TOÁN
MILIMÉT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu : Milimét là một đơn vị đo độ dài.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimét.
- Nắm được quan hệ giữa cm và mm, giữa m và dm.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng bài tập.
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
3. Thái độ :
- Ham thích học toán.
TOÁN MILIMÉT I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Giúp HS - Hiểu : Milimét là một đơn vị đo độ dài. - Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị milimét. - Nắm được quan hệ giữa cm và mm, giữa m và dm. Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức đã học để làm đúng bài tập. - Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm. Thái độ : - Ham thích học toán. II. CHUẨN BỊ : - GV : Thước kẻ HS có vạch chia thành từng mm - HS : Thước + SGK +VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò. 1. Khởi động : (1’) 2. Bài cũ : (6’) Kilômét. GV hỏi : - Kilômet là đơn vị gì ? - Kilômét viết tắt như thế nào ? - 1 km = ? m - Đính bảng đồ VN lên bảng, yêu cầu 3 HS lên bảng, GV nêu câu hỏi a, b, c của BT4/ VBT cho HS quan sát trả lời. à GV nhận xét chốt kiến thức. 3. Phát tiển các hoạt động (27’) * Hoạt động 1 : Giới thiệu các đơn vị đo độ dài milimét (mm) MT : Giúp HS biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài là milimet (mm) PP : Động não, quan sát, giảng giải. - Hiểu được mối liên quan giữa mm và cm ; giữa mm và m . - GV giới thiệu tiếp : “Hôm nay chúng ta học thêm một đơn vị đo độ dài khác so với các đơn vị đo đã học, đó là milimét”à Ghi tựa lên bảng. - GV nói : Milimét viết tắt là mmà Viết lên bảng . - GV yêu cầu HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ HS và hỏi : “Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch 0 -> đến vạch 1, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau ? à GV mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 milimét. - GV hỏi : “Qua việc quan sát được, em cho biết 1cm bằng bao nhiêu mm ? Viết bảng : 1cm = 10mm Hỏi : “ 1m bằng bao nhiêu mm ?” à GV gợi ý cho HS trả lời : “1m bằng 100cm mà 1cm bằng 10mm. Vậy 1m bằng 10 trăm milimét tức là 1m = 1000mm” Viết bảng : 1m = 1000mm. Yêu cầu HS nhắc lại : 1cm = 10mm ; 1m = 1000mm. * Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để làm thành thạo các bài toán . PP : Luyện tập, thực hành. Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV yêu cầu HS vận dụng bộ học toán để làm. - Đổi đơn vị từ cm -> mm. GV đọc : VD : 1 cm bằng mấy mm ? 1m bằng mấy mm ? Bài 3 : - Đề bài cho ? Đề bài hỏi ? Nêu cách tính chu vi hình tam giác ? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. Bài 4 : Viết mm, cm, m, hoặc km vào chỗ chấm thích hợp. Cho HS đọc các nội dung có trong bài. - Để điền đúng đơn vị phù hợp với các vật đã ghi. - GV cho HS đọc đơn vị đã điền của từng câu và hỏi vì sao lại điền đơn vị ấy. Củng cố – Dặn dò (4’). Trò chơi “ Nhanh , chính xác” - Yêu cầu hai nhóm, mỗi nhóm 5 HS lên tham gia. Cách chơi : GV đính bảng các cây thước có chiều dài bằng nhau và yêu cầu HS ghi nhanh chiều dài của cây thước ấy bằng đơn vị đo là mm, theo hình thức tiếp sức . - Nhóm nào làm nhanh nhóm đúng , nhóm đó thắng. - Về xem lại bài, làm BT 1,2. - Chuẩn bị : Luyện tập. - Hát HS trả lời Đo độ dài 1km = 1000m lớp theo dõi VBT, nhận Xét Đ, S. Hoạt động lớp. HS : xăng timet, đềximét, mét, kilômet. - Vài HS nhắc lại. Quan sát thứơc kẻ. HS : 10 phần bằng nhau. HS nhắc lại (CN – ĐT) HS nhắc lại. HS (CN – ĐT) Hoạt động lớp , cá nhân. HS sử dụng bộ học toán để thực hành. 1cm = 10mm 1m = 1000mm 1 HS đọc đề. HS nêu. Có hai cách Tính tổng các cạnh. Lấy chiều dài 1 cạnh nhân cho số cạnh. HS làm bài, sửa bài. 1 HS đọc HS làm. HS đọc đơn vị và nêu lí do. -> Bề dày hộp bút khoảng 25 mm vì bề dày hộp bút không thể dày 25 cm được. HS tham gia trò chơi tiếp sức.
Tài liệu đính kèm: