Giáo án Toán tuần 19

Giáo án Toán tuần 19

Môn: Toán

Lớp : 2.

Tiết : . Tuần: 19

Tên bài dạy:

Tổng của nhiều số

I. Mục tiêu :

Giúp Hs :

- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

- Chuẩn bị học phép nhân.

II. Đồ dùng dạy học

.- Vở bào tập Toán 2.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1305Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Lớp : 2.....
Tiết : .... Tuần: 19
Thứ...........ngày ...... tháng ..... năm 2004
Tên bài dạy:
Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu :
Giúp Hs : 
Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
Chuẩn bị học phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học
.- Vở bào tập Toán 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
I. ổn định tổ chức: 
II. Bài mới
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
a. 2 + 3 + 4 = 9
 2
 + 3
 4
 9
b. Giới thiệu cách đặt tính và tính của phép tính 12 + 34 + 40.
 12
 + 34
 40
 86
c. Giới thiệu cách đặt tính và tính của phép tính 15 + 46 + 29 + 8.
- Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập môn Toán.
- Nhắc nhở Hs về yêu cầu khi học môn Toán.
Phương pháp Vấn đáp – Gợi mở – Thực hành.
2 + 3 + 4 =...........
- Gv giới thiệu đây là tổng của các số 2,3 và 4. Đọc là : “Tổng của 2,3,4” hay “Hai cộng ba cộng bốn”.
- Hs tính kết quả, Gv ghi bảng.
- Gv hướng dẫn Hs viết theo cột dọc và cách tính.
- Gv viết bảng phép tính theo hàng ngang.
- Gv hướng dẫn đặt tính và cách tính.
- Hs tự đặt tính và nêu cách tính.
- Gv và cả lớp nhận xét.
- Gv nêu một vài ví dụ cho Hs tự đặt tính và nêu cách tính.
- Gv lưu ý Hs viết tổng của nhiều số hạng theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái.
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
+
+
23
23
23
23
92
12
12
12
12
48
+
+
45
30
 8
83
24
13
31
68
2. Hướng dẫn Hs thực hành tính tổng của nhiều số.
Bài 1 : Ghi kết quả tính:
8 + 2 + 6 = 16
4 + 7+ 3 = 14
8 + 7 + 3 + 2 = 20
5 + 5 + 5 + 5 = 20
- Là phép cộng đều có các số hạng là 5.
Bài 2: Tính:
 Bài 3 : Số ?
a. 5kg + 5kg + 5kg + 5kg + 5kg = 20kg
b. 3l + 3l +3l +3l +3l = 15 l
c. 20dm + 20dm + 20dm = 60dm
- Là các phép cộng mà có các số hạng giống nhau (5kg, 3l, 20dm).
Bài 4 : Viết mỗi số sau thành tổng của nhiều số hạng bằng nhau theo mẫu.
Mẫu : 10 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 ; 10 = 5 + 5
a. 12 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 
12 = 3 + 3 + 3 + 3 ; 12 = 4 + 4 + 4
12 = 6 + 6
b. 20 = 2+ 2+ 2+ 2 + 2+ 2 + 2+ 2+ 2 + 2
20 = 4 + 4 + 4 + 4 + 4
20 = 5 + 5 + 5+ 5
20 = 10 + 10
III. Củng cố, dặn dò:
* Phương pháp thực hành – Luyện tập.
- Hs làm vở bài tập Toán.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở bài tập, 2 Hs làm bảng lớp.
- Cả lớp chữa bài.
? Nêu cách nhẩm của phép tính
8 + 7 + 3 + 2
* Gv khuyến khích Hs nhẩm tính bằng cách nhẩm gộp các số hạng để được số tròn chục.
? Có nhận xét gì về các số hạng trong phép tính : 5 + 5 + 5 + 5.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài, 2 Hs làm trên bảng.
- Hs chữa bài.
? Hãy tìm những phép cộng nào có các số hạng bằng nhau.
- Gv kiểm tra cách thực hiện phép tính của một số Hs.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình vẽ và làm bài.
- Chữa bài.
? Có nhận xét gì về các tổng?
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- 1 Hs đọc phần mẫu.
- Gv phân tích để Hs có thể nắm vững.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét.
- Nêu tên bài vừa học.
- Khi viết phép cộng gồm nhiều số hạng ta cần chú ý điều gì?
- Gv nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..........................................................................................................................................
Môn: Toán
Lớp : 2
Tiết : 92 Tuần: 19
Thứ ba .ngày 13 tháng 1 năm 2004
Tên bài dạy:
Phép nhân
I. Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với tổng các số hạng bằng nhau.
- Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bộ đồ dùng dạy học Toán 2, Vở Bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
5’
10’
I. Kiểm tra bài cũ 
 Đặt tính rồi tính :
4 + 5 + 6 =
8 + 8 + 8 + 8 =
II. Bài mới
1. GV hướng dẫn cho HS nhận biết về phép nhân.
 + Tấm bìa có 2 chấm tròn.
+ 10 chấm tròn.
+ Lấy 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10.
+ Đều có số hạng là 2.
- GV: 2+2+2+2+2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2 ta chuyển thành phép nhân; viết như sau: 2 5 = 10.
4 + 4 + 4 = 12; 4 3 = 12
5 + 5 + 5 + 5 = 20; 5 4 = 20
3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18; 3 6 = 18
2. Thực hành:
Bài 1 : Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu).
Mẫu : 3 + 3 = 6 ; 3 2 = 6
a) 4 + 4 + 4 = 12 ; 4 3 = 12
b) 5 + 5 + 5 + 5= 20 ; 5 4 = 20
c) 2+ 2+ 2 + 2 = 8 ; 2 4 = 8
d) 6 + 6 + 6 = 18 ; 6 3 = 18
e) 7+ 7 + 7 + 7 = 28 ; 7 4 = 28
g) 10 +10 + 10 + 10 + 10 +10 = 60 
 10 6 = 60
* Kiểm tra - Đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- HS dưới lớp lớp nhận xét.
- GV đánh giá.
* Trực quan.
- GV yêu cầu HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn rồi hỏi : Tấm bìa có mấy chấm tròn?
- GV yêu cầu HS lấy 5 tấm bìa như thế.
- Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Làm thế nào để biết có 10 chấm tròn?
- Nhận xét về các số hạng của phép cộng đó.
- GV hướng dẫn cách đọc phép tính và giới thiệu phép nhân ().
- GV nêu thêm 1 vài ví dụ khác để HS chuyển từ tổng thành phép nhân.
* Luyện tập.
HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét và làm bài.
- HS đọc chữa bài, nhận xét.
10’
3’
Bài 2 : Viết phép nhân
+ Có 3 hàng học sinh đang múa, mỗi hàng có 4 học sinh. Hỏi tất cả bao nhiêu học sinh? 
 Có phép tính 4 3 = 12
+ Có 4 hàng học sinh đang múa, mỗi hàng có 3 học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh? 
Có phép tính 3 4 = 12.
III. Củng cố, dặn dò: 
Bài tập trong SGK.
- HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS quan sát tránh vẽ. HS làm việc theo nhóm nêu bài toán rồi viết phép tính phù hợp.
- Ngoài ra có thể diễn đạt cách khác.
- Phần b, làm tương tự.
* GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Môn: Toán
Lớp : 2
Tiết : 93 Tuần: 19
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2004
Tên bài dạy:
Thừa số - Tích
I. Mục tiêu :
Giúp HS : 
Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn một số tổng, tích trong các bài tập 1, 2 lên bảng.
- Các tấm bìa ghi sẵn : thừa số, tích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Viết tổng sau thành tích.
5 + 5 + 5 = 15 
7 + 7 = 14
HS2: Viết tích thành tổng.
3 4= 
2 5= 
II. Bài mới:
1.Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
 Thừa số Thừa số
 2 x 5 = 10
 Tích Tích
Chú ý: 2 5 = 10; 10 là tích;
 2 5 cũng gọi là tích.
*Kiểm tra - Đánh giá
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
 - HS nhận xét.
- GV đánh giá - cho điểm.
* Trực tiếp.
- GV viết 2 5 = 10 lên bảng.
- HS đọc phép tính.
- GV vừa nêu vừa chỉ lên bảng và gắn tấm bìa ghi thừa số, tích.
- HS nhắc lại.
10’
2. Thực hành:
Bài 1 : Chuyển các tổng sau thành tích (theo mẫu).
M: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 4
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 5
5 + 5 + 5 + 5 = 5 4
4 + 4 + 4 = 4 3
7 + 7+ 7 + 7 + 7 = 7 5
8 + 8 + 8 = 8 3
10 + 10 = 10 2
* Luyện tập.
 HS làm vở bài tập.
- 1 HS nêu yêu cầu bài và đọc mẫu.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở bài tập.
- Chữa bài. GV lưu ý HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
- GV yêu cầu HS tự nêu ví dụ khác.
10’
5’
Bài 2: Chuyển các tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu).
M : 6 3 = 6 + 6 + 6 = 18
Vậy 6 3 = 18
a) 9 2 = 9 + 9 = 18; vậy 9 2 = 18
 2 9 = 2+2+2+2+2+2+2+2+2 = 18
Vậy 6 3 = 18.
b) 3 5 = 3+3+3+3+3 = 15; 
Vậy 3 5 = 15
5 3 = 5+5+5 = 15
Vậy 5 3 = 15
Bài 3 : Viết phép nhân (theo mẫu) biết:
a) Các thừa số là 8 và 2, tích là 16.
 Mẫu : 8 2 = 16
b) Các thừa số là 2 và 9, tích là 18.
 2 9 = 18
c) Các thừa số là 6 và 4, tích là 24
 6 4 = 24
d) Các thừa số là 10 và 3 , tích là 30
 10 3 = 30
e) Các thừa số là 7 và 2, tích là 14
7 2 = 14
g) Các thừa số là 0 và 2, tích là 0
 0 2 = 0
III. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở bài tập.
- Chữa bài.
- GV đánh giá.
- GV yêu cầu HS tự nêu phép tính, nhiều HS khác tìm kết quả dựa vào phép cộng.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS làm bài.
- HS đổi chéo vở để chữa bài.
* HS nêu lại tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân.
* GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Môn: Toán
Lớp : 2.....
Tiết : .... Tuần: 19
Thứ...........ngày ...... tháng ..... năm 2004
Tên bài dạy:
Bảng nhân 2
I. Mục tiêu :
Giúp Hs : 
Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân 1, 2, 3 ...... 10) và học thuộc lòng nhân này.
Thực hành nhân 2, giải bài toán và đếm thêm 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
2 x 3 = 6
2 x 5 = 10
2 x 7 = 14
2 x 2 = 4
2 x 4 = 8
2 x 6 = 12
2 x 8 = 16
2 x 9 = 18
2 x 10 = 20
2 x 1 = 2
5’
Gv hướng dẫn Hs lập bảng nhân 2.
Bước 1 : Lập bảng nhân 2:
2 x 1 = 2 (đọc là 2 nhân 1 bằng 2)
2 x 2 = 4
2 x 3 = 6
2 x 4 = 8
2 x 5 = 10
..............
2 x 10 = 20
Bước 2 : Học thuộc.
2. Thực hành:
Bài 1 : Tính nhẩm:
Bài 2 : Mỗi con chim có 2 chân. Hỏi 10 con chim có bao nhiêu chân?
- Gv giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Gv lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu : Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, ta lấy 1 tấm tức là 2 được lấy 1 lần, ta viết 
2 x 1 = 2.
- Gv lấy 2 chấm tròn gắn lên bảng rồi hỏi Hs.
? 2 chấm tròn được lấy mấy lần? (2 lần) => Hs nêu phép tính : 2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4.
- Tương tự, Gv cho Hs lập tiếp cho đến 2 x 10 = 20.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc bảng nhân 2.
- Gv gọi 1 số Hs đọc từ đầu đến cuối và đọc ngược lại từ dưới lên.
- Khi Hs đã đọc nhiều lần và nhớ Gv có thể cho Hs thi hỏi đáp nhanh.
Hs làm vở bài tập.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài.
- Chữa bài.
- Thi đọc thuộc bảng nhân 2.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
2
4
6
12
18
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú
2 
4
6
12
18
Bài giải
10 con chim có số chân là:
2 x 10 = 20 (chân).
 Đáp số : 20 chân.
Bài 3 : Mỗi đôi giầy có 2 chiếc giầy. Hỏi 5 đôi giầy có bao nhiêu chiếc giầy?
Bài giải
Mỗi đôi giầy có số chiếc giầy là:
2 x 5 = 10 (chiếc)
 Đáp số : 10 chiếc.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống.
III. Củng cố, dặn dò:
- 1 Hs lên bảng giải bài toán trên bảng phụ.
Hs cả lớp làm vở bài tập.
- Chữa bài.
- Hs tự làm bài và chữa.
- Hs tự làm bài.
- Gv chữa bài.
? Nhận xét đặc điểm của dãy số.:
(Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2).
- Hs đếm thêm 2 từ 2 -> 20.
- Hs đếm bớt 2 từ 20 -> 2.
- Có thể cho Hs đếm thêm 2 (bớt 2) trong phạm vi các số lớn hơn 20 (nếu còn thời gian).
* Gv nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 Học kỳ II. 
Bài 17. 
Đọc, hát ôn nhạc và lời bài 16. 
Tập hát bài: Bạn ơi lắng nghe. 
I. Nội dung và yêu cầu: 
Ôn tập (5’) 
Đọc và hát ôn nhạc và lời bài 16. 
Bài mới. 
Tập ghi âm miệng (10’) 
Tập hát (20’): bài: “Bạn ơi lắng nghe” lời 1: Hát rõ lời, đúng nhạc điệu và biết Ba-na là 1 dân tộc ít người ở Tây Nguyên. 
II. Chuẩn bị, của GV. 
Tranh, ảnh về dân tộc Ba-na. 
Đàn; băng cát xét. 
III. Hoạt động dạy và học. 
Ôn tập (5’) 
Gv đàn một số âm trong gam Đô- trưởng – Hs đọc tên nốt nhạc. 
Gv đàn BT nhạc: Học sinh đọc và ôn lời ca. 
Bài mới: 
2Hs lên bảng ghi bài tập nhạc làm ở nhà lên 2 đầu bảng. 
Tập ghi âm (10’) 
Gv cho hs đọc ôn độ cao các bậc âm theo bài mẫu bằng sơ đồ, hoặc thế tay trước khi ghi âm. Dùng âm mẫu (Đ R M F S...). đọc từng chuỗi 5 âm cho hs ghi âm miệng. 
Bài 1: Sm S l m – s l đ l s – m l s m r – m s m r đ. 
Bài 2: Sm s l đ - đ l s m s – l đ l s m – l s m r đ.
Học sinh nhận xét hai bài tập trên bảng, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể sửa chữa những câu nhạc chưa hay. 
Tập hát (20’) 
Giáo viên giới thiệu bài hát: Bạn ơi lắng nghe của dân tộc Ba na, sưu tầm, dịch lời do nhạc sỹ: Tô Ngọc Thanh. 
Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh minh hoạ cho bài hát. 
Giáo viên hát mẫu hoặc cho học sinh nghe băng cát sét cả 2 lời bài hát. 
Học sinh khởi động giọng rồi tập hát từng câu đến hết lời 1, với tốc độ chậm ( chú ý các lời ca: “Hỡi bạn ơi” và “ Xuôi ào ào”. 
Giáo viên đàn câu 1 và 2 cho Hs nghe lại và so sánh (câu hát 1 và 2 chỉ khác nhau ở âm cuối). 
Giáo viên đàn câu 3 và 4 ( cũng khác nhau ở 2 âm cuối). 
Củng cố, dặn dò: - Cả lớp hát lại bài hát một lần. 
 - Giáo viên nhận xét. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTo¸n tuan 19.doc