Giáo án Tiếng việt tuần 8 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

Giáo án Tiếng việt tuần 8 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

Chính tả (TC) NGƯỜI MẸ HIỀN

 I. Mục đích, yêu cầu:

- Chép lại chính xác bài chính tả,trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.

- Làm được BT2;BT(3)a/b,hoặc BT phương ngữ do GV soạn.

II. Đồ dùng dạy - học

 - Bảng lớp viết bài tập chép theo mẫu chữ qui định

 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt tuần 8 - Trường Tiểu học Hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
 Chính tả (TC) NGƯỜI MẸ HIỀN
 I. Mục đích, yêu cầu: 
- Chép lại chính xác bài chính tả,trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.
- Làm được BT2;BT(3)a/b,hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bảng lớp viết bài tập chép theo mẫu chữ qui định 
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
- Viết các từ ngữ sau : nguy hiểm, ngắn ngủi, cúi đầu, quý báu, luỹ tre.
B. Dạy bài mới
2.1.Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc mẫu
- Hỏi: + Vì sao Nam khóc ? 
+ Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào?
+ Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
- HS tập viết từ ngữ khó: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng.
2.2. Chép bài 
2.3. Chấm, chữa bài
C. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập2: Điền ao hay au vào chỗ trống - Hướng dẫn cả lớp làm bảng con
- HS đọc 2 câu tục ngữ đã hoàn chỉnh.
Bài tập 3: 
3a: Điền r,d hay gi ?
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại bài.
D. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS làm bài tập 3b ở nhà.
- Viết lại cho đúng những chữ viết sai.
- Bài sau:( Nghe viết) Bàn tay dịu dàng.
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Vì đau và xấu hổ
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi.
- HS viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép bài
- HS làm bảng con.
- HS làm vở bài tập
 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Chính tả: BÀN TAY DỊU DÀNG
 I. Mục đích, yêu cầu:
-Chép chính xác bài CT,trình bày đúng đoạn văn xuôi;biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
-Làm được BT2;BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm lại bài tập 3a
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe – viết: 
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả
- Hỏi: + An buồn bã nói với thầy giáo điều gì ?
+ Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ?
+ Bài ch / tả có những chữ nào viết hoa ?
- HS tập viết những từ ngữ khó : thì thào, trìu mến, buồn bã, kiểm tra, ....
2.2. Viết bài 
- GV đọc bài cho HS viết.
2.3. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
- GV chia bảng lớp làm 3 cột, mời 3 nhóm HS thi tiếp sức
Bài 3: 
3a: Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:
 -da,ra gia
 -dao rao giao
 C. Củng cố, dặn dò:
- Làm bài tập 3b ở nhà
- Dặn HS xem lại bài, sửa hết lỗi.
- Lớp làm bảng con.
- 2 HS đọc lại bài
- Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, đày trìu mến, thương yêu.
- Chữ đầu dòng tên bài, chữ đầu câu và tên của bạn An.
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- HS viết bài
- HS làm vào vở bài tập
- Mỗi nhóm cử 4 bạn
-2HS lên bảng làm
- Lớplàm bài vào vở
 . 
 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
KỂ CHUYỆN:	 NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh minh họa ,kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ 
	- Vật dụng cho HS “hoá trang” làm bác bảo vệ, cô giáo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
Kể lại câu chuyện Người thầy cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện
2.1Dựa vào tranh vẽ, kể lại từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh quan sát 4 tranh *Hướng dẫn HS kể mẫu đoạn1(tranh1)
+ Hai nhân vật trong tranh là ai ? Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật.
+ Hai cậu trò chuyện với nhau những gì ?
* Kể từng đoạn theo nhóm
* Kể trước lớp
Tranh 2: Khi hai bạn đang chui qua lỗ thủng ai xuất hiện?
- Bị bác bảo vệ bắt lại Nam làm gì?
Tranh 3: Cô giáo làm gì khi bác bảo vệ bắt quả tang hai bạn trốn học
Tranh 4: Cô giáo nói gì với Nam và Minh
- Hai bạn hứa gì với cô giáo?
2.2 Dựng lại câu chuyện theo vai:(HS khá,giỏi biết phân vai dựng lai câu chuyện)
- Hướng dẫn kể theo các bước :
Bước1: Giáo viên là người dẫn chuyện 
Bước2: HS chia thành các nhóm, tập dựng lại câu chuyện .
Bước3: 2,3 nhóm thi dựng lại chuyện.
C. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- 1 học sinh đọc đề
- HS quan sát, đọc lời nhân vật 
- 1,2 HS kể lại đoạn 1
- Minh và Nam, Minh mặc áo hoa không đội mũ; Nam mặc áo sẫm màu.
- Minh thì thầm bảo Nam: “ Ngoài phố có gánh xiếc”.hai đứa có thể trốn ra.
-Mỗi nhóm 4 em, mỗi em kể một đoạn
- Đại diện các nhóm kể
- Bác bảo vệ xuất hiện
- Nam sợ quá khóc toáng lên.
- Bác nhẹ tay kẻo Nam đau
- Cô nói: Từ nay các em có trốn học nữa không?
-Không trốn học nữa và xin cô tha thứ.
- Thực hành kể theo vai
- 4HS nói lời Minh, cô giáo, Nam,.
- Mỗi nhóm 5em, phân vai, tập dựng lại câu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện trước lớp.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG,TRẠNG THÁI.DẤU PH ẨY
 I/ Mục tiêu:
Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động,trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (BT1,BT2)
Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu(BT3).
II/ Chuẩn bị:
Bài tập 2, 3 viết sẵn bảng lớp. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ: Từ ngữ về môn học- từ chỉ hoạt động.
2/ Bài mới: Giới thiệu 
Bài tập 1: Tìm được từ chỉ hoạt động trong các câu đã cho.
Yêu cầu học sinh đọc câu a.
Từ chỉ loài vật trong câu là gì?
Con trâu đang làm gì?
* Ăn cỏ chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
 - Yêu cầu học sinh nêu lại các từ chỉ hoạt động trạng thái trong 3 câu trên.
Bài tập 2: Chọn được từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Bài tập 3: 
Yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu.
H: Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? 
Để tách số 2 từ cùng trả lời câu hỏi làm gì trong cây. Ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
3/ Củng cố dặn dò:
Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau.
Lan đang leo lên một cái dốc cao.
 Nhận xét chung- Dặn dò.
1HS nêu các môn học đã được học ở lớp 2.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
1 học sinh đọc.
Con trâu.
Ăn cỏ.
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái, trong 2 câu a, b.
Trình bày trước lớp.
 Ăn, uống, trả.
2 học sinh đọc bài tập. Suy nghĩ chọn từ- làm bài vào vở.
2 học sinh làm bài tập.
Học sinh đọc.
2 từ học tập, lao động trả lời câu hỏi làm gì?
Học tập tốt, lao động tốt.
Học sinh làm bài vào vở.
Leo.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
 Tập Làm Văn:MỜI,NHỜ,YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I/ Mục tiêu:
Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
Trả lời được các câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 của em (BT2);viết được khoảng 4,5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1 (BT3).
KNS: Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.+Hợp tác + Ra quyết định + Tư nhận thức về bản thân + Lắng nghe phản hồi tích cực.
PP/KT: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực. + Động não
 II/ Chuẩn bị:
Viết sẵn bài tập 1, 2.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Bài cũ: Nêu các môn học em đã được học ở lớp 2.
2/ Bài mới: Giới thiệu 
Bài tập 1:Nói được lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, phù hợp theo các tình huống.
Giáo viên chốt ý.
Bài tập 2: Trả lời được các câu hỏi đã cho.
Giáo viên nhận xét- bổ sung.
Bài tập 3: Viết được đoạn văn ngắn nói về thầy( cô) giáo cũ.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò:
-Nhận xét chung tiêt học.
-Dặn dò.
Hai học sinh nêu.
 - Nêu yêu cầu bài học.
Đọc 3 tình huống SGK/69.
Một cặp học sinh lên bảng xử lí tình huống a.
Câu b, c thảo luận theo nhóm đôi.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
 -Nêu yêu cầu bài tập.
Đọc 4 câu hỏi SGK.
Thực hành hỏi- đáp. 
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
Nêu yêu cầu bài tập.
Một học sinh làm bài ở bảng, lớp làm vào VBT.
Đọc bài trước lớp( 8→ 10 em).
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tập viết: Chữ hoa G
I - Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa;1 dòng cỡ nhỏ);chữ và câu ứng dụng:Góp(1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ),Góp sức chung tay (3 lần).
II - Chuẩn bị:
- Chữ hoa G
- Cụm từ ứng dụng
III - Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Cho HS viết bảng con E, Ê, Em
B. Bài mới: Giới thiệu
- Quan sát, nêu cấu tạo chữ cái G
– Yêu cầu HS cho biết chữ G nét thứ nhất giống chữ cái gì đã học ?
- GV vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu lại cách viết.
* Hướng dẫn từ ứng dụng
– Góp sức chung tay nghĩa là gì ?
- Yêu cầu HS nêu độ cao của từng chư cái có trong cụm từ.
– Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ Góp
C. Luyện viết:
- Yêu cầu HS nêu cách viết của bài.
D. Củng cố, dặn dò:
- Thi viết đúng, viết đẹp chữ G
- Nhận xét.
- Dặn dò.
- Chữ G cao 8 li rộng 4 li
- Chữ cái G được viết bởi 2 nét
- Chữ cái C
- HS viết bảng con
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng Góp sức chung tay
- Cùng nhau đoàn kết làm một việc gì đó.
- Chữ G cao 4 li
- g, h, y cao 2,5 li
- p cao 2 li
- Các chữ còn lại cao 1 li
- Bằng một con chữ o
- HS viết bảng con, bảng lớp
- 1 dòng chữ cỡ nhở 8 li, nhỏ 4 li.
- 2 dòng chữ cỡ nhở Góp
- 3 dòng cụm từ ứng dụng
- HS viết vào vở
- Thi viết
TUẦN 8: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc: NGƯỜI MẸ HIỀN
I - Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng ,bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
-Hiểu ND:Cô giáo như người mẹ hiền ,vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người.(trả lời được các CH trong SGK)
- KNS: + Thể hiện sự cảm thông + Kiểm soát được cảm xúc + Tư duy phê phán.
- PPKT: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
 II - Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ - Câu văn dài - bảng phụ
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Thời khoá biểu 
B. Bài mới: Giới thiệu
* Luyện đọc
- Đọc mẫu
- Luyện đọc câu 
 - Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc câu văn dài
 - Luyện đọc đoạn + giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đua giữa các nhóm
-3 HS
- HS đọc thầm theo
- HS đọc 
- HS nêu từ khó
- Đọc từ khó cá nhân + đồng thanh
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc
- 4 HS khác đọc, giải nghĩa các từ: gánh, xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Đọc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Đại diện các nhóm đọc trước lớp.
TIẾT 2
Tìm hiểu bài:
- Đọc thành tiếng từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi từng đoạn:
Câu 1:Gìơ ra chơi ,Minh rủ Nam đi đâu?
Câu 2:Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
 Câu 3:Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại ,cô giáo làm gì?
 Câu 4:Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Câu 5:Người mẹ hiền trong bài là ai?
* Luyện đọc lại:
- Tổ chức thi đọc truyện theo vai
3. Cùng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung, dặn dò
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1
- ra ngoài phố xem xiếc
-Chui qua một chỗ tường thủng
- 1 HS đọc đoạn 2, 3, lớp đọc thầm
- Cô nói với bác bảo vệ 
- Xoa đầu và an ủi Nam
- HS đọc thầm cả bài
- Là cô giáo
- Tự phân chia vai, đọc trong nhóm, đọc trước lớp
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011
Tập đọc: BÀN TAY DỊU DÀNG
I - Mục tiêu: 
-Ngắt ,nghỉ hơi đúng chỗ ;bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
-Hiểu ND:Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn,không phụ lòng tin yêu của mọi người.(trả lời được các CH trong SGK)
II - Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn.
III - Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Người mẹ hiền 
B. Bài mới: Giới thiệu
* Luyện đọc
- Đọc mẫu
- Luyện đọc từng câu
- Luyện đọc từ khó
- Luyện đọc câu văn dài
- Luyện đọc đoạn, giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoàn + trả lời câu hỏi có trong từng đoạn.
– Vì sao An xin nghỉ học mấy ngày liền ?
 – An trả lời với thầy thế nào ?
– Vì sao An lại hứa với thầy như vậy?
* Luyện đọc lại
- Luyện đọc theo vai
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung - Dặn dò
 -3HS
- HS đọc thầm theo
- Mỗi HS đọc một câu nối tiếp nhau đến hết bài (2 lượt)
- HS nêu từ khó
- Đọc từ khó cá nhân, đồng thanh
­ Câu: Thế là 
­ Câu: Thưa thầy 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- 3 HS khác đọc + giải nghĩa các từ: mới mất, đám tang, âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Đọc theo nhóm 3 (mỗi em 1 đoạn)
- Đọc trước lớp
- Đại diện các nhóm đọc đoạn 3
- Đọc thầm đoạn 1, 2
- Bà An mất
- 1 HS đọc câu hỏi 1. Thảo luận nhóm đôi
- Trả lời trước lớp
- 1 HS đọc đoạn 2 và 3
- 1 HS đọc câu hỏi 2. Trả lời
- Nhưng sáng mai em sẽ làm bài tập
- HS trả lời
 - HS đọc lại đoạn 3. Trả lời
- Các nhóm tự phân chia vai
- Đọc trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tieng viet tuan 8.doc