Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 29

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 29

Tiết 2: Toán.

CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200.

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết : Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 là gồm các trăm, các chục và các đơn vị.

- Đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- So sánh các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.

II. Đồ dùng daỵ học:

- Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn số trăm, số chục .

- Bảng kẻ sẵn các cột gghi như trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 13 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: Toán.
Các số từ 111 đến 200.
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết : Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 là gồm các trăm, các chục và các đơn vị.
Đọc, viết các số từ 111 đến 200.
So sánh các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.
II. Đồ dùng daỵ học:
Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn số trăm, số chục .
Bảng kẻ sẵn các cột gghi như trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gv kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn chụctừ 101 đến 110.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số từ 111 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi:
Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 HCN biểu diễn 1 chục, 1 HV nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- để chỉ tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 , 1 HV trong toán học người ta dùng số 111.
- Giới thiệu 112, 115 tương tự như 111.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách đọc và viết các số : 118, 120. 121, 122,
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
3. Luyện tập, thực hành:
a. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để KT bài của nhau.
- GV kiểm tra một số HS.
Nhận xét, cho điểm HS.
b. Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Vẽ lên bảng tia số như SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét ,cho điểm HS.
c. Bài 3:Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách so sánh một số.
-Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết giờ học .
- Dặn HS về ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Quan sát hình biểu diễn.
Có 1 trăm, lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị, sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị- HS viết và đọc số 111.
- Thảo luận và viết số còn thiểutong bảng sau đó 3 HS lên bảngviết.
- Lớp đọc các số đã lập.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để KT bài.
- HS đọc yêu cầu BT.
- Theo dõi.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Đọc các số vừa lập được- KL.
- Đọc đề bài.
- Nghe hướng dẫn, làm bài.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Tiết 2: Toán.
Các số có 3 chữ số.
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm chắc cấu tạo thập phân của các số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục và các đơn vị.
 - Đọc, viết thành thạo các số có 3 chữ số.
II. Đồ dùng daỵ học:
Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn số trăm, số chục .
Bảng kẻ sẵn các cột ghi như trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gv kiểm tra HS về đọc, viết so sánh các số từ 111 đến 200.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu các số có 3 chữ số:
a. Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
 - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi:
Có mấy trăm?
- Gắn tiếp 4 HCN biểu diễn 4 chục, 3 HV nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị?
 - Yêu cầu HS đọc số vừa viết được.
- 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số 235, 310,240, 411, 205, 252. 
b) Tìm hình biểu diễn cho số.
- Gv đọc số, GV yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số Gv đọc.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
3. Luyện tập, thực hành:
a. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để KT bài của nhau.
- GV kiểm tra một số HS.
Nhận xét, cho điểm HS.
b. Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Gv hướng dẫn HS cách làm.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét ,cho điểm HS.
c. Bài 3:Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm tương tự BT2.
- Nhận xét, cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức HS thi đọc và viết số có 3 chữ số.
- Tổng kết giờ học .
- Dặn HS về ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Quan sát hình biểu diễn.
Có 2 trăm, lên bảng viết 2 vào cột trăm.
- Có 4 chục và 3 đơn vị, sau đó lên bảng viết 4 vào cột chục, 3 vào cột đơn vị
- HS viết và đọc số 243.
- 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị.
- Thảo luận và viết số còn thiểutong bảng sau đó 3 HS lên bảngviết.
- Lớp đọc các số đã lập.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để KT bài.
- HS đọc yêu cầu BT.
- Theo dõi.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Đọc các số vừa lập được- KL.
- Đọc đề bài.
- Nghe hướng dẫn, làm bài.
- Làm bài theo yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Tiết 2: Toán
 So sánh các số có 3 chữ số.
I.Mục tiêu:
- HS biết cách so sánh các sốcó 3 chữ số.
- Nắm được thứ tự các số không quá1000.
II.Đồ dùng: 
 Các ô vuông, hình chữ nhật biểu thị trăm, chục, đơn vị, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra: 
 - HS viết số có 3 chữ số:135, 513, 315.
 - Chữa bài ở vở bài tập.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn HS so sánh các số có 3 chữ số.
*) So sánh 234 và 235.
+Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi:Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông:?
234 hv và 235 hv bên nào ít hv hơn, bên nào nhiều hv hơn?
- Dựa vào việc so sánh 234 hv và 235 hvchúng ta so sánh được 234 và 235.
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của 234 và 235?
- khi đó ta nói :234< 235
 hay : 235> 234
*) So sánh 194 và 139.
- Hướng dẫn HS so sánh 194 và 139 tương tự như so sánh 234 và 235.
*) So sánh 199 và 215.
- So sánh tương tự 234 và 235.
*) Rút ra kết luận:
- Khi so sánh các số có 3 chữ sốvới nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
*) Gv tổng kết và rút ra kết luận- cho SH học thuộc lòng.
-KL: So sánh số hàng trăm => chục => đơn vị.
 c.Thực hành:
* Bài 1: - GV cho làm bảng con
- Cho so sánh 1 số phép toán.
- Nhận xét, cho điểm HS.
*Bài 2: - Gv ghi 3 dãy số.
- Yêu cầu HS ghi 3 số lớn nhất ở 3 phần vào bảng con, gọi 1 HS lên bảng làm.
+)Chốt cách so sánh: cần so sánh các số trong mỗi dãy số để tìm số lớn nhất.
-GV chữa bài, nhận xét.
*Bài 3: - GV đưa bảng phụ.
Gợi ý: cần tìm ra quy luật của dãy số để áp dụng tìm số còn thiếu.
- Nhận xét và cho điểm .
+)Chốt: đây là các số từ 970 => 1000
c.Tổng kết dặn dò:
 -Nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
- HS làm bài theo yêu cầu cảu GV.
Quan sát thao tác của GV.
Có 234 HV nhỏ – 1 HS lên bảng viết số 234 vào dưới hình biểu diễn.
Có 235 HV nhỏ – 1 HS lên bảng viết số 235 vào dưới hình biểu diễn.
 234 HV ít hơn 235 HV
 235 HV nhiều hơn 234 HV.
234 bé hơn 235, 235 lớn hơn 234.
-HS viết 2 số:234 235
-HS nêu: hàng trăm 2 = 2
 hàng chục 3 = 3
 hàng đơn vị: 4< 5
=>234 234
-194 > 139 199 < 215
- Hàng trăm cùng là 1, hàng chục 9> 3 nên 194> 139 hay 139< 194.
- Hàng trăm 2> 1 nên 215 > 199.
 bắt đầu so sánh từ hàng trăm.
- HS đọc kết luận.
-2 HS lên bảng chữa bài.
127 > 121 865 = 865
124 < 129 648< 684
- HS ghi 3 số lớn nhất ở 3 phần vào bảng con, 1 HS lên khoanh
- Đáp án: a) 695; b) 751; c)979
- HS làm vở, thu chấm, chữa bài.
971, 972.980.
981, 982.990
991, 9921000 
Thủ công
Làm vòng đeo tay
I - Mục tiêu
- Học sinh biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công.
- Làm được vòng đeo tay để cho, tặng, đeo.
- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II - Đồ dùng dạy học
Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
Quy trình làm vòng đeo tay có hình vẽ minh hoạ từng bước
Giấy thủ công, kéo, hồ dán,...
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài.
- Gv giới thiệu vòng đeo tay mẫu 
-Hướng dẫn HS quan sát trả lời câu hỏi.
- Vòng đeo tay làm bằng gì? Có mấy màu?
- GV gợi ý: muốn có giấy đủ độ dài để làm vòng đeo tay ta phải dán nối các nan giấy.
2- GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy
- Lấy 2 tờ giấy màu khác nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô.
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50, 60 ô.
- Làm 2 nan giấy như vậy.
+ Bước 3: Gấp các nan giấy.
- Để 2 nan giấy vuông góc với nhau, dán chặt 2 đầu lại với nhau, gấp (GV làm mẫu)
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp ta được vòng đeo tay.
3- Thực hành.
- Lưu ý HS: mối lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ, 2 nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông ...
- GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
Hoạt động của HS.
- Làm bằng giấy, có 2 màu.
- HS quan sát, theo dõi GV làm mẫu.
- HS quan sát GV thực hành.
- 1 HS lên bảng , chỉ vào hình vẽ nêu lại các bước gấp.
- 1 em lên thực hành trước lớp.
- Lớp thực hành gấp vòng đeo tay.
Tự nhiên - Xã hội
Một số loài vật sống dưới nước.
I - Mục tiêu: 
-HS kể tên và nêu lợi ích 1 số loài vật sống dưới nước.
- HS biết một số loài vật sống dưới nước gồm nước mặn và nước ngọt.
-Hình thành kỹ năng quan sát, mô tả sự vật xung quanh.
- HS có ý thức bảo vệ các loài vật và thêm yêu quý những con vật sống dưới nước.
II.Chuẩn bị:
 -Tranh, ảnh một số loài vật sống dưới nước như SGK tr 60, 61.
- Một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được 
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
1- Giới thiệu bài
2- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Học sinh biết tên một số loài vật sống dưới nước (nước ngọt và nước mặn)
- Tiến hành: 
- GV cho HS làm việc theo cặp
- Để các loài vật trên sống và phát triển chúng ta phải làm gì?
- Cần bảo vệ nguồn nước để các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển.
3- Hoạt động 2: Triển lãm tranh ảnh sưu tầm được
- GV tổ chức cho từng tổ HS sắp xếp và phân loại tranh ảnh sưu tầm được
4- Chơi trò chơi: Thi kể về các con vật.
- GV cho HS thi kể về các con vật sống ở nước mặn và các con vật sống dưới nước ngọt.
- Chia thành 2 nhóm thi tiếp sức: lần lượt từng em lên bảng viết tên con vật mình biết , xong quay về đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết.
- Sau thời gian quy định, đội nào viết được nhiều tên con vật và đúng là thắng cuộc.
5- Củng cố dặn dò: nhận xét tiết học
Hoạt động củ ... t về bức tranh.
- HS tự nêu .VD:
+Mèo: đầu tròn, mình thon, đuôi dài, lông
+Thỏ: tai dài, đuôi ngắn, mình thon, to hơn mèo
- Quan sát hình minh họa và nêu ý tưởng: 
+C1: làm từng bộ phận của con vật rồi ghép lại
+C2: làm tổng thể luôn hình dáng của con vật.
-HS làm theo nhóm: vẽ, nặn, xé dán..
 -Tô màu theo ý thích.
- Quan sát bài vẽ đẹp, nêu nhận xét.
- Thực hành vẽ vở.
- Nhận xét theo tiêu chí đánh giá GV đưa ra.
3. Dặn dò, nhận xét tiết học: Sưu tầm tranh ảnh vẽ các con vật.
__________________________________________
Tiết 2: Toán
 Luyện tập.
I.Mục tiêu:
 - HS biết cách so sánh các số có 3 chữ số.
 - Nắm được thứ tự các số không quá1000.
 - Luyện ghép hình.
II.Đồ dùng: -Bảng phụ ghi bài 1, 1 số tam giác.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra: - Yêu cầu HSđếm các số từ 158=>175; 234=>256; 397=>400.
 - Chữa bài ở vở bài tập.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:GV treo bảng phụ
- GV đọc các số:521, 552, 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau lên bảng điền các số còn thiếu vào chỗ trống.
- Chữa bài và nhận xét , cho điểm HS.
- Chốt: cách đọc số có 3 chữ số.
*Bài 2: - GV đưa bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài. 
Gợi ý: cần tìm ra quy luật của dãy số để áp dụng tìm số còn thiếu.
- Chữa bài và yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài.
- Các số trong dãy số này là những số như thế nào?
- Chúng được xếp theo thứ tự nào?
- Yêu cầu cả lớp đọc dãy số trên.
- Nhận xét và cho điểm .
*Bài 3: GV tổ chức làm bảng con, chữa bài.
- Củng cố cách so sánh số có 3 chữ số.
 *Bài 4: - GV ghi 3 dãy số.
- Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn trước tiên chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầíth làm bài, chữa bài.
+Chốt cách so sánh: cần so sánh các số trong mỗi dãy số để tìm số bé nhất đến số lớn nhất.
-GV chữa bài, nhận xét.
*Bài 5 GV tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh .Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng, nhanh, tổ đó thắng.
- Có 2 cách ghép tam giác => tứ giác.
c.Tổng kết dặn dò:
 -Nhắc lại nội dung bài.
 -Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS theo dõi.
- 4 HS nối tiếp lên điền bảng, lớp làm bài vào vở.
-HS đọc đề bài.
- HS làm vở, chữa bài:
- HS nêu: tròn trăm : 100, 200,,1000
 tròn chục : 910, 920, ..1000
 liên tiếp: 212, 213,220
 theo thứ tự từ bé đến lớn.
-3 dãy, 3 phép tính. 1 HS lên bảng.
543 < 590 342 < 432
676 > 670 987 > 897
- HS theo dõi.
- Phải so sánh các số với nhau.
-HS làm vở,thu chấm, chữa bài.
299, 420, 875, 1000
-2 nhóm lên thi ghép hình , nhận xét.
Tiết 1: Thể dục.
Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời” 
Và “ chuyển bóng tiếp sức.
I. Mục tiêu: 
 - HS làm quen với trò chơi: Con cóc là cậu ông trời – Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
- Ôn trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức- Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện: 
 - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. 
 - Chuẩn bị còi ,bóng . 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Nội dung dạy học.
A. Phần mở đầu: 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
 - Khởi động: xoay các khớp.
 - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc. 
 - Ôn 1 số động tác của bài thể dục PT chung. 
B. Phần cơ bản: 
1. Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời.
- Gv nêu tên trò chơi- cho HS tìm hiểu về ích lợi, tác dụng và động tác nhảy của con cóc.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Cho HS chơi theo từng hàng ngang mỗi HS chỉ nhảy 3 đến 5 đợt.
3. Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
- Tổ chức cho HS chơi theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn.
- Chia tổ cho HS tập luyện.
C. Phần kết thúc: 
` - Hồi tĩnh. 
- Nhận xét giờ học - giao bài tập về nhà. 
Định lượng
4 - 5 phút 
20 -25 phút
3- 4 phút
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
 - Lớp trưởng tập hợp - báo cáo. 
 - Nghe GV phổ biến nội dung - yêu cầu giờ học. 
 - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động. 
 - Lớp trưởng hô cho các bạn tập. 
- Nghe GV hướng dẫn cách chơi.
- Tìm hiểu về ích lợi, tác dụng , động tác nhảy của con cóc.
- Chơi thử theo hướng dẫn của GV.
- HS chơi theo từng hàng ngang.
- HS chơi theo đội hình vòng tròn.
- Các tổ tập luyện theo hướng dẫn.
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát. 
 - Tập 1 số động tác thả lỏng. 
 - HS nghe GV nhận xét - hướng dẫn về nhà. 
Tiết 1:Thể dục
Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời- Tâng cầu.
I.Mục tiêu:
- HS tiếp tục học trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”. HS chơi tương đối chủ động, đúng luật.
- Thuộc bài đồng dao
- Tập tâng cầu
- Ôn các nội dung bài tập rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
II.Chuẩn bị: Sân trường sạch sẽ, kẻ sân cho trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến yêu cầu tiết học.
- Cho HS tập các động tác khởi động.
-Đi và hít thở sâu.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản:
-Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời
-GV cho HS học thuộc bài đồng dao.
*GV hướng dẫn cách chơi
*Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
*Dạy HS tâng cầu: GV làm mẫu kết hợp phân tích cách làm
3.Phần kết thúc:
-Tổ chức đi vỗ tay và hát.
- Tập các động tácthả lỏng.
- Hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
Đ.Lượng
5phút
25phút
5 phút
5phút
P. Pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- Chạy tại chỗ, xoay các khớp.
-Lớp xếp 3 hàng dọc.
-Luyện tập theo GV hướng dẫn.
-HS chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS chia nhau tập tâng cầu
-Cá nhân hoặc từng đôi.
- Thực hiện đi vòng tròn.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
---------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Mét.
I.Mục tiêu:
- HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị độ dài: mét, làm quen với thước đo mét.
 -Nắm được mối quan hệ giữa dm, cm, và m.
 -Làm quen với các phép tính có kèm đơn vị m.
 - Bước đầu tập đo độ dài và tập ức lượng độ dài theo đơn vị mét.
II.Đồ dùng DH: -Thước mét, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 10cm, 1dm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.Bài mới: a.Giới thệu bài.
 b.Hướng dẫn
-GV đưa thước mét,giới thiệu.
- Vẽ đoạn thẳng dài 1m lên bảng và giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1mét.
Nêu tên gọi , kí hiệu:Mét là đơn vị đo độ dài- viết tắt : m
-Độ dài từ vạch 0 => 100 là 1m
- GV kẻ đường thẳng 1m
-Cho HS đo bằng thước dm, cm rồi kết 
luận.
- Đoạn thẳng trên dài mấy cm?
+ Giới thiệu: 1m = 10 dm, viết 1m= 10dm.
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi:
1m dài bằng bao nhiêu cm?
- Nêu và viết trên bảng: 1m = 100cm.
Yêu cầu HS đọc lại SGK và nêu lại phần bài học.
-GV cho quan sát tranh ở SGK
 c.Thực hành:
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- GV yêu cầu làm miệng.
- Viết lên bảng: 1m = ? cm và hỏi: 
- Điền số nào vào ô trống ? Vì sao?
-Củng cố quan hệ dm, cm, m.
*Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
- Khi thực hiện các phép tính với số đo độ dài ta thực hiện như thế nào?
-GV cho làm bảng con, HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
*Bài 3: - GV cho xác định yêu cầu dạng toán, chấm chữa bài. Trình bày cách giải.
*Bài 4: GV hướng dẫn HS cách làm.
 - Gv cho HS tự làm vở.
 - Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
c.Tổng kết dặn dò:
 -Nhắc lại nội dung bài.
 -Nhận xét giờ học.
-Đưa ra đối tượng cần ước lượng.
- 2 HS thực hành vẽ trên bảng,lớp vẽ vào vở nháp.
- HS quan sát, theo dõi..
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS nêu đoạn thẳng dài 1m
Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
Dài 10dm.
HS đọc :1m = 10dm hay 10dm = 1m
HS nêu: 1m= 100cm.
HS đọc :1m = 100cm hay 100cm = 1m
- Điền số thích hợp vào chỗ trống.
-HS thực hành làm miệng.
Điền 100 vào ô trống vì 1m = 100 cm.
1dm = 10cm 100cm = 1m
1m = 100cm 10dm = 1m
- HS đọc đề bài.
Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài m.
- Ta thực hiện như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào phía sau kết quả.
- HS làm bài vào bảng con, 2 Hs lên bảng làm.
17m + 6m = 23m
 8m + 30m = 38m
47m + 18m = 65m
-HS đọc đề bài, xác định yêu cầu BT.
HS làm vở, chữa bài.
Bài giải.
Cây thông cao là: 
 8 + 5 = 13(m)
 Đáp số: 13m
HS nêu lựa chọn.
Tiết 1: Thể dục.
Ôn một số bài tập RLTT cơ bản.
Trò chơi:Kết bạn.
I. Mục tiêu: 
 - HS tiếp tục ôn 1 số BT RLTT cơ bản. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác về tư thế bàn chân và tư thế 2 tay. 
 - Ôn trò chơi: Kết bạn- yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn. 
II. Địa điểm - phương tiện: 
 - Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. 
 - Kẻ các vạch để tập BT RLTT cơ bản . 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Nội dung
A. Phần mở đầu: 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: xoay các khớp.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. 
- Ôn 1 số động tác của bài thể dục PT chung. 
B. Phần cơ bản: 
1. Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
 - GV theo dõi, sửa sai cho HS.
2. Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. 
3. Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
4. Đi nhanh chuyển sang chạy.
- Gv điều khiển cho lớp tập lần 1.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho lớp tập lần 2.
4. Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. 
 -Yêu cầu HS nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
 - GV làm trọng tài.
C. Phần kết thúc: 
 - Hồi tĩnh. 
 - Nhận xét giờ học - giao bài tập về nhà. 
Đ. lượng
4 - 5 phút 
20 -25 phút
4-5 phút.
PP và hình thức tổ chức dạy học.
- Lớp trưởng tập hợp - báo cáo. 
 - Nghe GV phổ biến nội dung - yêu cầu giờ học. 
 - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động. 
- Lớp trưởng hô cho các bạn tập. 
 - HS thực hành đi làm 3 - 4 đợt.
Mỗi đợt 4 - 5 HS theo lệnh xuất phát của GV.
 - GV điều hành cho cả lớp đi. Chia ra các tổ ôn luyện.
 - Đội hình tập và cách hướng dẫn như trên. 
- Lớp tập theo hướng dẫn của GV.
- Lớp tập theo hướng dẫn của lớp trưởng.
Chú ý cách đặt bàn chân, tư thế thân người thẳng
 - HS nêu tên trò chơi - nhắc lại cách chơi – GV điều khiển cho cả lớp cùng chơi. 
 - Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát. 
 - Tập 1 số động tác thả lỏng. 
 - HS nghe GV nhận xét - hướng dẫn về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_29.doc