I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả Mùa vàng theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang. (hoặc tiếng có vần ưc/ưt ).
- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực nghe - viết đúng, viết đẹp. Năng lực giải quyết vấn đề khi làm bài tập chính tả và hợp tác cùng bạn bè trong nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất yêu quê hương, yêu đất nước, chăm chỉ học tập.
TUẦN 21 Tiếng Việt CHỦ ĐỀ VẺ ĐẸP QUANH EM Tiết. BÀI 5:GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN (TIẾT 1+2) ĐỌC: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ. - Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển. 2.Năng lực: -Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ ); nhận biết các diễn biến các sự vật trong chuyện, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 3. Phẩm chất:Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, quý mến và tiết kiệm nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV mở nhạc bài hát Giọt mưa và em bé cho HS vận động. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? + Bài hát nói về điều gì? - GV hỏi: + Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - GV ghi đề bài: Giọt nước và biển lớn 2. Đọc văn bản * Đọc mẫu - GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh. - GVNX chốt lại nội dung tranh vẽ. * GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc đúng, nhấn giọng đúng chỗ. HD học sinh cách đọc bài thơ: giọng đọcnhanh,vui tươi a. Đọc nối tiếp câu - GV gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1 - Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó - GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng. b. Đọc đoạn - Bài được chia làm mấy khổ thơ ? - Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó c. Đọc trong nhóm - GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 4 d. Thi đọc - GV gọi các nhóm thi đọc - Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt e. Đọc toàn bài - GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài giọng nhanh,vui tươi - HS nghe, vận động theo nhạc - HS thảo luận nhóm 2 về ND bài hát theo gợi ý. - Trong bài hát nhắc đến anh giọt mưa,sông biển,bầy chim,em nhỏ, hoa lá.. - Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho anh giọt mưa,sông biển, mây trời Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ xuống suối, sông, ao hồ, ra biển. - HS lắng nghe - HS nhắc lại đầu bài – ghi vở - HS trao đổi nhóm 2: tranh vẽ cảnh sông biển , mây trời, xa xa ngoài biển cả có những tàu thuyền - HS lắng nghe và theo dõi. - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1 - HS tìm và đọc từ khó: mưa rơi, dòng suối, lượn - HS theo dõi - 4 khổ thơ ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS giải nghĩa từ: lượn - HS đọc nhóm 4 - Các nhóm thi đọc - HS bình chọn nhóm đọc tốt - 1, 2 HS đọc toàn bài. - Nhận xét bạn đọc TIẾT 2 * Khởi động chuyển tiết 3. Trả lời câu hỏi Câu 1: Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ. - Gọi 1 HS đọc lại bài thơ ? Những sự vật nào được nhắc đến trong bài thơ? -> GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: mưa, suối, sông, biển. Câu 2: Những gì góp phần tạo nên dòng suối nhỏ? - Gọi 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung -> GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Những giọt mưa góp lại bao ngày tạo nên dòng suối nhỏ. Câu 3: Những dòng sông từ đâu mà có? - Bài thơ cho biết nước biển từ đâu mà có? - Gọi 1 HS đọc lại khổ thơ 3 . -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung -> GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Bài thơ cho biết những dòng suối nhỏ góp thành sông. Nước biển do suối nhỏ chảy xuống chân đồi, góp thành sông lớn, sông đi ra biển mà có. Câu 4: Nói về hành trình giọt nước đi ra biển. - GV đưa tranh minh họa. Yêu cầu HS quan sát tranh suy nghĩ, thảo luận nhóm 4 cùng trao đổi về hành trình giọt nước đi ra biển. - Gọi HS chia sẻ trước lớp - Gọi các bạn khác nhận xét, bổ sung -> GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Hành trình giọt nước đi ra biển: Mưa rơi xuống các con suối nhỏ. Các con suối men theo chân đồi chảy ra sông. Sông đi ra biển, thành biển mênh mông.. -> GV chốt “Các em ạ ! Nhiều giọt mưa rơi xuống góp thành suối,các dòng suối gặp nhau sẽ tạo thành sông, các dòng sông đi ra biển lớn tạo nên biển cả mênh mông.Các em cần biết trân trọng, quý mến và tiết kiệm nước. 4. Luyện đọc lại - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm nhóm 4. - Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp - Nhận xét, khen ngợi 5. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1: Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24. + Mỗi từ dưới đây tả sự vật nào trong bài thơ? - YC HS suynghi trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung -> GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Từ nhỏtả dòng suối Từ lớn tả dòng sông Từ mênh mông tả biển Câu 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24. + Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước: - HDHS đóng vai nhóm 4 để luyện nói lời cảm ơn giọt nước - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1, 2 HS đọc lại bài - Tình cảm của em đối với giọt nước như thế nào? - Em đã làm gì để giữ vệ sinh và tiết kiệm nguồn nước ? - GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi - Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe. - HS hát, chơi 1 trò chơi - 1 HS đọc lại câu hỏi. - 1 HS đọc lại bài thơ , lớp đọc thầm Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: mưa, suối, sông, biển. - 1 HS đọc lại câu hỏi. - 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu, lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp: Mưa rơi tạo nên dòng suối nhỏ - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ - 1 HS đọc lại câu hỏi. - 1 HS đọc lại khổ thơ 3, lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp: +Những dòng suối nhỏ góp thành sông + Bài thơ cho biết nước biển do suối nhỏ chảy xuống chân đồi, góp thành sông lớn, sông đi ra biển mà có. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ - 1 HS đọc lại câu hỏi. - HS quan sát tranh suy nghĩ, thảo luận nhóm 4 cùng trao đổi, chia sẻ về hành trình giọt nước đi ra biển và nêu kết quả: - HS nối tiếp chia sẻ trước lớp: Mưa rơi xuống các con suối nhỏ. Các con suối men theo chân đồi chảy ra sông. Sông đi ra biển, thành biển mênh mông.. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe và ghi nhớ - Lắng nghe và ghi nhớ -Lắng nghe - Luyện đọc diễn cảm nhóm 4 - Đại diện các nhóm đọc trước lớp - 1-2 HS đọc. - HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp: - HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. Gợi ý đáp án: Nhỏ: Suối Lớn: Sông Mênh mông: Biển - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe và ghi nhớ - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - Gợi ý đáp án: Tớ là biển cả. Tớ mỗi ngày một mênh mông, bao la, rộng lớn. Nhờ có các bạn suối, sông góp thành nên tớ mới được như ngày hôm nay. Nhưng bạn mà tớ phải nói lời cảm ơn nhất đến là giọt nước. Nhờ có bạn ấy - những giọt nước trong veo chảy lượn từ bãi cỏ, qua chân đồi, góp thành sông lớn, sông lớn lại đi ra với tớ nên tớ mới trở nên thật menh mông bao la hùng vĩ. - 2 HS đọc lại bài - HS chia sẻ ý kiến. -- HS chia sẻ ý kiến. - HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................. ________________________________________ Tiếng Việt Tiết . : BÀI 5: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA S I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng : Suối chảy róc rách qua khe đá. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất yêu nước, yêu mái trường, thầy cô và bạn bè, phẩm chất chăm chỉ, tính kiên nhẫn, cẩn thận ,trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DAY HOC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa S. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hát biểu diễn động tác bài Bảng chữ cái * Trò chơi Thi viết đúng, viết đẹp chữ R và tiếng Rừng - GV nhận xét, khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp, sau đó dẫn dắt vào bài học - GV ghi bảng tên bài học chữ hoa S 2. Viết chữ hoa: - GV đưa mẫu chữ hoa S, gọi HS đọc. a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét * Quan sát chữ hoa S - GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu hỏi: + Chữ hoa S cao mấy ô li? Rộng mấy ô li? + Gồm mấy nét? - GV nhận xét * GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu S - GV viết mẫu vừa viết GV vừa nêu quy trình viết chữ hoa s.Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ S hoa (nếu có). Và mời HS nhắc lại cách viết chữ hoa S. b. Viết chữ hoa E, Ê trên bảng con - GV viết mẫu 1 lầ ... oa. - HS tìm và nêu: hoạch,nông dân,rất, lớn dần - HS viết BC từ, tiếng khó viết chữ cái đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô - HS nghe - viết bài vào vở chính tả. - HS nghe và soát lỗi: đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có). - HS quan sát bài viết đẹp của bạn. - 2 HS đọc lại yêu cầu - 2 HS nêu lại: ng đứng trước a, o, ô, ơ, ă, â, u, ư; ngh đứng trước i, e, ê. - HS thảo luận bài tập theo nhóm làm vào phiếu BT - 1 - 2 nhóm HS trình bày đáp án. nghỉ hè; bát ngát - 1 HS đọc lại - HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận bài tập theo nhóm làm vào VBTTV - 1 - 2 nhóm HS trình bày đáp án. Đáp án: mưa giăng, gió ,rải - HS thi tìm: giỏ cam, quả dứa. rau cải, , tháng giêng, mưa rào... - HS lắng nghe và ghi nhớ. __________________________________________ IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . . Tiếng Việt Tiết :BÀI 6: MÙA MÀNG (TIẾT 4) LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ CÂY CỐI, CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. - Đặt được câu có từ chỉ hoạt động nói về việc bạn nhỏ đang làm dựa theo tranh 2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): - Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. - Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu. - Nói đúng từ chỉ sự vật; Nói được tên các loại cây lương thực, cây ăn quả - Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ để đặt câu . -Biết sử dụng dấu câu phù hợp. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ. (Chăm học, chăm làm).Có thái độ yêu quý và bảo vệ cây xanh và môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát múa bài: Em yêu cây xanh. - Bài hát nhắc đến những sự vật gì? - GV nhận xét, kết nối vào bài mới. 2. Khám phá Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ cây cối.. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh suy nghĩ, làm bài vào VBTTV - thảo luận nhóm đôi. - Chia sẻ trước lớp. + Tên các loại cây lương thực + Tên các loại cây ăn quả - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Bài 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc cây - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - YC làm vào VBT tr - Thảo luận nhóm đôi. - Chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi HS và chốt ND: chăm sóc, tưới cây , bón phân,tỉa lá, bắt sâu , vun gốc,nhổ cỏ Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - HS làm bài vào phiếu bài tập - Soi bài - Chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS- Chốt ND:Chúng em trồng cây để giúp thành phố thêm xanh. Ông cuốc đất để trồng rau. 3. Củng cố, dặn dò: - TCThi đặt câu nói về hoạt động chăm sóc cây. - Để đồ dùng học tập luôn mới thì các em cần giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nhé! - GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS -Cả lớp hát múa - 1-2 HS trả lời. - HS ghi bài vào vở. - 1-2 HS đọc. ..Kể tên các loại cây lương thực cây ăn quả mà em biết. - HS quan sát tranh suy nghĩ, làm bài vào VBT- thảo luận nhóm đôi. - Chia sẻ trước lớp. + Cây lương thực: lúa, lúa mì, sắn, ngô, khoai + Cây ăn quả: xoài, na, mít, dừa, nho, lê, táo - 1-2 HS đọc. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc cây. - HS thực hiện làm bài cá nhânVBT - Thảo luận nhóm đôi. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - Chia sẻ trước lớp. - 1-2 HS đọcYC - 1-2 HS đọc - Làm phiếu bài tập - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - Chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. - Nhiều HS đọc trước lớp VD: Bà đang bắt sâu cho cây hoa hồng. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . . Tiếng Việt Tiết BÀI 6: MÙA MÀNG (TIẾT 5) LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN KỂ VỀ VIỆC CHĂM SÓC CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Viết được 3-5 câu kể về việc em và các bạn chăm sóc cây cối dựa theo gợi ý. - Tự tìm đọc những câu chuyện viết về thiên nhiên 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): - Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ để đặt câu và viết đoạn văn ngắn về việc chăm sóc cây cối. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, (chăm học), trách nhiệm. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài văn. Có thái độ yêu quý và bảo vệ cây xanh và môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - GV cho HS vận động theo nhạc bài hát : Em rất thích trồng nhiều cây xanh. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học 2. Khám phá Bài 1: Nhìn tranh, nói về việc bạn nhỏ đang làm gì? - Bài yêu cầu gì? - GV cho HS quan sát tranh và nói trong nhóm 2 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp. - GV - HS nhận xét, bổ sung và chốt: Tranh 1. Vẽ cảnh vườn hoa. Bạn nhỏ đang nhổ cỏ, bắt sâu. Tranh 2. Bạn nhỏ đang lấy nước vào bình Tranh 3 Bạn nhỏ đang tưới nước cho hoa Tranh 4 Bạn nhỏ chào tạm biệt vườn hoa trước khi đi học.. 3. Luyện tập, thực hành. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? Gợi ý: - Em và các bạn đã làm việc gì để chăm sóc cây? - Kết quả công việc ra sao? - Em có suy nghĩ gì khi làm xong việc đó? - Gọi 1, 2 HS học tốt nói trước lớp - Nhận xét, góp ý cho HS -Yêu cầu HS viết vào vở lời giới thiệu của mình - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. - Thu vở chấm, nhận xét 5, 7 bài 4. Củng cố - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau Đọc mở rộng. - HS vận động theo nhạc - HS nghe – ghi vở - Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. Nhìn tranh, nói về việc bạn nhỏ đang làm gì? - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm 2 - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. Bức tranh 1: Bạn nhỏ đang bắt sâu, nhổ cỏ Bức tranh 2: Bạn nhỏ đang lấy nước để tưới cây Bức tranh 3: Bạn nhỏ đang tưới nước cho cây Bức tranh 4: Bạn nhỏ chào khu vườn, chuẩn bị đi học - 1-2 HS đọc. - Viết được 3-5 câu kể về việc em và các bạn chăm sóc cây . - HS quan sát tranh suy nghĩ thảo luận nhóm đôi - nói cho nhau nghe theo gợi ý.Các bạn trong nhóm góp ý cho nhau - 2 HS nói trước lớp - HS viết lời giới thiệu vào vở. - Nhiều HS đọc bài trước lớp. - HS nêu ý kiến về bài học - HS lắng nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . . Tiếng Việt Tiết . :BÀI 6: MÙA MÀNG (TIẾT 6) ĐỌC MỞ RỘNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về Thiên nhiên. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc. - Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về thiên nhiên do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. -Cảm nhận được niềm vui trong việc chăm sóc và bảo vệ cây cối. Có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Về năng lực: - Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): -Tự tìm đọc một câu chuyện về thiên nhiên. - Chia sẻ với cô giáo, các bạn về một nhân vật trong câu chuyện mà em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ(Chăm học chăm đọc sách) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức lớp hát múa bài hát Ngày mùa vui - Nhận xét, kết nối vào bài học 2. Khám phá Bài 1: Kể tên những câu chuyện viết về thiên nhiên màem đã đọc - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc những câu chuyện viết về thiên nhiên ( GV có thể chuẩn bị một số truyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp nếu HS không sưu tâm được truyện) - GV cho HS chọn kể trong nhóm tên những câu chuyện viết về thiên nhiên mà mình đã đọc, theo các câu hỏi gợi ý: + Tên truyện là gì? +Tên tác giả là gì? + Truyện viết về nội dung gì? - GV nhận xét, khen ngợi HS đọc được nhiều truyện viết về thiên nhiên. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 2: Chia sẻ với các bạn những chi tiết thú vị trong câu chuyện - Gv cho HS chia sẻ trong nhóm 4 trao đổi với các bạn về sự việc / chi tiết đó. Gợi ý: + Câu chuyện có mấy nhân vật? + Tên nhân vật em thích nhất là gì? + Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao? - GV cho HS chia sẻ cá nhân trước lớp. - Tổ chức thi đọc một số câu chuyện hay. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi. 4. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 6 các em đã: - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. - Lớp hát và vận động theo bài hát. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS chuẩn bị sẵn câu chuyện - HS làm việc nhóm 4. + Các em trao đổi với nhau về nhữngthông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. + HS đọc ngay tại lớp. + Đổi sách cho nhau để nhiều bạn được đọc. - HS đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về thiên nhiên GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. - HS kể về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện theo nhóm 4 - Một số HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do? Các HS khác nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS nhắc lại những nội dung đã học. - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) . . Người soạn Hoàng Thị Nga
Tài liệu đính kèm: