Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 6, Bài 11+12: Cái trống trường em - Danh sách lớp em

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 6, Bài 11+12: Cái trống trường em - Danh sách lớp em

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

2. Năng lực:

- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; có ý thức rèn luyện phẩm chất tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Danh sách học sinh lớp

 

docx 20 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 6, Bài 11+12: Cái trống trường em - Danh sách lớp em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Tiếng việt
Tiết 51+52: BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (TIẾT 1+2)
 ĐỌC: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho lớp hoạt động tập thể.
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau: 
+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường 
+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? 
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? 
+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào? 
Giới thiệu bài.
-GV nhận xét kết nối bài mới: Bài thơ Cái trống trường em là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường mà cô muốn giới thệu cho các em trong tiết học TV hôm nay. 
- GV ghi đề bài: Cái trống trường em.
2. Đọc văn bản
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong VB, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ 
b. Chia đoạn
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?
- GV cùng HS thống nhất. 
c. Đọc đoạn
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS để giải thích. 
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tưng bừng.
- GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể:
 • Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết thay đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi. 
• Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống. 
- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.
- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm. 
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.
 d. Đọc toàn văn bản
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
 TIẾT 2
* Khởi động
- GV tổ chức cho vận động theo bài tập thể dục buổi sáng.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè? 
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV hỏi:
+ Khổ thơ nào nói đến những ngày hè? 
- GV cho HS làm việc nhóm, thảo luận câu hỏi:
+ Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè đó? 
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm. 
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trao đổi tích cực để tìm được đáp án đầy đủ. 
- GV và HS thống nhất đáp án. (Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.) 
Câu 2.. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?
- GV nêu câu hỏi 2.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV có thể mở rộng câu hỏi: Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng).
Câu 3. Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?
- GV mời 1 số HS trả lời. 
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
- GV lưu ý HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong khổ nào của bài thơ (từ bọn mình).
- GV và HS nhận xét. 
Câu 4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào? 
- GV cho HS đọc câu hỏi 4.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn HS rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.) 
- GV cho HS phát biểu trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Chọn từ ngữ nói về trống trường như nói về con người?
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- GV và HS thống nhất đáp án. (ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn) 
Câu 2. Nói và đáp: 
a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường
 - GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu. 
b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè
- GV mời 1 - 2 HS đóng vai nói trước lớp. - Cặp/ nhóm, luân phiên đóng vai nói và đáp lời tạm biệt. 
+ GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn. 
- GV mở rộng, hướng dẫn HS đóng vai trống nói lời đáp. (VD: Chào bạn, mình cũng mong sẽ sớm gặp lại nhau,...) 
- GV mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;...
6. Củng cố
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước: 
Thời khóa biểu.
- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Trao đổi theo cặp nội dung câu hỏi của GV.
+ Đầu buổi học, khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học.
- HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.
 + vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,...
+ ngày khai trường.
- HS các nhóm lần lượt nêu câu trả lời. 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm.
- HS nêu: có 4 khổ thơ.
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: liền, trống, trường, lặng im, ngẫm nghĩ,... 
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ ngẫm nghĩ: nghĩ đi, nghĩ lại kĩ càng.
+ giá (giá trống): đồ dùng bằng gỗ để đặt trống lên trên.
+ tưng bừng: quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, vui vẻ.
- VD: Ngày Quốc khánh 2/9 ở quê em tưng bừng cờ và hoa.
- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.
- HS cùng GV nhận xét góp ý.
- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)
- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trong nhóm.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
* HS vận động theo nềnnhạc bài Tập thể dục buổi sáng.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS trả lời: Khổ thơ 1.
- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời. 
- HS làm việc nhóm: 
- Đại diện các nhóm nêu đáp án trước lớp. 
+ Cả lớp nhận xét.
- HS làm việc nhóm: 
+ HS đọc lại khổ cuối để tìm ý trả lời. 
+ Trao đổi trong nhóm và góp ý cho nhau. 
+Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
- Đọc thầm lại cả bài thơ. 
- Trao đổi về khổ thơ đúng yêu cầu của câu hỏi. GV và HS chốt đáp án. (khổ 2)
- HS làm việc nhóm: 
+ Từng HS tìm các chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm của bạn HS (cách xưng hô của bạn HS với trống, cách bạn HS coi trống như con người,...). 
+ Từng HS gọi tên tình cảm của bạn HS trong bài thơ. 
+ Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi.
- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.
- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.
- HS cùng GV nhận xét, góp ý.
- Lớp đọc thầm bài thơ.
- HS trao đổi trong nhóm, bổ sung cho nhau để có đáp án đúng và loại bỏ đáp án sai. 
+ Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung nếu cần thiết. 
- HS luân phiên đóng vai để nói lời tạm biệt và đáp lời tạm biệt. 
- Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. 
- Làm phong phú lời tạm biệt bằng cách thêm các lời hứa hẹn về sự gặp mặt, hoặc dặn dò,... (VD: Chào trống nhé, chúng mình sẽ gặp nhau sớm thôi; Tạm biệt bạn trống, hết hè gặp lại nhé; Chào trống, nghỉ hè trống đừng buồn nhé,...) 
- Một số HS lên đóng vai trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
Tiếng việt
Tiết 53: BÀI 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (TIẾT 3)
 VIẾT: CHỮ HOA Đ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Kỹ năng: 
- Biết viết chữ hoa Đ (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Năng lực: - Rèn cho HS năng lực viết theo mẫu.
3. Phẩm chất: - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
+ Mẫu chữ viết hoa Đ.
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
2. Viết
a. Viết chữ hoa Đ
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Đ và hướng dẫn HS: 
+ Quan sát mẫu chữ Đ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa Đ. 
- Cho HS so sánh chữ hoa Đ với chữ hoa D.
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ D hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa Đ trên bảng con (hoặc nháp).
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
b. Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? 
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? 
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. 
+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? 
- GV  ... m nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* Lớp hát và vận động theo bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.
- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ cuối bài thơ). 
+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.
+ Bạn nhỏ rất yêu quý trống, gọi trống bằng từ ngữ thân thiết như người bạn.
+ Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.
- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
VD: im lặng, trên giá, trống, đi vắng, mừng vui,...
+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi:
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh. 
- HS làm việc cá nhân. Viết vào vở tên các sự vật trong mỗi tranh. 
- HS đọc kết quả trước lớp/ nhóm
- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm việc theo cặp. 
- HS giải đố. 
- HS lên tham gia trả lời và giao lưu với các bạn.
- HS, GV nhận xét. 
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
Tiếng việt
Tiết 58: BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH (TIẾT 4)
 LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
 CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức- Kỹ năng. 
- Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật;
- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố.
2. Năng lực: Rèn cho HS biết cách sử dụng từ ngữ để đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
3. Phẩm chất : Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.
2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- GV kết nối vào bài mới.
* Hoạt động 1. Làm bài tập 1
Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.
 - GV nêu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật. 
- GV chốt lại: tên các đồ vật các em tìm được là đồng hồ, bút chì, tẩy/ gôm. Đó là các từ chỉ đồ vật.
- GV có thể đưa thêm 1 – 2 câu đố về đồ vật khác. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc nhóm. 
Hoạt động 2. Làm bài tập 2 
Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên.
+ Đọc yêu cầu của bài tập 2 (đọc cả yêu cầu và mẫu). 
+ Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố ở bài tập 1. 
- GV và HS thống nhất đáp án và tổ chức chữa bài trước lớp. (Các từ ngữ chỉ đặc điểm tìm được: a. chậm, khoan thai, dài, nhanh; b. dài; c. nhỏ, dẻo.) 
Hoạt động 3. Làm bài tập Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập theo mẫu.
- GV mời một số HS phát biểu, 
VD:
+ Chiếc cặp mới tinh. 
+ Bút chì rất nhọn.
- GV tổ chức cho HS đọc câu của mình đã đặt theo nhóm, cả nhóm góp ý. 
- GV nhận xét, góp ý.
 - GV nói về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ các đồ vật của trường, của lớp.
Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Bé tập thể dục.
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS làm việc theo cặp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật. 
- HS cùng nhau đọc câu đố, trao đổi để đoán tên đồ vật: 
+ Câu đố a: chiếc đồng hồ. 
+ Câu đố b: cái bút chì. 
+ Câu đố c: cục tẩy (gốm). 
- HS trình bày kết quả trước lớp. 
- HS, GV nhận xét. 
- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.
- HS nêu từ chỉ đặc điểm có trong câu đố trên.
- HS chia sẻ.
- HS, GV nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu bài, đọc cả mẫu.
M: Thân trống nấu bóng. 
- HS suy nghĩ, mỗi em tự đặt một câu. 
- Một số HS phát biểu.
 - HS làm việc nhóm đôi để đặt câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trong lớp
- Đại diện một số nhóm nói câu của mình đã đặt trước cả lớp và 
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
Tiếng việt
Tiết 59: BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH (TIẾT 5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC THƯỜNG LÀM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức- Kỹ năng.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (các đồ vật HS thường có hoặc thường thấy ở trường, lớp), đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật. 
 - Biết lập danh sách học sinh theo mẫu. 
2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).
2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 1, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
* Hoạt động 1. Đọc danh sách học sinh và trả lời câu hỏi
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
+ GV nêu mục đích của bài tập 1: Bài tập này chủ yếu cho HS quan sát thêm một mẫu danh sách để thực hành lập danh sách ở bài tập 2. 
- GV nhắc lại cách đọc danh sách đã học. 
- GV mời 1 - 2 HS đọc bản danh sách trước lớp.
- GV đưu ra một bản danh sách HS khác, cho HS luyện đọc
- GV cùng HS nhận xét.
* Hoạt động 2. 
Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường.
+ GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm. 
Bước 1: Viết họ tên các bạn trong tổ. 
Bước 2: Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái. 
Bước 3: Tìm hiểu nguyện vọng đăng kí tham gia câu lạc bộ của từng bạn.
GV nhận xét kết quả làm bài của HS.
* Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.
- Hát tập thể.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể lại các hoạt động của bạn Nam. 
- HS lắng nghe.. 
- HS Làm việc chung cả lớp: 
- Từng nhóm luyện đọc danh sách lớp.
- 1 - 2 HS đọc bản danh sách trước lớp.
- Làm việc nhóm: 
+ Từng em đọc thầm bản danh sách.
+ Nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời. 
- Cả nhóm nhận xét. 
- Làm việc chung cả lớp: 
+ HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
Làm việc nhóm: 
+ Nhóm trưởng phân công các thành viên thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn. 
+ Cả nhóm trao đổi, lập danh sách theo mẫu. 
+ Đối chiếu kết quả làm việc với các nhóm khác và góp ý bài cho nhau.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
Tiếng việt
Tiết 60: BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH (TIẾT 6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.
2. Năng lực: - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen | thuộc, gần gũi ở xung quanh
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen | thuộc, gần gũi ở xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức lớp vận động tập thể.
- Tổ chức cho HS chia sẻ về trường học của mình
- Nhận xét, kết nối vào bài học
2. Khám phá	
Bài 1: Đọc bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
 Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô. GV có thể chuẩn bị một số VB phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.)
 ( GV có thể chuẩn bị một số câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp nếu HS không sưu tầm được)
- GV cho HS đọc trong hóm và trao đổi một số nội dung:
+ Tên bài thơ là gì?
+ Tác giả của bài thơ là ai?
+ Nội dung bài thơ nói về điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi HS
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 2: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc
+ Nêu những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc. 
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.
- GV bao quát lớp chép bài.
- GV động viên, khuyến khích HS làm tốt, giúp đỡ HS yếu viết bài.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- Cho HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS chia sẻ trước lớp về thầy cô giáo, các bạn, ngôi trương, lớp học...
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS chuẩn bị sẵn câu chuyện
- HS làm việc nhóm 4. 
+ Các thành viên nêu tên bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình đã tìm được.
+ Cả nhóm cử một bạn đọc cho cả nhóm nghe (hoặc mỗi bạn đọc thầm bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình tìm được). 
- HS làm việc cá nhân: Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.
- HS chép bài. 
- HS, GV nhận xét. 
- HS nhắc lại những nội dung đã học.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- HS lắng nghe.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_6_bai_1112_cai_trong_truong_em.docx