Giáo án Toán tuần 30 - Trần Thị Thu Hà

Giáo án Toán tuần 30 - Trần Thị Thu Hà

MÔN: Toán

LỚP: 2G

Tiết : 146 Tuần: 30

Tên bài dạy:

KILÔMET

I.Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 - Nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị kilômet. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet

 - Nắm được quan hệ giữa kilômet và mét.

 - Biết làm phép tính cộng, trừ có nhớ trên các số đo với đơn vị là kilômet (km)

 - Biết cách so sánh các khoảng cách ( đo bằng kilômet).

II. Đồ dùng dạy học:

 - Vở Bài tập Toán 2; Bản đồ Việt Nam

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 11 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tuần 30 - Trần Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán	
Lớp: 2G
Tiết : 146 Tuần: 30
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2004
Tên bài dạy:
Kilômet
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Nắm được tên gọi, ký hiệu của đơn vị kilômet. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet
 - Nắm được quan hệ giữa kilômet và mét.
 - Biết làm phép tính cộng, trừ có nhớ trên các số đo với đơn vị là kilômet (km)
 - Biết cách so sánh các khoảng cách ( đo bằng kilômet).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán 2; Bản đồ Việt Nam 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
Ghi chú
3’
8'
I. Kiểm tra bài cũ
 Viết số thích hợp vào chỗ trống:
 1m = .....dm 2m = ...... dm
 1m =........cm 3m = ......cm
II. Bài mới
1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài : kilômet(km)
- Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, quãng đường biên giới giữa hai đất nước..., ta dùng một đơn vị đo lớn hơn là kilômet
 Kilômet viết tắt là km
 1km = 1000 m
* PP kiểm tra đánh giá
- Gọi 4 HS lên bảng điền vào chỗ chấm
- Cả lớp làm bài vào nháp
- Nhận xét, cho điểm
* PP thuyết trình, nêu vấn đề
- GV nêu tên bài học, ghi tên bài lên bảng. 
- GV treo bản đồ để giới thiệu, treo tranh minh hoạ trong SGK để giúp HS tượng tượng ra khoảng cách kilômet.
- GV ghi bảng.
- HS đọc lại.
- GV giúp học sinh liên hệ thực tế:
 + Khoảng cách từ đầu Cầu Giấy đến CS4 là 3 km.
 + Khoảng cách từ trường đến Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là 3 km.
 + Ước lượng khoảng cách từ nhà con đến trường là bao nhiêu kilômet? ( khoảng..... km)
5’
II. Thực hành 
Bài 1: Điền dấu >, <, =
 1km = 1000m 68 m + 27 m > 90 m
 1m = 100cm 9m + 4m < 1km
* PP Luyện tập- thực hành. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- HS đọc yêu cầu bài 1. 
- HS làm bài trong vở. 
- 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV củng cố lại quan hệ giữa các đơn vị đo km, cm, m
5’
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 C
 35km 47km
 18 km
A B D
a. Quãng đường từ A đến B dài: 18 km
b. Quãng đường từ B đến C dài hơn quãng đường từ B đến A là 17 km.
c. Quãng đường từ C đến B ngắn hơn quãng đường từ C đến D là12km.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài rồi đổi vở cho nhau chữa bài. 
- GV nhận xét.
 + Hỏi: Làm thế nào tìm được quãng đường từ B đến C dài hơn quãng đường từ B đến A là bao nhiêu?( lấy độ dài quãng đường BC trừ đi độ dài quãng đường BA, 
35km - 18km = 17 km)
8’
Bài 3: Đọc bảng rồi viết số thích hợp vào chỗ trống
a. Quãng đưòng xe lửa từ Hà Nội đến Huế dài 688 km.
b. Quãng đưòng xe lửa từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài 791 km
c. Quãng đưòng xe lửa từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh dài 935 km
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. 
- HS làm bài trong vở.
 - 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS so sánh rồi nhận xét bài làm trên bảng.
- Hỏi: Để làm tốt bài này con cần làm gì? ( Đọc kỹ bảng rồi điền chính xác vào chỗ chấm)
5’
1’
Bài 4: Viết dài hơn hoặc ngắn hơn vào chỗ chấm thích hợp:
a. Quãng đường Hà Nội - Đà Nẵng ngắn hơn quãng đường Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Quãng đường Hà Nội - Huế dài hơn quãng đường Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Củng cố – Dặn dò: 
- HS tự đọc yêu cầu của bài , lưu ý HS dựa vào bảng ở bài 3 để làm bài 4.
- Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu 2 HS lên bảng điền nhanh kết quả ở bảng phụ.
- HS dưới lớp nhận xét kết quả của các bạn.
- GV chốt lại đáp án.
- GV nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................
Môn: Toán	
Lớp: 2G
Tiết : 147 Tuần: 30
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2004
Tên bài dạy:
milimet
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Nắm được tên gọi, ký hiệu , độ lớn của đơn vị milimet. 
 - Nắm được quan hệ giữa milimet và mét, giữa m và milimet.
 - Tập ước lượng độ dài theo đơn vị là cm và mm
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán 2.
 - Thước kẻ có vạch chia thành mm
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. Kiểm tra bài cũ
Điền đơn vị đo độ dài thích hợp vào chỗ chấm:
 + Cột cờ trong sân trường cao 10......
 + Bút chì dài 19........
 + Quãng đường từ nhà Lan đến trường dài 1 ........
* PP kiểm tra đánh giá
- Gọi 3 HS lên bảng điền đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm 
 - Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét , cho điểm.
* PP thuyết trình.
10’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài milimet (mm) 
- Chúng ta đã học những đơn vị đo độ dài là: cm, dm, m, km.
- Hôm nay sẽ học thêm đơn vị đo độ dài mới là milimet
1mm
0 1cm
- Milimet là một đơn vị đo độ dài
- Milimet viết tắt là mm
 1cm = 10 mm
 1m = 100 cm nên 1m = 1000mm 
- GV nêu yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng
- GV hỏi: Chúng ta đã học những đơn vị đo độ dài nào?
- HS trả lời
- GV giới thiệu đơn vị đo độ dài mới là milimet. GV kết hợp ghi bảng với hỏi HS. 
 + Hỏi: từ vạch số 0 đến vạch số 1 tương đương với bao nhiêu cm?
 + Trả lời: là 1 cm.
+ Hỏi: Hãy quan sát trên thước đo của con, từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm mấy phần bằng nhau? 
 + Trả lời: 10 phần bằng nhau.
- Gv giới thiệu quan hệ giữa cm và mm, giữa m và cm, từ đó rút ra quan hệ giữa m và mm 
- GV gọi một số HS nhắc lại quan hệ đó.
 - Cả lớp đọc đồng thanh.
5’
3. Thực hành 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 1cm = 10 mm 4 cm = 40 mm
 1 m = 1000 mm 20 mm = 2 cm 
GV: Để điền số đúng vào chỗ chấm ta cần thuộc lòng mối quan hệ giữa mm và cm, giữa m và mm, giữa mm và cm
*PP Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. HS chữa miệng. 
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV hỏi lại cách điền số đúng.
5’
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS quan sát để tự làm bài.
- HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- Hỏi thêm: + Đoạn CD dài bao nhiêu cm? ( dài 7 cm)
 + Đoạn MN dài bao nhiêu cm? ( dài 6 cm)
 + Đoạn AB dài bao nhiêu cm? ( dài 4 cm)
 + Đoạn nào dài nhất? ( Đoạn CD)
- GV yêu cầu HS dùng thước để đo kiểm tra lại.
5’
Bài 3: Một hình tam giác có độ dài mỗi cạnh đều bằng 15 mm. Hỏi chu vi hình tam giác đó bằng bao mhiêu milimet?
 Bài giải
Chu vi hình tam giác đó dài số milimet là:
 15 + 15 + 15 = 45 (mm)
 15 mm x 3 = 45 ( mm)
 Đáp số : 45 mm
- HS đọc yêu cầu của bài 3.
- GV hỏi: Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào? 
(ta lấy các cạnh của hình tam giác cộng vào với nhau)
- HS làm bài.
- Chữa bài.
- GV và HS nhận xét.
3’
2’
Bài 4: Viét mm, cm, hoặc km vào chỗ chấm thích hợp: 
a. Bề dày của hộp bút khoảng 25 mm.
b. Chiều dài phòng học khoảng 7 m.
c. Quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Vinh dài 319 km.
d. Chiều dài chiếc thước kẻ là 30 cm.
III. Củng cố – Dặn dò: 
- HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm.
- GV yêu cầu 4 HS lên bảng phụ viết vào chỗ chấm.
- HS dưới lớp nhận xét kết quả làm bài của các bạn.
- GV chốt lại đáp án.
- GV hỏi: làm như thế nào để điền đúng vào chỗ chấm?(ước lượng thực tế, đối với những vật có thể đo thì dùng thước để kiểm tra lại kết quả)
- GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................
Môn: Toán	
Lớp: 2G
Tiết : 148 Tuần: 30
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2004
Tên bài dạy:
luyện tập
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Về các đơn vị đo độ dài: m, mm, km.
 - Rèn luyệ kx năng kàm tính, giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị độ dài đã học (m, mm, km)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán 2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
I. Kiểm tra bài cũ: 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 1cm = 10 mm 4 cm = 40 mm
 1 m = 1000 mm 20 mm = 2 cm
* PP Kiểm tra - Đánh giá.
- 4 HS làm bài trên bảng
- Cả lớp làm bài vào nháp
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Thực hành
5’
Bài 1: Tính
35 m + 24 m = 59 m 
46 km - 14 km = 32 km
13 mm + 62 mm = 75 mm
3 km x 2 = 6 km
24 mm : 4 = 6 mm
15 mm : 3 = 5 mm
* Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. 3HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV hỏi: Khi làm bài ta cần lưu ý điều gì? ( ta nhớ viết đơn vị đo vào kết quả)
8’
Bài 2: Quãng đường từ nhà bác Sơn đến thành phố dài 43 km, Bác Sơn đi từ nhà ra thành phố và đã đi được 25 km. Hỏi bác Sơn còn phải đi tiếp bao nhiêu kilômet nữa để đến được thành phố?
 Bài giải
Bác Sơn còn phải đi số kilômet nữa là:
 43 - 25 = 18 (km)
 Đáp số : 18 kilômet
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Phân tích đề bài, GV kết hợp vễ sơ đồ minh hoạ lên bảng: 
 + Quãng đường từ nhà ra thành phố dài bao nhiêu?(43 km)
 + Bác Sơn đã đi được bao nhiêu km?( 25 km)
 + Làm thế nào để tính được số km bác Sơn còn phải đi nữa?( lấy chiều dài quãng đường trừ đi số km đường đã đi)
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở. 
- GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn ở trên bảng.
8’
Bài 3: Bề dày của một cuốn sách là 5 mm. Một chồng sách gồm 10 cuốn sách như thế. Hỏi chồng sách đó cao nhiêu milimet?
 Bài giải:
 Chồng sách đó cao là:
 5 mm x 10 = 50 (mm)
 Đáp số: 50 milimet
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. 
- Phân tích đề bài, GV kết hợp viết tóm tắt lên bảng: 
 + Một quyển sách dày bao nhiêu milimet?(5 mm)
 + Có mấy quyển như thế ?( 10 quyển)
 + Làm thế nào để tính được chiều cao của 10 quyển như thế?( lấy bề dày một quyển nhân lên 10 làn như thế)
- HS làm bài trong vở. 
2 HS lên bảng làm trên bảng, một HS tóm tắt, 1 HS làm bài giải.
- Gv cùng HS chữa bài. 
7'
2’
Bài 4: 
a. Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD rồi viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
b. Tính chu vi hình tứ giác ABCD.
 Bài giải
 Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 3mm + 4 mm + 1 mm + 4 mm = 12 (mm)
 Đáp số: 12 milimet 
III. Củng cố – Dặn dò: 
- HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm.
- HS đọc số đo độ dài các cạnh AB, BC, CD, DA.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ ý b.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tứ giác (lấy độ dài các cạnh cộng vào với nhau)
 - GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học: .............................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................
Môn: Toán	
Lớp: 2G
Tiết : 149 Tuần: 30
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2004
Tên bài dạy:
viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Ôn lại về so sánh các số và thứ tự các số.
 - Ôn lại về đếm các số trong phạm vi 1000.
 - Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở Bài tập Toán 2.
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Lấy số tương ứng với 2 trăm 3 chục 5 đơn vị.
- Lấy số tương ứng với 60 chục.
- Lấy số ô vuông tương ứng với 374 đơn vị.
* Kiểm tra - Đánh giá.
- GV yêu cầu 4 HS lên bảng và cả lớp gài số và lấy số ô vuông theo yêu cầu của GV. 
- HS nêu cách lấy số ô vuông, đọc số trên bảng gài.
- GV nhận xét chung.
10’
5'
II. Bài mới
1. Ôn thứ tự các số.
+ Đếm miệng từ 201 đến 210, từ 312 đến 332, từ 461 đến 471, từ 591 đến 600, 991 đến 1000.
2. Hướng dẫn chung
- 357 gồm 3 trăm 5 chục 7 đơn vị 
 357 = 300 + 50 + 7 
- 820 gồm 8 trăm 2 chục 0 đơn vị 
 820 = 800 + 20 
- 703 gồm 7 trăm 0 chục 3 đơn vị 
 703 = 700 + 3
* Nhấn mạnh: Nếu chữ số hàng chục, hàng đơn vị là 0 thì không viết vào trong tổng
 III. Luyện tập.
Bài 1: Viết (theo mẫu)
275 2 trăm 7 chục 5 đơn vị 275 = 200 + 70 + 5
364 3 trăm 6 chục 4 đơn vị 364 = 300 + 60 + 4
519 5 trăm 1 chục 9 đơn vị 519 = 500 + 10 + 9
921 9 trăm 2 chục 1 đơn vị 921 = 900 + 20 + 1
753 7 trăm 5 chục 3 đơn vị 753 = 700 + 50 + 3
468 4 trăm 6 chục 8 đơn vị 468 = 400 + 60 + 8
* PP luyện tập - thực hành
- GV nêu yêu cầu giờ học. Ghi tên bài lên bảng.
- Gv yêu cầu HS đọc miệng các số ghi sẵn trên bảng. GV nhận xét chung.
- GV nêu số: 357. Yêu cầu HS phân tích thành tổng các trăm các chục và đơn vị.
- HS phân tích
- GV nêu: Nhờ việc phân tích này mà ta có thể viết số thành tổng như sau: 
 357 = 300 + 50 + 7
3trăm viết là 300, 5 chục viết là 50, 7 đơn vị viết là 7.
- HS thao tác viết 2 số còn lại.
- GV nhấn mạnh thêm và viết lưu ý lên bảng
* PP Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. 3 HS lên bảng làm trên bảng phụ. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV nhận xét chung.
- Gv hỏi thêm: Trong các số này số nào lớn nhất? (921)
Trong các số này số nào nhỏ nhất? (275)
900 + 10 + 4
100 + 70 +8
600 + 3
500 + 30 + 2
500 + 20
200 + 7
5’
Bài 2: Nối (theo mẫu) 
 178
 532
 914
 207
 520
 603 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài rồi đọc chữa, cách đọc như sau: 178 bằng 1 trăm 7 chục và 8 đơn vị. 
- GV cùng cả lớp nhận xét.
5’
Bài 3: Viết (theo mẫu)
458 = 400 + 50 + 8
391 = 300 + 90 + 1
273 = 200 + 70 + 3
916 = 900 + 10 + 6
502 = 500 + 2
760 = 700 + 60 
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. 
- HS làm bài trong vở. 
- 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS so sánh rồi nhận xét bài làm trên bảng.
- GV hỏi: Khi làm bài, chúng ta cần chú ý điều gì?( chữ số nào là 0 thì ta không viết vào trong tổng)
4’
1’
Bài 4:Viết (theo mẫu)
Mẫu: Số 853 gồm 8 trăm 5 chục và 3 đơn vị
Số 951 gồm 9 trăm 5 chục và 1 đơn vị
Số 728 gồm 7 trăm 2 chục và 8 đơn vị
Số 217 gồm 2 trăm 1 chục và 7 đơn vị
III. Củng cố – Dặn dò: 
- HS tự đọc yêu cầu của bài rồi làm.
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................
Môn: Toán	
Lớp: 2G
Tiết : 150 Tuần: 30
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2004
Tên bài dạy:
phép cộng (không nhớ)
 trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu
 Giúp học sinh:
 - Biết cách đặt tính rồi cộng các số có ba chữ số theo cột dọc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học toán; Vở Bài tập Toán 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Viết số thành tổng các trăm, các chục và đơn vị
458 = 400 + 50 + 8
391 = 300 + 90 + 1
502 = 500 + 2
760 = 700 + 60
* PP Kiểm tra - Đánh giá.
- GV yêu cầu 4 HS làm bài trên bảng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, cho điểm.
10'
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học các số có ba chữ số, so sánh các số có ba chữ số....Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem làm phép tính cộng trừ các số này như thế nào?
2. Cộng các số có ba chữ số.
326 + 253 = 579
 326 + 6 cộng 3 bằng 9, viết 9.
+ + 2 cộng 5 bằng 7, viết 7.
 253 + 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
 579
* Đặt tính: Hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thảng hàng đơn vị.
* Khi tính, ta thực hiện từ hàng đơn vị trước, rồi đến hàng chục cuối cùng là hàng trăm.
* PP Trực quan.
- GV gắn các tấm bìa ô vuông tương đương với 326 và 253 ô vuông lên bảng sao cho hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng hàng đơn vị.
- GV thực hiện phép cộng trên đồ dùng trên bảng, kết hợp giảng giải: gộp 6 ô vuông với 3 ô vuông bằng 9 ô vuông, gộp 2 chục với 5 chục bằng 7 chục, gộp 3 trăm với 2 trăm bằng 5 trăm.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện.
- GV thực hiện tính trên bảng theo hàng dọc và hàng ngang. kết hợp ghi bảng.
- HS thực hiện lại phép tính theo hàng dọc vào nháp. 
- GV nhấn mạnh: Tương tự như thực hiện tính cộng các số có hai chữ số, khi tính cộng các số có 3 chữ số, chúng ta cũng tính từ hàng đơn vị rồi đến hàng chục, cuối cùng là hàng trăm.
- HS nhắc lại lưu ý đó.
8'
III. Luyện tập: 
Bài 1: Tính 
 432 524 618 261 452
 365 173 321 715 526
 797 697 939 976 978
 265 436 622 630 153
 413 153 350 155 26
 678 589 972 785 189
Lưu ý: Khi tính, ta thực hiện từ hàng đơn vị trước, rồi đến hàng chục cuối cùng là hàng trăm.
* Luyện tập. (HS làm bài tập trong vở bài tập toán). 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm bài trong vở. 3 HS lên bảng làm 3 phép tính trên bảng. 
- HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- HS và GV nhận xét bài làm trên bảng. 
- HS nhắc lại quy tắc làm tính.
5’
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
 724 + 215 806 + 172
 724 806
 215 172
 939 978
 263 + 720 624 + 55
 263 624
 720 55
 983 679
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài, 4 HS lên bảng trình bày. 
- HS nhận xét bài trên bảng(Đ/S và cách trình bày). 
- 3 HS nêu lại cách đặt tính và tính số có ba chữ số.
5’
Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
a. 400 + 300 = 700 400 + 400 = 800
 500 + 200 = 700 100 + 500 = 600
 600 + 300 = 900 200 + 200 = 400
 800 + 100 = 900 300 + 300 = 600
b. 700 + 300 = 1000 500 + 500 = 1000
 900 + 100 = 1000 800 + 200 = 1000
 600 + 400 = 1000 400 + 600 = 1000
- HS đọc thầm yêu cầu của bài 3. HS làm bài trong vở. HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nhận xét ý a, ý b.
- HS trả lời: 
 + ý a: ta chỉ cần làm tính cộng với các chữ số hàng trăm vì đây là các số tròn trăm.
 + ý b: ta chỉ cần làm tính cộng với các chữ số hàng trăm vì đây là các số tròn trăm. Kết quả đều là các số tròn nghìn.
2’
III. Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT t30.doc