Tiếng Việt 3
Chính tả
Cô giáo tí hon
I.Mục tiêu
1. Kĩ thức
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về chữ viết nh cấu tạo chữ, vi trí dấu thanh, quy tắc chính tả.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về thiên nhiên cảnh vật xung quanh chúng ta, con ngời, văn hóa, nghệ thuật.
- Mở rộng vốn từ cho học sinh với từ ngữ bắt đầu bằng ‘ s/x’’ hoặc vần ăn/ ăng.
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt 3 Chính tả Cô giáo tí hon I.Mục tiêu 1. Kĩ thức - Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về chữ viết như cấu tạo chữ, vi trí dấu thanh, quy tắc chính tả. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về thiên nhiên cảnh vật xung quanh chúng ta, con người, văn hóa, nghệ thuật. - Mở rộng vốn từ cho học sinh với từ ngữ bắt đầu bằng ‘ s/x’’ hoặc vần ăn/ ăng. - Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho học sinh( nhận xét, so sánh, ghi nhớ, khái quát, phân tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, liên tưởng..) 2. Kĩ năng - Hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết, trong đó đặc biệt chú ý tới kĩ năng viết kết hợp kĩ năng nghe. + Kĩ năng nghe: học sinh nghe giáo viên đọc mẫu toàn bộ đoạn văn cần viết, học sinh nghe rõ, chính xác các câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn viết. + Kĩ năng đọc: học sinh đọc rõ ràng, đúng chính xác đoạn văn cần viết. + Kĩ viết: viết chữ chính xác đúng mẫu, đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài “ Cô giáo tí hon ” từ “ Bé treo nónríu rít đánh vần theo”. - HS tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng “ s/ x” hoặc vần ăn/ ăng. - HS không mắc quá năm lỗi chính tả, đạt tốc độ viết 4 đến 5 chữ trên phút. 3. Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính cần thiết, cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ. - Có thái độ nghiêm túc trong việ học và viết chính tả. - Có ý thức viết đúng, nhanh đẹp. - Góp phần hình thành lòng yêu mến Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy- học - 8 tờ giấy khổ to, bút dạ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 3 hs lên bảng,sau đó đọc cho hs viết các từ sau: Nguệch ngoạc- Khuỷu tay, xấu hổ- cá sấu, sông xâu- xâu kim. - GV gọi hs nhận xét - GV cho điểm nhận xét hs 2. Dạy học bài mới. 2.1 Giới thiệu bài - Giờ chính tả này các em sẽ viết một đoạn trong bài tập đọc: Cô giáo tí hon và làm bài tập chính tả phân biệt “ s/ x; ăn/ ăng”. 2.2 Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn văn một lần - GV các em hãy tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo? - GV hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh? b. Hướng dẫn cách trình bày. - GV các em cho cô biết đoạn văn có mấy câu? - GV chữ đầu câu chúng ta phải viết như thế nào? - GV các em hãy tìm cho cô ngoài chữ đâu câu trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao? c. Hướng dẫn viết từ khó. - GV cho hs tìm và và nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - GV gọi 2hs đọc và viết các từ vừa tìm được d. Viết chính tả, soạn lỗi - GV đọc chậm rãi cho hs chép, gv xuống lớp sửa lỗi cho hs. g. Chấm bài - GV thi chấm 1o bài - GV nhận xét bài viết của hs 2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a. GV gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài b. GV phát giấy cho 8 nhóm và yêu cầu hs tìm từ trong 5 phút Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng là nhóm thắng cuộc. - GV theo dõi và hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. - GV yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng, kiểm tra từ ngữ của từng nhóm. - GV kết luận nhóm thắng cuộc - GV yêu cầu hs làm vào vở 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Dặn dò hs về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. - 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp. - HS nhận xét - HS theo dõi gv đọc, 1 hs đọc lại - HS “ Bé bẻ một nhánh châm bầu làm thước, đưa mắt nhìn đám hoc trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng. Đánh vần từng tiếng cho đám “ học trò” đánh vần theo. - HS chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo. - HS trả lời đoạn văn có 5 câu - HS chữ đầu câu phải viết hoa - HS ngoài chữ đầu câu ra ta còn phải viết hoa chữ Bé, vì đó là tên riêng. - HS treo nón, trâm bầu, cô giáo, ríu rít - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp. - HS viết vào vở - HS đọc yêu cầu trong SGK - HS tự làm bài trong nhóm + Xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét lên lớp. + Sét: đất sét, sấm sét, sét đánh. + Xào: xào xào, rau xào, xào măng. + Sào: sào đất, cái sào. + Xinh: xinh xắn, xinh xinh, xinh đẹp. + Sinh: sinh sản, sinh nhật. - Nhóm trưởng mang dán bài và đọc các từ của nhóm mình tìm được. - HS cả lớp nhận xét sau mỗi lần nhóm trưởng trình bày - HS làm bài tập vào vở
Tài liệu đính kèm: