Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 32

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 32

Toán

LUYỆN TẬP

I - Mục tiêu

- Củng cố cách nhận biết và sử dụng 1 số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ trên các số đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.

- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.

II - Đồ dùng dạy học

Một số tờ giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.

III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2007
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Củng cố cách nhận biết và sử dụng 1 số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ trên các số đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
II - Đồ dùng dạy học
Một số tờ giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
a.Bài 1: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- GV cho HS nhận biết trong các túi có các tờ giấy bạc loại nào?
- Túi thứ nhất có những tờ giấy bạc loại nào?
- Muốn biết túi thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm như thế nào?
- Vậy túi thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại trong bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
bBài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS đọc và tự tóm tắt bài toán.
- Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
- Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Làm thế nào để tìm ra số tiền mà mẹ phải trả?
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài và cho điểm HS.
c.Bài 3: GV hướng dẫn HS đọc kĩ đề để thấy trong mỗi trường hợp: An có bao nhiêu tiền, mua hết bao nhiêu tiền và còn lại bao nhiêu tiền?
Bài 4: 
- GV tổ chức thành trò chơi bán hàng
*Sử dụng các tờ tiền đã chuẩn bị để chơi trò chơi.
4- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học
Hoạt động của HS.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Thực hiện phép tính cộng số tiền trong các túi, trả lời lần lượt các câu hỏi của bài toán
+ Ví dụ: 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
- Cộng :500 đ + 200 đ + 100 đ.
800 đồng.
- HS làm các phép tính tương ứng
- Nêu số thích hợp vào ô trống
- HS đọc đề bài.
- Mẹ mua rau hết 600 đồng.
- Mẹ mua hành hết 200đồng.
- Tìm số tiền mà mẹ phải trả.
- 1 HS lên bảng giải.
- Chữa bài:
 Mẹ phải trả tất cả là:
 600 đồng + 200 đồng = 800 (đồng)
 Đáp số: 800 đồng
- HS làm bài theo yêu cầu của GV.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS chơi trò chơi.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét cách trả tiền mua và trả tiền thừa.
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2007
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu
 - Giúp học sinh củng cố về kỹ năng đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số.
 - Phân tích số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
 - Xác định 1 phần 5 của nhóm đã cho. Giải bài toán "nhiều hơn"
II - Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ chép bài tập 1, 2 .
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập.
a.Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
* GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS theo dõi, nhận xét.
- Gv nhận xét, cho điểm HS.
b.Bài 2:
* GV treo bảng phụ cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhận xét về các số ở bài mẫu.
- Gv cho HS chơi trò chơi thi điền số nhanh.
- Yêu cầu HS nhận xét, Gv nhận xét.
c.Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hãy nêu cách so sánh số có 3 chữ số với nhau?
- Gv cho HS làm vào bảng con.
- Gọi HS nhận xét.
- Chữa bài, cho điểm HS.
d.Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS quan sát hình vẽ để trả lời.
- Vì sao em biết?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số ô vuông, vì sao em biết điều đó?
- Nhận xét, cho điểm HS.
e.Bài 5: GV gọi HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm - nhận xét.
- Nếu còn thời gian, GV cho HS đặt đề toán thay từ "Nhiều hơn: bằng từ khác tương tự.
3- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học, ôn luyện cách đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số..
Hoạt động của HS.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nghe hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đọc và phân tích các số vừa viết được.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nêu : Các số ở mẫu là các số tự nhiên liên tiếp được viết theo thứ tự tăng dần.
- 3 HS chơi trò chơi.
- Nhận xét bạn điền đúng, nhanh.
- HS đọc .
- 1 HS trả lời.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nêu cách làm.
- Hình nào được khoanh vào một phần năm số ô vuông?
- HS quan sát, trả lời: hình a khoanh vào 1 phần 5 số ô vuông.
Hình b đã khoanh vào 1 phần 2 số ô vuông vì hình b có tất cả 10 ô vuông, đã khoanh vào 5 ô vuông.
- 1 HS đọc đề.
- HS trả lời.
- HS giải vào vở, 1 em chữa bài.
Tóm tắt:
Bút chì: 	300 đồng
Bút bi : 
 ? đồng 
 Bài giải .
Giá tiền chiếc bút bi là:
 700 + 300 = 1000 ( đồng)
 Đáp số: 1000 đồng.
- Những HS khá, giỏi đặt đề toán.
- Nghe nhận xét, dặn dò.
Tự nhiên - Xã hội
Mặt trời và phương hướng.
I - Mục tiêu : 
- Học sinh biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông. Phương Mặt Trời lặn là phương Tây.
- Cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Biết cách quan sát hình vẽ và nêu ý kiến
II - Đồ dùng dạy học
- Một số hình vẽ để HS xác định phương hướng
- Mỗi nhóm chuẩn bị 5 tấm bìa: tấm 1 vẽ hình Mặt Trời; 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Giới thiệu bài
2- Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt trời mọc là phương Đông.
- GV cho HS mở SGK quan sát hỏi:
- Hằng ngày, Mặt Trời mọc vào lúc nào? Lặn vào lúc nào?
- Trong không gian có mấy phương chính? Là những phương nào?
- Mặt Trời mọc ở phương nào? Lặn ở phương nào?
 KL: Có 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người ta cũng quy ước: 
phương Mặt Trời mọc là phương Đông, phương Mặt trời lặn là phương Tây.
2- Hoạt động 2: trò chơi "Tìm phương hướng bằng Mặt Trời"
- HS biết nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt trời. HS thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát H3 trang 67 để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt trời (SGV)
 Bước 3: Chơi trò chơi: Tìm phương hướng bằng Mặt Trời
- GV phổ biến luật chơi: (SGV)
- GV cho HS ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm có 7 HS). 
*Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi. 
3- Củng cố - Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm làm đúng.
- HS quan sát trả lời các câu hỏi
- Mọc lúc sáng sớm, lặn vào lúc tối.
- 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây.
- HS quan sát SGK.
- HS dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Nhiều h/s nhắc lại.
- Từng nhóm 7 HS chơi trò chơi.
- Cuộc chơi được lặp lại nhiều lần.
- Bình chọn nhóm làm đúng, bạn nhanh không làm sai.
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số có 3 chữ số.
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm; Viết các số có 3 chữ số không nhớ.
- Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua bài toán xếp hình. 
II-Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng học Toán, viết sẵn ND BT 2 lên bảng.
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập:
a.Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số có 3 chữ số.
- Nhận xét, cho điểm HS.
b.Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu , chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự. 
- Nhận xét, cho điểm HS.
c.Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số?
- Yêu cầu HS làm bài .
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng về kết quả và cách đặt tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
d.Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài tập , sau đó yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
đ. Bài 5:
- Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ.
- Theo dõi HS làm bài và tuyên dương những HS xếp hình tốt.
3- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài, 2 em lên bảng chữa bài .
- HS nhắc lại cách so sánh số có 3 chữ số.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm bài vào vở nháp, 2 em chữa bài.
a) 599, 678, 857, 903, 1000
b)1000, 903, 857, 678, 599
- Lớp đọc đồng thanh dãy số.
- Đặt tính rồi tính.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách tính.
635 970 896 295
241 29 133 105
- Nhận xét bài của bạn.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành xếp hình.
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2006
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Quan hệ giữa các số đo độ dài thông dụng.
- Giải bài toán có liên quan đến nhiều hơn hay ít hơn. Vẽ hình.
II-Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng học Toán, viết sẵn ND BT 2 lên bảng.
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập:
a.Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện cách cộng trừ với số có 3 chữ số.
- Nhận xét, cho điểm HS.
b.Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Hỏi lại HS về cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c.Bài 3: 
- Yêu cầu HS quan sát hình mẫu trong SGK và phân tích hình.
- Chiếc thuyền gồm những hình nào ghép lại với nhau?
- Nêu vị trí của từng hình trong chiếc thuyền?
Máy bay gồm những hình nào ghép lại vớinhau?
- Nêu vị trí của từng hình trong máy bay?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình vào vở.
3- Củng cố - Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu càu HS về nhà ôn bài để chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
Hoạt động của HS.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài, 2 em lên bảng chữa bài .
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện cách cộng trừ với số có 3 chữ số.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm bài vào vở nháp, 2 em chữa bài.
300 + x = 800 x + 700 = 1000
 x = 800 – 300 x = 1000 – 700 
 x = 500 x = 300 ..
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát.
- 2 hình tam giác và 1 hình tứ ...  
C. Phần kết thúc; 
- Hồi tĩnh. 
- Tập một số động tác thả lỏng. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét- dặn dò. 
Định lượng
5 - 6 phút 
20-25 phút 
5- 6 phút 
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- HS tập họp lớp, báo cáo sĩ số. 
- Nghe GV phổ biến ND, YC giờ học 
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động: xoay các khớp. 
- HS thực hành chuyền cầu.
- Lớp trưởng hô cho các bạn tập. 
- Chia ra các tổ ôn luyện, tổ trưởng điều khiển.
- HS tập trung lớp, nghe hướng dẫn cách chơi. 
- Các tổ lần lượt chơi thử - tập luyện cách chơi cho thành thạo. 
- Các tổ thi đấu. 
- Lớp trưởng điều khiển. 
- HS tập một số động tác hồi tĩnh. 
- HS tập một số động tác thả lỏng. 
- Nghe GV hệ thống bài. 
- Nghe nhận xét - dặn dò. 
Tiết 1: Thể dục.
Chuyền cầu. Trò chơi: Ném bóng trúng đích.
 I. Mục tiêu: 
 - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn.
 - HS tiếp tục làm quen với trò chơi: Ném bóng trúng đích. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
 - Phát triển thể lực toàn diện cho HS.
II. Địa điểm - Phương tiện: 
 - Trên sân trờng - vệ sinh an toàn nơi tập. 
 - Còi, phương tiện cho trò chơi ném bóng trúng đích. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Nội dung dạy học
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Khởi động. 
B. Phần cơ bản. 
1. Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- GV hướng dẫn HS chuyền cầu và làm mẫu. 
- GV theo dõi - uốn nắn. 
2. Trò chơi: Ném bóng trúng đích. 
- GV nêu tên trò chơi - nhắc lại cách chơi- chia tổ tập luyện.
- Cho thi đấu giữa các tổ xem tổ nào nhất. 
C. Phần kết thúc; 
- Hồi tĩnh. 
- Tập một số động tác thả lỏng. 
- GV cùng HS hệ thống bài. 
- Nhận xét- dặn dò. 
Định 
lượng
5 - 6 phút 
20-25 phút 
3-5 phút. 
10 - 15 phút. 
5- 6 phút 
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- HS tập họp lớp, báo cáo sĩ số. 
- Nghe GV phổ biến ND, YC giờ học 
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động: xoay các khớp. 
- HS thực hành chuyền cầu.
- Lớp trưởng hô cho các bạn tập. 
- Chia ra các tổ ôn luyện, tổ trưởng điều khiển.
- HS tập trung lớp, nghe hướng dẫn cách chơi. 
- Các tổ lần lượt chơi thử - tập luyện cách chơi cho thành thạo. 
- Các tổ thi đấu. 
- Lớp trưởng điều khiển. 
- HS tập một số động tác hồi tĩnh. 
- HS tập một số động tác thả lỏng. 
- Nghe GV hệ thống bài. 
- Nghe nhận xét - dặn dò. 
Toán +
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số.
- Phân tích số có 3 chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Xác định 1 phần 3 của nhóm đã cho. Giải bài toán nhiều hơn
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
Bài 1: Đọc, viết, phân tích các số sau thành tổng các trăm,chục,đơn vị.
517 ; 285 ; 934 ; 208 ; 720.
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm theo mẫu
699 700 701
997 ..... .....
359 ..... .....
500 ..... .....
Bài 3: Điền dấu: ; =
624 ... 524 400 + 50 + 7 ... 457
398 ... 399 700 + 35 ... 753
830 ... 829 1000 ... 999
Bài 4: 
Giá tiền nột chiếc bút màu là 800 đồng. Giá tiền một cái kéo nhiều hơn chiếc bút màu là 200 đồng. Hỏi giá tiền một cái kéo là bao nhiêu đồng?
Bài 5: Tô màu 1 phần 3 số ô trống sau: 
(H/s K,G)
( GV vẽ hình lên bảng) 
G/v KL có nhiều cách tô(Đủ 5 ô là được)
3- Củng cố - Tổng kết
- HS đọc các số.
- HS làm vào bảng con.
+ Ví dụ: 517 = 500 + 10 + 7
- Cả lớp chép bài vào vở, tự làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS tự làm bài
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài, phân tích đề.
- Cả lớp giải vào vở.
- Chữa bài
- HS vẽ hình theo vở ô li rồi tô màu.
- 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài
Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
Quyển sổ liên lạc
I - Mục tiêu
- Học sinh nắm được nghĩa và hiểu các từ mới. Hiểu tác dụng của sổ liên lạc.
- Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm động.- Bước đầu biết đọc với giọng người kể với giọng nhân vật.
- Có ý thức giữ gìn sổ liên lạc.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- Tìm những từ khó đọc?
- Hướng dẫn đọc 1 số câu dài: 
* G/v treo bảng phụ
+ Trung ngạc nhiên:/ đó là quyển sổ liên lạc của bố/ ngày bố còn là cậu học trò lớp 2.//
- Trung băn khoăn://
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?//
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ trong SGK.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì?
- Vì sao cô nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà?
- Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì?
- Vì sao bố buồn khi nhắc tới thấy giáo cũ?
- Trong sổ liên lạc cô giáo nhận xét em như thế nào?
- Em làm gì để cô vui lòng?
+ GV khuyến khích HS nói chân thật theo sổ liên lạc của mình.
- Sổ liên lạc có tác dụng như thế nào đối với em?
- Em phải giữ gìn sổ liên lạc như thế nào?
- GV:Bố bạn Trung đã giữ sổ liên lạc như giữ 1 kỉ niệm quý để lại cho con trai.
4- Luyện đọc lại: 
5- Củng cố dặn dò: Bài học giúp các em hiểu tác dụng của sổ liên lạc. Cô hi vọng các em sẽ cố gắng học tập để sổ liên lạc ghi toàn điều tốt.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc và đọc
+ Ví dụ: sổ liên lạc, lắm hoa tay, nguệch ngoạc, hy sinh.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Phương án trả lời đúng.
- Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
- Vì chữ của Trung còn xấu.
- Để Trung biết còn nhỏ, bố cũng như Trung, chữ bố rất xấu, nhờ nghe lời thấy, luyện viết nhiều chữ bố mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo, tập viết nhiều như bố ngày nhỏ, chữ Trung cũng sẽ đẹp.
- Vì thấy đã hi sinh, bố tiếc là thầy không thấy HS của thầy ngày nào, nhờ nghe lời thầy rèn luyện chữ viết đã đẹp.
- Từng HS mở sổ liên lạc, đọc nhận xét của cô về em.
- Nói rõ em đã làm gì để cô vui lòng.
- Ghi nhận xét của thầy cô ... vừa động viên vừa giúp em sửa chữa thiếu sót.
- Giữ sổ liên lạc cẩn thận.
- 3, 4 nhóm tự phân vai thi đọc lại truyện.
- HS trả lời.
Mĩ thuật
Hoạt động tập thể
Chủ đề 6 "Bác Hồ"
Hát mừng 19 - 5
I - Mục tiêu
- Học sinh hát các bài ca ngợi Bác Hồ để mừng ngày sinh nhật Bác.
-Yêu quý,biết ơn Bác Hồ.
II-Hoạt động trên lớp:
1-Giới thiệu nội dung tiết học:
2-Trình bày các bài hát,tiết mục văn nghệ theo chủ đề ca ngợi Bác Hồ
-G/v cho các tổ lần cử đại diện lần lượt chọn các bài hát sau trình bày để hát mừng sinh nhật Bác :
-Ai yêu nhi đồng
-Hoa thơm dâng Bác
-Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
-Cháu bé Tây Nguyên đến thăm vườn Bác Hồ.
Bác Hồ người cho em tất cả
-Tre ngà bên lăng Bác
+ G/v công bố giải,tuyên dương tổ có nhiều tiết mục biểu diễn thành công nhất.
3-Tổng kết giờ học.
-Lần lượt từng tổ trình bày các bài hát mà tổ mình đã chọn và chuẩn bị để biểu diễn.
-Mỗi tổ cử 2 bạn đại diện vào ban giám khảo.Sau mỗi phần trình bày ban giám khảo cho điểm theo biểu điểm sau:
 -Phong cách:3 điểm
 -Năng kiếu:5 điểm
 -Trang phục đẹp và có múa phụ hoạ :2 điểm
Toán +
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Củng cố cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số.
- Ôn lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- Luyện tập về các đơn vị đo độ dài đã học.
- Giải toán.
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đặt tính và tính
256 + 312 769 - 434
152 + 344 968 - 45
361 + 37 46 + 413
Bài 2: Tìm x
a)
X + 316 = 759
X - 163 = 314
573 - X = 241
b)H/s K,G
X + 245 = 134 + 244
682 - X = 526 - 415
-G/v cho h/s nhắc lại cách tìm số hạng,số bị trừ,số trừ.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm?
..... m = 1 km
......m m = 1 m
10 cm = ..... mm
1 dm 3 cm = ...... mm
420 mm = ... dm .... cm
Bài 4: 
Mẹ mua cái tẩy 500 đồng. Chiếc bút chì đắt hơn cái tẩy 300 đồng. Hỏi chiếc bút chì giá bao nhiêu đồng?
3- Củng cố - Tổng kết
- Học sinh đặt tính và tính vào bảng con.
- 2 HS lên bảng làm-Nêu cách làm.
- 2 HS nhắc lại cách tìm số hạng, số BT, số trừ chưa biết.
- HS thực hành tìm x .
- Chữa bài - nhận xét.
- HS thực hành đổi, điền số vào chỗ chấm.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS tóm tắt
- Giải vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
Tiếng Việt +
Luyện tập:
Luyện từ và câu - Tập viết
I - Mục tiêu:
-Học sinh viết phần về nhà của tiết tập viết trong tuần.
-Củng cố về từ trái nghĩa,Dấu chấm,dấu phẩy.
II- Hoạt động dạy học
1-Giới thiệu bài
2-Giáo viên cho h/s tự viết phần về nhà của tiết tập viết.
3-Luyện từ và câu
Bài 1:Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
a- (Cả lớp)
Ghét
xuống 
Buồn
Chê
Đóng
b-(H/s K,G)
Đầu 
Trời
Trên
Ngày
Trước
G/v gợi ý:Đây là các danh từ nên từ trái nghĩa của nó cũng phải là các danh từ.
Bài 2:Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:
 Trần Quốc Toản mình mặc áo bào 
đỏ lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên một con ngựa trắng phau.Theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn giáo dài.
+KL:Điền dấu phẩy vào tất cả các ô trống trong bài.
4-Tổng kết-Nhận xét giờ học
-H/s tự mở vở ra viết phần về nhà trong vở tập viết.
-H/s tự làm bài
-Chữa bài
-Nhận xét
-H/s K,G tìm thêm một số từ trái nghĩa của các danh từ đã cho
-Chữa bài.
-H/s chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống cho phù hợp.
-Gọi 1 em lên chữa bài
-Nhận xét
 Thủ công +
Luyện làm con bướm
I - Mục tiêu
- Học sinh nắm được cách làm con bướm.
- Thực hành làm được con bướm bằng giấy thủ công.
- Thích làm đồ chơi, rèn đôi tay khéo léo.
II - Đồ dùng dạy học
Con bướm mẫu gấp bằng giấy.
Quy trình gấp có hình vẽ minh hoạ
III - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
* G/v cho h/s quan sát con bướm mẫu -Giới thiệu bài.
2- Thực hành
*G/v treo quy trình mẫu.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
- GV lưu ý HS : các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ.
- GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
3- Củng cố - Tổng kết
- HS nhắc lại quy trình:
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Gấp cánh bướm
+ Bước 3: Làm thân bướm
+ Bước 4: Làm râu bướm
- HS thực hành gấp con bướm.
- Trang trí con bướm.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_32.doc