Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sáng Lớp 2 - Tuần 13 - Vũ Phương Thắm

Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sáng Lớp 2 - Tuần 13 - Vũ Phương Thắm

TIẾT 2 – 3: TẬP ĐỌC

Bông hoa niềm vui

I Mục tiêu:

* HS đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó : sáng , tinh mơ, lộng lẫy , chần chừ, Đọc nghỉ hơi đúng sau cá dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng lời nhân vật , diễn cảm.

* HS hiểu nghĩa các từ mới , từ khó trong bài .

* HS hiểu được nội dung toàn bài : Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ .

II Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ, tranh SGK.

III Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 40 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học buổi sáng Lớp 2 - Tuần 13 - Vũ Phương Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIáo án : sáng
 GV: Vũ Phương Thắm
 Dạy lớp: 2D Trường Tiểu học Thị Trấn
**********
Tuần 13 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tiết 1: Chào cờ
tiết 2 – 3: Tập đọc
Bông hoa niềm vui
I Mục tiêu:
* HS đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó : sáng , tinh mơ, lộng lẫy , chần chừ, Đọc nghỉ hơi đúng sau cá dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng lời nhân vật , diễn cảm.
* HS hiểu nghĩa các từ mới , từ khó trong bài .
* HS hiểu được nội dung toàn bài : Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ .
II Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ, tranh SGK.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài.
- GV nhận xét vào bài.
B. Dạy học bài mới : 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng:
2. Luyện đọc :
a) GV đọc mẫu – chú ý giọng đọc cho HS biết cách đọc .
b) Luyện đọc từ khó dễ lẫn:
- GV cho HS đọc nối tiếp câu , GV phát hiện từ HS còn đọc nhầm ghi bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh.
- Cho HS nảy từ còn đọc nhầm, đọc sai..
- GV luyện đọc uốn sửa cho HS.
c) Hướng dẫn đọc ngắt giọng .
- GV treo bảng phụ câu văn dài cần luyện đọc lên bảng.
- GV đọc mẫu câu văn , cho HS phát hiện cách đọc .
- GV cho HS đọc cá nhân , đồng thanh , luện đọc cho HS GV uốn sửa.
d) Đọc theo đoạn :
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo nhóm.
- GV kết hợp giảng từ khó.
c) Thi đọc : 
- Cho HS thi đọc cá nhân , đồng thanh.
- Nhận xét cho điểm.
3. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc bài , nêu và trả lời câu hỏi .
+ Đoạn 1- 2 kể về bạn nào?
+ Câu 1 ?
- Chi tìm bông hoa làm gì?
+ Vì sao bông cúc màu xanh gọi là bông hoa niềm vui?
+ Bạn Chi đáng khen như thế nào?
+ Bông hoa niềm vui đẹp như thế nào?
+ Câu 2?
+Bạn Chi đáng khen ở điểm nào ?
* GV chuyển ý sang tiết 2
Tiết 2
4. Luyện đọc đoạn 3-4:
- GV cho HS luyện đọc như tiết 1.
- GV kết hợp giảng từ mới( chú giải)
5. Tìm hiểu đoạn 3- 4:
- Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì ?
+ Câu 3?
- Thái độ của cô giáo ra sao ?
- Bố của Chi đã làm gì ?
+ Câu 4 ? 
- GV chốt lại cho HS liên hệ thực tế .
+ Em đã bao giờ ở vào trường hợp như bạn Chi chưa? Nếu em là bạn Chi thì em có làm như bạn Chi không?
6. Thi đọc lại chuyện :
- GV cho HS thi đọc lại chuyện theo vai .
- Cho HS đọc theo tuỳ từng loại đối tượng HS: HS khá đọc diễn cảm , HS yếu đọc đúng.
* GV nhận xét , tuyên dương HS đọc yếu, HS đọc tiến bộ.
C. Củng cố dặn dò:
- GV cho HS lên đọc một đoạn theo ý thích, nói rõ vì sao thích?
- GV n hận xét giờ học .
- Dặn dò HS về nhà luyện đọc bài. liên hệ thực tế học tập theo gương bạn Chi
- HS đọc bài : Mẹ+ trả lời câu hỏi
-HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS đọc lần 2.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS nêu: 
sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ,,
- HS luyện đọc 
+ H S luyện đọc :
+Em muốn bố/ một bông Niềm vui / để bố đau .//
+ Những bông xanh / lộng lẫysáng .//
- HS đọc nối tiếp câu ---> nối tiếp đoạn.1- 2.
- HS đọc nhóm , bổ sung cho nhau.
- HS thi đọc .
- HS đọc + trả lời câu hỏi.
+ Bạn Chi .
- Tìm bông cúc màu xanh gọi là bông hoa Niềm vui.để tặng bố.
- Màu xanh là màu hi vọng . màu niềm vui..
- Bạn yêu thương bố 
- Rất lộng lẫy.
+ Vì nội qui nhà trường không hái hoa..
- Biết bảo vệ của công.
- HS luyện đọc từ: ốm nặng, hai bông nữa, mê hồn,
+ Em hãy hái ..nữa,/Chi ạ!// Một bông cho em ,/ vì trái tim nhân hậu của em.//
- Xin cô cho em ốm nặng .
- Ôm Chi vào lòng : Em hãy hiếu thảo.
- Trìu mến cảm động .
- Đến trường cảm ơn cô giáo 
- Thương bố , tôn trọng nội quy nhà trường , thật thà..
- HS nêu , HS nhận xét , bổ sung..
+ H S đóng vai , thi đọc : Người dẫn chuyện , cô giáo , Chi .
- Bình chọn HS đọc hay 
- HS đọc bài, nhận xét .
- HS nghe dặn dò.
Tiết 4: Toán
14 trừ đi một số: 14 – 8
I. Mục tiêu:
 *Giúp HS :
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8.
 - Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số.
 - áp dụng phép trừ có nhớ dạng 14- 8 để giải các bài tập có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Que tính.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Dạy học bài mới:
1. Bài toán: 
+) GV nêu bài toán – yêu cầu HS nhắc lại bài toán.
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
+ Viết lên bảng : 14 – 8.
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính tìm kết quả.
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình.
+ GV hướng dẫn cách bớt hợp lý nhất.
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng : 14 – 8 = 6.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
3. Bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học- viết lên bảng.
- Yêu cầu HS thộng báo kết quả- Gv ghi bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh- xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
4. Luyện tập, thực hành.
a. Bài 1:
 Yêu cầu HS tự nhẩm- ghi kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn- đa ra kết luận.
b. Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài, tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính14 -9, 14 – 8.
c. Bài 3: 
Yêu cầu HS làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm.
- Hỏi HS về cách tìm hiệu.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài, tự tóm tắt và giải bài tập.
- Nhận xét, cho điểm HS.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
-Nghe, phân tích đề bài, nhắc lại.
- Thực hiện phép trừ 14 – 8.
- Thao tác trên que tính- trả lời.
- Hs nêu cách bớt.
- HS thực hành theo GV.
- Còn 6 que tính.
 - Bằng 6.
- HS lên bảng đặt tính, nêu cách làm:
 14
 - 8
 6
- Thao tác trên que tính- tìm kết quả và ghi kết quả vào phần bài học.
- Nối tiếp nhau thông báo kết quả các phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức.
- HS làm bài, 3 HS lên bảng mỗi Hs làm 1 cột tính.
- Nhận xét bài bạn, kiểm tra bài mình.
- Nêu đề bài, tự làm bài và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài.
a) 14 và 5 
 - 
 9
- HS trả lời. 
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
Bài giải
Cửa hàng đó còn số cái quạt điện là:
14 – 6 = 8 ( cái quạt điện )
Đáp số : 8 cái quạt
- HS nghe dặn dò.
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Tiết 1: Âm nhạc
Học hát bài: Chiến sĩ tí hon.
Nhạc : Đinh Nhu. Lời mới: Việt Anh.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đồng đều và rõ lời.
- HS biết hát hát dựa vào giai điệu nguyên bản bài hát : Cùng nhau đi hồng binh của tác giả Đinh Nhu, lời mới của Việt Anh
- Giáo dục HS thích học hát.
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV hát chuẩn xác bài hát.
 - Bảng phụ chép lời ca, thanh phách, trống nhỏ.
III- Các hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS lên bảng hát bài hát : Cộc cách tùng cheng.
 - Nhận xét, vào bài.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hoạt động 1:Dạy hát bài :Chiến sĩ tí hon. 
- GV hát mẫu 
- GV treo bảng phụ cho HS đọc lời ca:
- GV đọc mẫu từng câu theo âm hình tiết tấu
- Cho 1-2 HS đọc lại
- Dạy hát từng câu :
- GV hát mỗi câu 3lần. yêu cầu HS hát 
- Khi học được 2 câu, cho HS hát nối lại với nhau.chú ý những chỗ lấy hơi.
- Hát đầy đủ cả bài
- Trình bày bài hát hoàn chỉnh.
c) Hoạt động 2: - Cho HS dùng thanh phách hoặc song loan gõ đệm theo phách:
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
- GV hướng dẫn từng nhóm hát.
- Cho HS hát.
- GV nhận xét uốn sửa.
- Tập đứng hát, chân bước đều tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
3) Củng cố dặn dò:
- Cho HS hát lại bài hát.
- Nhận xét tiết học về nhà học hát lại cho thuộc
- 2HS lên bảng hát.
- Cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS đồng thanh đọc theo.
- HS nghe, sau đó hát từng câu..
- Từng tổ hát
- HS đứng tại chỗ hát đầy đủ cả bài.
- HS trình bày theo hướng dẫn của GV. 
- HS gõ theo sự hướng dẫn của GV
Kèn vang đây đoàn quân
Đều chân ta cùng bước
 x x x
- HS tập hát + gõ tiết tấu 
Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x
- Cho cả lớp hát lại bài.
- Về nhà ôn bài cho thuộc
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Chính tả
Tập chép: Bông hoa niềm vui
I.Mục tiêu : 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn từ Em hãy hái.cô bé hiếu thảo trong bài tập đọc Bông hoa Niềm vui. 
- Tìm những từ có tiếng iê/ yê
- Nói được câu phân biệt các thanh hỏi/ ngã; phụ âm r/ d
- Trình bày bài đẹp, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy – học.
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3.
II. Các hoạt động dạyhọc chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra :
 Gọi 2 HS lên bảng . 
 - Nhận xét bài của HS dưới lớp.
 - Nhận xét, cho điểm từng HS
 B. Bài mới : 
1. Hướng dẫn tập chép.
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ.
- Đoạn văn là lời nói của ai?
- Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho ai? Vì sao?
- Những chữ nào trong bài chính tả đựơc viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS đọc từ khó, dễ lẫn ?
- Cho HS chép bài vào vở
- Thu chấm, nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 2: Tìm những từ có vần iê, yê.
- Cho HS viết các từ tìm được vào bảng con.
- HS giơ bảng và nhận xét.
 Bài 3: (Lựa chọn) Đặt câu hỏi để phân biệt: rối- dối, rạ - dạ..
Thu nhận xét, sửa.
C. Củng cố, dặn dò :
 - GV khen những bài chép đẹp.
 - Về nhà xem lại bài.
- HS viết bài, HS khác nhận xét bổ sung.
- lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn giá, lời ru.
- 2 HS đọc lại
- lời của cô giáo và Chi.
-  cho bố, mẹ, cho em.
- Những chữ đầu câu, tên riêng ngời.
- Hãy hái, nữa, dạy dỗ, nhân hậu trái tim, hiếu thảo2 HS lên bảng. Cả lớp viết bảng con.
- HS nêu yêu cầu.
 - HS viết bảng con.
- Cừu, kiến, khuyên.
- HS đọc lại.
- HS đặt nối tiếp.
VD: Cuộn chỉ bị rối.
 Cậu bé hay nói dối
- HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Toán .
Tên bài dạy:34- 8.
I .Mục tiêu:
- Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ dạng 34 – 8.
 + Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán.
 + Củng cố cách tìm số hạng,số bị trừ chưa biết.
 + Yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: Que tính.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Yêu cầu HS nhẩm nhanh một vài phép tính dạng 14 trừ đi một số.
B. Dạy học bài mới.
1. Phép trừ 34 – 8.
 - GV nêu  ... n.//
- HS đọc nối tiếp đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến ra ngoài
+ Đoạn 2 : Còn lại.
- HS thi đọc , HS nhận xét bình chọn HS đọc hay.
+ HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Vì anh chẳng chịu học hành ,..làm ăn gì cả .
- Chờ sung rụng trúng vào mồm thì ăn.
- Không .
- Nhặt hộ sung bỏ vào miệng.
- Lấy ngón chân gắp
- Bực gắt lên : Ôi chao người đâu mà lười thế .
+ Vì anh ta lười mà lại chê người khác lười .
- Đúng vì anh ta cũng lười
- HS nêu , HS khác nhận xét , bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 3: Tự học
Hoàn thành kiến thức đã học.
I Mục tiêu:
- HS hoàn chỉnh các kỹ năng , kiến thức các môn học đã học: Thể dục, Tập đọc,Toán, Luyện từ và câu, Âm nhạc
- Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài.
II Đồ dùng dạy học :
 - HS vở bài tập các môn.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV nêu yêu cầu giờ học:
Hướng dẫn HS tự học:
+ Môn Thể dục: 
- Cho HS ôn lại: Trò chơi :Bỏ khăn và Nhóm ba nhóm bẩy, ôn lại các động tác đã học đúng kỹ thuật- đẹp của bài thể dục phát triển chung.
- GV uốn sửa cho HS
+ Môn Tập đọc : 
-Cho HS luyện đọc bài 
GV uốn sửa cho HS
 + Môn Toán: 
- Cho HS hoàn thành các bài tập ở.
 GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
* Cho HS khá nhận xét , chốt kiến thức bài.
+ Môn Luyện từ và câu: 
- HS hoàn thành vở Bài tập Tiếng Việt 
GV giúp HS đặt câu.
+ Môn Âm nhạc: - HS luyện hát.
- GV uốn sửa cho HS .
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học .
- Về nhà xem lại các bài đã học ở lớp cho hiểu kỹ bài.
- HS nghe.
- HS ôn lại trò chơi, ôn lại các động tác đã học 
- HS nhận xét , phát hiện HS tập còn sai, chưa đẹp
- HS luyện đọc bài : Quà của bố
- HS yếu luyện đọc từ, cụm từ khó.
- HS khá đọc diễn cảm.
- HS làm vở bài tập toán bài : 54- 18
- HS khá có thể chữa bài khó trong bài.
- HS làm vở bài tập Tiếng Việt 
- HS hoàn thành vở bài tập : Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu : Ai làm gì?
- HS luyện hát + biểu diễn phụ hoạ bài : Chim cúc cu.
- HS nghe dặn dò.
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2006
Tiết 1: Thủ công
Gấp, cắt, dán hình tròn .
 I.Mục tiêu: 
 - HS biết gấp, cắt dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn.
 - HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
 - Quá trình gấp, cắt, dán hình tròn có hình vẽ minh họa cho từng bước.
 - Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Dạy bài mới
1.GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên nền hình vuông.
- GV nối điểm O( Tâm của hình tròn) với các điểm M, N, P trên đường tròn.
-So sánh độ dài các đường tròn OM, ON, OP;
- So sánh độ dài MN với cạnh của hình vuông.
2. GV hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn HS gấp, cắt, dán theo 3 bước.
* Bước 1: Gấp hình.
* Bước 2: Cắt hình tròn.
* Bước 3: Dán hình tròn.
- GV làm mẫu từng bước cho HS quan sát.
3. HS thực hành trên giấy nháp.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho HS.
-Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Học sinh quan sát hình mẫu.
- Các điểm OM; ON; OP có độ dài bằng nhau.
- Cạnh của hình vuông bằng độ dài MN của hình tròn.
- Học sinh quan sát hình.
- Gợi ý các bước gấp, cắt, dán.
- HS nhắc lại từng bước gấp, cắt, dán.
- HS thực hành trên giấy nháp.
C. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị giờ sau.
- Hai HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Toán
Luyện: Tìm số hạng trong một tổng và tìm số bị trừ - Giải toán.
I Mục tiêu :* Đối với HS yếu :
+ GV giúp HS học thuộc bảng 14 trừ đi một số,34 – 18, 54 - 18. Luyện tìm số hạng trong một tổng và tìm số bị trừ. áp dụng giải các bài toán có liên quan . 
*Đối với HS khá giỏi :
 +Nắm chắc các công thức dạng toán 14 trừ đi một số, 34- 8, 54- 18 . Giải toán tìm số hạng trong một tổng và tìm số bị trừ ở dạng phức tạp hơn bình thường. Giải thành thạo các dạng toán có liên quan .
II Đồ dùng dạy học : 
 - Hệ thống các bài tập .
III Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Củng cố lý thuyết :
- GV gọi một số HS lên đọc bảng trừ dạng 14 trừ đi một số .Cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết?
- GV chốt chuyển ý vào bài.
B. Bài mới : 
GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau ở vở bài tập toán
Bài 1 : Tính nhẩm 
14 – 7 = 14 – 8 = 14 – 0 = 
14 – 9 = 14 – 6 = 14 – 5 =
- GV hướng dẫn , quan sát GS làm bài , GV giúp đỡ HS yếu .
- GV chép bài 2, 3, 4,5, lên bảng cho HS làm bài .
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
84 – 37 64 – 9 74 – 18
44 - 35 
Bài 3 : Tìm x
a) x + 26 = 54 b) 35+ x = 94
 c) x – 34 = 12 
Bài 4: Trong vườn có 64 cây cam và cây bưởi , trong đó có 18 cây bưởi . Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây cam?
C. Tổ chức chữa bài:
Bài 1: - GV gọi HS nêu miệng nối tiếp nêu kết quả, nhận xét bổ sung .
- Đây là những phép trừ trong bảng nào ?
* GV chốt kiến thức bảng trừ 14 trừ đi một số .
Bài 2: GV gọi HS lên bảng làm bài 
- Hãy nêu cách đặt tính và tính 
- Cho HS nhận xét , bổ sung, giải thích vì sao 
- GV nhận xét chốt lại.
Bài 3: GV cho HS nhắc lại yêu cầu 
+ Trong phép tính : x+ 9 = 34 thì x là số gì chưa biết trong phép tính?
- Nêu cách tìm ?
- GV cho HS chữa bài, nêu nhận xét , bổ sung.. GV chốt lại cách tìm số bị trừ chưa biết , cách tìm số hạng chưa biết?
Bài 4: Cho HS tìm hiểu bài , chữa bài , nhận xét bổ sung 
Bài 5 : 
- GV gọi HS đọc lại bài toán
- Bài toán cho gì ?Yêu cầu tìm gì? Nêu cách tìm?
- Muốn tìm lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu cái xe đạp ta làm như thế nào?
* GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 6 : Gọi HS nêu lại yêu cầu của bài toán đã cho .
GV giúp HS hiểu :
 + Cách làm bài toán tìm x thêm một phép tính ở phần tổng của phép tính cộng và ở phần hiệu của phép tính trừ trước khi đi tìm x.
- Cho HS chữa bài, GV giúp đỡ HS yếu.
D. Củng cố dặn dò:
-GV cho HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết?
- GVnhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học.
- HS lên bảng đọc bài
- HS khác nhận xét , theo dõi bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách làm: Dựa vào bảng 14 trừ đi một số để làm bài này.
- HS làm xong bài 1 , tiếp tục làm bài 2, 3, 4,5.
Bài dành cho HS khá giỏi 
Bài 5: Một cửa hàng sau một thời gian bán được một số cái xe đạp: là 18 cái. Và cửa hàng còn 34 cái quạt . Hỏi lúc đầu cửa hàng đó có bao nhiêu cái xe đạp ?
Bài 6: Tìm x
x+ 14 = 74 – 16 34+ x = 18 +34
x – 14 = 64- 25 x – 21 = 14 +19
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả .
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp đọc bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu 
 - -
- HS nêu : x là số hạng chưa biết.
VD: x+ 26 = 54
 x = 54 – 26
 x = 28
- HS chữa bài, HS nhận xét.
+ HS nêu yêu cầu của bài , chữa bài nhận xét bổ sung.
- HS nêu , HS chữa bài:
Lúc đầu cửa hàng có số quạt điện là:
 34 + 18= 52 ( cái xe đạp)
 Đ/ S : 34 cái xe đạp
- HS nêu .
- HS chữa bài:
VD: x+ 14 = 74 – 16
 x + 14 = 58
 x = 58 – 14
 x = 44
x- 14 = 64- 25
x – 14 = 39
 x = 39 + 14
 x = 53
HS nêu .
H S nghe dặn dò.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể.
Giáo dục môi trường.
I- Mục tiêu:* Giúp HS hiểu được : 
- Môi trường là những gì ở xung quanh chúng vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể của mình là giữ sạch trường sạch lớp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về sự bảo vệ môi trường.
- Bài hát về môi trường 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra : 
- Em hãy nêu những việc em đã làm để bảo vệ môi trường?
-GV nhận xét , vào bài.
B. Bài mới:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
* Sinh hoạt tập thể:
- Em hãy nói những gì em hiểu về môi trường ?
GV chốt: Môi trường là tất cả những sự vật có xung quanh chúng ta.
- GV chia lớp làm 3 nhóm; Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Em đã làm những gì để bảo vệ môi trường?
+ Nhóm 2: Trường em đã tham gia bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp như thế nào?
+Nhóm 3: Em hãy kể những việc cần làm để bảo vệ môi trường?
GV cho HS liên hệ bản thân., kể lại những việc đã làm để bảo vệ môi trường?
GV cho HS khác nhận xét , bổ sung.
GV tuyên dương HS có nhiều việc lầm tốt bảo vệ môi trường?
* Sinh hoạt văn nghệ:
- GV cho HS nêu những bài hát bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường?
- Gọi HS lên bảng múa hát những bài hát về môi trường?
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà học lại bài chuẩn bị bài sau.
- HS hoạt động cá nhân.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
tìm ra câu trả lời =>ghi ra giấy .
- Đại diện nhóm nêu và trình bày trước lớp.
- HS khác bổ sung.
- Những việc cần làm  trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh phát quang bụi rậm, không vứt giác và xác động vật ra đường.
- Bỏ rác vào thùng, không vứt rác ra đường, không khạc nhổ bừa bãi, đi tiểu tiện và đại tiểu tiện đúng nơi qui định
- Trồng và bảo vệ cây xanh 
- Cả lớp hát 2 lần
Vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- 1 số em hát cá nhân 1 số bài hát bài thơ về môi trường.
- Kể những gương người tốt việc tốt giữ gìn và bảo vệ môi trường.
VD: Thứ bẩy xanh, quét dọn đường làng ngõ xóm..
- HS nghe dặn dò.
1. T. nêu y/c , nội dung tiết học.
 2. H. thực hành làm bài tập :
* Bài 1: Y/C H. tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số .
*Bài 2: Đặt tính rồi tính, biết số bị trừ, số trừ lần lợt là:
 34 và 18;54 và 9 ; 44 và 27 ;54và 38
 94và 56 ; 74 và 5 ; 64 và 28
*Bài 3: Tìm x:
 x + 15=40 x-10= 45
 - Y/C H. nêu cách tìm số hạng cha biết , tìm số bị trừ cha biết.
*Bài 4: Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số với số tròn chục với số tròn chục bé nhất có 2 chữ số.
* HS làm vở bài tập bài 4, 5.
* GV gợi ý giúp đỡ những HS còn yếu.
 3) Tổ chức chữa bài cho HS.
Bài 1: 
- Nối tiếp nhau tự lập bảng trừ của 14.
- H. nêu cách đặt tính rồi tính, 1H. lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở đổi vở 
kiểm tra nhau .
-HS nêu cách tìm số hạng cha biết và tìm số bị trừ , 1HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở .
- HS suy nghĩ và làm vào vở.
 3/ T. chấm bài, nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_buoi_sang_lop_2_tuan_13_vu_phuo.doc