
-Hs Tự Phân tích đề 
-Làm vào vở 1 hs lên bảng làm 
 Tóm tắt.
 Có : 51 kg
 Bán đi : 26 kg.
 Còn lại :  kg?
 Giải
 Số kg táo còn lại là :
 51 – 26 = 25 (kg táo)
 Đáp số : 25 kg táo..
-Xem lại bài.
..................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: TIẾT 11
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 1
I MỤC TIÊU :
-Hướng dẫn học sinh ôn tập và thực hành kĩ năng từ đầu năm đến nay 
-Rèn cho học sịnh có thói quen học tập sinh hoạt đúng giờ , biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi , luôn có tác phong gọn gàng ngăn nắp .Tự giác làm việc nhà và chăm chỉ học tập .
-Hs hứng thú học tập.
II CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị nội dung ôn tập 
III CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Ổn định lớp:(1’)
2 Bài mới : (30’)
a,Giới thiệu bài - ghi đề bài : 
b. Ôn tập :
Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập dưới hình thức trả lời câu hỏi 
1 /Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi gì ? Em đã hocï tập sinh hoạt đúng giờ giấc chưa ?
Kết luận chung : Cần học tập sinh hoạt đúng giờ giấc để đảm bảo sức khỏe và học hành mau tiến bộ 
2/ Khi có lỗi em cần phải làm gì ? Vì sao ?
3/ Em đã tự giác làm việc nhà chưa ?
4 / Chăm chỉ mang lại lợi ích gì ?
-Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là giúp cho các em thực hiện tốt hơn đầy đủ hơn quyền được học tập của mình 
4. Củng cố dặn dò : (2’)
-Giáo viên tóm tắt nội dung bài 
- Nhận xét tiết học 
-Dặn học sinh về học bài 
Hát
-Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khỏe và giúp ta học tập kết quả hơn 
Khi có lỗi em cần biết nhận lỗi vì biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến 
-Học sinh tự trả lời giáo viên liên hệ nhắc nhở
- Chăm chỉ học tập có lợi là 
+ Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn 
+ Được thầy cô bạn bè yêu mến 
+ Thực hiện tốt quyền được học tập 
+ Bố mẹ hài lòng 
 .....................................................................................................................
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
I.MỤC TIÊU:
-Học sinh biết được ưu khuyết điểm trong tuần 
 -Rèn cho học sinh tiến bộ trong tuần tới 
-Gd tính mạnh dạn phê và tự phê.
II NỘI DUNG SINH HOẠT:
1.Sinh hoạt lớp.
 a,	GV tổ chức cho HS tự kiểm điểm trong nhóm.
	Các nhóm thảo luận, tìm những bạn đáng tuyên dương để báo cáo với GV chủ nhiệm.
	Phê bình, nhắc nhở các bạn yếu, kém, nhóm để tuần sau các bạn cố gắng khắc phục.
 b,Hoạt động chung cả lớp.
	Các nhóm cử đại diện lên báo cáo.
	GV chủ nhiệm nhận xét, tuyên dương những em tiến bộ trong tuần.
	Đồng thời cũng phê bình khiển trách những em yếu , nghịch trong giờ học.
 c,GV nhận xét chung.
	+Về đạo đức: Đa số các em ngoan, nghe lời thầy cô giáo. Biết đoàn kết yêu thương bạn bè .Đi học chuyên cần. 	
 +Về học tập : Đa số các em tự giác học tập , chữ viết tiến bộ và các em đã biết cách tính nhẩm , cộng có nhớ û . Bên cạnh đó 1 số em chưa cố gắng học tập, chữ viết còn xấu. 
 + Về hoạt động khác: Các em tham gia tốt việc lao động quét sân trường 
III. KẾ HOẠCH TUẦN TƠ ... ó gì đẹp?
-Mẹ đã làm gì khi đến mùa xoài chín ?
* Hướng dẫn trình bày.
-Đoạn trích này có mấy câu ? 
.* Hướng dẫn viết từ khó : 
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích.
-Đọc các từ khó cho HS viết bảng con.
* Viết chính tả :
- Giáo viên đọc (Mỗi câu, cụm từ đọc 3 lần
-Đọc lại. Chấm bài.
c. Làm bài tập: (8’)
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : bảng phụ cho 2 em lên làm
- Nhận xét- sửa chữa .
Bài 3 : Làm vào băng giấy các tiếng bắt đầu bằng s/ x 
-Nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt .
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
Viết chính tả bài gì ? 
-Giáo dục tính cẩn thận, viết chữ đẹp.
-Nhận xét tiết học.
sửa lỗi , xem lại các quy tắc chính tả.
-Hát
-Bà cháu.
-HS nêu những từ sai : màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay.
-Viết bảng con.
-Vài em nhắc tựa.
-Theo dõi, đọc thầm.
-1 em đọc lại.
-Hoa nở trắng cành, chùm quả to đu đưa theo gió đầu hè, quả chín vàng.
-Chọn những quả vàng đẹp và to nhất bày lên bàn thờ ông.
-Có 4 câu.
-HS phát hiện từ khó, nêu : cây xoài, trồng, xoài cát, lẫm chẫm, cuối.
-Viết bảng con.
-Nghe đọc và viết lại.
-Sửa lỗi
-Điền vào chỗ trống g/ gh.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
- ghềnh, gà, gạo, ghi.
-Chia 2 nhóm làm .(tiếp sức)
 Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm 
 Cây xanh thì lá cũng xanh 
Cha mẹ hiền lành để đức cho con 
-Cây xoài của ông em.
-Sửa lỗi, viết xấu phải chép lại bài.
....................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
TOÁN: TIẾT55
BÀI: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số 
+Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28
+Biết tìm số hạng của một tổng 
+Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52- 28
- Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.
-Gd tính cẩn thận, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Ghi bảng bài 5.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Bài cũ : (5’)
Ghi : 12 - 8 32 - 8 52 - 28
-Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số.-Nhận xét.
3.Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. hd làm bài tập : (30’)
Bài 1: Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
- Giáo viên- nhận xét 
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Khi đặt tính phải chú ý gì ?
-Thực hiện phép tính như thế nào ?
-Nhận xét.
Bài 3:Tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? -Nhận xét.
Bài 4: Gọi 1 em đọc đề.
-Nhận xét cho điểm.
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
-Gd tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
 -Học cách tính 51 – 15.
Hát
-3 em lên bảng đặt tính và tính.
-Bảng con.
-2 em HTL.
-Luyện tập.
12-3=9 12-5= 7 12-7=5 12-9=3 
12-4=8 12-6=6 12-8=4 12-10=2
--Đặt tính rồi tính.
-Viết số sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
-Tính từ phải sang trái.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
_ _ + +
 35 57 72 72
Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Làm vở.
x + 18 = 52 27 + x= 82
 x = 52 – 18 x = 82- 27
 x = 34 x = 55
-x bằng 52 – 18 vì x là số hạng chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạng đã biết (18).
-1 em đọc đề và tóm tắt.
Gà & thỏ : 42 con
Thỏ : 18 con
Gà :  con?
Giải.
Số con gà có :
42 – 18 = 24 (con)
 Đáp số : 24 con.
-Học bài.
...........................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN : TIẾT 11
BÀI: CHIA BUỒN, AN ỦI.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết nói lời chia buồn,an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể (BT1, BT2)
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (BT3).
- Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa Bài 2 trong SGK/tr 94, bưu thiếp.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Bài cũ : (5’)
-Gọi 2 em đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân.
-Nhận xét , cho điểm.
3.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài: (1’)
-Trong cuộc sống các em không chỉ cần nói lời cám ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị mà còn phải biết nói lời chia buồn an ủi với người thân để thể hiện sự thông cảm quan tâm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (30’)
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Gọi 1 em làm mẫu .
-GV theo dõi sửa từng lời nói.
-Nhận xét.
-GV : Những câu nói trên thể hiện sự quan tâm của mình đối với người khác.
Bài 2 : Trực quan : Tranh :
Hỏi đáp : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Nếu em là bé đó em sẽ nói lời an ủi gì với bà ?
-Nhận xét, chấm điểm
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Gọi 1 em đọc lại Bưu thiếp (SGK/ tr 80).
-Phát giấy cho HS.
-Nhận xét, chấm điểm một số thư hay.
4.Củng cố -Dặn dò: (2’)
 Hôm nay học bài gì ?
-Nhận xét tiết học.
Tập viết bưu thiếp .
-Hát
-Kể về người thân.
-2 em đọc bài văn của mình.
-Nhận xét.
-Chia buồn, an ủi.
-1 em đọc yêu cầu.
-Một số HS trả lời nối tiếp nhau.
-Ôâng ơi, ông làm sao đấy ?
-Cháu đi gọi bố mẹ của cháu về ông nhé -Ông ơi! Ôâng mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé.
Ôâng cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông.
-1 em nhắc lại. Nhận xét .
-Quan sát.
-Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết.
-Bà đừng buồn, mai bà cháu mình lại trồng cây khác.
-Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn.
-Ôâng đừng tiếc nữa, ông ạ! Cái kính này cũ quá rồi. Bố cháu sẽ mua tặng ông chiếc kính khác.
-Viết thư ngắn như viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà khi nghe tin vùng quê bị bão.
-1 em đọc bài “Bưu thiếp”.
-Cả lớp làm bài. Viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2-3 câu thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-Nhiều em đọc bài.
-Viết bưu thiếp, nói lời chia buồn an ủi.
..................................................................................................................................
THỦ CÔNG: TIẾT 12
ÔN TẬP CHƯƠNG 1– KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố kiến thức kĩ năng gấp hình đã học 
- Nhớ lại các hình gấp, gấp được nhanh một trong những sản phẩm đã học.
- Học sinh yêu thích gấp hình.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các mẫu gấp của bài 1.2.3.4.5.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: (5’)
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: (1’)
Trực quan : Các mẫu gấp hình bài 1.2.3.4.5.
b.Hoạt động 1 :Ôn tập 
 Trực quan : Các mẫu gấp hình bài 1.2.3.4.5.
-Đề ôn tập : “Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học”
-Giáo viên hệ thống lại các bài học.
-Gấp tên lửa.
-Gấp máy bay phản lực.
-Gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
-Gấp thuyền phẳng đáy có mui.
-Giáo viên nhắc nhở : mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng.
c.Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả.
-GV đánh giá sản phẩm thực hành theo 2 bước :
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
3.Củng cố -Dặn dò: (2’)
Nhận xét tiết học.
Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Kiểm tra.
-Quan sát.
-HS thao tác gấp. Cả lớp thực hành. Nhận xét.
-HS trang trí, trưng bày sản phẩm.
-Hoàn thành và dán vở.
-Đem đủ đồ dùng.
....................................................................................................................
THỂ DỤC : TIẾT 22
TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”- ÔN BÀI THỂ DỤC
I/MỤC TIÊU:
-Biết cách điểm số 1-2,1-2 theo đội hình vòng tròn
-Ôn trò chơi”Bỏ khăn”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
+Ôn bài thể dục 
-Hs chăm tập thể dục để bảo vệ sức khoẻ
II/ĐỊA ĐIỂM,PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh an toàn nơi tập
-Phương tiện:Chuẩn bị một còi và khăn để tổ chức trò chơi.
III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/Phần mở đầu: (5’)
-GV phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
*Đứng tại chỗ,vỗ tay,hát
-Giậm chân tại chỗ,đếm theo nhịp.
*Trò chơi”Có chúng em”
2/Phần cơ bản: (25’)
*Điểm số 1-2,1-2,và đếm số từ 1 đến hết theo đội hình hàng dọc,(hàng ngang).ở mỗi cách và mỗi đội hình điểm số 2 lần.Tập xen kẽ lần 1:điểm số 1-2,1-2 đến hết,sau đó
điểm số từ 1 đến hết theo từng tổ,lần 2,điểm số như trên nhưng lần lượt theo cả lớp dưới hình thức thi điểm số theo tổ
-Ôn bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi”Bỏ khăn”
3/Phần kết thúc: (5’)
-Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn (ngượcchiều kim đồng hồ)
-Đi theo vòng tròn và hít thở sâu(hai tay đưa
từ dứơi lên cao:hít vào bằng mũi,buôn haitay từ trên cao xuống:thở ra bằng miệng
*Nhảy thả lỏng cho hs đứng lại,quay mặt vào tâm (dùng khẩu lệnh)để tập,sau đó thu nhỏ vòng tròn để hệ thống bài và nhận xét.
-GV cùng hs hệ thống bài
-GV nhận xét và giao bài tập về nhà.
-Tập hợp lớp 3 hàng ngang,sau đó 3 hàng dọc giậm chân tại chỗ.
X x x x x 
X x x x x 
X x x x x 
GV
-Tập 2 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
-Yêu cầu các em tham gia nhiệt tình,chủ động trong khi chơi.
-Nhắc nhở các em tránh gây ồn không để ảnh hưởng đến lớp khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 11.doc