Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32, Bài 25+26: Đất nước chúng mình - Trên các miền đất nước

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32, Bài 25+26: Đất nước chúng mình - Trên các miền đất nước

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Viết được đoạn chính tả theo hình thức nghe – viết.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

2. Phát triển năng lực

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

3. Phẩm chất:

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

 

docx 18 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32, Bài 25+26: Đất nước chúng mình - Trên các miền đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Tiếng Việt
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 25: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH (TIẾT 1+2)
ĐỌC: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin, nhận biết một số yếu tố của VB thông tin như trình tự và nội dung của các đoạn văn trong VB
- Hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu về đất nước với 4 chủ đề bộ phận (1. giới thiệu chung, 2. lịch sử đất nước, 3. địa lý, khí hậu, 4. trang phục truyền thống) 
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về thủ đô Hà Nội, cờ Tổ quốc, trang phục truyền thống của Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 
+ Đoán xem các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- GV gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Tay bạn nam áo kẻ đang chỉ vào đâu? 
+Theo em bạn đó đang nói câu gì?
- GV giới thiệu tên chủ điểm Việt Nam quê hương em và tên bài đọc Đất nước chúng mình.
- GV ghi đề bài: Đất nước chúng mình.
2. Đọc
a. GV đọc mẫu.
- GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh.
- GV đọc mẫu toàn bài
b. Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, sửa những lỗi còn sai.
c. Đọc đoạn
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sao vàng năm cánh.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến lịch sử nước nhà.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến mùa khô.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1
- Gọi HS ngắt nghỉ câu dài
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
d. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 4
e. Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS thảo luận nhóm 2 về bức tranh theo gợi ý:
- Vẽ 3 bạn nhỏ và quả địa cầu
- Vào bản đồ đất nước Việt Nam
- Đây là bản đồ đất nước chúng mình – đất nước Việt Nam
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS trao đổi nhóm 2: tranh vẽ mùa đông Hà Nội và trang phục truyền thống của người Việt Nam
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp câu lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: Việt Nam, lá cờ, Bà Triệu,  
- HS đọc nối tiếp câu lần 2 và sửa lỗi còn sai.
- HS đánh dấu SGK
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
+ Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật/, nền đỏ,/ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.//
+ Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa:/ xuân/, hạ/, thu/, đông.//
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS giải nghĩa từ: 
+khí hậu: các đặc điểm về nắng, mưa, nhiệt độ ,.., được lặp lại ở 1 vùng.)
- HS đọc nhóm 4
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
- 1, 2 HS đọc toàn bài
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi.
Câu 1: Sắp xếp các thẻ theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
- GV cho HS đọc các thẻ theo trình tự từ 1 đến 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Câu 2: Lá cờ Tổ quốc ta được tả như thế nào?
- GV gợi ý:
+Tìm câu có chứa thông tin về lá cờ Tổ quốc?
+ Lá cờ Tổ quốc ta được tả như thế nào?
- GV chốt câu trả lời đúng.
Câu 3: Bài đọc nói đến những vị anh hùng nào của dân tộc ta?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2
- GV yêu cầu HS nêu
- GV nhận xét, khen ngợi và chốt nội dung câu trả lời 
Câu 4: Kể tên các mùa trong năm của đất nước? 
- GV hỏi:
+ Tìm đoạn văn chứa thông tin về 3 miền đất nước?
+ 3 miền đất nước là những miền nào?
+ Mỗi miền đất nước có những mùa nào?
- HS nhận xét
- GV chốt câu trả lời đúng
4. Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 đoạn
- Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc.
Câu 1: Tìm các tên riêng có trong bài đọc
- GV cho HS thi tìm các tên riêng
(nhiều HS tìm)
- GV khen ngợi HS
Câu 2: Dùng từ “là” kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức (3 tổ)
- Theo dõi, nhận xét bình chọn tổ thắng cuộc.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS đọc thầm lại các đoạn văn trong bài đọc, 
- HS thảo luận nhóm để tìm các từ khóa.
- HS nêu: Thẻ 1 – đoạn 3, thẻ 2 – đoạn 1, thẻ 3 – đoạn 2, thẻ 4 – đoạn 4
- HS chữa bài
- HS trả lời:
+ HS đọc câu đó
+ Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm
- Nhiều HS trả lời: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh,..
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời:
+ Đoạn 3
+ Bắc, Trung, Nam.
+ Miền Bắc và miền Trung: 1 năm có 4 mùa. Miền Nam 1 năm có 2 mùa.
- HS nêu ý kiến của mình
- HS nghe + ghi nhớ
- HS lắng nghe
- 2, 3 HS đọc
- HS suy nghĩ và thi tìm: 
+ Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
- HS nối tiếp nêu: Thương, mến, quý, quan tâm, lo lắng.
- Các tổ cử đại diện tham gia trò chơi. lần lượt từng HS lên lấy thẻ chữ gắn lên bảng sao cho thành câu phù hợp.
Tổ nào nhanh nhất và ghép chính xác tổ đó chiến thắng.
- HS nghe
 A
 B
Việt Nam
là
Hà Nội.
Thủ đô nước mình
áo dài.
Trang phục truyền thống của người Việt
đất nước tươi đẹp của chúng mình.
- Gọi HS đọc lại các câu vừa tạo
6. Củng cố
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài
- Giới thiệu đất nước Việt Nam của mình với những gì em vừa được học?
- Em có yêu đất nước Việt Nam của mình không?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
- 2 HS đọc lại các câu vừa tạo
- 2 HS đọc lại bài
- Nhiều HS giới thiệu
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS lắng nghe và thục hiện
Tiếng Việt
BÀI 25: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH (TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA V (KIỂU 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết viết chữ viết hoa V (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh.
2. Năng lực
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoaV.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn bài:
- Gọi 3 HS lên bảng viết chữ Q , Trần Quốc Toán ( kiểu 2)
- GV nhận xét .
2. Bài mới :
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa và hỏi
 + Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
+ Chữ V hoa giống chữ nào các con đã biết?
+ Chữ V hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào?
+ Chữ V hoa cỡ vừa cao mấy li?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa V.
- Yêu cầu HS viết chữ V hoa trong không trung và vào bảng con.
- GV sửa cho từng HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
 a. Giới thiệu câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
b. Quan sát và nhận xét.	
+ Câu: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh gồm mấy tiếng là những tiếng nào?
+ So sánh chiều cao của chữ V và chữ i ?
+ Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ V?
+ Cách nối chữ V sang chữ bên cạnh bằng cách nào?
+ YC HS nhắc lại cách viết chữ hoa N?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài viết.
- Yêu cầu HS tự viết vào vở theo yêu cầu.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, viết cẩn thận ...
- Thu , chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV nhận xét cách viết đúng và đẹp của h/s.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài vào vở Tập viết.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- HS trả lời:
+ Chữ hoa V (kiểu 2)
- 1,2 HS nhắc lại tên bài
- Giống chữ U, Y
- Chữ V hoa gồm 1 nét liền là sự kết hợp của 3 nét: 1 nét móc 2 đầu, 1 nét cong phải và 1 nét cong dưới nhỏ.
- 5 li
- Quan sát , lắng nghe.
- HS tập viết bảng.
+ Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh
- Gồm. 8 tiếng: Việt, Nam, có, nhiều, danh, lam, thắng, cảnh 
- Chữ V cao 2 li rưỡi, chữ i cao 1 li.
- Chữ n, h, y.
- Từ điểm kết thúc của chữ V lia bút đến điểm đặy bút của chữ i.
- HS nêu
- Bằng một con chữ o.
- 1 HS đọc .
- HS viết
- Lắng nghe.
- HS nghe
- Về hoàn thành bài vào vở.
Tiếng Việt
BÀI 25: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH (TIẾT 4)
NÓI VÀ NGHE: THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về câu chuyện Thánh Gióng.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Thánh Gióng dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Nói được những điều thú vị trong câu chuyện Thánh Gióng cho người thân.
2. Năng lực 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn bài:
- GV cho HS kể lại câu chuyện của bài trước
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
- GV gắn tranh lên bảng, yc HS thảo luận, quan sát các bức tranh vẽ gì và đọc các câu hỏi bên dưới bức tranh:
+ Tranh 1 có 2 nhân vật: Gióng và mẹ Gióng
+ Tranh 2 có 3 nhân vật: sứ giả, mẹ và Gióng
+ Tranh 3 có Gióng và ngựa sắt
+ Tranh 4: có 1 nhân vật là Gióng.
-GV giới thiệu truyện
- GV kể câu chuyện 2 lượt với giọng diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi dưới tranh
+ Tranh 1: Cậu bé Gióng có gì đăc biệt?
+ Tranh 2: Gióng đã nói gì với sứ giả?
+ Tranh 3: Gióng đã thay đổi như thế nào?
+ Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Gióng đã làm gì?
* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- YC HS nhẩm lại từng đoạn câu chuyện.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS kể với người thân những điều mà em thấy thú vị nhất t ... ết đẹp 
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
Bài 2: Viết tên 2-3 tỉnh hoặc thành phố mà em biết.
- Gọi HS đọc YC bài 2
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr. 59 60.
- GV gọi HS chữa bài
- GV chữa bài, nhận xét, lưu ý khi nào thì viết hoa?
Bài 3a: Chọn ch hay tr thay cho ô vuông?
- GV chiếu đoạn ca dao lên màn hình, gọi HS đọc
- YC HS thảo luận theo nhóm 2
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng viết từ cần điền
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- HS lắng nghe
- 2 HS lên viết bảng
- HS nhận xét
* Lớp hát và vận động theo bài hát Chữ đẹp nết càng ngoan.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
+ Thơ lục bát: câu 6 lùi 2 ô, câu 8 lùi 1 ô
+ Thơ 7 chữ: lùi 1 ô.
+ Viết hoa tên riêng (Nghệ, Đồng Tháp Mười, Tháp Mười)
+ Các từ dễ viết sai: ngược, Giỗ Tổ, biếc, lóng lánh
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nhận xét, ghi nhớ.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi:
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS đọc
- HS chữa bài: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, 
- HS chia sẻ.
- HS đọc
- HS thảo luận
- HS chữa bài: chợ, trời, trong. 
- HS nhận xét.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC (TIẾT 4) 
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ SẢN PHẨM CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ về sản phẩm truyền thống của đất nước
- Kể tên được những sản vật nổi tiếng ở các miền
- Biết giới thiệu quê em.
2. Năng lực:
- Phát triển vốn từ về sản phẩm truyền thống của đất nước.
- Ôn kiểu câu giới thiệu.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, các phong tục tập quán các vùng miền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn bài cũ:
- GV gọi HS nêu các từ chỉ tình cảm của Bac Hồ với thiếu nhi và các từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- GV nhận xét, khen thưởng HS nào nêu được nhiều từ đúng
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích.
Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, đọc lời giải thích và thảo luận theo nhóm.
- YC HS làm bài vào VBT/ tr.60.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV chiếu clip về tò he cho HS hiểu thêm về nguyên liệu để nặn tò he
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Kể tên các sản vật nổi tiếng của các miền mà em biết
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, chiếu 1 số video minh họa các sản vật ở các miền
* Hoạt động 2: Ôn kiểu câu giới thiệu.
Bài 3: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.
- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu.
- YC làm vào VBT tr.60.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4: Đặt một câu giới thiệu về quê hương em hay nơi em ở.
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- HDHS đặt câu giới thiệu về cảnh đẹp quê em theo mẫu bài 2.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- Nhiều HS chia sẻ.
- HS nghe
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- Đại diện các nhóm nêu bài làm:
a. món phở c. áo dài
b. cái nón d. tò he
- HS xem clip
- HS đọc yêu cầu
- HS suy nghĩ, nhiều HS trả lời:
+ Hưng Yên có nhãn lồng
+ Hải Dương nổi tiếng banh đậu xanh, bánh gai
+ Quảng Ninh có món chả mực
+ Phú Thọ có đặc sản bưởi Đoan Hùng
- HS xem video
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS đọc.
- HS chia sẻ câu trả lời.
+ Hồ Ba Bể - là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam
+ Hang Sơn Đoòng là hang động lớn 
nhất Việt Nam.
+ Đà Lạt – là thành phố ngàn hoa.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- HS đặt câu.
+ Lệ Chi là một vùng quê rất yên bình.
+ Cổ Giang là nơi em sinh ra và lớn lên.
- HS chia sẻ.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC (TIẾT 5)
Luyện viết đoạn: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ.
2. Năng lực:
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu sản phẩm.
3. Phẩm chất:
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho lớp hoạt động theo nhạc bài hát Một con vịt
- GV giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu tiết học, ghi bảng
2. Hướng dẫn HS viết
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1: Nêu tên các đồ vật làm bằng tre hoặc gỗ và công dụng của chúng
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Gọi tên từng đồ vật trong tranh. Mỗi đồ vật làm bằng chất liệu gì?
+ Từng đồ vật dùng để làm gì?
- HDHS nói và đáp khi giới thiệu về sản phẩm.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- GV hỏi thêm: Em còn biết những đồ vật nào làm bằng gỗ hoặc tre? và công dụng của nó?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:Viết 4-5 câu giới thiệu 1 đồ vật làm từ tre hoặc gỗ.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS thảo luận nhóm hỏi đáp theo gợi ý:
+ Em muốn giới thiệu về đồ vật gì?
+ Đồ vật đó có điểm gì nổi bật?
+ Đồ vật đó được dùng để làm gì?
+ Em có nhận xét gì về đồ vật đó hoặc người làm ra đồ vật đó?
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.61.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt, khen ngợi những bạn có kĩ năng viết tốt.
3. Củng cố
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn dò: Tìm đọc các bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp đất nước chuẩn bị cho tiết Đọc mở rộng
-HS vận động theo nhạc bài Một con vịt
- HS ghi vở
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
+ đôi đũa làm bằng tre
+ khay để cốc trà làm bằng tre
+ bộ bàn ghế làm bằng gỗ
+ đũa để gắp
+ khay để úp cốc chén
+ bộ bàn ghế dùng để ngồi, để cốc chén,
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- HS nêu: 
+ giường làm từ gỗ để nằm ngủ
+ tủ làm từ gỗ để đồ đạc, quần áo
+ bàn học làm từ gỗ để sách vở.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời các câu hỏi:
+ (VD) Em muốn giới thiệu cái tủ nhà em. 
+ Đồ vật này hình chữ nhật, to, có nhiều ngăn, có cả gương bên trong cánh tủ.
+ Nó được dùng để đựng quần áo, chăn màn. 
+ Em thích cái tủ vì nó giống như một cái hộp bí mật, chứa đc rất nhiều đồ đạc, giúp nhà cửa thêm gọn gàng.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS chia sẻ.
Tiếng Việt
BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC (TIẾT 6)
ĐỌC MỞ RỘNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.
2. Năng lực: Hình thành, phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): 
+ Đọc: Tự tìm đọc một bài thơ/ câu chuyện yêu thích theo chủ đề Cảnh đẹp trên các miền đất nước.
 + Viết: Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách 
+ Nói: Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 
+ Nghe: Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.
 3.. Phẩm chất: Nhân ái (Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biết chia sẻ, hoà đồng với mọi người.) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu đọc, 1 câu chuyện, bài thơ về cảnh đẹp đất nước giới thiệu cho HS. 
- HS: Thơ, truyện đã sưu tầm. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
-Tổ chức cho HS hát bài hát về thiếu nhi
-GV kết nối vào bài đọc và ghi tên bài trên bảng.
2. Tìm đọc các bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. 
-Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các bài thơ, câu chuyện về các cảnh đẹp trên đất nước. GV có thể chuẩn bị một số bài viết phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp). 
- GV lưu ý HS về tên của bài thơ, câu chuyện và nội dung của bài thơ, câu chuyện.
- GV gọi HS trả lời
+ Bài thơ, câu chuyện đó nói về cảnh đẹp nào?
+ Cảnh đẹp đó ở đâu?
3. Đọc cho các bạn nghe thơ/ truyện của mình.
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp các bài thơ, câu chuyện em yêu thích.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý, tuyên dương HS có bài đọc hay
- GV nhận xét và đánh giá chung và khen ngợi HS đã nói được tên bài thơ, câu chuyện, đọc được đoạn thơ hoặc đoạn truyện mà mình thích.
4. Củng cố , dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- Dặn dò HS về nhà tiếp tục tìm thêm những bài thơ, câu chuyện về cảnh đẹp đất nước.
-HS tự điều khiển hoạt động
-Lắng nghe
- HS lấy sách, truyên đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV.
- HS ghi nhớ HD của GV.
- HS chia sẻ cùng cô và các bạn
- HS đọc bài cá nhân.
- 2-3 HS lên đọc bài thơ mà mình đã thuộc và yêu thích nhất.
- HS nhận xét bạn đọc
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
- HS ghi nhớ
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_32_bai_2526_dat_nuoc_chung_min.docx