TOÁN
TÌM SỐ BỊ CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
2. Kỹ năng:
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
- HS: Vở.
TOÁN TÌM SỐ BỊ CHIA I. MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp HS: Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Kỹ năng: Biết cách trình bày bài giải dạng toán này. Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau. HS: Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. GV yêu cầu HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt. Một ngày em học ở trường hết mấy giờ ? Em ở nhà học bài hết mấy giờ ? GV nhận xét 3.Giới thiệu: (1’) Tìm số bị chia. 4.Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. +MT : Giúp HS Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. +PP : Động não, luyện tập, thực hành. * Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông? GV gợi ý để HS tự viết được: 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương Yêu cầu HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3. a) GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông? HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6. Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết: 6 = 3 x 2. b) Nhận xét: Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng: 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2 Số bị chia Số chia Thương Số bị chia bằng thương nhân với số chia. * Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết: a) GV nêu: Có phép chia X : 2 = 5 Giải thích: Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5. Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau: Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia). Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5. Trình bày: X : 2 = 5 X = 5 x 2 X = 10 b) Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia. v Hoạt động 2: Thực hành + MT : Giúp HS vận dụng kiến thức đã học giải đúng các bài toán. + PP : Động não, vấn đáp, thực hành. Bài 1 : HS lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột. 6 : 2 = 3 2 x 3 = 6 Bài 2 : HS trình bày theo mẫu: X : 3 = 5 X = 5 x 3 X = 15 à GV nx chốt Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. Bài 3 : Giaỉ toán có lời văn Gọi 1 HS đọc đề bài Mỗi xe xếp được mấy bao? Có bao nhiêu bao xi măng? Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu bao xi măng ta làm ntn? Yêu cầu HS trình bày bài giải GV nhận xét và cho điểm HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt. Bạn nhận xét - HS trả lời à HS nx Hoạt động lớp, cá nhân. HS quan sát HS trả lời: Có 3 ô vuông. HS tự viết 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3. 2 hàng có tất cả 6 ô vuông HS viết: 3 x 2 = 6. HS viết: 6 = 3 x 2. HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân Vài HS lặp lại. HS quan sát HS quan sát cách trình bày Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia. - Hoạt động lớp, cá nhân HS làm bài. HS sửa bài 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích. HS đọc bài. Mỗi xe chở được 5 bao Có tất cả bao nhiêu bao xi măng HS chọn phép tính và tính 5 x 4 = 20 Bài giải Số bao xi măng có tất cả là: 5 x 4 = 20 (bao xi măng) Đáp số: 20 bao xi măng
Tài liệu đính kèm: