Toán: Tìm một số hạng trong một tổng.
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh:
+ Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
+ Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ “ x” ( biểu thị cho một số hạng chưa biết).
+ Áp dụng vào giải các bài toán có liên quan đến tìm một số hạng trong một tổng.
B.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ: hình vẽ trong bài học, bài tập 1( ý b;bài tập 2(45).
Toán: Tìm một số hạng trong một tổng. A.Mục tiêu. Giúp học sinh: + Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. + Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ “ x” ( biểu thị cho một số hạng chưa biết). + Áp dụng vào giải các bài toán có liên quan đến tìm một số hạng trong một tổng. B.Đồ dùng dạy học. Bảng phụ: hình vẽ trong bài học, bài tập 1( ý b;bài tập 2(45). C.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định tổ chức lớp. - Cho học sinh hát. II. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau: Tính: 44 + 9 = 63 + 29 = - Nhận xét và cho điểm học sinh. III. Dạy – học bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Viết lên bảng 6 + 4 và yêu cầu tính tổng. - Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên. - Giới thiệu: Trong các giờ học trước các em đã được học cách tính tổng của các số hạng đã biết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng kia. - Ghi đầu bài lên bảng. 2. Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm một số hạng trong một tổng. - Treo bảng phụ: hình vẽ 1. - Hỏi: Hình vẽ có bao nhiêu ô vuông? Được chia thành mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông? - 6 cộng 4 bằng mấy? - Viết lên bảng: 6 + 4 = 10. - 6 bằng 10 trừ mấy? - Viết lên bảng: 6 = 10 – 4. - 6 là số ô vuông của phần nào? - 4 là số ô vuông của phần nào? - Kết luận: Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. - 4 bằng 10 trừ mấy? - Viết lên bảng: 4 = 10 – 6. - Dựa vào hình vẽ, muốn tìm số ô vuông của phần thứ hai ta phải làm gì? - Treo bảng phụ: hình vẽ 2. - Nêu bài toán: “ Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có bao nhiêu ô vuông bị che lấp?”. - Số ô vuông bị che lấp là“ số chưa biết”, ta gọi là x. - Giáo viên chỉ vào chữ x, cho vài học sinh đọc “ ích-xì”. - Lấy x + 4 ( viết bảng x + 4). Ta lấy số ô vuông chưa biết ( x) cộng với số ô vuông đã biết ( 4), tất cả có 10 ô vuông, ta viết x + 4 = 10. - Viết lên bảng: x + 4 = 10. - Gọi học sinh đọc: “ ích-xì” cộng 4 bằng 10. - Chỉ vào x trong phép cộng x + 4 = 10. Hỏi: Trong phép cộng này x gọi là gì? - Yêu cầu học sinh gọi tên các thành phần trong phép cộng x + 4 = 10. - Muốn tìm số hạng x ta làm thế nào? - x bằng mấy? - Viết lên bảng: x = 10 – 4 x = 6 - Yêu cầu học sinh đọc bài trên bảng. - Lưu ý học sinh: Khi “ tìm x” phải viết theo mẫu trên bảng ( 3 dòng, các dấu bằng phải thẳng cột). - Treo bảng phụ: hình vẽ 3. - Có tất cả 10 ô vuông. Chia thành 2 phần: phần I có 6 ô vuông, phần II chưa biết gọi là x. - Yêu cầu học sinh viết phép tính. - Yêu cầu học sinh nêu cách tính số ô vuông chưa biết. - Viết lên bảng: x = 10 – 6 - Phần cần tìm ( phần II) có mấy ô vuông? - Viết lên bảng: x = 4. - Yêu cầu học sinh đọc bài trên bảng. - Yêu cầu học sinh gọi tên các thành phần trong phép cộng 6 + x = 10. - Muốn tìm một số hạng ta phải làm thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo dãy câu kết luận. 3. Luyện tập ( thực hành). Bài 1( 45): - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc mẫu. - Yêu cầu học sinh làm ý b; c vào vở và đưa bảng phụ cho 2 học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Hát. - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm ra nháp. 44 63 + + 9 29 53 92 - 6 + 4 = 10 - 6 và 4 là các số hạng, 10 là tổng. - Lắng nghe. - Ghi bài vào vở. - Quan sát. - Có tất cả 10 ô vuông. Chia thành 2 phần: phần thứ nhất có 6 ô vuông, phần thứ hai có 4 ô vuông. - 6 cộng 4 bằng 10. - 6 bằng 10 trừ 4. - Phần thứ nhất. - Phần thứ hai. - Học sinh nhắc lại kết luận. - 4 bằng 10 trừ 6. - Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ô vuông của phần thứ hai. - Quan sát. - Lắng nghe. - Học sinh đọc “ ích-xì”. - Đọc. - Số hạng chưa biết. - x là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng. - Lấy tổng là 10 trừ đi số hạng đã biết là 4. - x bằng 6. - “ ích-xì” cộng 4 bằng 10. “ ích-xì” bằng 10 trừ 4. “ ích-xì” bằng 6. - Lắng nghe. - Quan sát. - Lắng nghe. - 6 + x = 10. - Lấy 10 trừ 6. - 4 ô vuông. - 6 cộng “ ích-xì” bằng 10. “ ích-xì” bằng 10 trừ 6. “ ích-xì” bằng 4. - 6 là số hạng, x là số hạng, 10 là tổng. - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Đọc. - Tìm x. - “ ích-xì” cộng 3 bằng 9. “ ích-xì” bằng 9 trừ 3. “ ích-xì” bằng 6. - Làm bài. - Nhận xét. b) x + 5 = 10 c) x + 2 = 8 d) x + 8 = 19 x = 10 – 5 x = 8 – 2 x = 19 – 8 x = 5 x = 6 x = 11 e) 4 + x = 14 g) 3 + x = 10 x = 14 – 4 x = 10 – 3 x = 10 x = 7 Bài 2( 45): - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Treo bảng phụ: bài tập 2, học sinh làm bài SGK. - Viết số thích hợp vào ô trống. - Làm bài. Số hạng 12 9 10 15 21 17 Số hạng 6 1 24 0 21 22 Tổng 18 10 34 15 42 39 - Yêu cầu học sinh nêu cách tính tổng, cách tìm số hạng còn thiếu trong phép cộng. - Yêu cầu học sinh đọc kết quả. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài 3( 45): - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Hỏi: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu gì? - Cả lớp làm vào vở, 1 học sinh chữa bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Cách: + Tính tổng: ta cộng các số hạng với nhau. + Tìm số hạng còn thiếu: ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Nhận xét. - Đọc. - Lớp có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai. - Tìm số học sinh gái. - Làm bài. - Nhận xét. Tóm tắt: Bài giải: Có: 35 học sinh. Số học sinh gái có là: Trai: 20 học sinh. 35 – 20 = 15 ( học sinh). Gái:..... học sinh? Đáp số: 15 học sinh gái. IV. Củng cố - Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số hạng trong một tổng. - Khi “ tìm x” ta phải trình bày như thế nào? V. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà học thuộc kết luận của bài. Làm nốt ý d; e; g( bài 1) và chuẩn bị bài luyện tập. - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Viết 3 dòng, các dấu bằng thẳng cột. Ngày.... tháng.... năm..... Giáo viên hướng dẫn
Tài liệu đính kèm: