I. Mục tiêu
- Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x a = b; a x = b.
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3).
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Ngày dạy: Tuần 24 - Tiết 116 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x a = b; a x = b. - Biết tìm một thừa số chưa biết. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3). II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Tg Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập sau: X x 3 = 18 2 x X = 14 - Nhận xét cho điểm HS. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Luyện tập * Bài 1: Tìm X - Gọi HS đọc yêu cầu. - X là gì trong các p/tính của bài? - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng. Bài 2 (Dành cho HS khá, giỏi) - Gọi 3 em lên bảng. -Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? -Sửa bài. *Bài 3: - Yêu cầu HS nêu đề bài. - Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập 3, yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng. - Muốn tìm tích ta làm thế nào? - Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài tiếp - Gọi HS nhận xét chữa bài. *Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Có tất cả bao nhiêu kilôgam gạo? - 12 kilôgam gạo được chia đều thành mấy túi? - Chia đều thành 3 túi có nghĩa là chia như thế nào? - Vậy làm thế nào để tìm được số gạo trong mỗi túi? - Yêu cầu Hs làm bài gọi 1 em lên bảng làm bài. Tóm tắt 3túi: 12 kg 1 túi:...kg? - Gọi HS nhận xét bài bạn và cho điểm. 3. Củng cố dặn dò - Muốn tìm một thừa số ta làm thế nào? - Nhận xét giờ. - Dặn dò HS học thuộc bài. 5’ 35’ 1’ 32’ 2’ - 2 em lên bảng làm, cả lớp làm nháp. X x 3 = 18 X = 18 : 3 X = 6 2 x X = 14 X = 14 : 2 X = 7 - HS nhắc lại tên bài - Đọc yêu cầu. - X là thừa số trong các p/tính của bài. - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số kia. - Làm bài: 3 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. X x 2=4 X = 4:2 X =2 2x X=12 X=12:2 X=6 3x X=27 X=27:3 X=9 -Lớp làm vở. -Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. - Đọc yêu cầu. - Muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân với thừa số. - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số kia. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. Thừa số 2 2 2 3 3 3 Thừa số 6 6 3 2 5 5 Tích 12 12 6 6 15 15 - Đọc đề bài. - Có tất cả 12 kilôgam gạo. - 12 kilôgam gạo được chia đều thành 3 túi. - Chia đều thành 3 túi có nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau. - Thực hiện phép chia. - HS làm bài. Bài giải Mỗi túi có số kilôgam gạo là: 12 : 3 = 4 (kg) Đáp số: 4 kg - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số kia. Ngày dạy: Tuần 14 -Tiết 117: BẢNG CHIA 4 I. MỤC TIÊU - Lập được bảng chia 4. - Nhớ được bảng chia 4. - Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4. - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. - HS: SGK. III. CÁC HOạT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Tg Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau: x+3=18 2xX=18 Xx3=27 - GV nhận xét cho điểm HS. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Lập bảng chia 4 - Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 3 tấm bìa. - Nêu bài toán: trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? - Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa. - Viết lên bảng phép tính 4x3=12 12:4=3 và y/cầu HS đọc p/tính này. * 2 phép tính trên có mối liên quan gì với nhau? *Để lập được bảng chia 4 ta dựa vào bảng nhân 4. + Yêu cầu HS tự lập bảng chia 4. 3. Học thuộc bảng chia 4 - Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 4 vừa lập. - Yêu cầu HS tìm điểm chung các phép tính chia trong bảng chia 4. - Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 4. - Chỉ vào bảng và yêu cầu HS chỉ và đọc số được đem chia trong các phép tính của bảng chia 4. - Y/cầu HS tự học th/lòng bảng chia 4. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Y/cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 4. 3. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Giải toán - Gọi HS đọc đề bài. - Có tất cả bao nhiêu học sinh? - 32 học sinh được xếp thành mấy hàng? - Muốn biết mỗi hàng có mấy bạn chúng ta làm thế nào? - Gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt 4 hàng: 32 học sinh 1hàng:....học sinh? - Chữa bài và nhận xét đúng sai. Bài 3 (Dành cho HS khá, giỏi): -Gọi 1 em nêu yêu cầu . - Cho HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố dặn dò - Gọi 1 em đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Gv chốt lại. Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS học thuộc bài. 5’ 35’ 1’ 7’ 5’ 20’ 2’ - 3 HS lên bảng làm bài tập sau x+3=18 x=18-3 x=15 2xX=18 X=18:2 X=9 Xx3=27 X=27:3 X=9 - HS nhắc lại tên bài - Quan sát và phân tích câu hỏi của GV, sau đó trả lời: 3 tấm bìa có 12 chấm tròn. - Phép tính 4x3=12 - Phân tích bài toán và đại diện hS trả lời: Có tất cả 3 tấm bìa. - Phép tính đó là: 12:4=3 - Cả lớp đọc đồng thanh: 4 nhân 3 bằng 12 và 12 chia 4 bằng 3. - Phép tính chia là phép tính ngược của phép nhân. - Đọc kết quả bảng chia 4 4:4=1 8:4=2 12:4=3 16:4=4 20:4=5 24:4=6 28:4=7 32:4=8 36:4=9 40:4=10 - Đọc đồng thanh 2 lần. - Các phép chia trong bảng chia 4 đều có số chia là 4. - Các kết quả lần lượt là: 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. - Số bị chia là dãy số đếm thêm 4. - Tự học thuộc lòng bảng chia 4. - Cá nhân thi đọc, các tổ thi đọc theo tổ. - Đồng thanh bảng chia 4. - Đọc yêu cầu. - Làm bài. - Nối tiếp nhau nêu kết quả. 8:4=4 12:4=3 24:4=6 16:4=4 40:4=10 20:4=5 4:4=1 28:4=7 36:4=9 32:4=8 - Đọc đề bài. - Có tất cả 32 học sinh. - 32 học sinh được xếp thành 4 hàng. - Chúng ta thực hiện phép tính chia. 32:4 - Làm bài. Bài giải Mỗi hàng có số học sinh là: 32 : 4 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh -1 em đọc đề. - HS làm bài và nêu kết quả: Số hàng HS xếp được là: 32 : 4 = 8 (hàng) Đáp số: 8 hàng. - Bạn nhận xét. - 1 HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. Ngày dạy: Tuần 24 - Tiết 118: MỘT PHẦN TƯ I. MỤC TIÊU. - Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “ Một phần tư”; biết đọc, viết 1/4. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. - HS không làm BT2, 3. - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều giống hình vẽ SGK. HS: SGK,VBT III. CÁC HOạT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Tg Hoạt động học A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em lên bảng làm BT sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống>,<, = 12 : 4 ... 6 : 2 28 : 4 ... 2 x 3 4 x 2 ... 32 : 4 - Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Giới thiệu "Một phần tư- " - Cho HS quan sát hình vuông như trong phần bài học SGK sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra làm 4 phần bằng nhau và giới thiệu: " Có một hình vuông, chia làm 4 phần bằng nhau, lấy đi một phần, được một phần tư hình vuông. - Tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác đều để rút ra kết luận: + Có một hình tròn, chia thành 4 phần bằng nhau, lấy đi một phần, được một phần tư hình tròn. +Trong toán học, để thể hiện một phần tư hình vuông, một phần tư hình tròn, người ta dùng số "một phần tư" viết là . 3. Thực hành *Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét cho điểm HS. *Bài: 2, 3: Giảm tải 3. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS học thuộc bài. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập. 5’ 35’ 1’ 20’ 12’ 3’ - 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm nháp. 12 : 4 = 6 : 2 28 : 4 > 2 x 3 4 x 2 = 32 : 4 - HS đọc bảng chia 4 theo yêu cầu. - Hs nhắc lại tên bài - Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán, sau đó nhắc lại: Còn lại một phần tư hình vuông. - Theo dõi bài giảng của GV và đọc viết số * Đã tô màu hình nào? - Các hình đã tô màu là hình A, B, C - HS nêu và nhận xét cho nhau - 2, 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. Ngày dạy: Tuần 24 -Tiết 119: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Thuộc bảng chia 4. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. - HS không làm BT5. - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. - HS: Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của trò A/ Kiểm tra bài cũ - Vẽ trước lên bảng một số hình tròn, hình tam giác, hình vuông và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần tư hình. - Nhận xét cho điểm HS. B/ Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Thực hành *Bài 1: Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Gv nx đánh giá. *Bài 2: Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn, tự chữa bài mình. - Gv nx đánh giá. *Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Có tất cả bao nhiêu học sinh? - Chia đều thành 4 tổ có nghĩa là chia như thế nào? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải. - Gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt 4 tổ: 40 học sinh 1 tổ:...học sinh? - Chữa bài và nhận xét đúng sai. Bài 4 (Dành cho HS khá, giỏi): - Gọi 1 em đọc đề. - Cho HS nêu kết quả. - Nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Muốn tìm 1/4 em làm ntn? - GV chốt lại và nhận xét giờ. - Dặn dò HS học thuộc bài 5’ 35’ 1’ 31’ 2’ - HS cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến. - Học sinh nhắc lại tên bài - Hs nêu y/c. - Cả lớp làm bài. - Nối tiếp đọc kết quả. 8:4=2 12:4=3 20:4=5 28:4=7 36:4=9 24:4=6 40:4=10 32:4=8 - Thi đọc thuộc lòng bảng chia 4. Mỗi hS đọc 1 phép chia và trả lời về kết quả của 1 phép tính bất kì mà HS cả lớp hoặc GV đưa ra. - Hs nêu y/c. - 4 HS lên bảng làm bài. 4x3=12 4x2=8 4x1=4 4x4=16 12:4=3 8:4=4 4:4=1 16:4=4 12:3=4 8:2=4 4:1=4 - Nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình. - Đọc đề bài. - Có 40 học sinh. - Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi tổ là 1 phần. - Làm bài. Bài giải Mỗi tổ có số học sinh là: 40 : 4 = 10 (học sinh) Đáp số: 10 học sinh - HS đọc bài toán. - HS nêu kết quả: Số thuyền để chở hết khách đó là: 12 : 4 = 3 (thuyền) Đáp số: 3 thuyền. - Hs thực hiện theo yêu cầu và nhận xét cho nhau. Ngày dạy: Tuần 24 -Tiết 120: BẢNG CHIA 5 I. MỤC TIÊU. - Biết cách thực hiện phép chia 5. - Lập được bảng chia 5. - Nhớ được bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5). - II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Bảng phụ, Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. - HS : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của trò A/ Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 4. - Gọi 1 HS khác lên làm bài 3 (tr115) - GV nhận xét cho điểm HS. B/ Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng. 2. Lập bảng chia 5 - Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa. - Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? - Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa. - Viết lên bảng phép tính 5x4=20; 20:5=4 và y/cầu HS đọc phép tính này. * 2 phép tính trên có mối liên quan gì với nhau? *Để lập được bảng chia 5 ta dựa vào bảng nhân 5. + Yêu cầu HS tự lập bảng chia 5. 3. Học thuộc bảng chia 5 - Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 5 vừa lập. - Yêu cầu HS tìm điểm chung các phép tính chia trong bảng chia 5. - Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 5. - Chỉ vào bảng và yêu cầu HS chỉ và đọc số được đem chia trong các phép tính của bảng chia 5. - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng chia 5. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 5. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 5. 3. Thực hành *Bài 1: Số? - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Chỉ bảng và yêu cầu HS đọc tên các dòng trong bảng số. - Muốn tính thương ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Gv nx đánh giá. *Bài 2: Giải toán - Gọi HS đọc đề bài. - Có tất cả bao nhiêu bông hoa? - Cắm đều 15 bông hoa vào 5 bình có nghĩa là như thế nào? - Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm thế nào? - Gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt 5 bình hoa: 15 bông hoa 1 bình hoa:...bông hoa? - Chữa bài và nhận xét đúng sai. Bài 3 (Dành cho HS khá, giỏi) - Gọi HS đọc bài toán. - Nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Gọi 1 em đọc thuộc lòng bảng chia 5. - GV chốt ND bài và nhận xét giờ. - Dặn dò HS học thuộc bài. 5’ 35’ 1’ 7’ 5’ 21’ 2’ - 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. - 1 HS lên bảng làm bài tập 3 (tr115) SGK. - Học sinh nhắc lại tên bài - Quan sát và phân tích câu hỏi của GV, sau đó trả lời: 4 tấm bìa có 20 chấm tròn. - Phép tính 5x4=20 - Phân tích bài toán và đại diện HS trả lời: Có tất cả 4 tấm bìa. - Phép tính đó là: 20:5= 4 - Cả lớp đọc đồng thanh: 5 nhân 4 bằng 20 và 20 chia 5 bằng 4. - Phép tính chia là phép tính ngược của phép nhân. - Đọc kết quả bảng chia 5 5:5=1 10:5=2 15:5=3 20:5=4 25:5=5 30:5=6 35:5=7 40:5=8 45:5=9 50:5=10 - Đọc đồng thanh 2 lần. - Các phép chia trong bảng chia 5 đều có số chia là 5. - Các kết quả lần lượt là: 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. - Số bị chia là dãy số đếm thêm 5. - Tự học thuộc lòng bảng chia 5. - Cá nhân thi đọc, các tổ thi đọc theo tổ. - Đồng thanh bảng chia 5. - Đọc yêu cầu. - Đọc: Số bị chia, số chia, thương. - Ta lấy số bị chia chia cho số chia. - Làm bài. - Nối tiếp nhau nêu kết quả. - Đọc đề bài. - Có tất cả 15 bông hoa. - Nghĩa là chia 15 bông hoa thành 5 phần bằng nhau. - Chúng ta thực hiện phép tính chia. 15:5 - Làm bài. Bài giải Mỗi bình hoa có số bông hoa là: 15 : 5 = 3 (bông hoa) Đáp số: 15 bông hoa - 1 HS đọc. - HS giải toán và nêu kết quả: Số bình hoa cắm được là: 15 : 5 =3 (bình) Đáp số: 3 bình hoa. - Hs đọc thuộc lòng bảng chia 5. - HS nêu và nhận xét cho nhau
Tài liệu đính kèm: