Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Kì I, Tuần 11

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Kì I, Tuần 11

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: BÀ CHÁU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc: HS đọc trơn được cả bài

- Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo.

- Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật .

+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi.

+ Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ

 + Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết

2. Kỹ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm

- Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc.

3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Kì I, Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2004
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
--------------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: BÀ CHÁU
I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc: HS đọc trơn được cả bài
Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá 
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo.
Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật . 
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. 
+ Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ 
	+ Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết
Kỹ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm
Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc 
HS: SGK 
III. Các hoạt động
TIẾT 1
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)Gọi HS đọc bài Thương ông. 
 - Bé Việt đã làm gì để giúp và an ủi ông? 
Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt mà ông hết đau
 - Chân ông đau như thế nào? 
 - Qua bài tập đọc con học tập được từ bạn Việt đức tính gì? 
Nhận xét, cho điểm từng HS 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: 
Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? 
Trong bức tranh nét mặt của các nhân vật ntn? 
- Tình cảm con người thật kì lạ. Tuy sống trong nghèo nàn mà ba bà cháu vẫn sung sướng. Câu chuyện ra sao chúng mình cùng học bài tập đọc Bà cháu để biết điều đó. 
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1 , 2
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(âm s). Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 1, 2.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh.
Đọc mẫu 
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật.
Yêu cầu 1 HS khá đọc đoạn 1, 2 
Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn 
Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng 
Luyện đọc câu dài, khó ngắt 
Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. 
Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh 
Yêu cầu HS đọc từng câu. 
Đọc cả đoạn 
Yêu cầu HS đọc theo đoạn 
Chia nhóm HS luyện đọc trong nhóm 
Thi đọc 
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
Nhận xét, cho điểm 
Đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1, 2. Qua đó giáo dục tình bà cháu.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ, câu khó.
Hỏi: Gia đình em bé có những ai? 
Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? 
Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?
Cô tiên cho hai anh em vật gì? 
Cô tiên dặn hai anh em điều gì? 
Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh?
Cây đào này có gì đặc biệt?
GV chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao? Chúng ta cùng học tiếp. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- 2 HS mỗi HS đọc 2 khổ thơ và trả lời các câu hỏi 
- 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ và trả lời câu hỏi 
Quan sát và trả lời câu hỏi. 
- Làng quê 
- Rất sung sướng và hạnh phúc
- HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó HS đọc phần chú giải. 
- Đọc, HS theo dõi 
 - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng.
 - Luyện đọc các câu: 
+ Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm ./ 
+ Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./ 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. 
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2 
- Nhận xét bạn đọc 
- Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau. 
- Thi đọc 
- Bà và hai anh em 
- Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. 
- Rất đầm ấm và hạnh phúc. 
- Một hạt đào 
- Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng 
- Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. 
- Kết toàn trái vàng, trái bạc. 
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: BÀ CHÁU (TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bà cháu.Tiết 1
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Tiết 2.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3, 4
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó(vần om, iên). Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
ị ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu.
Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu 
Đọc từng câu 
Đọc cả đoạn trước lớp 
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng 
- Yêu cầu học sinh đọc cả đoạn trước lớp. 
Đọc cả đoạn trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm 
Đọc đồng thanh cả lớp 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3, 4
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 3, 4. Qua đó giáo dục tình bà cháu.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ị ĐDDH: SGK. 
- Hỏi: Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?
- Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? 
- Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? 
- Hai anh em xin bà tiên điều gì? 
- Hai anh em cần gì và không cần gì? 
- Câu chuyện kết thúc ra sao? 
 - Giáo dục tình bà cháu.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS luyện đọc theo vai 
Nhận xét
Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì?
Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài.
 - Chuẩn bị: Cây xoài của ông em.
- Hát
- 2 HS đọc bài.
- Theo dõi, đọc thầm 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý luyện đọc các từ: màu nhiệm, ruộng vườn. 
- Luyện đọc câu: 
Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng,/ 
- 3 đến 5 HS đọc
- HS đọc.
- Thi đua đọc.
- Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. 
- Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn 
- Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. 
- Xin cho bà sống lại.
- Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có 
- Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà của thì biến mất. 
- 3 HS tham gia đóng các vai cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện.
- Tình cảm là thứ của cải quý nhất./ Vàng bạc không qúy bằng tình cảm con người
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Các phép trừ có nhớ dạng 11- 5; 31 – 5; 51 – 15.
Tìm số hạng trong một tổng.
2Kỹ năng: Giải bài toán có lời văn (toán đơn 1 phép tính trừ).
Lập phép tính từ các số và dấu cho trước.
3Thái độ: Tính toán nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 51 - 15
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 81 và 44 51 và 25 91 và 9
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành.
Ÿ Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ ở hàng chục.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
ị ĐDDH: Bảng cài. Bộ thực hành toán.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
Bài 2:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Khi đặt tính phải chú ý điều gì? 
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 71 – 9; 51 – 35; 29 + 6
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. 
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Ÿ Mục tiêu: HS dùng phép trừ có nhớ để vận dụng vào toán có lời văn.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4: 
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt 
Bán đi nghĩa là thế nào? 
Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì?
Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa. 
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 5:
Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Viết lên bảng: 9  6 = 15 và hỏi: Cần điền dấu gì, + (cộng) hay – (trừ)? Vì sao? 
Có điền dấu – được không? 
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính.
Lưu ý: Có thể cho HS nhận xét để thấy rằng: Ta luôn điền dấu + vào các phép tính có các số thành phần nhỏ hơn kết quả. Luôn điền dấu – vào phép tính có ít nhất 1 số lớn hơn kết quả. 
4. Củng cố, dặn dò:( 4’ )
Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi.
Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn: 
Cách chơi: Chọn 2 đội chơi . Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội minh (Kiến vàng/ Kiến đen ). Khi vào cuộc  ... àn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./ Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
- Ông bị vỡ kính 
- Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
- Nhận giấy 
- Đọc yêu cầu và tự làm 
- 3 đến 5 HS đọc bài làm
MỸ THUẬT
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
---------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Các phép cộng có nhớ dạng 12 – 8; 32 – 8; 52 – 28.
2Kỹ năng: 
Tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
Giải bài toán có lời văn (toán đơn, 1 phép tính trừ ).
Biểu tượng về hình tam giác.
Bài toán trắc nghiệm, 4 lựa chọn.
3Thái độ: 
Yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị
GV: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bảng phụ. Trò chơi.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 52 – 28.
Đặt tính rồi tính: 42 – 17; 52 – 38; 72 – 19; 82 – 46.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (26’)
v Hoạt động 1: Thực hành, luyện tập.
Ÿ Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài..
Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.
Nhận xét và sửa chữa nếu sai.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Tính từ đâu tới đâu?
Yêu cầu HS làm bài tập vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình.
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Ÿ Mục tiêu: HS áp dụng vào để giải toán có lời văn.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề
Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Bài 5:
Vẽ hình lên bảng.
Yêu cầu học sinh đếm các hình tam giác trắng
Yêu cầu HS đếm các hình tam giác xanh
Yêu cầu HS đếm hình tam giác ghép nửa trắng, nửa xanh . 
Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?
Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (4’)
Trò chơi: Vào rừng hái nấm.
Chuẩn bị:
	+ 10 đến 15 cây nấm bằng bìa, trên mỗi cây
 ghi một số, các cây khác nhau ghi số khác
 nhau, 	chẳng 	hạn:
	+ Hai giỏ đi hái nấm.
Cách chơi:
	+ Bắt đầu cuộc chơi: GV hô to 1 phép tính có 	dạng 12 – 8 hoặc 32 – 8 hoặc 52 – 28 	+ Kết quả cuộc chơi đội nào có nhiều nấm hơn 	là đội thắng cuộc
 - Chuẩn bị: Tìm số bị trừ
- Hát
- HS thực hiện bảng lớp, bảng con. Bạn nhận xét.
- Thực hành tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ)
- Đặt tính và tính
- Viết số sao cho đơn vị thẳng với cột đơn vị, chục thẳng với cột chục.
- Tính từ phải sang trái.
- Làm bài.
- Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài của mình.
- Làm bài: Chẳng hạn:
x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
- x bằng 52 –18 vì x bằng số hạn chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạn đã biết (18).
	Tóm tắt
Gà và thỏ	: 42 con
Thỏ	: 18 con
Gà	: . . .con?
	Bài giải
 Số con gà có là:
 42 –18 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con 
- 4 hình
- 2 hình
- 2 hình, 2 hình.
- Có tất cả 10 hình tam giác
D. Có 10 hình tam giác
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em. Phát cho mỗi đội một giỏ đi hái nấm.
	+ Phát cho 10 đến 15 em ngồi các bàn 1, 2, 3 mỗi em một cây nấm như trên
 - HS nhẩm ngay kết quả của phép tính và chạy lên lấy cây 	nấm ghi kết quả của phép tính mà GV đọc cho vào giỏ của đội mình (các phép tính có kết quả 	khác nhau)
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết : GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
1Kiến thức: Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình (lúc làm việc và lúc nghỉ ngơi).
2Kỹ năng: Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình.
3Thái độ: Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
GV: Hình vẽ trong SGK trang 24, 25 (phóng to). Một tờ giấy A3, bút dạ. Phần thưởng.
HS: SGK: Xem trước bài.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá?
Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?
Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
 - Trong lớp mình có bạn nào biết những bài hát về gia đình không? 
Các em có thể hát những bài hát đó được không? 
Những bài hát mà các em vừa trình bày có ý nghĩa gì? Nói về những ai? 
GV dẫn dắt vào bài mới. 
Giới thiệu: 
Gia đình 
Phát triển các hoạt động (30’)
v Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Ÿ Mục tiêu: Nêu được từng việc làm hằng ngày của từng thành viên trong gia đình 
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm 
ị ĐDDH: Một tờ giấy A3, bút dạ.
Bước 1: 
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo yêu cầu: Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn. 
Bước 2: 
Nghe các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm.
Ÿ Mục tiêu: Ý thức giúp đỡ bố, mẹ
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, trực quan 
ị ĐDDH: SGK.Tranh
Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai. 
Bước 2: Nghe 1, 2 nhóm HS trình bày kết quả 
Bước 3: Chốt kiến thức : Như vậy mỗi người trong gia đình đều có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. 
Hỏi: Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì việc gì hay điều gì sẽ xảy ra? 
Chốt kiến thức: Trong gia đình, mỗi thành viên đều có những việc làm – bổn phận của riêng mình. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà. 
v Hoạt động 3: Thi đua giữa các nhóm 
Ÿ Mục tiêu: Nêu lên được ý thức trách nhiệm của thành viên 
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
ị ĐDDH: Tranh, bảng phụ.
Bước 1: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để nói về những hoạt động của từng người trong gia đình Mai trong lúc nghỉ ngơi. 
Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm vừa chỉ tranh, vừa trình bày. 
Bước 3: GV khen nhóm thắng cuộc 
Hỏi: Vậy trong gia đình em, những lúc nghỉ ngơi, các thành viên thường làm gì? 
Hỏi: Vào những ngày nghỉ, dịp lễ Tết  em thường được bố mẹ cho đi đâu? 
GV chốt kiến thức (Bằng bảng phụ):
	+ Mỗi người đều có một gia đình 
	+ Mỗi thành viên trong gia đình đều có những 	công việc gia đình phù hợp và mọi người đều có 	trách nhiệm tham gia, góp phần xây dựng gia đình 	vui vẻ, hạnh phúc. 
	+ Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình 	đều có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt vui vẻ, 	thăm hỏi người thân, đi chơi ở công viên, siêu thị, 	vui chơi dã ngoại.
v Hoạt động 4: Thi giới thiệu về gia đình em 
Ÿ Mục tiêu: Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ị ĐDDH: Phần thưởng.
GV phổ biến cuộc thi Giới thiệu về gia đình em
GV khen tất cả các cá nhân HS tham gia cuộc thi và phát phần thưởng cho các em.
Hỏi: Là một HS lớp 2, vừa là một người con trong gia đình, trách nhiệm của em để xây dựng gia đình là gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Đồ dùng trong gia đình.
- Hát
- HS giơ tay phát biểu. Bạn nhận xét.
- 1, 2 HS hát. ( Bài: Cả nhà thương nhau, nhạc và lời: Phạm Văn Minh Ba ngọn nến, nhạc và lời Ngọc Lễ)
- Nói về bố, mẹ, con cái và ca ngợi tình cảm gia đình 
- Các nhóm HS thảo luận: 
Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3, chia sẵn các cột; các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau ghi vào giấy. 
Việc làm hằng ngày của: 
Oâng , bà  
Bố , mẹ 
Anh, chị 
Bạn 
- Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận . 
- Các nhóm HS thảo luận miệng (Ông tưới cây, mẹ đón Mai; mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt) 
-1, 2 nhóm HS vừa trình bày kết quả thảo luận, vừa kết hợp chỉ tranh (phóng to) ở trên bảng. 
- Thì lúc đó sẽ không được gọi là gia đình nữa. 
- Hoặc: Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ với nhau  
- Các nhóm HS thảo luận miệng 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm nào vừa nói đúng, vừa trôi chảy thì là nhóm thắng cuộc. 
- Một vài cá nhân HS trình bày 
+ Vào lúc nghỉ ngơi, ông em đọc báo, bà em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em em cùng chơi với nhau. 
+ Vào lúc nghỉ ngơi, bố mẹ và ông bà cùng vừa ngồi uống nước, cùng chơi với em.
- Được đi chơi ở công viên, ở siêu thị, ở chợ hoa  
- HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ đã ghi trên bảng phụ 
- 5 cá nhân HS xung phong đứng trước lớp, giới thiệu trước lớp về gia đình mình và tình cảm của mình với gia đình. 
- Phải học tập thật giỏi 
- Phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ 
- Phải tham gia công việc gia đình 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_ki_i_tuan_11.doc