Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23, Bài 9+10: Vè chim - Khủng long

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23, Bài 9+10: Vè chim - Khủng long

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nghe - viết đúng chính tả đoạn bài Khủng long (Từ chân khủng long . Đến đôi tai thính). Biết trình bày tên và đoạn bài, viết hoa chữ cái đầu câu/. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt uya/uyu, iêu/ươu.

2. Năng lực:

 - Phát triển năng ngôn ngữ. Năng lực giải quyết vấn đề khi làm bài tập chính tả và hợp tác cùng bạn bè trong nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất yêu quê hương, yêu đất nước, chăm chỉ học tập. Giáo dục tình yêu các loài vật.

 

docx 17 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 23, Bài 9+10: Vè chim - Khủng long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Tiếng Việt
Tiết 221+222: BÀI 9: VÈ CHIM (TIẾT 1+2)
 ĐỌC: VÈ CHM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng từ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu phù hợp, biết ngắt giọng phù hợp với ngữ nhịp thơ; nhớ tên và nhắc được đặc điểm riêng của mỗi loài chim đực nhắc đến trong bài vè. 
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh một số loài chim.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Cái cây xanh xanh cho HS vận động 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về một loài chim em biết.
- Gọi HS chia sẻ
- GV nhận xét kết nối bài mới
- GV ghi đề bài: Vè chim
2. Đọc văn bản
* Đọc mẫu
* GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. HD học sinh cách đọc ngắt nghỉ hơi mỗi nhịp thơ.
a. Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
b. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 2
c. Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
d. Đọc toàn bài
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS nghe, vận động theo nhạc
- HS thảo luận nhóm 2 nói cho bạn nghe về một loài chim mình biết.
- HS chia sẻ
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: lon xon, liếu điếu, mách lẻo, thím khách, lân la 
- HS theo dõi
- HS giải nghĩa từ: chạy (lon xon), nhặt (lân la), mách lẻo, chao, nhấp nhem
- HS đọc nhóm 2
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
- 1, 2 HS đọc toàn bài
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Kể tên các loài chim được nhắc đến trong bài ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 cùng trao đổi và nói tên các loài chim trong bài
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
-> Bài thơ nhắc đến rất nhiều loài chim: chim sáo, chim sâu, chim khách, tu hú, chìa vôi
- GV đưa tranh giới thiệu một số loài chim cho HS quan sát
Câu 2: Chơi đố vui về loài chim ?
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố 
- GV nhận xét, khen ngợi HS chơi trò chơi
Câu 3: Tìm từ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài?
- GV hướng dẫn mẫu (chạy lon xon)
- Gọi HS nối tiếp nên
- GV nhận xét, khen ngợi và chốt nội dung câu trả lời 
Câu 4: Dựa vào nội dung bài vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim.
- GV hường dẫn HS
+ Tên loài chim
+ Đặc điểm
- Cho HS trao đổi trong nhóm 4
- Gọi một số HS nói trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi HS
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu
- Gọi HS đọc trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm những từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim: bác cú mèo, em sáo xinh, cậu chìa vôi, cô tu hú.
- GV khen ngợi, chốt câu trả lời đúng
-> Các loài chim được gọi bằng các từ chỉ người: bác, em, cậu, cô cho thấy sự gần gũi, thân thiết của con người đối với các loài chim. 
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ ở bài tập 1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 đặt câu và đọc cho bạn nghe
- Gọi HS đọc to câu vừa đặt
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi HS tích cực
6. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài
- Kể tên một số loài chim khác mà em biết?
- Theo em, cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại bài vè cho người thân nghe và sưu tầm thêm các bài vè khác
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS thảo luận nhóm 2 nói cho bạn nghe
- HS nêu: gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- HS quan sát tranh
- 1 HS lên điều khiển cả lớp chơi trò chơi
Vd: chim gì vừa đi vừa nhảy (chim sáo)
- Hay nhặt lân là là con chim gì? (chim sẻ)
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nghe hướng dẫn
- HS nêu: nhảy, nói linh tinh, mách lẻo. nghịch, tếu, chao đớp mồi, nhặt lân la.
- HS nghe GV hướng dẫn
- HS thảo luận và chia sẻ trong nhóm
- 4, 5 HS nói trước lớp
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc theo hướng dẫn và nhẩm thuộc 8 dòng đầu
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng
- HS suy nghĩ và nêu câu trả lời các từ chỉ người được dùng là: bác, em, cậu, cô
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm 2, đặt câu và góp ý cho nhau
- HS đọc câu vừa đặt trước lớp
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc lại bài
- HS chia sẻ: chim chích bông, chim đại bàng, chim khướu, chim công, họa mi, vàng anh, vẹt.
- Cần bảo vệ rừng và trồng rừng, không săn bắt, đặt bẫy các loài chim, không phá tổ chim
- HS lắng nghe và ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Tiếng Việt
Tiết 223 : BÀI 9: VÈ CHIM (TIẾT 3)
 VIẾT: CHỮ HOA U, Ư
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Rừng U Minh có nhiều loài chim quý.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Năng lực: 
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập. NL ngôn ngữ.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa U, Ư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hát biểu diễn động tác bài Chữ u chữ i
* Trò chơi Thi viết đúng, viết đẹp chứ hoa T và tiếng Tay
- GV nhận xét, khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp, sau đó dẫn dắt vào bài học
- GV ghi bảng tên bài học chữ hoa U, Ư
2. Viết chữ hoa: 
- GV đưa mẫu chữ hoa U, Ư, gọi HS đọc.
a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
* Quan sát chữ hoa U
- GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu hỏi:
+ Chữ hoa U cao mấy ô li? 
+ Gồm mấy nét?
- GV nhận xét 
* GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu U
- GV viết mẫu vừa viết GV vừa nêu quy trình viết chữ hoa U. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ U hoa (nếu có). Và mời HS nhắc lại cách viết chữ hoa U
 * Quan sát chữ hoa Ư
- GV gọi HS so sánh chữ hoa U với chữ hoa Ư
b. Viết chữ hoa U, Ư trên bảng con
- GV viết mẫu 1 lần, cho HS tập viết chữ hoa U, Ư trên bảng con 
- GV quan sát, uốn nắn những HS còn gặp khó khăn.
c. Viết vở
- Gọi 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết bài
- GV yêu cầu HS mở vở và viết chữ hoa U, Ư vào vở tập viết.
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
3. Viết ứng dụng:
- GV viết sẵn câu ứng dụng lên bảng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Rừng U Minh có nhiều loài chim quý.
- Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
- Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? 
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? 
- YC HS viết câu ứng dụng vào vở
- Quan sát, uốn nắn HS viết chậm
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
4. Củng cố:
- Hôm nay, các em đã học chữ hoa gì?
- Tổ chức cho HS thi đua tìm các câu có chữ hoa U, Ư vừa học
- GV nhận xét, khen ngợi, HS.
- HS vận động theo nhạc
- HS chơi trò chơi, viết chữ hoa T và tiếng Tay
- HS nghe
- 2 HS nhắc lại đầu bài, lớp ghi vở
- 2, 3 HS đọc U, Ư
- HS quan sát chữ mẫu và trả lời câu hỏi
- Chữ U viết hoa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 ô li.
- Chữ U gồm 2 nét cơ bản: nét móc hai đầu (trái, phải) và nét móc ngược
- HS quan sát và nhắc lại: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu dừng bút giữa đường kẻ 2, nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1 đưa bút lên đường kẻ 6, chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải dừng bút trên đường kẻ 2. 
- Viết như chữ U sau đó từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên ĐK 6 viết một dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu nét 2 được chữ Ư.
- HS quan sát và so sánh.
- HS quan sát GV viết mẫu và tập viết chữ viết hoa U, Ư. trên bảng con theo hướng dẫn. 
- 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ viết hoa U, Ư (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
- HS góp ý cho nhau theo cặp. 
- HS quan sát
- HS đọc câu ứng dụng. 
- HS quan sát và nêu viết hoa chữ Rừng, U, Minh vì đứng ở đầu câu và tên riêng.
- Các chữ cao 2,5 ô li: R, U, M, g, h, l, y. các chữ m, ư, n, i, ê, u, a, m, q có độ cao 2 ô li. 
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o. 
- HS viết vở câu ứng dụng 
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho bạn.
- 1 HS nhắc lại chữ hoa U, Ư
- HS thi đua VD: Uống nước nhớ nguồn 
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.
.
.
.
 Tiếng Việt
Tiết 224: BÀI 9: VÈ CHIM (TIẾT 4)
 NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN CẢM ƠN HỌA MI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết trao đổi về nội dung của VB và các chi tiết trong tranh.
- Nghe kể câu chuyện Cảm ơn họa mi; Biết dựa vào tranh kể lại được từng đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể). 
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu quý các loài vật.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ học tập, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu các loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát Thật là hay.
- TC Truyền điện kể tên những chim
- GV nhận xét, khen ngợi HS và kết nối vào bài. 
- GV ghi tên bài.
2. Nghe kể chuyệ ... ếng HS dễ viết sai.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ
* HDHS tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Chân khủng long được tác giả miêu tả thế nào?
- Khủng long săn mồi tốt nhờ đâu?
* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả: 
- Khổ thơ có những chữ nào viết hoa? 
- Gọi HS tìm và nêu các tiếng, từ khó viết 
- Yêu cầu HS viết từ, tiếng khó vào BC
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS
* Hướng dẫn HS viết vở
- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải từng câu trong đoạn chính tả (quan sát HS viết để xác định tốc độ)
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
* GV chấm, nhận xét một số bài của HS.
- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp. 
3. Bài tập chính tả:
Bài 2: Chọn uya hoặc uyu thay cho ô vuông.
- GV nêu bài tập.
- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm 2. Ghi kết quả ra phiếu BT. 
- GV yêu cầu 1 - 2 nhóm trình bày đáp án. 
- GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (a. Khuỷu; b. khuya.) 
- Gọi HS đọc lại bài
Bài 3: Chọn a hoặc b
a) Nhìn hình, tìm từ ngữ chưa iêu hoặc ươu để gọi tên loài vật.
- GV đưa tranh minh họa, tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
b) Nhìn hình, tìm từ ngữ chưa uôc hoặc uôt để gọi tên loài vật.
- GV tổ chức tương tự ý a
4. Củng cố
- Trò chơi Truyền điện kể tên các loài chim
- Nhận xét, khen ngợi HS
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện viết lại bài cho người thân xem.
* Lớp hát và vận động theo bài hát Em đi chơi thuyền.
- HS viết vở
- HS nghe và quan sát đoạn chính tả
- 2, 3 HS đọc lại 
- Chân khủng long rất thẳng và khỏe
- Khủng long săn mồi tốt nhờ đôi mắt tinh tường, cái mũi và đôi tai thính
- Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS tìm và nêu: khủng long, rộng lớn, rất thính...
- HS viết BC từ, tiếng khó viết
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi: đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- 2 HS đọc lại yêu cầu.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm làm vào phiếu BT
- 1 - 2 nhóm HS trình bày đáp án. 
a. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu
b. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm làm mọi việc.
- 1 HS đọc lại
- HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. 
- HS quan sát tranh và chơi trò chơi 
Đáp án: 1. Diều hâu; 2. Đà điểu; 3. Hươu
- Đáp án: 1. Chuột; 2. Bạch tuộc; 
3. Cuốc
- HS thi tìm: công, quạ, đại bàng, cò, sếu, vạc, chim sâu, sẻ, sáo....
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
.
.
 Tiếng Việt
Tiết 228: BÀI 10: KHỦNG LONG (TIẾT 4)
 LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ
 DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, lựa chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để hoàn thiện câu.
- Phát triển kĩ năng nói – nghe thông qua nói tên các con vật trong tranh. 
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học):
- Nói đúng các con vật trong tranh.
- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.
- NL giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ. (Chăm học, chăm làm)
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật hoang dã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh BT1, phiếu BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát Con vật dễ thương
- Bài hát nhắc đến con vật nào?
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
 2. Khám phá
Bài 1: Nói tên các con vật ẩn trong tranh
- GV gọi HS nêu bài tập.
- GV treo tranh minh họạ, tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn
- GV và HS thống nhất đáp án 
- Gọi HS kể thêm tên các loài vật khác
2. HĐ thực hành, luyện tập
Bài 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật sống trong rừng. Đặt một câu với từ ngữ em tìm được
* GV cho HS TL nhóm 2 tìm từ chỉ hoạt động của các con vật
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét
* GV yêu cầu HS viết câu đã đặt vào vở
- Gọi 1 số HS đọc 1 câu vừa đặt
- GV cùng HS khác nhận xét, góp ý. Nhắc nhở HS cần yêu quý, bảo vệ các loài động vật.
Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than thay chô ô vuông.
- GV thảo luận nhóm 4 và làm phiếu BT. 
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án. 
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS trả lời: Bài hát nhắc đến con chó, con mèo, con thỏ, gà, 
- HS ghi bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm.
- HS chơi trò chơi
- Các con vật bị ẩn: con voi, chim công, khỉ, chim gõ kiến, gà, kì nhông tường, giá sách.
- HS nghe và ghi nhớ
- HS thi kể trước lớp: hươu, sư tử, hổ, báo, cáo, nai, vượn, kì đà, tê tê....
- HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả: khỉ -leo; công –múa, xòe cánh; kì nhông – bò; voi – huơ vòi; gày –gáy; gõ kiến – khoét, đục, bay
- HS lắng nghe.
- HS viết vở
- Nhiều học sinh đọc câu đã đặt trước lớp
VD: Chú gà trống cất tiếng gáy vang cả khu rừng.
- HS theo dõi
- HS làm việc nhóm: thảo luận để làm bài tập và phiếu. 
KQ: a. Con gì có cái vòi rất dài ?
b. Con mèo đang trèo cây cau.
c. Con gì phi nhanh như gió?
d. Ôi, con công múa đẹp quá!
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
.
.
 Tiếng Việt
Tiết 229: BÀI 10: KHỦNG LONG (TIẾT 5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU TRANH ẢNH
 VỀ MỘT CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ. 
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học):
- Dùng ngôn ngữ để nói tên đồ vật và công dụng của chúng, sử dụng vốn từ để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một đồ vật dùng để vẽ.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ, (chăm học), trách nhiệm. 
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật hoang dã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - GV cho HS vận động theo Con chim vành khuyên
* TC Chuyền điện: Kể tên các con vật
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học
2. Khám phá
Bài 1: Nói tên con vật trong mỗi bức tranh dưới đây:
- GV cho HS quan sát tranh và tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
- GV và HS nhận xét, bổ sung. 
 3. Luyện tập, thực hành
Bài 2: Viết 3-5 câu giới thiệu về một con vật mà em yêu thích
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: chọn một con vật các em mà thích nhất và giới thiệu về con vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS. (GV có thể cho HS quan sát một số con vật đã chuẩn bị)
+ Em nhìn thấy tranh (ảnh) ở đâu?
+ Trong tranh (ảnh) có con vật nào? Con vật đó đang làm gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật?
+ Em có thích tranh (ảnh) đó không? Vì sao?
- Cho HS TL nhóm 4 nói với bạn 
- Gọi 1, 2 HS học tốt nói trước lớp
- Nhận xét, góp ý cho HS
* Yêu cầu HS viết vào vở lời giới thiệu của mình
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét, khen ngợi HS
- Thu vở chấm, nhận xét 5, 7 bài
4. Củng cố
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau Đọc mở rộng.
- HS vận động theo nhạc
- HS chơi trò chơi: chim sâu, gõ kiến, hổ, hươu, nai
- HS nghe – ghi vở
- HS chơi trò chơi
Kq: Tranh 1: con hươu; tranh 2: con sóc; tranh 3: công
- HS quan sát tranh con vật GV chuẩn bị hoặc con vật mình có sẵn (tranh, ảnh)
- HS làm việc cá nhân: chọn một con vật để giới thiệu theo câu hỏi gợi ý trong SHS.
- HS làm việc nhóm 4 giới thiệu về con vật mình thích trong nhóm. Các bạn trong nhóm góp ý cho nhau
- 2 HS nói trước lớp
- HS viết lời giới thiệu vào vở.
- Nhiều HS đọc bài trước lớp.
- HS nêu ý kiến về bài học 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
.
.
 Tiếng Việt
Tiết 230: BÀI 14: KHỦNG LONG (TIẾT 6)
 ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc mở rộng bài báo viết về động vật hoang dã (hổ, báo, sư tử)
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật hoang dã.
2. Về năng lực:
- Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học):
- Tự tìm đọc một câu chuyện về động vật hoang dã.
- Chia sẻ với cô giáo, các bạn về đặc điểm, hoạt động của con vật đó.
3. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ (Chăm học đọc sách)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức lớp vận động tập thể.
- Tổ chức cho HS chia sẻ về một số loài vật mà em thích
- Nhận xét, kết nối vào bài học
2. Khám phá	
Bài 1: Tìm đọc sách, báo viết về động vật hoang dã (hổ, báo, sư tử)
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
 - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc sách, báo viết về động vật hoang dã (hổ, báo, sư tử) 
(- GV có thể chuẩn bị một số bài viết phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp nếu HS không sưu tầm được)
- GV cho HS đọc trong nhóm 2 sách, báo viết về động vật hoang dã (hổ, báo, sư tử)
- Gọi HS đọc trước lớp bài báo viết về động vật hoang dã
- Nhận xét
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 2: Giới thiệu với các bạn một số thông tin về loài động vật đó.
- GV cho HS chia sẻ trong nhóm 4
+ Tên loài vật?
+ Thức ăn?
+ Nơi sống?
 - GV cho HS chia sẻ trước lớp thông tin về loài vật đã đọc
- GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi mở rộng.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 10 các em đã: 
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS chia sẻ trước lớp 
- Nghe, ghi vở
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS chuẩn bị sẵn câu chuyện
- HS làm việc nhóm 2. 
+ Các em đọc cho bạn nghe về bài viết đã sưu tầm được trong nhóm 
+ Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc.
- 3, 4 HS đọc trước lớp
- HS chia sẻ nhóm 4
- Một số HS nói trước lớp thông tin loài vật đọc được 
- HS nhắc lại những nội dung đã học.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_23_bai_910_ve_chim_khung_long.docx