TOÁN Tiết: 126
LUYỆN TẬP (35-37’)
I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s :
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ ( khi kim phút chỉ số 3, 6).
- Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian, thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian. Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
II/ ĐDDH: Phiếu BT, đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: GV quay kim gọi h/s nói giờ.
- GV và cả lớp nhận xét, sửa bài.
2.Hoạt động dạy học:
2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Luyện tập.
2.3.HĐ3 : Thực hành : (29-30')
* BT1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu.
- GV HD h/s nhận xét và sửa bài.
* BT2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS giải vào VBT, 1 h/s giải trên phiếu.
- GV HD nhận xét và sửa bài.
* BT3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- ( GV cho h/s tiến hành như các bài tập trên).
* BT4 : Viết giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp:
- GV HD h/s tiến hành như các BT trên.
3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’)
Lịch báo giảng tuần 26 Từ ngày /10 / 2008 đến ngày / 10 / 2008 Thời gian Môn Tiết Tên bài dạy Thứ 2 Toán Tập đọc Tập đọc Thủ công 126 76 77 26 Luyện tập Tôm Càng và Cá Con Tôm càng và Cá Con Làm dây xúc xích (t2) Thứ 3 Toán Kể chuyện Chính tả TNXH 127 26 51 26 Tìm số bị chia Tôm Càng và Cá Con (TC) Vì sao cá không biết nói? Một số loài cây sống dưới nước Thứ 4 Tập đọc LTVC Toán 78 26 128 Sông Hương Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy Luyện tập Thứ 5 Toán Tập viết Đạo đức Âm nhạc 129 26 26 26 Chu vi hình tam giác, tứ giác Chữ hoa: X Thực hành giữa học kì II Học hát bài: Chi hích bông Thứ 6 Toán TLV Chính tả SHL 130 26 52 26 Luyện tập Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển (NV) Sông Hương **********☼☼********** ( Thứ tư cô Nguyên dạy ) ( Mĩ thuật thầy Trưa dạy) (Thể dục thầy Hiến dạy) Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008 TOÁN Tiết: 126 LUYỆN TẬP (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : - Củng cố kĩ năng xem đồng hồ ( khi kim phút chỉ số 3, 6). - Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian, thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian. Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. II/ ĐDDH: Phiếu BT, đồng hồ. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: GV quay kim gọi h/s nói giờ. - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Luyện tập. 2.3.HĐ3 : Thực hành : (29-30') * BT1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - HS giải vào VBT, 1 h/s giải trên phiếu. - GV HD nhận xét và sửa bài. * BT3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S. - ( GV cho h/s tiến hành như các bài tập trên). * BT4 : Viết giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp: - GV HD h/s tiến hành như các BT trên. 3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm. IV/ Phần bổ sung: TẬP ĐỌC Tiết : 76,77 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON ( 35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy cả bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu từ mới: (chú giải trong sgk) - Hiểu nội dung: CáCon và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. II/ ĐDDH: Ghi sẵn bảng phụ những câu dài cần luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy học: Tiết : 1(35-37’) 1.Hoạt động đầu tiên:(5’) KTBC: Gọi h/s đọc thuộc lòng bài Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung. GV và cả lớp nhận xét và đánh giá. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài: (1’) Tôm Càng và Cá Con. 2.2.HĐ2:HD luyện đọc (20’) - GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp câu, kết hợp đọc từ khó: (óng ánh, lượm, nắc nỏm, ngoắt, que, đuôi, phục làn, đỏ ngầu, xuýt xoa). - HD đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ mới (như chú giải trong sgk). - Đọc đoạn trước lớp, đọc câu dài . - Đọc đoạn trong nhóm, cử đại diện các nhóm thi đọc trước lớp. - Cả lớp nhận xét, đọc đồng thanh. Tiết :2 (35-37’) 2.3.HĐ3 : Tìm hiểu bài : (20') . - HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi trong sgk. - Cả lớp theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung. - GV chốt ý chính: (như phần nội dung ở mục yêu cầu). 2.4.HĐ4 : Luyện đọc lại: (12-15’) - HS luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai. - Các nhóm cử đại diện lên đọc theo cách phân vai. - GV HD cả lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố dặn dò :( 3’) - Dặn h/s về nhà tiếp tục rèn đọc để tiết sau kể chuyện và viết chính tả. IV.Phần bổ sung: THỦ CÔNG Tiết :26 LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (tt)(35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: - Làm được dây xúc xích để trang trí. - Thích làm đồ chơi, Yêu thích sản phẩm của mình. II/ ĐDDH: GV: chuẩn bị mẫu dây xúc xích bằng giấy thủ công. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s . 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Làm dây xúc xích trang trí. 2.2.HĐ2 :GV HD HS thực hành :( 29') - Cho h/s nhắc lại quy trình. - Cho h/s thực hành: * Cắt giấy màu thành các nan giấy: - Chọn các tờ giấy màu khác nhau, cắt thành các nan giấy khổ 1ô ´ 2ô. Mỗi tờ cắt 4- 6 nan. * Dán các nan giấy thành dây xúc xích: - Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn (chồng lên nhau 1ô) quay mặt màu ra ngoài. - Luồn nan 2 khác màu vào nan nhất và dán nan 2 thành vòng tròn như nan một. - Tiếp tục luồn nan khác màu vào vòng thứ hai và dán thành vòng tròn. - Cứ thế làm tiếp cho đến hết (dài ngắn tuỳ ý). 2.3.HĐ3 :Đánh giá sản phẩm (5') - Cho h/s nộp theo tổ, mỗi tổ cử một bạn lên đánh giá sản phẩm của tổ bạn. - GV đánh gái chung. 3. Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về làm xúc xích để trang trí nơi bàn học của mình. IV/ Phần bổ sung: Thứ ba ngày tháng năm 2008 TOÁN Tiết : 127 TÌM SỐ BỊ CHIA (35-37’) .I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : - Biết cách tìm số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại. II/ ĐDDH: 6 hình vuông, các thẻ từ ghi tên các thành phần và kết quả của phép chia.Phiếu BT. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: GV quay kim đồng hồ, gọi h/s nêu số giờ. - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Tìm số bị chia. 2.2.HĐ2 : Tìm số bị chia: (14-15') * Nhận xét: - Đề toán 1: (GV nêu như sgk) - HS nêu tên các thành phần 6 : 2 = 3 - GV ghi bảng Số bị chia Số chia Thương - Đề toán 2: (GV nêu như sgk) - Hình thành phép nhân 6 = 3 Í 2 - Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 gọi là gì? (6 gọi là số bị chia) - Trong phép nhân 6 = 3 Í 2 thì 6 gọi là gì? (6 là tích của 3 và 2) - 3 và 2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ( là thương và số chia). - Vậy số bị chia bằng gì nhân với gì? (số bị chia bằng thương nhân với số chia) - Cho h/s nhắc lại nhiều lần cho nhớ. * Ví dụ: Tìm số bị chia x chưa biết: x : 2 = 5 ( cho h/s thực hiện trên bảng con) x = 5 Í2 x = 10 - Cho h/s nhắc lại quy tắc. 2.2.HĐ2 : HD h/s thực hành: (15'). * BT1 : Tính nhẩm (củng cố các bảng nhân, bảng chia đã học). - GV nêu phép tính, gọi h/s nêu kết quả. - Cả lớp theo dõi nhận xét kết quả đúng hay sai. * BT2: Tìm x (củng cố kĩ năng tìm số bị chia)- HS làm bài vào VBT, 3 h/s làm bài trên phiếu - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT3 : Toán giải: - HS giải vào VBT, 1 h/s giải trên phiếu - GV HD nhận xét và sửa bài. * BT4: Tìm y: - Tiến hành như BT2. 3.HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’)GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm. KỂ CHUYỆN Tiết : 26 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: * Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện một cách tự nhiên. * Rèn kĩ năng nghe : Biết lắng nghe bạn kể , biết nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn . II/ ĐDDH: GV : tranh minh hoạ câu chuyện. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: Giới thiệu bài: (1’) GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:HD h/s kể chuyện : (30') a) Kể từng đoạn theo tranh: - Gọi h/s đọc yêu cầu. - GV treo tranh cho h/s quan sát, suy nghĩ kể lại từng đoạn theo tranh. + Tranh 1: Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau. + Tranh 2: Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem. + Tranh 3: Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn. + Tranh 4: Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. b) Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện: - Dựa vào từng tranh, h/s nối tiếp nhau kể từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên kể trước lớp. - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất. c) Phân vai dựng lại câu chuyện: - Các nhóm cử người, phân vai kể lại câu chuyện trước lớp. - Lớp bình chọn nhóm kể hay. 3. Hoạt động cuối cùng : Củng cố dặn dò : (3’) - 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Dặn h/s về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. IV/ Phần bổ sung: CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết: 51 VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI? (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: - Chép lại chính xác , trình bày đúng truyện vui Vì sao cá không biết nói?. - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu r/d; có vần ưt/ưc trong các BT. II/ ĐDDH: - GV : Viết sẵn đoạn văn cần chép . Bảng phụ viết BT 1, 2.HS có VBT. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ (3’) - GV đọc cho h/s viết bảng con: con trăn, cá trê, nướcc trà, tia chớp. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1-2') GV nêu mục đích, yêu cầu. 2.2.HĐ2 : HD h/s tập chép: ( 18-20') * HD h/s chuẩn bị : - GV đọc đoạn chép trên bảng , cả lớp theo dõi , 3-4 h/s đọc lại . - GV giúp h/s nắm nội dung đoạn chép : + Việt hỏi Anh điều gì? + Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười? - Nhắc h/s đặt dấu gạch ngang ở đầu câu đối thoại - GV đọc cho h/s viết từ khó vào bảng con. * HS chép bài : - HS chép bài vào vở . GV theo dõi uốn nắn . - GV chấm bài 1 tổ , các h/s khác đổi vở soát lỗi . GV nhận xét các lỗi phổ biến. 2.3.HĐ3 :HD h/s làm bài tập : (10 -12’) * BT1b) Điền vào chỗ trống ưt hoặc ưc. - GV yêu cầu 1 h/s đọc yêu cầu BT1b . Cả lớp làm bài vào VBT , 1 h/s bài làm trên phiếu BT. - GV HD h/s nhận xét, sửa bài . 3. Hoạt động cuối cùng : (2-3’) - GV nhận xét tiết học . - Dặn h/s về nhà sửa lỗi đã viết sai và xem bài Bé nhìn biển. IV/ Phần bổ sung: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết : 26 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: Sau bài học , h/s biết: - Nói tên và nêu lợi ích của một số cây sống dưới nước. - Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. II/ ĐDDH: Tranh ảnh sgk, một số cây sen, súng, rong. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: Giới thiệu bài:(1') GV nêu yêu của tiết học. 2.H ... GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài : Luyện tập (1'). 2.2.HĐ3 : Thực hành : (29-30') * BT1 : Số ? (củng cố tìm số bị chia) - HS làm bài vào VBT, 2 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT2 : Tìm x: (củng cố về tìm số bị chia). - HS giải vào VBT, 3 h/s giải trên phiếu. - GV HD nhận xét và sửa bài. * BT3 : Số ? ( củng cố tìm số bị chia và tìm thương) - ( GV cho h/s tiến hành như các bài tập trên). * BT4: Toán giải (Vận dụng bảng nhân 4 để tính) - GV HD h/s tiến hành như các BT trên. 3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm. IV/ Phần bổ sung: Thứ năm ngày tháng năm 2008 TOÁN Tiết: 129 CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s: - Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. II/ ĐDDH: Thước đo độ dài. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s lên bảng làm lại các BT ở sgk . - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. 2.2.HĐ2 : Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác: ( 15'). A - GV vẽ hình tam giá ABC và nêu: Hình tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là: 3cm + 5cm + 4cm = 12cm. B C - Ta nói rằng: chu vi hình tam giác ABC là 12cm. E G * Tương tự hình tứ giác: - Hình tứ giác EGHK có bốn cạnh là EG, GH, HK, KE. K H - Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác EGHK là: 2cm + 3cm + 2cm + 4cm = 11cm. - Ta nói rằng:Chu vi hình tứ guác EGHK là 11cm. 2.3.HĐ3 : Thực hành: ( 15') * BT1 : Rèn kĩ năng tính chu vi hính tam giác. - HS làm bài vào VBT, 3 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu. * BT2 : Rèn kĩ năng tính chu vi hình tứ giác. - HS làm bài vào VBT, 2 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT3 : Củng cố đo độ dài và tính chu vi hình tứ giác. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu. 3. Hoạt động cuối cùng : (1-2’) Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm. IV/ Phần bổ sung: TẬP VIẾT Tiết: 26 CHỮ HOA: X (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chữ X - Biết viết chữ X theo cỡ vừa và nhỏ. - Viết đúng, sạch, đẹp cụm từ “Xuôi chèo mát mái” theo cỡ nhỏ, nét đều. II/ ĐDDH: GV : chữ mẫu X III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (1’) Giới thiệu bài: Viết chữ hoa X và cụm từ ứng dụng. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1: HD h/s viết chữ hoa X:(5') - HD h/s quan sát và nhận xét chữ V: Chữ X cỡ vừa cao 5 li, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc 2 đầu và một nét xiên. - GV HD h/s viết. - GV viết mẫu, h/s viết trên bộ, viết trên bảng con. 2.3.HĐ3 : HD h/s viết cụm từ ứng dụng: (5') - GV giới thiệu, h/s đọc “Xuôi chèo mát mái”. - HD quan sát nhận xét: độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các con chữ bằng con chữ o, chú ý cách nối nét. - HD h/s viêt chữ Xuôi chèo vào bảng con. 2.4. HĐ3 : HS viết vào vở tập viết: (23-24’) - HS viết bài, GV quan sát, nhắc nhở và HD thêm. - GV thu bài và chấm. 3. Hoạt động cuối cùng: (1-2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s tiếp tục viết phần bài còn lại vào buổi chiều. IV/ Phần bổ sung: ĐẠO ĐỨC Tiết: 26 THỰC HÀNH GIỮA KÌ II(35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: - HS thực hành các kĩ năng của các bài học, trả lời các câu hỏi. II/ ĐDDH: GV chuẩn bị một số tình huống để h/s đóng vai. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (1’)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.Hoạt động dạy học 2.1.HĐ1 :Trả lời các câu hỏi: (15') * Mục tiêu: HS thực hành trả lời các câu hỏi. * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi gọi h/s trả lời: + Khi nhặt được của rơi em cần làm gì? + Khi muốn nói lời yêu cầu, đề nghị ta phải nói như thế nào? - GV và cả lớp nhận xét. - GVKL. 2.2.HĐ2 : Đóng vai: (10') * Mục tiêu: HS thực hành các kĩ năng của các bài học. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm đóng vai các tình huống sau: + Em làm trực nhật lớp và lượm được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ ... + Trong giờ chơi em nhặt được chiếc bút rất đẹp. Em sẽ ... + Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả. Em sẽ ... + Em muốn mượn bạn quyển truyện, em sẽ ní với bạn như thế nào? 2.3.HĐ3 : HS làm bài tập : (10'). * Mục tiêu: HS rèn kĩ năng nói lời yêu cầu. đề nghị. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT: Hãy đành dấu nhân vào . trước câu trả lới đúng: Chỉ nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn còn người thân thì không cần. Chỉ cần nói lời yêu cầu đề nghị với người lớn. Biết nói lới yêu cầu, đề nghị lịch sự là người tự trọng và tôn trọng. 3.HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà thực hiện cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. IV/ Phần bổ sung: ÂM NHẠC Tiết: 26 CHIM CHÍCH BÔNG (35-30’) I/ Mục đích yêu cầu: - Hát đúng giai điệu và lới ca. - Biết bài hát chim chích bông sáng tác của nhạc sĩ Văn Duy lời của Nguyễn Viết Bình. - Chim chích bông là loại chim có ích còn gọi là chim sâu. II/ ĐDDH: GV: Nhạc cụ quen dùng, GV hát thuộc lời bài hát. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s hát một trong ba bài hát đã ôn tiết . -GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn hát tốt. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2.HĐ2:Dạy hát bài Chim chích bông :(18') - GV hát mẫu , h/s chú ý lắng nghe. - Cho h/s đọc lời bài hát theo tổ, cả lớp. - Dạy hát từng câu, hát liên kết các câu. - GV GD h/s: Chim chích bông hay còn gọi là chim sâu nó rất có ích cho nhà nông. 2.3.HĐ3 :Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm: (16') - GV HD h/s vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Cho h/s hát kết hợp vỗ tay theo tổ, cả lớp. - Cho h/s xung phong hát kết hợp vỗ tay, cả lớp nhận xét và tuyên dương những em hát tốt. 3. Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà tập hát cho thật thuộc và đúng giai điệu, và lời ca bài hát vừa học. IV/ Phần bổ sung: Thứ sáu ngày tháng năm 2008 TOÁN Tiết : 130 LUYỆN TẬP (35-37’) .I/ Mục đích yêu cầu: Giúp h/s : - Nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc. - Nhận biết và tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. II/ ĐDDH: Phiếu BT. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (5’) KTBC: Gọi h/s làm các BT trong sgk. - GV và cả lớp nhận xét, sửa bài. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(5') Luyện tập. 2.2.HĐ2 : Thực hành : (29-30') * BT1 : Nhận biết về hình tam giá, hình tứ giác và đường gấp khúc. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD cả lớp nhận xét và sửa bài. * BT2 : Tính chu vi hình tam giác. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT3 : Tính chu vi hình tứ giác. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD cả lớp nhận xét và sửa bài trên phiếu. * BT4 : Tính chu vi hình tứ giác và độ dài đường gấp khúc. - Tiến hành như các BT trên. 3. HĐ3: Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà xem lại các dạng bài tập vừa làm. IV/ Phần bổ sung: TẬP LÀM VĂN Tiết: 26 ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý . TẢ NGẮN VỀ BIỂN.(35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: * Rèn kĩ năng nghe, nói: tiếp tục luyện tập cách đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp. * Rèn kĩ năng viết: Trả lời câu hỏi về biển. II/ ĐDDH: Phiếu BT, tranh về biển. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (2’) KTBC: Gọi h/s làm BT3. - GV và cả lớp nhận xét và ghi điểm. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2.HĐ2 : HD h/s làm BT: ( 28-30') * BT1: Đáp lời của em trong mỗi tình huống (làm miệng). - GV cho h/s thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên nêu ý kiến của mình trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. * BT2: Viết lại những câu trả lời của em về biển. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu. 3. Hoạt động cuối cùng: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn những h/s làm bài chưa đạt thì về nhà làm lại. IV/ Phần bổ sung: CHÍNH TẢ (Nghe viết) Tiết: 52 SÔNG HƯƠNG (35-37’) I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ Sông Hương. - Luyện tập viết đúng các BT phân biệt. II/ ĐDDH: - GV: phiếu bài tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động đầu tiên: (3’) GV đọc cho h/s viết vào bảng con các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi. - GV nhận xét và HD h/s sửa. 2.Hoạt động dạy học: 2.1.HĐ1:Giới thiệu bài :(1') Nghe viết bài SôngHương. 2.2.HĐ2 : HD h/s nghe viết: (23') - GV đọc đoạn viết trong bài Sông Hương, 2-3 em đọc lại. - GV yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau: + Tìm những chữ viết hoa trong bài? Vì sao viết hoa? - GV đọc cho h/s viết bảng con các từ khó (phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh). - GV đọc cho h/s viết vào vở, đọc cho h/s soát lại bài. - GV thu bài chấm (1 tổ), các h/s khác đổi vở soát lỗi, GV nhận xét những lỗi h/s hay mắc phải. 2.3.HĐ3 : HD h/s làm bài tập : (7') * BT1a : Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. - 1 h/s đọc yêu cầu BT. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài. * BT2b : Viết các tiếng có vần ưc hoặc ưt. - 1 h/s đọc yêu cầu BT2. - HS làm bài vào VBT, 1 h/s làm trên phiếu. - GV HD h/s nhận xét và sửa bài trên phiếu. 3. Hoạt động cuối cùng: (1-2’) Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn h/s về nhà xem lại các BT vừa làm, ghi nhớ để sau này viết chính tả khỏi sai. IV/ Phần bổ sung: SINH HOẠT LỚP Tiết : 26 I/ Đánh giá hoạt động tuần qua : (25’) - Nề nếp , tác phong , đạo đức : - Phong trào học tập : - Hoạt động khác : II/ Kế hoạch tuần sau : (10’) - Nề nếp , tác phong , đạo đức : - Phong trào học tập : - Hoạt động khác : TỔNG SỐ ĐIỂM : XẾP LOẠI : XẾP HẠNG :
Tài liệu đính kèm: