TOÁN
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS biết:
- Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.
- Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
- Không có phép chia cho 0.
2. Kỹ năng:
- Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán.
TOÁN SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp HS biết: Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0. Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0. Kỹ năng: Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác. Thái độ: Ham thích học Toán. II. CHUẨN BỊ GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ. HS: Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Số 0 trong phép nhân và phép chia. Sửa bài 3 a) 4 x 2 = 8; 8 x 1 = 8 viết 4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8 b) 4 : 2 = 2; 2 x 1 = 2 viết 4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2 c) 4 x 6 = 24; 24 : 1 = 24 viết 4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24 GV nhận xét 3.Giới thiệu: (1’) Số 0 trong phép nhân và phép chia. 4.Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 0. +MT : Giúp HS nhận biết phép nhân có thừa số 0. +PP : Quan sát, động não, thực hành. - Dựa vào ý nghĩa phép nhân, GV hướng dẫn HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau: 0 x 2 = 0 + 0 = 0, vậy 0 x 2 = 0 Ta công nhận: 2 x 0 = 0 Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không. 0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 vậy 0 x 3 = 3 Ta công nhận: 3 x 0 = 0 Cho HS nêu lên nhận xét để có: + Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. GV nhận xét chột ý. v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0. + MT : Giúp HS nhận biết phép chia có số bị chia là 0. + PP : Quan sát, động não, thực hành. Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau: Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0. GV nhấn mạnh: Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0. GV nêu chú ý quan trọng: Không có phép chia cho 0. Chẳng hạn: Nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 (điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS). v Hoạt động 3: Thực hành + MT : Giúp HS vận dụng kiến thức giải đúng các bài toán . +PP : Động não, vấn đáp., thực hành. Bài 1 : HS tính nhẩm. Chẳng hạn: 0 x 4 = 0 4 x 0 = 0 Bài 2 : HS tính nhẩm. Chẳng hạn: 0 : 4 = 0 Bài 3 : Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn: 0 x 5 = 0 0 : 5 = 0 Bài 4 : HS tính nhẩm từ trái sang phải. Chẳng hạn: Nhẩm: 2 : 2 = 1; 1 x 0 = 0. Viết 2 : 2 x 0 = 1 x 0. = 0 Nhẩm 0 : 3 = 0; 0 x 3 = 0. Viết 0 : 2 = 0 x 3 = 0 GV nhận xét chốt ý. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 3HS lên bảng sửa bài 3, bạn nhận xét. - Hoạt động lớp, cá nhân. - HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau: 0 x 2 = 0 2 x 0 = 0 HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không. HS nêu nhận xét: + Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Vài HS lặp lại. - Hoạt động lớp, cá nhân. HS thực hiện theo mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia) HS làm: 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia) 0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia) HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0. - Hoạt động lớp, c á nhân. HS tính HS làm bài. Sửa bài. HS làm bài. Sửa bài. HS làm bài. Sửa bài. HS làm bài. HS sửa bài.
Tài liệu đính kèm: